Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG

Những bài viết theo từng chủ đề:

Biện pháp đấu tranh giàn khoan Trung Quốc

  
1/ Xây dựng các cơ chế để Asean thành thị trường chung thuận lợi sự phát triển với Thế giới. Phấn đấu tạo môi trường để các nước Asean là 'công xưởng Thế giới' cạnh tranh với 'công xưởng Thế giới Trung Quốc'

     Chú thích - Trung Quốc là công xưởng Thế giới' là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế, chỉ ra: mọi hãng lớn trên Thế giới đều đầu tư vào Trung Quốc, đầu tư vào nước lớn dân đông bằng vào nhiều nước nhỏ, giữ giá đồng Nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, quy mô hàng hóa kiểu 'vừa' (không phải công nghệ cao) về số lượng và phong phú đánh bật giá cả hàng hóa mọi nước nhỏ, nguồn lực dồi dào (hãng lớn cần mọi kiểu trình độ tay nghề chỉ một đêm là tuyển đủ, trong khi ở các nước nhỏ phải chờ đầu tư tay nghề hàng tháng hàng năm mới đáp ứng), chiến lược 'cung cầu' và hàng lỗi mốt mà đánh bật các hãng cạnh tranh ở các nước khác, hàng nhái ít đầu tư chi phí, tiêu tốn nguyên liệu trong một giá trị hàng hóa cao, ít ràng buộc 'giá trị hàng hóa' với khoa học tiêu dùng - cuộc sống....
     
    Các nước Asen có lợi thế cạnh tranh là
'công xưởng Thế giới': dân số; tài nguyên; phong phú cuộc sống; địa chính trị; cách tiêu dùng; nhân công rẻ; 'văn hóa và thể chế' phù hợp giao thương với mọi nơi trên Thế giới'....
     Khi Asean thành 'công xưởng Thế giới thì bắt buộc Trung Quốc phải hợp tác mà không dám xung đột, nếu xung đột thì bị tách ra khỏi sự phát triển chung.
     Cơ chế để xây dựng khu vực Asean trở thành 'công xưởng Thế giới' thì vẫn lợi dụng hàng hóa rẻ của Trung Quốc một cách khôn khéo mà không kiểu chính sách 'rào cản thương maị'.

     2/ Sự xung đột Biển Đông tạo sự cô lập dần văn hóa và con người Trung Quốc với các nước Asean. Các nước Asean sẽ ảnh hưởng dần theo sự hợp tác phát triển với các khu vực khác trên Thế giới mà tránh gần sự hung hăng Trung Quốc.
     'Văn hóa Trung Quốc' cũng khó phù hợp sự phát triển thời đại, chẳng hạn: đạo Khổng khuyến khích sự tích tụ quyền lực Nhà nước mà xung đột 'dân chủ', quyền lợi cá nhân; Văn hóa Trung Quốc thiên về sự chinh phục gộp vào to lớn mà đánh mất bản sắc riêng từng nơi...
      Khi những nhà nước trong Asean chưa có chính sách cô lập, tách rời dần với Trung Quốc nhưng những người dân đã tự tách rời dần thì Trung Quốc cũng phần nào đã bị cô lập (giảm đi du lịch; giảm du học; tiếp thu văn hóa mới 'dân chủ'....). Văn hóa Mỹ một thời hướng khám phá mở ra mà thu hút khắp nơi.
     Nếu thực hiện được chính sách 'cô lập' thì bắt buộc Trung Quốc phải đàm phán và hợp tác chung cùng phát triển.

     3/ Mỹ và đồng minh tạo sự liên kết phòng thủ chung thì Trung Quốc không dùng 'đường lưỡi bò' để chiếm đoạt được của các nước ở Biển Đông.
      Chẳng hạn: những nước như Philippines, Singgapore, Brunei, Indonesia...được sự giúp đỡ của đồng minh Mỹ thì Trung Quốc không thực hiện được đường lưỡi bò qua khu vực các nước đó. Khi đó, Việt Nam tuy không ở trong liên minh với Mỹ nhưng cũng sẽ không bị áp đặt đường lưỡi bò bởi 'đường lưỡi bò' không thể tuyên bố với chỉ Việt Nam. Mặt khác Việt Nam có chiến lược phòng thủ làm cho Trung Quốc không thực hiện được 'đường lưỡi bò' (mời xem: mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG https://sites.google.com/site/weblethanhduc/)
    Vậy: Tuy Việt Nam không tham gia liên minh phòng thủ với đồng minh Mỹ nhưng các nước như Philippines tạo được liên minh thì không thể có 'đường lưỡi bò'.
    Nhật Bản nên xem xét sửa hiến pháp nhằm cho phép quyền tự vệ tập thể để 'bảo vệ tự do hàng hải' của mình.
   4/ Mỹ và đồng minh thực hiện chính sách duy trì hòa bình ở Biển Đông để Trung Quốc trong 'tương lai' không xuất xung đột ra các khu vực khác.
    Mỹ thực hiện chính sách: 'Trung Quốc còn xung đột ở Biển Đông thì bị bó hẹp ở đó mà tương lai không có tiềm lực mở ra xung đột ở các khu vực khác; Trung Quốc thực hiện hòa bình ở Biển Đông thì mới cửa ra hòa bình ở các khu vực khác'.
    Kiểu chính sách của Trung Quốc hiện tại nếu không được ngăn chặn thì khi Trung Quốc chiếm đoạt được Biển Đông sẽ mở ra xung đột ở các khu vực khác trên Thế giới.
   
   6/ Nếu kiểu dàn khoan HD 981 mà di dời xuống lãnh thổ của các nước khác theo âm mưu 'đường lưỡi bò' thì những nước đó thực hiện chính sách: tăng cường phòng thủ chung; đẩy mạnh cô lập, tẩy chay; cử tàu cảnh sát, kiểm ngư và tàu quân sự bao vây...Không nổ súng trước nhưng không ngại tàu quân sự va chạm...Thực hiện chiến lược 'xiết chặt'.

   5/ Việt kiều khắp nơi trên Thế giới biểu tình thì phản đối được Trung Quốc mà không phụ thuộc chính sách nhà nước Việt Nam.
   10 người Việt kiều phản đối thì hiệu quả bằng 1000 người ở trong nước bởi sự rộng khắp và mang tính nhân dân. Lâu dài, chỉ nên biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc để ít ảnh hưởng công cộng nước sở tại. Biểu tình trước các sự kiện quốc tế thì Trung Quốc phải lo giữ lá phiếu ở Liên Hợp Quốc...

  (Lê Thanh Đức - nhật ký ngày 22/5/2014 làm cho Chương trinh UNDP)


   Xem thêm:
  
Lý do Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc 
Ngày 29/7/2013
 - Vì sao Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc? trả lời:
    1/ Về quân sự: thì chỉ đối đầu vấn đề 'biển đảo' - dễ chiến tranh nhưng khó chiếm giữ, phụ thuộc chủ yếu về vũ khí hiện đại và trình độ tác chiến....Những yếu tố đó Trung Quốc khó thắng Nhật Bản.
    2/ Về kinh tế:
    Một số chuyên gia Nhật Bản cho rằng Nhật Bản sợ mất thị trường rộng lớn ở Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh, nhưng thực ra Trung Quốc hy vọng trở thành siêu cường thì phải cạnh tranh với Nhật Bản dành thị trường ở các khu vực và các nước khác (như Asean, Peru...).
    Hàng hóa Nhật Bản là chất lượng cao nên nếu chính quyền Trung Quốc dùng biện pháp 'kỹ thuật' để hạn chế xâm nhập thì vẫn phải luôn tồn tại tỷ lệ % hàng hóa Nhật Bản mà nhu cầu người dân Trung Quốc 'đòi hỏi' - ký hiệu n1 (chẳng hạn như máy ảnh; dù bị giá, hay hạn chế số lượng...). Nếu chính quyền Trung Quốc đánh bật tất cả hàng hóa Nhật Bản thì do 'cầu' của người dân về 'hàng hóa chứa trong đó tích lũy công nghệ cao' mà đất nước không đáp ứng được sẽ dẫn tới 'bất ổn'. 
   Khi bình thường thì hàng hóa Nhật Bản sẽ 'xâm nhập - hoặc đầu tư sản xuất' vào Trung Quốc nhiều hơn là n1 + n2 (chiến tranh chỉ tồn tại n1, bình thường Nhật Bản sẽ xuất khẩu và đầu tư sản xuất thêm được hàng hóa n2 ở Trung Quốc). Nhưng vấn đề là Trung Quốc phải cạnh tranh với Nhật Bản để dành thị trường mọi nơi trên Thế giới nếu hy vọng trở thành siêu cường, khi đó lượng hàng hóa n3 của Nhật Bản ở các thị trường khác sẽ lớn hơn (quan trọng hơn) rất nhiều so với n2 (Trung Quốc cũng có n1 n2 n3...với Nhật Bản). Hàng hóa n3 là xu thế cạnh tranh tương lai của Trung Quốc  và Nhật Bản trên Thế giới. Hàng hóa n1 thì Nhật Bản cố định được (do cạnh tranh dẫn công nghệ), n2 thì tương lai bị thu hẹp (tính theo tỷ lệ quy mô - nếu Trung Quốc muốn vượt Nhật Bản), n3 thì nước nào dành được ở các thị trường trên Thế giới sẽ mạnh mẽ. Mời xem thêm bài viết về 'Trung Quốc công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự
    Tranh dành lẫn nhau thị trường ở mọi nước mọi khu vực mới là cạnh tranh chính mang tính quyết định của Trung Quốc với Nhật Bản (có thể cả Mỹ...).
     Nhật Bản nếu sợ bị co hẹp thị trường ở Trung Quốc thì chỉ do chưa chuẩn bị chiến lược dành thị trường trên Thế giới và dẫn tới sẽ nguy cơ tụt hậu.
   3/ Về văn hóa, xã hội...thì trình độ tổ chức xã hội của Nhật Bản đang cao hơn (tay nghề, tổ chức lao động, dân trí chung...).
  https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/nhat-ban/ly-do-nhat-ban-khong-so-doi-dau-quan-su-voi-trung-quoc

Ngày 24/7/2013
 - Trung Quốc sợ chiến tranh như thế nào? khi đó:
    1/ Nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu tích lũy được của cải do kiểu tạo ra hàng hóa giá rẻ (giữ giá đống nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, hàng nhái, hàng quy mô số lượng làm 'lợi thế', hàng hóa phải chi nhiều 'lượng' trong một mặt hàng tạo ra...) và kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (thị trường lớn).
      Nền kinh tế đó chỉ đạt tích lũy theo kiểu 'tiết kiệm', tức là bán được hàng hóa nhiều mà tạo số dư (dự trữ ngoại hối nhiều...). Khi chiến tranh nổ ra thì lượng bị hụt đi 'tiềm lực có' chỉ là 'tiền' sẽ làm đất nước nhỏ lại.
      Khác với nền kinh tế ở các nước có tích lũy kiểu khoa học công nghệ hàng đầu Thế giới và có phương thức sản xuất tiên tiến hơn thì nếu chiến tranh xẩy ra nước đó vẫn đủ tiềm lực phát triển (có tích lũy công nghệ, tay nghề, cách tổ chức sản xuất...).
    Chẳng hạn: Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ 2 bị tàn phá (tức là kiểu hết 'tiền' - tương tự dự trữ ngoại hối của Trung Quốc) nhưng vẫn phục hồi mạnh nhờ cách tổ chức sản xuất và tích lũy công nghệ. Trung Quốc nếu giờ bị 'cạn tiền' thì cũng chỉ như một nước bình thường trên Thế giới (thậm chí sẽ khó khăn hơn do tích tụ bất ổn số đông), lúc đó Trung Quốc không đủ sức mạnh công nghệ và cách tổ chức để phục hồi mạnh mẽ được. Khi đó quay lại con đường cũ kiểu tạo chiến lược 'hàng hóa rẻ' càng khó khăn do quãng thời điểm đã qua và 'thị trường' bị thu hẹp do chiến tranh.
   2/ Thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại, Trung Quốc bị mất lợi thế 'công xưởng Thế giới' (mời xem bài thế nào là 'công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự).
       Vì sao thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại? vì: phương Tây sẽ 'cô lập' Trung Quốc; nhiều nước nhỏ giảm mức quan hệ; địa chính trị của Trung Quốc sẽ giảm thế mạnh bởi đang là điểm bất ổn; 'công xưởng Trung Quốc' bị phá...
      Vì sao phương Tây không sợ 'công xưởng Trung Quốc'? vì: công xưởng Trung Quốc tồn tại phần nào khi các nước nhỏ trong khu vực và trên Thế giới còn 'lạc hậu' tạo Trung Quốc là trung tâm; Trung Quốc còn tiềm lực thực hiện chiến thuật 'thương mại' tạo lợi thế....Khi chiến tranh xẩy ra thì Trung Quốc không thâu tóm được các nước nhỏ nữa để tạo kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (tập trung các hãng lớn rồi tràn hàng sang mọi nơi).
    Trung Quốc bị phá thị trường ở các nước thì sẽ trở thành nước yếu.
  3/ Những trận chiến nhỏ thì Trung Quốc không sợ bởi bị tiêu hao ít và những chiến thắng sẽ củng cố vị thế 'có vẻ là nước lớn' ép các nước nhỏ phải theo.
      Nhưng những mức leo thang chiến tranh lớn của Trung Quốc như với Nhật Bản thì sẽ sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc...Trung Quốc nếu đánh đảo của Việt Nam thì Việt Nam thực hiện 'chiến tranh thềm lục địa' (mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) cũng sẽ làm Trung Quốc bị chặn hy vọng trở thành siêu cường.
      ...còn nữa...
   
8 bước đuổi giàn khoan HD 981 khỏi vùng biển Việt Nam

1Mỗi người dân hãy tìm hiểu:
  - Lịch sử quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
  - Quá trình những năm trước đây Trung Quốc đã đánh chiếm các đảo của Việt Nam như thế nào.
  - Tìm hiểu về chủ quyền ‘biển đảo’ Việt Nam theo luật pháp Quốc tế mà hội luật gia Việt Nam đã phổ biến trên phương tiện truyền thông.
   Từ đó, những người dân Việt Nam với khả năng ngoại ngữ và cách trình bày, hãy  phổ biến cho người dân khắp Thế giới biết rõ bản chất vấn đề Biển Đông.
   Bạn đang học tập hay sinh sống ở nước nào? Với tinh thần yêu nước bạn hãy truyền đạt cho người dân nơi đó hiểu rõ những ý trên.
   Chẳng hạn: khi người dân ở nước EU thấy bạn đi biểu tình và biết ‘tàu thuyền’ bị đâm qua truyền thông đưa tin thì bạn hãy ‘diễn đạt’ cho họ hiểu rõ vấn đề.
   Mỗi người dân hãy phấn đấu cho nhiều người dân khắp nơi trên Thế giới hiểu rõ. Số lượng lớn


người dân Thế giới hiểu rõ Biển Đông thì chúng ta sẽ 'thắng'.

    2. Nhân dân Việt Nam kêu gọi nhân dân các nước phản đối Trung Quốc.
   - Những nước nhỏ chỉ bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình khi các nước trên Thế giới tôn trọng luật pháp Quốc tế. Luật pháp Quốc tế cũng góp phần tạo liên minh các nước sức mạnh cho hòa bình phát triển.
  - Luật pháp Quốc tế được thực thi thì nhân loài trên con đường phát triển không bị ‘hỗn loạn’. Trung Quốc tạo ‘vấn đề dàn khoan’ sẽ đẩy Thế giới phần nào bị ‘hốn loạn’ trên con đường phát triển, ‘lá phiểu’ của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc khó thể hiện vì sự thịnh vượng chung của nhân loài.
   Sự kiện đó sẽ dẫn tới trong tương lai Mỹ và Trung Quốc dễ ‘xẩy ra chiến tranh’ với nhau hơn khi mỗi nước tích lũy thế mạnh mà xung đột quyền lợi (hoặc giữa Trung Quốc và nhiều nước khác ‘mạnh lên’). Tương lai, an ninh Thế giới sẽ bị đe dọa.
   Quan hệ kiểu ‘nước lớn’ hối lộ ‘nước nhỏ’ nhằm chia rẽ các nước mà làm cho một số nước nhỏ theo mình, mà không có tiếng nói chung ngăn ngừa bất ổn ở những khu vực sẽ đẩy các nước nhỏ trở thành ‘nô lệ’ và ‘mất tự’ chủ cho các nước lớn.

  3. Việt Nam sẽ ưu tiên cho Lào và Campuchia sử dụng ‘cửa biển’ của Việt Nam, tạo vùng trời vùng biển ‘thông suốt’ cho các nước trong Asean và trên Thế giới giao thương.
  ‘Cửa biển’ được ưu tiên thông suốt và cùng khai thác phát triển sẽ gắn quyền lợi của tất cả các nước trong Asean và trên Thế giới với Biển Đông mà tạo động lực đấu tranh chung gìn giữ. Chẳng hạn, Indonesia được thuận lợi đầu tư vào Lào vì cửa biển qua Việt Nam được ưu tiên như của biển nhà mình (mở ra với EU và các khu vực khác…).
  ‘Cửa biển’ thông suốt sẽ tạo Asean thành một khối ‘địa chính trị’ to lớn, lợi thế phát triển chung với Thế giới mà không bị Trung Quốc băm nhỏ, đẩy che khuất.

  4. Việt Nam trích phần ngân sách dành cho quốc phòng để đầu tư cho nghề biển. Trung Quốc áp dụng chính sách 'tàu chiến chạy' để tuyên bố thì Việt Nam áp dụng chính sách 'người dân lao động chính đáng' để khẳng định chủ quyền.

  5. Phân tích rõ chiến lược Quốc phòng của Việt Nam không sợ Trung Quốc qua bài viết: ‘Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam' (mời xem thêm ở ‘CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG’).
    Khi hiểu Việt Nam có cách phòng thủ vững chắc thì nhân dân Thế giới tin tưởng được  sách lược đấu tranh và cùng đấu tranh vì hòa bình phát triển.
    Các bạn hãy phổ biến cách phòng thủ ở bài viết ‘CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG’.

  6. Phân tích rõ ‘đường lưỡi bò’ đã 'chiếm đoạt' của nhân dân Thế giới như thế nào ở bài viết: 'Chiến lược đường 'lưỡi bò' phá hủy nhà nước Trung Quốc vì:'
   ‘Đường lưỡi bò’ sẽ chặn cửa ra của Nhật Bản, Hàn Quốc, (và cửa vào của) Mỹ, EU…làm cho tự do hàng hải bị cản trở. Bởi vậy, nhân dân Nhật Bản, Hàn Quốc… phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa.
  Một khi khu vực Biển Đông bị Trung Quốc ‘giới hạn’ thì cả phương Đông sẽ khó thông suốt.

  7. Tại vị trí ‘đặt dàn khoan’ thì các lực lượng chức năng của Việt Nam phải tới yêu cầu tháo rút. Nếu bị tấn công thì Việt Nam sẽ ‘bao vây’ vòng ngoài.
   Vì sao chỉ bao vây vòng ngoài? Bởi những ngày qua Trung Quốc thực hiện chính sách gây gỗ và đe dọa vũ lực (đâm tầu, mở bạt che pháo..). Chính sách đó của Trung Quốc chẳng khác gì họ đang ôm một quả bom lớn tại ‘tọa độ dàn khoan’ mà nếu Việt Nam xông vào sẽ cho nổ ‘chiến tranh’. Kiểu chính sách khủng bố ‘đe dọa chiến tranh đó’ thì nhân dân Việt Nam phải có biện pháp kiên trì tháo gỡ và kêu gọi chính quyền Trung Quốc thay đổi.
  Trung Quốc nếu ‘hung hăng’ nới rộng vòng xung quanh ‘dàn khoan’, chứng tỏ qua bom nổ sẽ rất lớn thì Việt Nam nên lùi vòng ngoài ra.
  Chiến lược tháo gỡ quả bom ‘chiến tranh’  thì Việt Nam nước nhỏ rất mong nhân dân Thế giới giúp đỡ.

  8. Ngày Trung Quốc rút dàn khoan thì ngư dân Việt Nam nên lấy ‘tọa độ’ nơi đó làm nhật ký hành trình mà mối khi đi qua hãy thông báo bộ đàm về cho ‘đất liền’ và cơ quan chức năng là ‘tàu đánh cá A’ đã đi hành trình với ‘giờ’ bình yên. (nhật ký chuyến đi nhiều làn báo về thì hãy lấy tọa độ đó làm một lần)
   ‘Phóng viên’ báo định kỳ hãy có những bài hay về ‘nhật ký’ nghề biển của nhân dân.

Chiến lược 'biển đảo' của Trung Quốc
- Vì sao Trung Quốc không ngại quấy nhiễu và xung đột ở 'biển đảo'? Trả lời:
   Trung Quốc sau khi đánh chiếm đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam thì lại chìa ra 16 chữ vàng với Việt Nam. Trung Quốc sẽ thực hiện chiến lược gây gỗ để dành lợi nhiều nhất rồi lại 'chìa tay', bởi họ nghĩ khi đã dành được 'đảo' thì nước nhỏ không thể cứ ngồi 'chửi mãi'.
   (mời xem cách phòng thủ 'biển đảo' Việt Nam Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam).  

  - Chiến lược 'đảo' và 'biển' của Trung Quốc là khác nhau.
   Trung Quốc dành được 'đảo' về mình thì sau đó sẽ chìa tay 'xoa dịu', nhưng với các vùng biển thì thực hiện kiểu 'đi mãi thành đường' và tạo sự hiện diện theo lợi ích (như đánh cá...).
   Các nước trong khu vực phải thực hiện 2 kiểu phòng thủ 'đảo' và 'vùng biển'.
   Phòng thủ đảo  (mời xem Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam). Phòng thủ đảo theo chiến lược đó và người dân 'ở đảo' nhẫn nhịn mọi khiêu khích, ở 'đất liền' thể hiện diễn biến cuộc sống nơi đảo. Đất liền và thềm lục địa 'phòng thủ cho đảo'.
  Phòng thủ 'vùng biển' là theo luật pháp Quốc tế, đảm bảo cuộc sống người dân...

      Vì hòa bình và phát triển, mong mỗi người dân hãy chia sẻ và ‘dịch ra tiếng nước ngoài’ phổ biến bài viết để nhân dân Thế giới cùng đấu tranh gìn giữ hòa bình thịnh vượng, để chính quyền Trung Quốc sửa sai mà đàm phán vì thịnh vượng chung.
    8 bước đó phổ biến tới được người dân khắp Thế giới thì 'dàn khoan' sẽ phải bỏ chạy. 

Chiến lược chống lại một nước với quân sự và kinh tế lớn đe dọa
Ngày 18/7/2013
 - Tin từ Ấn Độ: 'Ấn Độ đã có thuê tàu ngầm của Nga'.
    Các nước xung quanh Trung Quốc làm cách nào để đối phó với Trung Quốc đang trên đường hy vọng trở thành siêu cường Thế giới? khi đó tiềm lực kinh tế Trung Quốc quá mạnh? trả lời:
   Các nước bị đe dọa phải tạo liên minh quân sự. Ngoài hợp tác Mỹ - Nhật kiểu 'đồng minh' thì các vài nước nên thực thi chiến lược 'ký kết thỏa thuận phương tiện cho thuê khi thời điểm mức cụ thể'.
   Chẳng hạn: Việt Nam có thể ký kết với Ấn Độ sẽ thuê thêm tầu ngầm của Ấn Độ khi xẩy ra tình trạng Việt Nam tuyên bố 'tổng động viên' mà cách dự phòng theo tính toán chiến lược (theo mức điều động của địch và theo thời gian phòng thủ tiêu hao mỗi bên).
   Tương tự như vậy với Nhật Bản, Philippines....với các kiểu phương tiện khác nhau  (tầu, máy bay....) và với đối tác khác nhau.
    
      Có những cách thuê:
     1/ Theo kiểu Ấn Độ (thuê của Nga) đưa về dùng.
     2/ Theo kiểu tình trạng (thời điểm - như 'tổng động viên').
     3/ Theo kiểu lựa chọn mỗi năm một hoặc vài lần mà mỗi lần tùy thời gian dài ngắn theo ký kết (có thể một năm sẽ một lần tùy lúc và mỗi lần 1 tháng hoặc mỗi năm 2 lần mỗi lần 20 ngày...'tùy lúc' là tùy nước thuê lúc điều động dùng).
     4/ Thuê theo kiểu 'hình thức tập trận'. Tập trận được dùng phương tiện đó đánh trả nếu gặp lúc bị địch tấn công và tùy năm mấy lần tập trận mà thời gian tùy ký kết.
     5/ Thuê theo kiểu sẽ bố trí bảo vệ mục tiêu cụ thể lúc cần điều động lấp chỗ trống, còn khi chưa cần thì phương tiện vẫn ở nước cho thuê (nước cho thuê vẫn cứ sử dụng bình thường). Cách thuê này sẽ liên tục trong năm 365 ngày và giá cả cho thuê cả năm sẽ phải rẻ hơn kiểu Ấn Độ thuê của Nga nhiều lần (bởi phương tiện nước cho thuê vẫn sử dụng). Khi có điều động thì tính ngày bị điều động mà trả giá khác.
      Như thế nào là thuê 'lấp chỗ trống'? chẳng hạn: Việt Nam có 5 tầu ngầm thì khi xẩy ra chiến dịch đánh nhau với địch thì tùy chiến thuật mà có thể có 2 tầu ngầm nghênh chiến, còn 3 tầu ngầm khác phòng thủ và bảo vệ mục tiêu (các cảng Cam Ranh, sân bay Đà Nẵng...). Nhưng có thể chiến thuật cần phải thay đổi (do địch mở trận, do lối đánh cần thêm...) mà phải điều động cả 5 tầu ngầm ra xa nghênh địch, thì khi đó có thể điều động 2 tầu ngầm thuê kiểu '365 ngày' của Ấn Độ bảo vệ thay các mục tiêu (hoặc vùng biển gần bờ).
     Phòng thủ gần bờ rất quan trọng trong chiến thuật đánh địch. Chẳng hạn: Nếu có phòng thủ tốt trong phạm vi 150 km gần bờ thì khi 1 tầu ngầm (hay tàu chiến, máy bay...) nghênh chiến địch ở cự li 300 km xa bờ thì mức cơ động tiến lui để đánh và phòng thủ cũng chỉ 300 - 150 = 150 (km). Địch mà vào cách bờ 150 km thì bị mai phục đánh tan.
     (tất nhiên các kiểu thuê mà đánh kém bị tiêu diệt hoặc mức hư hỏng sẽ đền).
    6/ Hoặc chiến thuật dự định cho thuê kiểu đe dọa 'trong tương lai': Nếu Trung Quốc đánh chìm tất cả các tầu ngầm Việt Nam hiện có thì Việt Nam sẽ 'chọn' một trong số các đối tác đang cần kìm hãm Trung Quốc mà sẽ cho thuê sử dụng cảng Cam Ranh (nhằm chặn cửa ra của Trung Quốc).
     Tạo chiến thuật: 'dự đoán trước của chiến trận' nếu mình bị thất bại thì sẽ tạo 'địa chính trị thay đổi' để đẩy lui địch (kiểu cho thuê Cam Ranh).
     7/ Nghi binh: có thể thuê nhiều đối tác để 'bịt miệng'. Việt Nam có thể thuê của Ấn Độ, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản....theo từng loại. Cứ ngỏ lời 'thuê' cái cần nếu nước đó không cho thuê cũng chả sao, sẽ tìm đối tác khác...
     8/ Chiến lược thuê để thể hiện 'hòa bình' với nước được cho thuê. Chẳng hạn: Việt Nam thuê của Ấn Độ một máy bay (loại Việt Nam không có) thì thể hiện Việt Nam và Ấn Độ không xâm phạm lẫn nhau. Khi thuê chú trọng 'vũ khí phòng thủ' là chủ yếu để thể hiện tự vệ.
     9/ Ngoài các trang bị phải có thì 'chiến thuật' thuê cũng là cách để nước cho thuê muốn tạo sự ổn định và lợi thế cho khu vực đó. Chẳng hạn: Nga bán được vũ khí cho Việt Nam thì ngoài cách bán phải có phần 'kiểu cho thuê' để không bị các nước như Mỹ hay Trung Quốc tạo sức ép dành ảnh hưởng....Khi nào Nga thực hiện thêm điều khoản phụ 'kiểu cho thuê'? khi thỏa mãn một số yếu tố: số lượng đã mua với khả năng kinh tế Việt Nam; cần phần thuê thêm để đảm bảo Nga giữ được vị thế và ổn định ở khu vực mà không để Mỹ 'đục nước béo cò'.....Tương tự như vậy với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản...thực hiện chiến thuật cho thuê.
   ...còn nữa...
     

Chiến lược của Asean
Ngày 30/6/2013
 - Mong chờ gì ở một khối Asean phát triển:
    1/ Văn hóa phong phú.
    2/ Thiên nhiên phong phú.
    3/ Nông nghiệp có thể hàng đầu Thế giới.
    4/ Thị trường chung không thua kém Trung Quốc.
    5/ Du lịch gần với thiên nhiên, lối sống 'lũy tre làng' còn phổ biến (xu thế du lịch tương lai hoặc là xu thế người dân phương Tây thích).
    6/ 'Đòi hỏi' mức sống người dân chỉ cần mức giàu vừa phải, không cần phải chạy đua 'ô tô' như Mỹ do cách lối sống không phụ thuộc quá vào khoa học kỹ thuật (quen canh nông nhiều đời). Từ đó không quá khó của mức phải phát triển xã hội (chỉ cần thoát nghèo và ổn định đi lên đúng xu hướng, chứ không cần phải nhảy vọt thần kỳ - không quá khó cho mọi nhà nước).
    7/ 'Địa chính trị' sẽ tạo khu vực là một trong những trung tâm Thế giới nếu các nước có mối liên kết tốt với nhau, đồng thuận và tương trợ. Cùng ước mơ kiểu 'làng xóm bát nước chè xanh' hơn là kiểu bị chia rẽ nước lớn, chia rẽ giữa lạc hậu và phát triển, chia rẽ văn hóa và ứng xử người dân mỗi nước...
    8/ Asean giữ được 'đoàn kết' sẽ tận dụng được lợi thế với Trung Quốc. 
    Trung Quốc muốn dành 'Biển Đông' để lấy mất địa chính trị là trung tâm của Asean, nhưng nếu Trung Quốc thân thiện với Asean thì Trung Quốc mới vượt Mỹ được. Vì sao vậy? đó là: cả Trung Quốc và Asean đủ một thị trường quá ư phong phú mà nhiều nơi trên Thế giới phải hướng về; Asen là cửa ngõ ra Thế giới của Trung Quốc; văn hóa phong phú; 'hàng hóa' của cả Trung Quốc và Asean sẽ phù hợp cạnh tranh vì tiêu dùng mà không cần phải chiến lược cạnh tranh kiểu tràn ngập dẫn tới tiêu tốn năng lượng và không phát triển con người qua lao động (Trung Quốc không phải áp dùng chiến thuật hàng hóa tràn ngập dẫn tới phải tiêu tốn nhiều năng lượng; nhân công Trung Quốc không bị tiền lương rẻ mà khó phát triển con người...); Asean mức sống vừa phải nên phù hợp là thị trường hàng công nghệ mức cao vừa phải như Trung Quốc phát triển sau này....
   9/ Asean phát triển mới góp phần đảm bảo an ninh riêng cho từng nước (ngăn chặn phiến quân, giữ lợi thế địa chính trị...).
   ...còn nữa...
     Bởi vậy, giữ gìn hòa bình và ổn định Biển Đông là mục tiêu chung của Asean, giúp Asaen không bị khống chế (nếu Biển Đông bị nước khác tung hoành thì cả khu vực Đông Nam Á sau này sẽ bị mất khả năng phòng thủ, từ đó sẽ bị sức ép về mọi vấn đề trên trường Quốc tế...chẳng hạn: Biển Đông giữ được thì Lào cũng không bị nước khác ép buộc thị trường, bởi Lào gắn với thị trường chung Asean - gắn với Biển Đông).
     Việt Nam sẽ chia sẻ cho Lào lợi thế biển để tương trợ mọi nước trong khối Asean (tạo thuận lợi đường ra biển, đảm bảo an ninh dầu, cùng khai thác nghề biển...).     
  (Lê Thanh Đức - làm cho UNDP)
Chiến lược của Nga tại Biển Đông

 - Cam Ranh và chiến lược quân sự nước Nga.
   Căn cứ quân sự tại Cam Ranh là vị trí chiến lược giúp Nga ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cam Ranh giúp hải quân Nga sức mạnh. Nga không có tàu sân bay hùng hậu như Mỹ nhưng Cam Ranh có thể nói là sẽ giúp Nga vị trí 'địa chính trị' mà ngang bằng có thêm nhiều tàu sân bay, 'như hổ thêm cánh'.
   Việt Nam chịu tác động 'xấu - tôt' thế nào nếu cho Nga thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh? Trả lời:
    1/ Mỹ sẽ bị tranh dành phần 'ảnh hưởng'. Mỹ sẽ vấn giữ quan điểm về vấn đề 'Biển Đông' nhưng sẽ thích mâu thuẫn giữa Việt Nam và  Trung Quốc tăng cao để làm khó 'sự ứng xử của người Nga.
    2/ Nga tất nhiên khó có thể tham chiến cùng Việt Nam chống lại Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, do lợi ích và sức mạnh giữa Nga và Trung quốc.
    Nếu Việt Nam bị xẩy ra chiến tranh với nước khác thì Nga không tham chiến cùng được.
   3/ Việt Nam vẫn phải tự lập về 'chiến lược quốc phòng' trong bảo vệ đất nước và không dựa vào 'quân của Nga'. Cam Ranh nhường phần cho Nga thì vị trí 'phòng thủ tốt' của quân sự Việt nam bị thu hẹp mức nào đó.
   4/ Nga và Việt Nam thực hiện chiến lược: 
   a/ 'Quân sự của Nga tại Cam Ranh phục vụ mục đích của Nga là cân bằng chiến lược phía nam, giúp ổn đình hòa bình Thế giới'.
   b/ Hợp tác tốt về ưu tiên hàng đầu trang bị 'mua bán' vũ khí mới tối tân nhất  cho Việt Nam.
  
   Vậy, Việt nam có thể cho Nga 'thuê đóng quân căn cứ quân sự tại Cam Ranh bởi Việt Nam chỉ cần 'mục b điểm 4'.
   Việt Nam đã có chiến lược quốc phòng về phòng thủ 'biển đảo' (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) thì chỉ cần thị trường 'vũ khí công nghệ cao' đáp ứng tốt. Nga 'mua bán' tốt với Việt Nam giúp Việt Nam thực hiện tốt chiến lược phòng thủ thì giúp phía nam không bị các nước tranh dành ảnh hưởng gây mất ổn định, phá vỡ hòa bình Thế giới và 'phòng thủ tốt của Việt Nam' giúp căn cứ quân sự của Nga tại Cam Ranh bất khả xâm phạm. Mỹ cũng không áp dụng được chiến thuật ở 'điểm 1'.
  (nếu những khu vực khó chấp nhận căn cứ quân sự nước ngoài thì 'mức thỏa thuận' gần tương tự là cho Nga thường xuyên ghé qua và neo đậu tại Cam Ranh).

Chiến lược của Việt Nam làm cho nền quốc phòng Trung Quốc trở thành vô nghĩa
Ngày 20/5/2013
 - Trung Quốc có thể thắng Việt Nam ở những trận đánh hoặc những chiến thuật quốc phòng với tiềm lực đồ sộ lấn át dọa dành 'lợi thế', nhưng tất cả sức mạnh của nền quốc phòng Trung quốc sẽ vô nghĩa nếu như Trung Quốc và Việt Nam duy trì chiến tranh (ký hiệu C). Vì sao vậy? Vì 'địa chính trị' của Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á, đó cũng chính là trung tâm qua lại của châu Á. 
  Chiến tranh (C) ở biển của Trung Quốc chỉ thắng lợi khi xâm lược được đất liền và lật đổ được nhà nước Việt Nam hiện nay lập ra nhà nước kiểu 'thuộc địa' (như Pháp thực hiện trước đây ở các nước), thời nay điều đó là viễn vông.
 Trung Quốc chỉ có thể thắng Việt Nam ở chiến lược 'đánh một vài trận' dành lấy thế thắng rồi yêu sách Việt Nam phải thỏa hiệp hoặc dùng đó để đe dọa Việt Nam phải 'biết điều' nếu không sẽ tiếp tục.
    Vậy Việt Nam chiến lược gì để sẵn sàng duy trì chiến tranh (C) nếu bị tấn công? trả lời:
    1/ Mở ngay cuộc chiến thềm 'lục địa'.
    2/ Liên kết quốc phòng với những nước kìm hãm Trung Quốc. Những ký kết theo 'leo thang' cuộc chiến (mà không đánh mất tự chủ đất nước).
    3/ Chiến thuật 'du kích' biển lôi kéo tiềm lực lớn quốc phòng của Trung Quốc phải đổ vào để duy trì kiểu 'tuần tra' mà làm sụp đổ nền quốc phòng Trung Quốc (do không đủ sức đối chọi những nơi khác, như Nhật Bản, cân với Mỹ...).
     Như thế nào là chiến thuật 'du kích biển'? không phải như một người ở đất liền vác khẩu súng phục bắn mà là tìm cách 'bắn được những tên lửa', nhử kéo vào, gây phải cả một cụm tàu mới chống lại được những đơn lẻ tấn công, một máy bay hoặc một tàu ngầm tìm cách săn những tầu chiến lớn nhất...
    4/ Đất liền cứ lao động sản xuất ngoài biển cứ chiến đấu.
    Lúc nào thôi 'chiến tranh C'? Khi Trung Quốc xin 'đầu hàng' chấp thuận đáp ứng quyền lợi trước cuộc chiến gây ra và đền bù.
    (mời xem thêm CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)
    (Lê Thanh Đức - Con người tự do; Phấn đấu cho thành công chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP).
Chiến lược của Việt Nam đáp lại tuần tra của Trung Quốc trên Biển Đông
Ngày 02/6/2013
 - Chiến lược của Việt Nam đáp lại tuần tra của Trung Quốc tại Biển Đông.
   Theo AFP, tại sự kiện Đối thoại Shangri - la ở Singapore ngày 02/6/2013, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)  nói rằng "các tàu chiến Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng biển tranh chấp trên biển Đông mà phía bắc Kinh tuyên bố chủ quyền" 
   Chiến lược đáp lại của Việt nam:
    1/ Trích phần chi đảm bảo an ninh quốc gia để đảm bảo 'lao động' của ngư dân nghề biển ít bị khó khăn cản trở, khuyến khích phát triển nghề biển.
     Việt Nam có chiến lược phòng thủ thềm lục địa (mời xem bài viết riêng) nên chưa phải 'ra tay' leo thang chạy đua vũ khí, mà phát triển theo chiến lược thời cuộc (ký hiệu A). Bớt lượng 'thời cuộc' A cho người dân nghề biển.
     Ngư dân Việt Nam có 'lợi thế' cạnh tranh hàng hóa nghề biển do thềm lục địa trải dài (không quá xa như Trung Quốc).
   2/ Tăng cường (cường độ lớn theo mức) mời các nước trên Thế giới cử tàu quân sự tới các hải cảng của Việt Nam để phối hợp tạo đảm bảo an ninh hàng hải chung mọi nơi trên Thế giới, tạo giao lưu trao đổi quốc phòng vì hòa bình.
   3/ Có kế hoạch của tàu tuần tra quân sự (ký hiệu HQ) theo lộ trình cố định với thời gian biểu chia đều cố định bao quát phần biển của Việt Nam.
       Đường đi của HQ kiểu dọc theo đất liền của Việt Nam và cách đất liền những khoảng cách (kiểu hình dáng 'vòng cung' ngoài khơi theo hình dáng đất liền của Việt Nam - theo quy định Quốc tế về biển)
      Tàu tuần tra tới vùng mà Trung Quốc đã đánh lấy của Việt Nam (chẳng hạn một đảo Đ ở Hoàng Sa), thì xác định khoảng cách 'vì gìn giữ hòa bình -, kiềm chế không để nổ súng' và 'vì biện pháp ngoại giao' mà sẽ dừng lại 'thời gian G'. 
     Dừng lại thời gian G có tổ chức phổ biến nghi lễ ngắn gọn cho toàn bộ cán bộ chiến sĩ trên tàu về 'vùng biển đảo Đ' của Việt Nam đang bị chiếm đóng, chính sách của Nhà nước đang tìm biện pháp ngoại giao cộng đồng Quốc tế và các nước, vì hòa bình và phát triển. Dừng lại thời gian G thì tàu HQ phải báo về căn cứ 'đã tuần tra vì hòa bình tới vị trí HB theo kế hoạch' xin chỉ thị, căn cứ sẽ trả lời 'không vào vùng Đ, chờ giải pháp của nhà nước với các nước và Quốc tế vì hòa bình và phát triển'. Sau đó tàu HQ chuyển hướng đoạn tuần tra tiếp theo hoặc kết thúc về căn cứ (tùy kế hoạch).
     Tàu tuần tra HQ đang đi theo lộ trình 'X tới Y' (chưa tới kiểu vùng  biển đảo Đ) mà bị tàu Trung Quốc cản đường thì tránh sang một bên rồi đi tiếp, nếu không đi được thì dừng, nếu bị ép buộc ở vị trí E (bao vây - ký hiệu BV) thì báo về Bộ quốc phòng rồi quay về hải cảng,  nếu bị gây gỗ thì chấp nhận 'thiệt hại' mà nhà nước Việt Nam sẽ lên tiếng. Mức độ bị leo thang cản trở mà sẽ tăng từng mức độ nhà nước đáp lại sau về quốc phòng (cao nhất là mức chiến tranh thềm lục địa - mời xem bài viết riêng).
    Tích lũy những lần bị bao vây 'BV' phải quay về hải cảng tới những mức độ thì tăng mức độ 'liên kết' quốc phòng với những nước đang bị tranh chấp với Trung Quốc và leo thang mức độ chiến lược phòng thủ thềm lục địa của Việt Nam. Lần tuần tra tiếp theo có thể sẽ từ hải cảng chạy ra điểm qua E (không phải 'máy móc' cố định chính xác tới tọa độ E - có thể cách vài km, tới vài chục km...) mà hoàn thành lộ trình tới Y, chứ không cần phải lộ trình từ 'X tới Y'.
    Tàu tuần tra số 1 (ký hiệu HQ1) thực hiện lộ trình ngày N1 từ vị trí 'X tới Y' thì từ hải cảng chạy thẳng ra vị trí X rồi theo lộ trình vòng vạch sẵn tới Y.
    Chia vùng biển của Việt Nam mà sẽ có nhiều tàu tuần tra (HQ1, HQ2, HQ3...) mà mỗi tàu sẽ những đoạn (X2 - Y2; X3 - Y3...) theo những ngày (N1; N2...). Một số các điểm kiểu như Y1, Y2...nên kết thúc ở gần tới kiểu vùng Đ. 
    Kế hoạch tuần tra kiểu 'X - Y' thì các vị trí X1, X2...hay Y1, Y2...không cần phải đúng tọa độ mà có thể xê dịch hàng chục km theo chiến thuật quy định, nhưng vẫn ở trong vùng biển Việt Nam (các điểm X hay Y chỉ gọi là vùng điểm chiến thuật tuần tra).
   Kinh tế Việt Nam còn nghèo thì kế hoạch tuần tra những ngày N1, N2 ...có thể dàn trải ra cho đỡ bị 'leo thang chạy đua chi phí quốc phòng.
  4/ Thực hiện chiến lược phòng thủ thềm lục địa nếu bị tấn công đánh chìm khi tuần tra HQ.
      Mời xem thêm CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG
     (Lê Thanh Đức - Con người tự do Phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP; nhật ký ngày 02/6/2013 làm cho UNDP vì hòa bình)
   
Chiến lược của Việt Nam đối phó Trung Quốc leo thang trang bị vũ khí
Ngày 4/5/2013
 - Ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc ngày càng lớn lên theo sự phát triển kinh tế, trong khi đó Việt Nam khó có thể theo đuổi leo thang trang bị vũ khí để đối chọi lại. Vậy chính sách quốc phòng của Việt Nam cần có chiến lược gì để bổ sung đối phó? Trả lời:  đó là chiến lược 'nam bắc liên kết' với Nhật Bản.
 1/  Nhật Bản có tranh chấp đảo với Trung Quốc, nhưng nếu không có tranh chấp đó thì Nhật Bản cũng cần tìm liên minh nước phương nam ở Đông Nam Á ưu ái họ để tạo cân đối 'địa chính trị' cho mình. 
     Có được cách tiếp cận với Đông Nam Á là làm chủ được phần nào châu Á hay phương Đông và sẽ có tầm quan trọng với các châu lục khác do vị trí qua lại.
 2/ Nhật Bản không 'đòi hỏi' quá những vấn đề về thể chế và chính trị của Việt Nam (khác với Mỹ luôn đòi hỏi kiểu 'dân chủ', nhân quyền...).
 3/ Nhật Bản và Việt Nam liên minh sẽ tạo hai phía chiến lược mà tốt hơn trong phòng thủ. 
     Phức tạp phòng thủ hai phía làm cho quân sự Trung Quốc khó chiến lược hiệu quả.
 4/ Nhật Bản có tiềm lực khoa học kỹ thuật, Việt Nam có chiến lược phòng thủ 'thềm lục địa' (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).
     Nhật Bản đầu tư cho Việt Nam thì có phần gián tiếp tác chiến cửa ngõ biển cả phía nam.
 5/ Nhật Bản là đồng minh với Mỹ do đó Việt Nam có thể lợi dụng phần nào lợi thế của Mỹ mà ít chịu tác động vấn đề thể chế.
 6/ Mỗi liên minh hai nước Việt Nam - Nhật Bản chỉ cần tỷ lệ với mức lớn lên của chi tiêu quốc phòng Trung Quốc mà không cần phải có những ràng buộc 'phức tạp' như kiểu đồng minh Mỹ - Nhật Bản. Liên kết bù trừ cái thiếu mỗi bên (về địa chính trị, khoa học kỹ thuật, chung kiểu bị đe  dọa...) do lợi thế từng nước có mà không  phải gửi quân đội chiến đấu chung khi xẩy ra chiến tranh mà chiến tranh mỗi nước tự lo.
    Kiểu: cho hải quân Nhật Bản mức hiện diện ở Cam Ranh về tự do hàng hải đi các nơi; liên kết nghề cá; thương mại hai nước; mua bán vũ khí; ưu tiên đầu tư; giúp đỡ khoa học biển cả...
 7/ Thị trường Đông Nam Á tốt giúp cho Nhật Bản giảm phần phụ thuộc thị trường Trung Quốc và kiểu 'công xưởng sản xuất Trung Quốc'.
Chiến lược giữ 'đảo' của Việt Nam
Ngày 22/6/2013
   Trả lời đòi hỏi về bảo vệ chủ quyền 'biển đảo' của các đại biểu Quốc hội và nhân dân, Việt Nam đã nêu áp dụng chiến lược quân sự của Thế giới như sau:
 - Chiến tranh hiện đại trên biển sẽ mang tính tổng hợp của nhiều kế hoạch tác chiến biến đổi nhanh, diễn ra trong cả 3 môi trường tác chiến chủ yếu là trên không phận biển, trên mặt nước và dưới mặt nước.
   Đối phương sẽ đồng loạt tiến hành các đòn tấn công tổng hợp từ trên không bằng các máy bay tiêm kích mang tên lửa, các chiến hạm nổi đa nhiệm và các tàu ngầm mang ngư lôi - tên lửa. Đòn tấn công có thể diễn ra từ 1 đến 2 đợt công kích, nhằm vào tất cả các mục tiêu chiến thuật của đối phương (các chiến hạm nổi, các tàu ngầm) với mật độ hỏa lực rất cao, một mục tiêu bất kỳ có thể được công kích bởi nhiều phương tiện và nhiều loại vũ khí khác nhau.
  Để tiến hành một đòn công kích mang tính tổng lực như vậy, đối phương sẽ thành lập cụm không quân hải quân công kích chủ lực - ký hiệu DICH, bao gồm: tàu sân bay; 4 - 6 khu trục hạm khác nhau, các tàu hộ vệ tên lửa, từ 1 - 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và khoảng 20 -30 máy bay chiến đấu các loại.
  Số lượng đầu đạn công kích các mục tiêu trên biển của một cụm DICH lên đến 80 - 150 đầu đạn các loại, với tầm bắn từ 80 km đến 300 km.
  Để phòng ngự trên biển chống lại chống lại một cụm DICH vô cùng khó khăn. Các chiến hạm Gepald - 3.9 Lý Thái Tổ hoặc tàu ngầm Kilo trong điều kiện theo dõi sát sao của đối phương thì khả năng sống còn trong 1 cuộc xung đột vũ trang giới hạn trên biển rất ít.
  Từ đó, mới đề ra chiến thuật đối phó lại cụm DICH là lập cụm chiến hạm phòng ngự cơ động theo kiểu hạm đội sẽ được phòng ngự theo kiểu chiếc ô và lá chắn. 
  Cụm chiến hạm phòng ngự cơ động theo kiểu hạm đội - ký hiệu TA, sẽ bao gồm các loại tàu, hệ thống phòng không...để đối chọi lại cụm DICH. Cụm TA sẽ gồm nhiều tầng, bao gồm phòng không tầm xa 'chiếc ô' tiêu diệt các tên lửa hành trình và 'lá chắn' là các loại pháo ngăn tên lửa, súng tự động...Nếu được đầu tư khí tài hiện đại thì cụm TA sẽ phòng ngự được lại với cụm DICH. Cụm TA là lực lượng cơ động, sử dụng: bảo vệ bờ biển, phòng ngự trên biển và phòng ngự đảo, quần đảo.
  Quân sự Việt Nam tăng cường đầu tư cho chiến lược TA.

   Mình thấy chiến lược đó đã tạo vẻ tốt về 'chiến thuật' để bảo vệ Trường Sa, nhưng sẽ có những yếu điểm:
   1/ Cụm TA phải leo thang trang bị liên tục, trong khi đó cụm DICH luôn không ngừng được đầu tư lớn mang tầm quốc tế, với tiềm lực kinh tế lớn.
    Trung Quốc đã trang bị máy bay tàng hình H - 6K ném bom và tuần tra, tấn công tới tận Hawaii hoặc eo biển Malacca
   2/ Cụm TA luôn mang tính chất phòng thủ, nên dù trang bị nhiều vẫn tỏ yếu thế khi tập trung. Bởi đối phương tấn công sẽ chủ động tập kết thêm binh lực áp đảo, trong khi bên phòng thủ không thể biết lúc bình ổn, lúc nguy cơ để leo thang phòng bị.
   3/ Cụm TA giả sử cơ động điều ra bảo vệ Trường Sa thì đối phương sẽ tập trung chiến lược đánh tan cụm TA để buộc khuất phục. Áp dụng kiểu 'đánh thắng một trận chiến bắt bên thua trận phải lui' (kiểu nhiều 'các trận chiến trên Thế giới xoay chuyển cục diện chiến tranh - thua').
   
  Việt Nam nên thực hiện chiến lược:
   A/ Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam? Trả lời: đó là 'chiến tranh thềm lục địa'. Vì sao vậy? Trả lời:
    Giả sử Trung Quốc chiếm một đảo của Việt Nam thì Việt Nam tuyên bố tình trạng chiến tranh và tăng cường 'phòng thủ thềm lục địa' để đẩy lùi Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình. Khi đó 'chiến tranh' ở 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc với Thế giới bị hẹp. 
     Vì sao Việt nam không sợ bị gây chiến tranh ở thềm lục địa? Trả lời:
       1/ Vì luật pháp Quốc tế.
       2/ Vì thềm lục địa Việt Nam có hậu thuẫn phòng thủ tốt ở đất liền một dải dài (phòng thủ 1 có thể đọ lại 10 hoặc bất khả xâm phạm nếu biết cách...)
       3/ Vì chiến tranh 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp lại do 'địa chính trị' của Việt Nam ở Biển Đông.
       4/ Vì kiểu chiến tranh ở 'thềm lục địa' là chiến tranh kiểu tàn phá tàu thuyền, máy bay và tên lửa...với nhau mà không như kiểu trên đất liền 'phá hỏng cơ sở hạ tầng'.
         Ngày hôm nay có thể bên mạnh thắng khi đánh đắm vài tàu chiến...nhưng bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân ngày hôm sau sẽ đáp trả lại. 
        Ngày hôm nay bên mạnh thắng có thể ngông nghênh 'tàu thuyền' đi lại nhưng ngày hôm sau bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân sẽ đẩy đuổi khỏi. Vùng biển mà 'tàu thuyền' ngông nghênh qua lại khi thắng trong vài ngày thì khi bị đẩy lùi bên thắng sẽ chỉ còn lưu lại kỷ niệm 'vùng sóng vỗ'.

    B/ Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh như thế nào và sợ mức chiến tranh nào? Trả lời:
   Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh: Nếu một nước A ở khu vực Biển Đông không biết cách phòng thủ 'đảo' thì khi Trung Quốc đẩy mức độ leo thang va chạm làm 'chai' dư luận Quốc tế và 'tạo sự kiên gây gỗ' nổ súng Trung Quốc sẽ chiếm 'đảo' vị trí quan trọng bằng tổng lực trong quãng thời gian ngắn.

    Trung Quốc sợ chiến tranh bị kéo dài và sợ một nước gắn 'đảo' với 'thềm lục địa' để duy trì chiến tranh gìn giữ không thỏa hiệp tách rời. Vì sao vậy? Vì chiến tranh một 'chỗ' kéo dài sẽ tạo nhiều nước đang bị đe dọa củng cố liên minh chống Trung Quốc, sẽ làm nguồn lực không đủ sức nhiều nơi và không đạt những mục tiêu khác (cân đối với Mỹ, dọa Nhật Bản, dọa Ấn Độ...) bởi chỉ đủ sức một hoặc hai nơi.
   Trung Quốc sợ chiến tranh 'thềm lục địa',  bởi 'địa chính trị' của các nước có lợi thế phòng thủ và làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp; mời xem bài viết: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam.
   Một nước A nếu không có ý chí và dũng cảm gắn chiến tranh 'đảo' với chiến tranh 'thềm lục địa' thì khó phòng thủ các 'đảo'. Trung Quốc sẽ tạo khiêu khích chiếm 'đảo' chớp nhoáng rồi thực hiện 'phòng thủ thềm lục địa' kiểu hòa hoãn và đe dọa 'quốc phòng lớn'.

  Chiến lược để gắn 'chiến tranh đảo' với 'chiến tranh thềm lục địa' là: 
  thực hiện chiến lược phòng thủ đảo, mời xem bài viết Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam. Khi thực hiện chiến lược đó thì cách chiến tranh 'đảo' sẽ tạo đường ra của tiếp viện đất liền với đảo, con đường ra đó cũng chính là 'trận địa chiến tranh' thềm lục địa khi gặp đụng độ ngăn chặn. Cách phòng thủ đảo mà tạo nhiều con đường ra cũng như tạo ra nhiều trận địa 'thềm lục địa'.
  
   C/ Phòng thủ thềm lục địa nên được trang bị các loại tên lửa hiện đại, chẳng hạn như: tên lửa phòng thủ bờ biển di động K -300P Bastion (Nga) tầm bắn 300 km, hoặc tên lửa Delilah (Israel) tầm bắn 250 km trang bị trên nhiều phương tiện, tăng cường tầm bắn tên lửa từ máy bay SU - 30....hoặc tương lai tăng cường các loại tên lửa tầm bắn tới 500km. 
  Thực hiện chiến thuật: đẩy lùi dần địch ra xa bờ để nâng tầm tên lửa (khoảng cách gần). 
  Có những hệ thống tên lửa bệ phóng đơn giản (chỉ bằng container) để trên tàu chiến bình thường (đóng không tốn kém) hoặc trang bị trên máy bay như tên lửa Delilah (độ chính xác tuyệt đối)...thì khi xoay quanh gần bờ chỉ cách 100 - 200 km sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông.
   Khi tên lửa 'phòng thủ bờ biển' tác chiến ở trên đất liền thì đối phương không thể có chiến thuật đánh. Khi được 'nối dài' tên lửa ra biển (ở khoảng gần) để thêm tầm và dễ tấn công thì vì khoảng cách kiểu máy bay (hoặc tàu) gần đất liền nên dễ tránh đối phương và có trợ giúp phòng thủ từ đất liền.
  (Trường Sa nếu bị Trung Quốc tấn công thì chỉ cần duy trì tàu ngầm thỉnh thoảng phóng 1 quả tên lửa về Hoàng Sa nơi Trung Quốc tiếp hậu cần thì sẽ chiến tranh 'thềm lục địa')

    Những nước khác khó nguy cơ đe dọa Trường Sa, bởi vậy cụm TA là có nhưng không phải là tất cả của quốc phòng Việt Nam.
   Tác chiến cụm TA là phòng thủ những nước khác về vấn đề 'đảo' chứ có thể chưa phải là Trung Quốc. Cụm TA chỉ tác chiến mức độ khoảng cách có trợ giúp gần bờ để tạo lợi thế 'chiến tranh thềm lụa địa' với Trung Quốc nếu xẩy ra. (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).
    (Lê Thanh Đức - làm cho Chương trình UNDP)
Chiến lược Việt Nam nếu Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất Thế giới
 Chiến lược quân sự Việt Nam đáp lại nếu Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất Thế giới (vượt Mỹ).
1/ Sẵn sàng cho 'cuộc chiến thềm lục địa', muốn vậy trang bị tiềm lực mạnh của:
  - Hệ thống tên lửa bờ biển. Hiện nay có những hệ thống tên lửa tối tân đặt ở ven bờ nhưng khống chế vài trăm hải lý.
  - Lực lượng không quân.
 2/ Lực lượng tàu chiến Việt Nam mức chỉ vừa phải, áp sát đối phương của những giai đoạn đầu xung đột và thực hiện chiến lược kiểu những trận chiến nhỏ.
Thực hiện chiến thuật:
 Chiến thuật 1 - Kiểu điều tàu chiến áp sát mục tiêu để bảo vệ chủ quyền rồi bị địch 'đâm' và bị 'nổ súng' mà bắt đầu các xung đột nhỏ tới lớn dần. Chẳng hạn, do địch áp sát 'Vũng Tàu' mà gặp đối đầu của Việt nam.
  Khi xung đột lớn thì mở ra chiến tranh 'thềm lục địa'.
Chiến thuật 2 - Khi 'đảo' bị tấn công thì mở đường ra 'dành lại' mà quá trình 'di chuyển' ra có lực lượng không quân và tên lửa bờ biển hỗ trợ. Mời xem: Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam 
  Quá trình ra có thể gặp hạm đội mạnh của địch cản trở chỉ xuất phát khoảng 100 hải lý thì tại vùng gặp địch này đã mở ra trận chiến lớn để tiêu diệt địch. Khi đó, 'lượng tàu' của ta phải được yểm trợ mạnh của không quân và tên lửa phòng thủ bờ. Lượng tàu đó chỉ như một 'mũi xung phong' của nhiều mũi phản công.
 Quá trình đó mở ra chiến tranh 'thềm lục địa'. Mời xem: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG
3/ Khi chiến tranh 'thềm lục địa' thì Việt Nam thực hiện chiến thuật:
   a.Tiềm lực: tạo thế mạnh của Việt Nam là lực lượng không quân và tên lửa phòng thủ bờ biển.
   - Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại thì khống chế được cả vùng biển rộng lớn. 
   - Trang bị 'tên lửa' và 'máy bay' thì ít tốn kém hơn và dễ ẩn náu (cơ động được sân bay và vị trí 'tên lửa').
  - "Hệ thống' tàu chiến và cách tác chiến trên biển là thường khó chống lại máy bay. Lực lượng không quân có chiến thuật đánh tốt phối hợp với 'tên lửa bờ' thì là chủ động, còn các 'tàu chiến' thường là bị động chống đỡ máy bay, thiệt hại các tầu chiến bị đánh chìm là lớn.
    Việt Nam là sân nhà trải dài thuận lợi sử dụng máy bay.
  b. Chiến thuật: 
  -  Một máy bay được trang bị tên lửa tối tân từ đất liền bay thẳng ra biển thì trong vòng bán kính vài trăm dặm các tàu chiến dễ bị  khống chế.
  - Trung Quốc với nền kinh tế lớn sẽ điều lượng tàu chiến lớn áp sát 'thềm lục địa' Việt Nam thì lượng tàu chiến đó khó tìm thấy mục tiêu của Việt Nam, bởi 'tên lửa và máy bay' thì cơ động ẩn nấp trên bờ, còn 'tàu chiến' thì Việt Nam chỉ lượng vừa phải đã cơ động ẩn nấp.
  Trên biển không thể có kiểu tác chiến cậy số đông hàng trăm tàu dàn ra, các hạm đội chỉ có cách tập hợp sức mạnh để 'đánh mục tiêu' hiện hữu trên biển và tương trợ các tàu trong hạm đội bảo vệ cho nhau.
 Vậy, nền kinh tế Trung Quốc mà lớn nhất Thế giới thì tạo ra nhiều hạm đội và các hạm đội đó cũng không thể dàn ra 'ở ven biển - ở thềm lục địa của Việt Nam'. Nều một hạm đội đến đóng ở vùng nào đó thì cũng chỉ 'kéo tới' tạo vẻ hiện diện rồi lại 'kéo về' quân cảng. Khi một hạm đội 'hiện diện' thì phải tự căng ra để phòng thủ khỏi bị 'Việt Nam' cử mũi đột kích tấn công. Chẳng hạn: chỉ cần cử 1 máy bay tấn công từ xa cũng đã gây khó khăn.
 Lượng tàu chiến đông đảo tạo thành các hạm đội thì cũng chỉ mục đích tìm thấy mục tiêu ở các hạm đội của Việt Nam và các 'đảo'. Việt Nam đã có chiến lược 'phòng thủ biển đảo'. Việt Nam không tạo tiềm lực quốc phòng ở các hạm đội để đương đầu mà tản ra kiểu 'du kích trên biển'.
 Khi các hạm đội đó tấn công xâm chiếm 'đảo' thì Việt Nam thực hiện chiến lược 'phòng thủ biển đảo' (mời xem:Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam).
4/ Sức mạnh của Trung Quốc chỉ có thể đánh 'tổng lực đất liền', nhưng thời hiện đại không được tấn công các cơ sở 'dân sinh'. Cuộc chiến đất liền cũng là cái khó của 'mục đích xung đột' và sẽ là 'hậu quả của mọi nước đánh nhau', cuộc chiến đó  Trung Quốc sẽ bị quốc tế cô lập và cũng khó thắng (lịch sử chỉ ra).
  Thời hiện đại nếu Trung Quốc tấn công các tỉnh biên giới thì Việt Nam thế yếu lùi lại phòng thủ gần Hà Nội, kêu gọi nhân dân Thế giới bảo vệ hòa bình và tuyên bố chuẩn bị phản công thì Trung Quốc tấn công vào rồi cũng tự phải rút ra.
  Một cuộc chiến toàn diện sẽ làm Trung Quốc mất vị thế nước lớn vì sẽ bị cô lập và mất vị thế  là 'công xưởng Thế giới'.
5/ Khi đã xẩy ra 'chiến tranh thềm lục địa' thì Việt Nam áp dụng 2 chiến thuật:
 Chiến thuật 1: Nếu Trung Quốc 'dàn hạm đội ra' khắp vùng biển Việt Nam tạo hiện diện (nhờ có tiềm lực quốc phòng đồ sộ), Việt Nam sẽ xem vị trí nào vào gần đất liền nhất hoặc vị trí quan trọng nào (chẳng hạn Đà Nẵng) thì tạo 'mũi xung phong' và máy bay phản kích - trận chiến A1.
  Trận chiến A1: có thể chỉ cử tàu nghi binh, 1 máy bay và vài quả tên lửa bờ. Thời gian chuẩn bị có thể ít tuần.
  Mục tiêu: cố gắng gây thiệt hại nhiều nhất cho địch, có thể đạt ít - chỉ làm hỏng được phần nào đó một tàu địch. 
  Thiệt hại Việt Nam: có thể rơi 1 máy bay.
  Trận chiến A2 có thể được chuẩn bị để xẩy ra tiếp theo ít tuần...Cứ như thế cho các trận chiến A3, A4...với các chỗ khác nhau.
  Cách trận chiến như thế sẽ kéo dài chiến tranh ra buộc các hạm đội Trung Quốc phải căng sức chống đỡ phản công. Cuộc chiến kéo dài sẽ gây bất ổn cho Trung Quốc tất cả mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, quân sự...).
  Mỗi trận chiến mức độ vừa phải mà Việt Nam bị rơi một máy bay thì 10 trận chiến theo chiến thuật kéo dài cũng chỉ mất khoảng 10 máy bay. Thời gian kéo dài là sự sụp đổ của Trung Quốc vì duy trì hùng hậu mà không áp đặt được mục đích, bị cô lập. Sự kéo dài sẽ là sự đánh đổi 'thiệt hại' mà Việt Nam chịu được, trong khi đó Trung Quốc không tận dụng được sự hùng hậu quốc phòng. Cách chiến trận như thế thì vài tháng sau kết thúc Việt Nam cũng chỉ mất vài trăm triệu USD (nếu kéo dài năm thì vài tỷ USD), trong khi đó Trung Quốc sẽ mất tất cả.
 Chiến thuật 2: Trung Quốc nếu đánh chiếm đảo thì Việt Nam áp dụng chiến lược 'phòng thủ biển đảo'. 
 Chiến thuật 3: Khi Trung Quốc leo thang chiến tranh tổng lực thì Việt Nam áp dụng chiến lược phòng thủ bằng 'không quân' và 'tên lửa bờ biển'. Khi đó lượng tàu chiến hùng hậu càng vào gần càng dễ bị bắn trúng. 
 Cuộc chiến nếu áp dụng máy bay và tên lửa chống lại tàu chiến thì bên phòng thủ chỉ cần chi ra 1 thì bên tấn công bằng tàu chiến phải chi ra hàng trăm lần. Bên phòng thủ còn thực hiện chiến thuật chủ động thời gian.
   'Tàu chiến' kéo tới đầy biển luôn thua 'tên lửa phòng thủ' đầy bờ. Cuộc chiến đó không áp dụng được 'lợi thế' đồ sộ quân sự và sẽ nhấn chìm hải quân Trung Quốc.
  (áp dụng chiến thuật 3 'tổng lực' khi đảo bị chiếm)
  6/ Mỹ sẽ tận dụng thời cơ Trung Quốc sai lầm mở ra một cuộc chiến để tạo thế kìm hãm Trung Quốc (cô lập, dành thị trường, phá 'công xưởng', mất vị thế 'địa chính trị...).
   (Lê Thanh Đức 30/5/2014; làm cho Chương trình UNDP)
    Xem thêm:
Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam
1- Khi một nước A mà:
     -Vi phạm luật pháp Quốc tế;
     -Vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc;
     - Phá hoại hòa bình Thế giới;
       tấn công một đảo của Việt Nam, thì Việt Nam sẽ:
 a/ Dùng hết khả năng hiện có để phòng thủ đẩy lùi địch.
 b/ Phản đối lên Liên Hợp Quốc và cộng đồng Quốc tế. Tập hợp toàn bộ nhân dân đấu tranh với chính quyền nước A.
 c/ Phối hợp tin tức tình báo với các nước khác để giám sát vùng biển vì hòa bình và ổn định. Các nước trên Thế giới vì an toàn hàng hải và hòa bình mà phải có trách nhiệm phối hợp.
     Cách phối hợp có thể kiểu cho Mỹ dùng phần không phận sử dụng máy bay không người lái quan sát. Sự cam kết cho dùng không phận là chỉ được trinh sát những vùng biển nào (không cơ sở đất liền) và có giới hạn giai đoạn thời gian theo ký kết.
   2- Khi một đảo của Việt Nam bị thất thủ trước sự tấn công của nước A thì:
  a/ Dùng mũi đột kích (số lượng hạn chế bằng máy bay hoặc tàu hoặc tên lửa cách trang bị...) trong ngày phải duy trì có đợt tấn công và trinh sát - 'MỨC 1'.
  b/ Tiếp theo 'MỨC 2' là tăng cường trang bị vũ khí để tạo sức mạnh trận đánh với lực lượng địch xung quanh đảo (đủ máy bay, tàu chiến, tên lửa tầm...hoặc tàu ngầm). Chưa đánh bại được địch để dành lại đảo mà bị thất bại thì lặp lại duy trì 'MỨC 1" và chuẩn bị tạo trận cho 'MỨC 2' tiếp theo.
      Địch quá mạnh thì 'thời gian' phải kéo dài mà 'MỨC1' có thể duy trì đột kích trong ngày hoặc vài ngày (ngày vài lần hoặc ngày 1 lần hoặc vài ngày đan xen một vài lần) và 'MỨC 2' về sau có thể phải chuẩn bị lâu hơn. 
      'MỨC 1' có thể trong ngày hoặc vài ngày...nhưng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải luôn đột kích duy trì tấn công cho tới khi dành lại đảo. 'MỨC 2' phải luôn khẩn trương dồn hết sức mạnh đan xen.
      Dồn toàn bộ sức mạnh của Đất nước để trường kỳ cuộc chiến cho tới khi dành lại được đảo.
  3- Để chuẩn bị 'MỨC 2' thì nền quốc phòng Việt Nam phải không ngừng hợp tác với mọi nước để có nguồn lực sẵn sàng cho 'số lượng' trận ở 'MỨC 2' phải có.
   Trong một tháng có mấy lần 'MỨC 2', trong vài tháng, vài năm...kéo dài, mà tìm đúng 'thỏa thuận' nguồn có sẵn sàng cho mọi 'cấp độ' leo thang 'MỨC 2' với sức mạnh vũ khí phái tăng dần (khi cần mua được)..
 4- Ưu tiên tăng cường quốc phòng cho 'biển đảo'. Đất liền quốc phòng được trang bị ít hơn và yếu thì khi bị nước khác mạnh tấn công chiếm vài tỉnh thì sẽ chiến tranh nhân dân dành lại sau. Dân còn thì nước không bị kẻ địch chiếm lâu được.
 5- Trung Quốc vi phạm luật pháp Quốc tế mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì:
   - Phản đối mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Đấu tranh với Trung Quốc phá hoại hòa bình và tiếng nói của Trung Quốc tại diễn đàn Liên Hợp Quốc ít đại diện cho nền hòa bình Thế giới.
   - Kêu gọi mọi nước, mọi tổ chức không ủng hộ Trung Quốc vi phạm mời thầu. Kiên quyết đấu tranh với mọi nước, mọi tổ chức tham gia mời thầu.
  - Quan hệ hai nước với 'hiện tại' xung đột kiểu đó phải là ưu tiên hàng đầu giải quyết trước các mối quan hệ hợp tác hai nước (kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa...).
 - Nhân dân Việt Nam đấu tranh với phần hệ tư tưởng vi phạm luật pháp Quốc tế như thế trong nội bộ Trung Quốc.
  6- Khi Trung Quốc tự 'đặt dàn khoan' nơi đó:
   - Tập trung tất cả mọi nguồn lực đấu tranh cho mối quan hệ hai nước vì hòa bình mà phải dỡ.
   - Tăng cường lực lượng vũ trang bảo vệ, giữ gìn vùng biển.
   - Xem xét mức độ mối quan hệ chiến lược quốc phòng với mọi nước trên Thế giới để tạo sức mạnh chung vì hòa bình.
-    Chuyển sang chiến lược ở  ‘2 nhỏ mục B’ (coi giống như đánh đắm tàu chiến) của “cách vấn đề Biển Đông'.  
(mình là con người tự do - Phấn đấu thành công cho Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP;  'Chiến lược phòng thủ biển đảo của Việt nam'  làm gửi cho nhà nước Việt Nam bởi thấy bị nước khác đe dọa và một số nhân dân lo sợ; ngày 7/7/2012).
    Chú thích:
     Mời xem thêm 'cách vấn đề Biển Đông' (bài viết ngày 11/6/2011 khi xẩy ra sự kiệntàu Bình Minh 02) Cách Vấn đề biển Đông
  
Chiến lược đường 'lưỡi bò' phá hủy nhà nước Trung Quốc vì:
Ngày 23/4/2013
 - Trung Quốc đang chiếm đoạt của Thế giới tại Biển Đông. 
     Phân tích: 
    Các nước ở khu vực Biển Đông được thế giới công nhận thềm lục địa chạy theo bờ của mình với khoảng cách được quy định theo luật pháp Quốc tế. Khi đó với quyền mỗi nước được sở hữu sẽ tạo thành đường nối mà phần ở giữa sẽ có kiểu hình học như 'vũng nước' (hoặc miếng bánh bột dát mỏng - ký hiệu Q) và đó chính là phần biển được coi là của Quốc Tế.
   Trung Quốc tuyên bố 'đường lưỡi bò' chẳng khác gì tạo kiểu tự tuyên bố ranh giới theo kiểu 'vũng nước loang ra - hoặc vết dầu loang' nhằm lấy hết phần còn lại của Q. Chẳng hạn: thềm lục địa của Việt Nam là V, của Philipines là P, của Malaysia là M, của Trung Quốc là T....thì Trung Quốc thực hiện chính sách vết dầu T không tuân thủ trong ranh giới của mình mà đẩy loang ra chiếm hết Q.
    Trung Quốc thực hiện chính sách thế thì chẳng khác gì một nước bất kỳ K nào đó trên Thế giới tự tạo chiến lược kiểu 'vết dầu loang K' để chiếm vùng biển Quốc tế nào đó tùy sức mạnh của họ mà nhân dân Thế giới bị phục tùng sức mạnh của họ (chẳng hạn: Mỹ cũng sẽ tự tuyên bố được các 'vết dầu loang' của họ là MY tùy ý theo khả năng áp đặt được dựa theo một số 'liên quan địa chính trị' và kinh tế xã hội của họ; chiếm hết 1/4 biển Thái Bình Dương chăng?).

   Để che lấp 'tài sản' của nhân dân Thế giới ở Biển Đông mà Trung Quốc muốn chiếm đoạt thì họ sử dụng chiến thuật gì? Trả lời đó là:
   1/Tăng cường xung đột với tất cả các nước như Nhật Bản, Ấn Độ...(và tất nhiên cả các nước Đông Nam Á), nhằm đánh lừa nhân dân Thế giới là Trung Quốc đang thực hiện chính sách bành trướng nhằm chiếm đoạt 'biên giới' của nước khác (nếu nhân dân Thế giới hiểu cũng phần lớn chỉ mức đó; nhưng ở đây Trung Quốc tạo cớ là 'đang tranh chấp', nếu ai tìm hiểu sâu thì cũng chỉ coi là Trung Quốc xâm chiếm của láng giềng). 
  Mở nhiều mặt trận 'xung đột' nhằm che mắt nhân loài ở Biển Đông.
  2/ Muốn dùng kiểu 'T' chiếm hết Biển Đông (muốn chiếm 'Q') và được nhiều thì sẽ mở rộng 'T' lấn sang của 'V' - 'P' - 'M'...mới đánh lừa được nhân dân Thế giới.
  3/ Thực hiện chiến lược tạo cớ tranh dành ảnh hưởng 'siêu cường', đối chọi, đối kháng Mỹ chuyển trục....với các nước lớn khác (như Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản....) nhằm tạo phần 'Q' của nhân dân Thế giới bị lẫn lộn kiểu 'biến mất'. 
  4/ Lợi dụng tranh dành một số đảo để phá 'Q' của nhân dân Thế giới và phá các 'V' - 'P' - 'M'....

     Vậy bất cứ công dân nào trên Thế giới đều có quyền được quyền kiện lên tòa án Quốc Tế là Trung Quốc vi phạm pháp luật nếu tuyên bố ranh giới 'đường lưỡi bò' phi lý.
     Nếu Trung Quốc áp đặt được đường lưỡi bò thì chẳng khác gì các vùng biển trên Thế giới ai có sức mạnh đều 'dành làm của riêng' được.
     Một Nhà nước mà vi phạm pháp luật, dành lấy tài sản của nhân dân Thế giới thì dễ suy yếu, nhà nước đó không đủ danh nghĩa. Trung Quốc mà tuyên bố và áp đặt đường lưỡi bò chẳng khác gì dành lấy tài sản của một người dân da đỏ ở châu Mỹ, một trẻ em ở châu Phi, một bà già ở Syria, một chị gái ở EU....

    Vấn đề 'Biển Đông' phải được đàm phán giải quyết 'tôn trọng lẫn nhau, cùng phát triển hòa bình, tuân thủ Quốc tế'. Có như thế mới xứng đáng 'văn minh', mới tôn trọng 'quyền con người' của nhân dân Thế giới (mỗi người dân Thế giới có lợi ích tài sản chung Q).
   (mời xem thêm các bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)
   (Lê Thanh Đức - làm cho chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)
Chiến lược, chiến thuật của Mỹ nếu xẩy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông
      1/ Mỹ đề ra mức 'ngưỡng cấm vận' theo mức leo thang xung đột nếu xẩy ra với Trung Quốc. Nền kinh tế của 'đồng minh' Mỹ sẽ có thiệt hại khi Trung Quốc đáp trả cấm vận nhưng sẽ nhỏ hơn so với Trung Quốc bị và trong dài hạn thì đánh bật, dành thị phần, đẩy Trung Quốc vào thế yếu.
  Trung Quốc nếu bị 'cấm vận' nguy cơ sẽ bị tụt hậu lại sau đối với 'hàng hóa' mang tính tích lũy kỹ thuật cao.
  Trung Quốc được ví như 'công xưởng Thế giới' (mời xem: Trung Quốc phải sợ chiến tranh như thế nào? https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/trung-quoc-phai-so-chien-tranh-nhu-the-nao) nhưng khi cấm vận thì 'công xưởng này sẽ bị phá vỡ' và nhường lại cho mọi nước nhỏ và mọi khu vực như thế nào? Những 'công xưởng' kiểu chia ra ở 'các nước - các khu vực' sẽ phối hợp tốt hơn với 'đông minh' Mỹ như thế nào?
  Nền kinh tế Trung Quốc không có khoa học 'mũi nhọn' tốp đầu Thế giới, nếu xung đột lớn xẩy ra sẽ có 'cuộc chiến' kinh tế làm kinh tế Trung Quốc bị thụt lùi, không gượng dậy theo kịp (mời xem: Lý do Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/nhat-ban/ly-do-nhat-ban-khong-so-doi-dau-quan-su-voi-trung-quoc...).

   2/ Mọi diễn đàn về những khu vực thì nêu những vi phạm của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo.

    3/ Liên kết - hợp tác, phát triển thị trường tốt với Asean và Asean đoàn kết tạo một khối thị trường tốt.
    Một Asean đoàn kết sẽ tạo thị trường chung tốt hơn bị chia rẽ bởi khi đó EU, Mỹ hay Nhật Bản...ký kết với Asean là được cả mà không mất công manh múm từng nước.

    4/ Asean thực hiện được đường lối chính sách số đông có lợi (tính đồng thuận cao tạo lợi thế cho mỗi nước) để tránh xu hướng một vài nước nhỏ trong khối bị chia rẽ tách ra (kiểu bị mua chuộc - đầu tư).
   Chẳng hạn: như Campuchia trước đậy không chung tiếng nói vấn đề 'biển đảo'? Thực hiện bằng cách: cơ sở hạ tầng chung của khối, thúc đẩy văn hóa kinh tế chính trị của khối, 'công xưởng chung', khai thác 'lợi thế địa chính trị chung...(tách bạch ra những nước phản đối vấn đề, khác với một nước không phản đối thì không đại diện cho cả khối là không phản đối). 

     5/ Mỹ áp dụng được chính sách ở Biển Đông là: a/ hòa cũng có lợi (bởi là đầu tàu phát triển 'gắn kết' làm ăn); b/ xung đột leo thang cũng có lợi (nhiều nước dựa); 
     Muốn vậy: Mỹ phải kiên trì và chấp nhận 'thiệt hại' với xung đột (nếu xẩy ra) để thực hiện tốt chính sách 'không bỏ rơi', không để Asean bị chia rẽ mà luôn  được lợi lớn.

   6/ Giúp Asean đạt chính sách với Trung Quốc là: Trung Quốc nếu phối hợp tốt với Asean thì có lợi thế và gây bất ổn với Asean thì mất lợi thế. Muốn vậy Asean đạt: 
     -  Đoàn kết.
     - Thị trường tốt.
     - Phối hợp với nhau khai thác và bảo vệ tốt môi trường.
     - Chung tiếng nói theo luật pháp Quốc tế.
     - Chiến lược 'địa chính trị' từng nước gắn với chiến lược 'địa chính trị' của khối.
     - Phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội...cạnh tranh với Trung Quốc về 'phương Đông'.
     - Thúc đẩy phương thức sản xuất và 'bảo vệ người tiêu dùng' để tự đảm bảo lợi thế về phát triển kinh tế.
                                                                                                     .....
     7/ Bắt buộc ký hòa bình những môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội....
   
     8/ Những đường ra cho các nước khác khu vực xung đột (bảo vệ những tuyến hàng hải).
  
    9/ Bản đồ quân sự Mỹ (và những bản đồ quan trọng khác) không chấp nhận 12 hải lý của 'đảo nhân tạo Trung Quốc' khi có chiến tranh.
     Luôn có kế hoạch tuần tra Biển Đông không chấp nhận '12 hải lý Trung Quốc' (kế hoạch thì luôn có 'định kỳ' nhưng cân nhắc lúc thực thi để đề phòng bị bắn 'rơi - chìm'). 
     Áp dụng thành chiến lược kiểu 'tuyên bố chiến tranh với Trung Quốc' khi xẩy ra các vấn đề xung đột lớn khác (như Đài Loan, Nhật Bản...)?. Phát động chưa? đặt Trung Quốc ở 'tình trạng' luôn bị động là Trung Quốc luôn phải sẵn sàng chiến tranh với Mỹ bởi 'Trung Quốc' cố 'bắn trả' ở vùng 12 hải lý đó trong khi Mỹ theo quan điểm mọi nước khác trên Thế giới và luật pháp Quốc tế thì vùng đó là tự do hàng hải.
    Vậy Trung Quốc tuyên bố vùng 12 hải lý của đảo nhân tạo như thế tức là Trung Quốc luôn sẵn sàng tuyên bố chiến tranh gây hấn với Mỹ, còn Mỹ thì luôn đấu tranh để bảo vệ 'quyền tự do hàng hải' quyền hòa bình ở khu vực đó cho mọi nước.

    10/ Tuyên bố những đáp trả cấp độ xung đột giới hạn theo 'cấp độ' (cản trở, chìm - rơi, đánh đảo...) và mức bổ sung 'úp lớn'.

   11/ Trung Quốc áp dụng chiến lược 'đẩy an ninh xa bờ'  và 'đưa bất ổn sang ở láng giềng' thì các nước đáp lại 'chặn cửa ra' và 'cô lập vòng quanh'.
        Trung Quốc áp dụng tạo bất ổn để phá 'công xưởng' Asean thì các nước áp dụng chính sách hạn chế thị trường của Trung Quốc và tách.

   12/ Trung Quốc áp dụng chính sách đẩy phức tạp của phòng thủ gần bờ ra Biển Đông thì Mỹ phối hợp với các nước đẩy Trung Quốc thế yếu về ngoại giao, kinh tế - văn hóa xã hội...(Trung Quốc sẽ bị phức tạp những vấn đề này) và Mỹ tạo tích tụ 'úp lớn'.
    Không kiểu: than đá của Úc thì nguồn mua chủ yếu từ Trung Quốc mà không dám chính sách cứng với Trung Quốc, bởi 'đánh bật Trung Quốc' sẽ được 'thị phần' khác lớn hơn ở các nước Asean và 'cuộc chiến leo thang' về kinh tế sẽ làm khoa học kỹ thuật của 'hàng hóa' Trung Quốc bị lạc hậu, không theo kịp thời đại dẫn tới về lâu dài Trung Quốc bị phụ thuộc đi sau các nước phát triển (sự phụ thuộc đi sau thì sẽ phụ thuộc cực lớn mọi vấn đề, kể cả vấn đề tài nguyên - tức là bị lệ thuộc, khống chế nguồn cung; chẳng hạn: Trung Quốc tụt hậu sẽ 'khó tự chủ nguồn dầu'...).  .
    Chính sách của Mỹ dành lấy các khu vực hơn là bắt tay cùng với Trung Quốc chia phần các khu vực, bởi phân chia với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ gây 'bất ổn' hỏng hết các khu vực và không áp dụng được lợi thế đầu tàu của Mỹ (về khoa học công nghệ, cách phát triển..) với các khu vực.

   13/ Mỹ chính sách kiểu đi giữa 'hai làn đạn' để ngăn xung đột xẩy ra (giữa Việt Nam và Trung Quốc). Kiểu người A và người B định bắn nhau nhưng cứ vướng người C đi lại ở giữa mà trong khi đó người C không ai dám động tới.

     14/ Mỹ chấp nhận mức thiệt hại 'xung đột' nhỏ (kiểu va chạm 'chìm - rơi' của tầu và máy bay) nhưng qua đó có cớ mà bố trí lớn để 'úp được' (mặt trận phương Đông lúc đó chỉ nhằm Trung Quốc và vấn đề Đài Loan sẽ quá lớn đối với 'thiệt hại' cho Trung Quốc nếu xẩy ra).

    15/ Mỹ giúp các nước - từng nước chiến lược phòng thủ 'biển đảo' (không thất thủ)

     Với Việt Nam bằng cách: nguồn mua bán cung cầu vũ khí theo chiến lược Việt Nam cần; can thiệp về kinh tế - chính trị - ngoại giao...nhằm ngăn chặn thế mạnh Trung Quốc nếu nguy cơ leo thang bất ổn; đạt hai nước Việt nam và Trung Quốc chỉ còn tồn tại kiểu xung đột vấn đề va chạm 'chìm - rơi' của tàu và máy bay...

   16/ Trung Quốc chủ động xung đột có giới hạn (kiểu chiến tranh biên giới với Ấn Độ trước đây tiến 3 bước nhưng chỉ lùi 2 bước và giữ lại 1 bước chiếm), chẳng hạn: đánh chiếm 3 đảo và chỉ trả lại 2 đảo  do áp lực Quốc tế.

   - Philippines có 'tối hậu thư' và Malaysia  có cách gác cửa nên chỉ cần yêu cầu là Trung Quốc phải trả 'đảo'; chỉ còn vấn đề 'đảo' của Việt Nam là yếu nhất trong khâu phòng thủ.

     17/ Malaysia phải biết lợi thế sức mạnh 'tiếng nói' bởi gác cửa ra (vị trí địa chính trị - mọi nước qua khe hẹp).
   Trung Quốc dù mạnh  thế nào cũng phải luôn sợ Malaysia, nhưng cả Asean bất ổn là Trung Quốc trấn áp được Malaysia (không dám 'tấn công riêng' Malaysia).
   Chiến lược của Malaysia là củng cố khối 'đoàn kết' Asean thì mọi nước lớn nhỏ đều phụ thuộc.

    18/  Philippines có Mỹ chỗ dựa và có chiến lược 'tối hậu thư' (mời xem: Tối hậu thư của Phillipines để buộc Trung Quốc bớt hung hăng là https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/philippines/toi-hau-thu-cua-phillipines-de-buoc-trung-quoc-bot-hung-hang-la ), chỉ còn vấn đề 'đảo' của Việt Nam nguy cơ bị đánh? 
   Mọi 'xung đột - tuyên bố' khác gắn với cả Asean. Trung Quốc lợi dụng căng thẳng với Mỹ mà chỉ tấn công Việt Nam (kiểu Trung Quốc 'giả vờ' khiếp Mỹ mà chấp nhận 'làm hèn' đánh Việt Nam, nhưng mục tiêu chính là chỉ cần đánh Việt Nam).
  
    19/ Việt Nam giữ được đảo là cả Asean giữ được đảo.

    20/ Mỹ được các nước dựa 'bảo vệ' đảo mà như có đảo (được dựa lớn như có 'đảo lớn').
    
    21/ Giám sát tốt, chia sẻ tin tức tình báo.
     
     22/ Việt Nam chia sẻ lịch sử về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho nhân dân mọi nước và nay mong muốn các nước lập hòa bình ổn định cho khu vực, các nước hãy cùng thỏa thuận hợp tác vì xây dựng môi trường hòa bình, ổn định cùng làm ăn thịnh vượng. 
  
      23/ Phòng thủ 'đảo' của Việt Nam:
       - Tạo chiến lược mọi đảo dễ chiếm nhưng khó giữ. Tức là 'đủ tên lửa' tàn phá mọi đảo. 
        Cuộc chiến không đơn thuần diễn ra kiểu 'bộ binh' trên từng đảo mà tạo cuộc chiến bằng 'máy bay - tầu' khu vực mở rông xung quanh các đảo.
      - Không sợ Trung Quốc leo thang mở rông cuộc chiến toàn diện bởi sẽ kéo nền kinh tế Trung Quốc thụt lùi (kinh tế Trung Quốc bây giờ mà gặp khủng hoảng thụt lùi sẽ không gượng dậy được bởi Trung Quốc không phải là nước tích tụ khoa học kỹ thuật tốp dẫn đầu mà chỉ thế mạnh hàng hóa giá rẻ).
      - Trung Quốc chỉ có chiến lược tập trung cực lớn rồi đánh chớp nhoáng thì Việt Nam đáp lại 'kiên trì phản công' kéo dài cuộc chiến biển bằng kiểu 'du kích biển' là từng tốp tầu (hay từng máy bay) đột kích tên lửa. Hoặc Trung Quốc áp dụng chiến lược 'dùng hạm đội vừa phải tấn công' chiếm lấy bằng cuộc chiến hơi ngang ngửa rồi điều lực lượng lớn ra 'đe dọa' Viêt Nam để ngăn Việt Nam phản công thì Việt Nam áp dụng chiến lược leo thang 'tên lủa phòng thủ bờ' khống chế toàn bộ vài trăm km độ rộng vùng biển dài và trong khi đó 'tên lửa' bờ trợ giúp các mũi duy trì tấn công 'vùng đảo' đang bị thất thủ.
       Tóm lại: a/ Việt Nam chấp nhận cuộc chiến 'ngang ngửa' kéo dài nếu Trung Quốc điều quân vừa phải 'đánh đảo' và sẵn sàng lâu dài.
                     b/ Việt Nam chấp nhận cuộc chiến toàn diện 'tên lửa' bờ nếu Trung Quốc điều quân áp đảo. Chiến thuật 'tên lửa' bờ thì nhiều hạm đội mạnh dàn ra 'kín biển' chẳng có tác dụng.
       Việt Nam nếu kiên trì chấp nhận cuộc chiến thì sẽ phá hỏng nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc lúc đó có thể thắng kiểu tiêu diệt nhiều lực lượng quân sự của Việt Nam nhưng sẽ không 'chiếm được cái gì để lợi thế cho đất nước Trung Quốc' và để thắng phải duy trì nhiều hạm đội chầu trực vùng bờ biển Việt Nam làm tiêu hao toàn bộ sức mạnh quân sự Trung Quốc (trong khi đó: để thắng Việt Nam thì Trung Quốc cũng đã tổn thất nhiều bởi 'phòng thủ tên lửa' thì luôn lợi thế hơn lực lượng tầu tấn công; 'chầu trực' kéo nhiều hạm đội tới vùng biển sẽ bị kiểu 'du kích tên lửa biển' phát huy sức mạnh).
       Chiếm vùng biển thì không neo tàu ở đó mà tuyên bố chủ quyền kiểu khống chế được (bị tên lửa); chiếm đảo thì bị 'kéo dài cuộc chiến du kích tên lửa biển' và mũi đột phá.
     Vài tỷ USD (chục tỷ) của Việt Nam nếu mất cho vũ khí (tên lửa) cuộc chiến thì mọi hạm đội của Trung Quốc cũng bị tan tác. Nền kinh tế Việt Nam bị tàn phá thì nền Kinh tế Trung Quốc cũng chẳng còn gì (thụt lùi mọi vấn đề, không gượng lên kịp). 
      Cuộc chiến biển của Việt Nam với Trung Quốc sẽ bịt hết cửa ra của Trung Quốc (nếu xẩy ra chiến tranh như kiểu Việt Nam và Mỹ trước đây). 
       Thế tại sao những năm trước Việt Nam bị đánh chiếm đảo mà Trung Quốc không sao? trả lời: vì Việt Nam lúc đó chưa có chiến lược, chiến thuật biển toàn diện - chưa tạo được mũi phản công.

       Mỹ hiểu rõ chiến lược, chiến thuật của Việt Nam để 'đảm bảo' đúng về lợi ích kinh tế, quân sự....
     
Mời xem thêm: Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/phong-thu-bien-dhao-cua-viet-nam
                         Chiến lược giữ 'đảo' của Việt Nam https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/chien-luoc-giu-dao-cua-viet-nam
                  Giải bài toán đánh chặn tên lửa Trung Quốc https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/giai-bai-toan-danh-chan-ten-lua-trung-quoc

    (Lê Thanh Đức - con người tự do, phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển UNDP)
    Nhật ký ngày 27/8/2015 làm gửi cho Mỹ.

 (mình là con người tự do phấn đấu cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP; cùng UNDP nhận định và phương pháp cho sự vận động; vấn đề Biển Đông làm riêng cho các nước trong khu vực nhưng sẽ có gửi cho UNDP và đại sứ quán các nước; Lê Thanh Đức, 39 Ngư Hải - Vinh city - tel 01234321000).

     A - Việt Nam:

1-  Khẳng định chủ quyền vùng biển, hải đảo.

2- Không chấp nhận yêu sách đường 'lưỡi bò' phi lý của Trung Quốc

3- Chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp Quốc tế, công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.


     B - Chiến lược:

1- Trung Quốc gây xung đột (kiểu cắt cáp tàu Bình Minh 02; chèn phá tàu đánh cá ngư dân...):

 a- Nhà nước Việt Nam phản đối với cộng đồng Quốc tế, có chính sách đấu tranh.

 b- Người dân, nhất là tầng lớp 'học sinh - sinh viên' phải lập tức phản đối mạnh mẽ ('không như thế... với Trung Quốc' - các biểu tượng thể hiện, cùng). Người dân lập tức phản đối ngay (trước cả tuyên bố của Bộ ngoại giao), có quyền tự thể hiện đúng về bảo vệ hòa bình và luật pháp Quốc tế (giai đoạn kiểu xung đột này quan trọng nhất nhờ công cực lớn 'mục b'  của các bạn học sinh - sinh viên...chính nghĩa thì ta quyết đấu tranh chứ không bị lợi dụng hay cản trở của thế lực chính trị nào cả).

c- Trang bị cho tàu thuyền ngư dân về  hệ thống định vị và thông tin để khẳng định hoạt động đúng trong đánh bắt cá. Bằng chứng về tọa độ đánh bắt để phản đối khi bị chèn phá sai luật pháp Quốc tế.


2- Trung Quốc nếu mà leo thang hơn nữa gây xung đột (kiểu đánh đắm tàu chiến Việt Nam, bắn giết tàu ngư dân...) đẩy tới bờ vực chiến tranh.

    Chính sách Quốc phòng của Việt Nam:

      Tăng cường hệ thống phòng thủ 'tên lửa' vùng biển gần dọc đất liền.

      Vị trí địa ví của Việt Nam: Chỉ cần hệ thống phóng thủ tên lửa tốt sẽ ngăn được sự bành trướng qua lại (vùng thềm lục địa...).

     'Hệ thống phòng thủ tên lửa' cần hiện đại nhưng để trên các kiểu 'tàu phà đóng kiểu quân sự' bình thường dọc ven biển (tên lửa hiện đại để hiệu quả vài trăm km; tàu phà bình thường để chẳng cần phải tốn kém tàu chiến hiện đại - nhưng phải khác tàu dân thường').

     Chiến tranh nổ ra: nơi dân thường ở trên đất liền chẳng nước nào dám đụng tới; cuộc chiến ở biển hệ thống tàu thuyền, điểm tên lửa...

    Quốc phòng Việt Nam chỉ cần mức vậy thì cả nền Quốc phòng lớn của Trung Quốc đã khó, chứ chưa nói tới Mỹ...

    

    3 - Trung Quốc nếu cứ dây dưa xung đột 'kiểu với tàu Bình Minh 02 hoặc chèn phá tàu đánh cá ngư dân'... mà không giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp Quốc tế, công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc thì quá trình bất ổn kéo dài sẽ gây cản trở cho chính Trung Quốc hơn trên con đường trở thành nước lớn khi mong so ngang sức mạnh với Mỹ. 'Biển Đông' chưa thông, chưa ổn thì Trung Quốc khó được sự thừa nhận hợp tác tốt với Thế giới. 'Đường lưỡi bò' phi lý thì chẳng bao giờ thông được bởi làm sao đủ sức và pháp lý để giữ.

     Nền kinh tế Việt Nam kém hơn và đi sau Trung Quốc thì Trung quốc cố tình kéo dài bất ổn Biển Đông hoặc đè ép nước khác một cách phi lý mà không chịu giải quyết bằng phương pháp hòa bình thì càng thiệt hại cực lớn cho Trung Quốc khi muốn trở thành nước có trách nhiệm và tầm ảnh hưởng tốt với sự phát triển Thế giới, chứ Việt Nam thì thiệt hại ít hơn ('gậy ông đập lưng ông').

    Khi sự kiện kiểu 'tầu Bình Minh 02' mà mạng truyền thông Trung Quốc đổ lỗi sai hoặc gây 'phong trào' tuyên truyền thì người dân cũng chẳng sợ. Sự lớn lên của 'đôi co' sự kiện (qua các mạng...) sẽ được cả Thế giới biết đến một nước lớn ứng xử chưa thỏa đáng với láng giềng; Nước lớn dù truyền thông mạnh 'kiểu Spam' thì bị 'chê cười' nhiều hơn. Các bạn 'học sinh - sinh viên' hãy mạnh mẽ đấu tranh theo và giải thích đúng với bạn bè khắp Thế giới, đó cũng chính là vì đấu tranh hòa bình cho nhân loài.


     4- Các nước xung quanh Biển Đông như  Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines cũng nên chiến lược vậy (hoặc chỉ Việt Nam nên kiên định, hoặc thêm vài nước, hoặc tất cả); các nước trên Thế giới nên cùng ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp vì sự tiến bộ nhân loài, sự giao lưu tốt cho người dân mọi nơi - cho tất cả các nước.

     Những nước như Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines...mà cảm thấy cần sự phối hợp chung tất cả các nước trên Thế giới để vì sự ổn định và hòa bình phát triển thì mời những nước khác cùng tập trận phòng thủ. Cứ khi có sự kiện 'bất ổn' thì được nước khác giúp là quý...Việt Nam cũng nên tham gia tập trận chung hoặc cử quan sát viên với tất cả các nước khi tập trận để tạo tin tưởng tốt với nhau vì sự hòa bình phát triển, tôn trọng luật pháp Quốc tế mà không bị hiểu lầm đơn phương tấn công nước nào.

 




 Bình chú ( 24/6/2011):

     Những yếu kém trong vấn đề tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam:

   1- Một số vấn đề Quốc tế phản ánh chưa hợp thời và kịp lúc:

     - Phản ánh vấn đề Mỹ  với Trung Đông nên phản đối khi đưa quân đơn phương lật đổ chế độ ở Iraq...Nhưng phải ủng hộ mạnh mẽ Mỹ đấu tranh với những phần tử Hồi giáo cực đoan âm mưu tạo đế chế đạo Hồi với lối sống khắc nghiệt, không đáp ứng quyền con người, không đúng xu hướng văn minh nhân loài...Tất cả các nước trên Thế giới ngăn nguy cơ tư tưởng Hồi giáo cực đoan chống phá gây loạn các nước khu vực Trung Đông.
     - Vấn đề Afghanistan thì phản đối Mỹ và các nước những can thiệp chưa đúng...Nhưng phải làm rõ Taliban bắn phá tượng Phật, xu hướng Nhà nước Taliban cản trở văn minh nhân loài...mà phân tích mức độ các chính sách.
    - Vấn đề Libi nên phản đối chiến tranh kéo dài gây thảm họa nhân đạo và chính sách gì chưa đúng ...Nhưng cũng phải phản đối chính quyền ông Gadhafi chưa đáp ứng đòi hỏi chính đáng người dân và nắm quyền lâu không dân chủ.
  - ....
      
       Khi các vấn đề Quốc tế Việt Nam phân tích phù hợp, với tiếng nói khách quan (dân chủ đúng, mức dầu,  khủng bố, sa lầy, dân thường, gánh vác, nguy cơ, trách nhiệm...) thì  khi vấn đề Biển Đông các nước EU, Mỹ và nhiều nước khác... sẽ góp tiếng nói khách quan, mạnh mẽ cho vấn đề hòa bình ổn định ở Biển Đông. Chứ hiện tại chỉ một số nước đang tiếng nói vì trách nhiệm, quyền lợi và những cá nhân là nhà chính trị nhiệt tình đấu tranh vì vấn đề.
     
 2- Khi có sự kiện xẩy ra 'kiểu tàu Bình Minh 02' bị cắt cáp thì những ngày gần đó người dân được quyền biểu tình đúng đấu tranh cho hòa bình và ổn định. Nhà nước chỉ quản lý không để những đối tượng xấu lợi dụng phá hoại ổn định.
    Xẩy ra sự kiện xâm phạm chủ quyền thì  người dân được tạo phong trào biểu tình ôn hòa trong giai đoạn những ngày gần sự kiện, đáp ứng quyền đòi hỏi chính đáng người dân một cách mạnh mẽ (chính quyền hướng dẫn đúng quyền lợi; không gây giảm hưng phấn lòng nhiệt huyết). Những ngày xa sự kiện chính quyền không ủng hộ biểu tình nữa (bởi dễ bị lợi dụng sự việc khác; bởi đã có sự việc giải quyết giai đoạn sự kiện đó; bởi kéo dài mức gắn sự kiện cũ sẽ làm phong trào kém nhiệt huyết và thiếu bùng nổ khi bị sự kiện mới...).

3- Đề ra chiến lược quốc phòng phù hợp (như bài viết trên), với cách đó:
  - Nếu chiến tranh nổ ra vẫn sẽ khống chế được Biển Đông, giữ được vùng biển của Việt Nam.
 - Những nước khác dù thế nào thì Việt Nam vẫn bảo vệ vững chắc được và cách đó sẽ có các nước khác vì hòa bình ổn định.
 -  Khi đó dù nền kinh tế và quốc phòng kém hơn Trung Quốc nhiều nhưng Việt Nam biết dành đầu tư đúng cách phòng thủ thì chỉ cần đầu tư ít mà hiệu quả cực lớn (chứ nêu phải chạy đua vũ trang và trang bị quốc phòng phụ thuộc lớn kinh tế Đất nước là chưa đúng chiến lược; ban hành tổng động viên đúng  lúc sự kiện tàu Bình Minh 02 là chưa hợp cách).
    Phải phổ biến chiến lược đúng vậy cho người dân biết cách chung công sức đấu tranh mà không bị sợ và xã hội thì luôn giữ được ổn định phát triển.
   Trung Quốc mà dùng nền quốc phòng lớn (đã có) để dọa làm mất ổn định và gây bất ổn kinh tế và xã hội thì trả lời: Trung Quốc bỏ ra 10 thì  Việt Nam chỉ cần bỏ ra 1 cũng phòng thủ được; 1 tàu hiện đại đắt tiền của Trung Quốc thì cũng chỉ cần 1 dàn tên lửa tầm bắn vài trăm km là khống chế nếu xâm phạm.

Giải bài toán đánh chặn tên lửa Trung Quốc

Việt Nam đưa tin "Tên lửa DF-11 Trung Quốc đặt ra bài toán đánh chặn cho Việt nam?"

  DF-11 tiêu chuẩn có chiều dài 7,5 mét, đường kính 0,8 mét, trọng lượng phóng 3,8 tấn, DF-11A có chiều dài 8,5 mét, đường kính 0,85 mét, trọng lượng phóng 4,2 tấn. Tên lửa có thể mang theo đầu đạn chất nổ mạnh HE nặng từ 500-800kg. Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và GPS nên có độ chính xác tương đối cao. Bán kính lệch mục tiêu CEP của DF-11 khoảng 500-600 mét, với DF-11 A chỉ số CEP chỉ còn khoảng 200 mét.

  DF-11A được đưa vào biên chế với một lữ đoàn tên lửa chiến thuật ở quân khu Nam Kinh. DF-11A được triển khai hoạt động trong lực lượng lục quân như một vũ khí tầm xa cấp chiến dịch-chiến thuật. Nó đảm đương các hoạt động tác chiến trên 50km ngoài tầm của pháo binh và dưới 600km của tên lửa chiến lược.
Báo cáo của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ năm 2007 cho biết, có khoảng 575-626 tên lửa DF-11 cùng khoảng 110-130 bệ phóng được triển khai dọc theo eo biển Đài Loan. DF-11 được coi là một trong những vũ khí chủ lực trong trường hợp Trung Quốc mở chiến dịch tấn công vào Đài Loan.
   Những tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu DF-11 không chỉ là mối đe dọa đối với Đài Loan mà còn cả đối với những quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự DF-11 có thể là một trong những vũ khí được sử dụng đầu tiên để tạo lợi thế áp đảo về chiến thuật từ đó nắm lợi thế chiến lược. DF-11/11A là một tên lửa đạn đạo chiến thuật nguy hiểm với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
   Với độ chính xác cao, DF-11/11A có thể tấn công các mục tiêu quan trọng như, căn cứ tên lửa, trung tâm chỉ huy, kho tàng quan trọng, sân bay làm tê liệt khả năng chiến đấu của đối phương. Ngoại trừ Nhật Bản có hệ thống đánh chặn chuyên dụng, các nước còn lại trong khu vực đều không có khả năng đánh chặn tên lửa tầm xa.
  
   Nếu Trường Sa bị tấn công cấp tập bằng tên lửa DF-11/11A thì khả năng sẽ bị phá hủy hết hoặc nếu quân cảng Cam Ranh bị tấn công bằng tên lửa đó thì cũng  bị tê liệt.  Vậy Việt Nam dùng đối sách gì đáp lại?  
   Mình làm giải pháp cho Việt Nam là:
   A/ Vấn đề đảo Trường Sa.
   Nếu bị đối phương dùng tên lửa  DF-11/11A để tấn công cấp tập thì khả năng toàn bộ trên đảo bị xóa sổ. Khi đó Việt Nam đáp lại bằng cách: 
   1/ Dùng  mọi loại tên lửa (trang bị trên tàu chiến, tàu ngầm, máy bay....) để xóa sổ mọi sự chiếm đóng của địch trên đảo. Biến đảo thành nơi dễ công nhưng không thể chiếm đóng được.
  Bước 2: 
   2/ Tăng cường mọi loại tên lửa (trang bị trên mọi phương tiện) để tấn công tất cả mọi phương tiện của đối phương trên biển. Mục tiêu đạt được là tạo thiệt hại cực lớn cho đối phương (nhằm đạt đối phương sẽ thiệt hại hơn nhiều so với Việt Nam bị phá hủy toàn bộ trên đảo).
  - Tấn công 'tên lửa' dành lại Hoàng Sa (dùng mục tiêu dù chưa đạt mục đích).

  B/ Quân cảng Cam Ranh bị tấn công làm tê liệt, không phòng thủ được tên lửa  DF-11/11A thì:
   1/ Phát triển các sân bay dã chiến (tránh sân bay bị phá hủy). Từ đó tăng cường máy bay hiện đại mở cuộc chiến Biển Đông
   2/ Tăng cường trang bị mọi loại tên lửa bờ biển hoặc tên lửa trên các phương tiện (tàu, máy bay...). Nhằm bao phủ cho được tầm tên lửa khống chế khoảng 400km tới 500km so với đất liền (có thể có loại tên lửa cực mạnh, chính xác, khó đánh chặn tầm bắn chỉ 200km nhưng nếu lắp trên máy bay thì dễ khống chế 500km bởi máy bay chỉ cần hoạt động cách không xa bờ. Máy bay cách 200km thì có tên lửa bờ biển 'tiếp viện' bảo vệ  và máy bay tầm hoạt động ngắn sẽ khó bị bắn hạ).
   
  Đẩy lùi Trung Quốc xa cách bờ Việt Nam khoảng vài trăm km thì đường xuống phía Nam của Trung Quốc bị chặn (đường phía Nam là đường ra chính của Trung Quốc với Thế giới), bởi Trung Quốc không thể đi dịch phụ thuộc phía gần bờ những nước phía bên kia Biển Đông, nếu thế thì bị các nước đó và Mỹ khống chế.

   Vậy khi Trung Quốc dùng tên lửa  DF-11/11A cấp tập tấn công mà Việt Nam không đánh chặn được thì Việt Nam phải:
 1/ Tăng cường mọi loại tên lửa với cách phòng thủ như trên nhằm đặt 'đảo' ở tình trạng có thể bị phá nhưng không thể chiếm đóng được.
  2/ Đáp trả lại bằng các trận đánh để tương xứng đảo bị phá hủy thì sẽ đánh trả thiệt hại nặng hải quân Trung Quốc.
  3/ Đặt Biển Đông là tình trạng chiến tranh ngăn chặn Trung Quốc.
    Duy trì chiến tranh ở Biển Đông sẽ làm đường ra của Trung Quốc bị chặn. Đặt Trung Quốc tình trạng phải căng ra duy trì quân sự cực lớn để đối phó ở biển mà vẫn bị Việt Nam dùng lợi thế ven bề dễ công, dễ thủ. Chiến thuật đánh biển 'du kích' bằng những tên lửa sẽ đặt mọi hạm đội cực lớn của địch ở thế phải căng ra mà khó giữ.
   Trung Quốc nếu leo thang quy mô chiến tranh sau khi dùng chiến thuật 'tên lửa  DF-11/11A' bị đáp trả 'khốc liệt' thì Trung Quốc sẽ bị thất bại so với Thế giới, Thế giới không chấp nhận một khu vực chiến tranh như thế, Trung Quốc sẽ mất tất cả vai trò và lợi thế phát triển.
   Sau khi tuyên bố tình trạng chiến tranh thì chỉ lập lại 'hòa bình' khi Trung Quốc bồi thường 'đảo Việt Nam' bị bắn phá.

   Tên lửa  DF-11/11A có thể phá hủy mọi căn cứ trên đất liền của Việt Nam nhưng cách tấn công cũng chỉ như máy bay B - 52 rải bom, chỉ khác là không có mục tiêu máy bay B - 52 bị hạ (ở xa câu tên lửa  DF-11/11A vào mà không chặn được). Việt Nam đáp lại bằng 'tản ra' 'che dấu' (các công sự) và phản công đạt mục đích khống chế khu vực Biển Đông, gây thiệt hại. 

   Cách Việt Nam đối phó tàu sân bay Trung Quốc trên Biển Đông:
   1/ Tăng cường sức mạnh tên lửa.
   2/ Tăng sức mạnh không quân.
   Tác chiến máy bay chống tàu sân bay có thể trang bị máy bay hiện đại nhất với tên lửa mang theo uy lực nhất. 
   Tầm hoạt động máy bay có thể cho phép 'một đi không về' tức là tác chiến kiểu tầm bay 1000 km của máy bay thì khi máy bay mất quãng đường 500km ra tới tàu sân bay Trung Quốc, quãng đường 'với lượng dầu' còn lại có thể quần thảo theo chiến thuật công kích gắng đạt mục tiêu mà 'nhảy dù' không đường về máy bay do hết 'dầu' (hoặc hướng biếu nơi). Chiến thuật này tạo giỏi mà phải cực lớn của sự 'đánh đổi' thành công.
   Tăng số lượng máy bay đáp lại chiến thuật 'tàu biển' và đáp lại chiến lược biển. 
   Phi công như thế nào dũng cảm? nếu 100 phi công là đủ cho 100 máy bay thì nên huấn luyện có 150 người (dư 50 người). Bố trí quân như thế khi cuộc chiến 'khốc liệt' mà có thể 3 chiếc máy bay xuất kích 1 chiếc bị rơi thì 'tạo sự gánh vác trách nhiệm khi được giao',  'tình đồng đội chia sẻ' và tạo đúng động lực cá nhân.
   (Lê Thanh Đức - Con người tự do; Phấn đấu cho thành công Chương trình UNDP - Ngày 11/1/2014)
Giải pháp vô hiệu hóa tên lửa HQ - 9 của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm
Giải pháp vô hiệu hóa tên lửa HQ - 9 của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm:
1/ Mỹ tuyên bố và cam kết tuần tra bảo đảm an toàn hàng hải trên Biển Đông. Tăng số lượt tuần tra.
Cam kết sẽ không đánh trả, leo thang chiến tranh ngay với Trung Quốc nếu tầu chiến của Mỹ bị Trung Quốc đâm hoặc bắn chìm...mà nếu xẩy ra 'chặn đứng' hoặc 'bắn chìm' thì Mỹ sẽ áp dụng từng bước leo thang cấm vận về kinh tế, kêu gọi cộng đồng Quốc tế cùng 'mức' cô lập dần (lần 2 bị mới bắn trả, hoặc bị bắn chìm chỉ điều ngay máy bay thả bom đó rồi thôi - mà tiếp theo sẽ cùng triệu tập giải quyết vấn đề). Lúc đó Mỹ sẽ ủng hộ hơn nữa về 'quốc phòng' cho Asean, tăng thêm sức mạnh cho đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc...), củng cố thêm cho Philipines và Đài Loan.

2/ Mọi diễn đàn về hòa bình khu vực luôn yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa.

3/ Asean đẩy mạnh hơn nữa sự gắn kết về văn hóa và kinh tế mà đẩy dần Trung Quốc ra ngoài (chỉ xịch lại gần nhau khi cùng vì hòa bình ở Biển Đông).

4/ Mỹ và nhiều nước phát triển cam kết giúp 'cơ hội' tiềm lực quốc phòng cho các nước trong khu vực nếu bị Trung Quốc tấn công (mua bán, trao đổi, giúp đỡ về 'thông tin'...).

5/ Mỹ và nhiều nước cam kết nếu chiến tranh xẩy ra thì phần còn lại ngoài phạm vi tầm tên lửa HQ - 9, Trung Quốc sẽ không thắng được. Tức là, hiện nay nếu chiến tranh xẩy ra thì Philippines hay Việt Nam... không thắng được khi ở vùng biển trong tầm ngắm tên lửa HQ - 9 nhưng những vùng khác thì ngang cơ vì có Mỹ giúp 'tác chiến' (về quân sự, về hợp tác, mua bán trợ giúp, vay tiền...).

6/ Các nước trong khu vực Asean coi tên lửa đó là Trung Quốc Quốc đang đe dọa chiến tranh nếu sơ xẩy va chạm với Trung Quốc mà giảm mức liên quan 'chính trị' các bên với Trung Quốc (tương tự như tất cả du mọi người đang đi trên đường nhưng có một người thủ dao mà ai lỡ dẫm phải chân sẽ bị đâm').

7/ Mỹ và nhiều nước chuẩn bị tiềm lực quốc phòng với cách 'leo thang' cho các nước xung quanh nếu từng mức nguy cơ chiến tranh xẩy ra khi Trung Quốc xung đột với từng nước. Chuẩn bị kỹ càng, chi li từng mức cấm vận - cô lập Trung Quốc nhằm làm thụt lùi sức mạnh cạnh tranh kinh tế Trung Quốc khi có chiến tranh (có cớ - có cơ hội)...Cuộc chiến chuẩn bị trước về 'cô lập' làm thụt lùi kinh tế Trung Quốc khi Trung Quốc đánh một nước mà được chuẩn bị trước thì Trung Quốc luôn thất bại...(không nước nào đọ được cuộc chiến kinh tế của nhiều nước đánh lại). Trung Quốc mà bị thụt lùi thêm khoảng 20 năm thì không gượng dậy kịp nữa...Trung Quốc lúc đó sẽ lệ thuộc cả Nhật Bản.

8/ Tàu thuyền các nước đi qua vùng tầm tên lửa HQ - 9 là 200 km sẽ treo biểu ngữ'chúng tôi muốn hòa bình - không chĩa tên lửa vào quyền sống và lao động của chúng tôi'.
Thay vào câu biểu ngữ đó (như đi biểu tình) thì các hiệp hội nghề, các nơi lao động, qua lại...hãy tạo ra các diễn đàn phản đối...

(Lê Thanh Đức; nhật ký ngày 25/02/2016 làm cho Chương trình phát triển UNDP)

Kế hoạch N của Nga

 - Kế hoạch N của chiến lược quân sự nước Nga:
  Chiến lược quân sự của Nga tại Đông Nam Á hoặc mở rộng hơn là về phía nam chỉ cần thực hiện tốt  kế hoạch N đơn giản và không tổn phí mà lại còn được lợi ích lớn thị trường.
   Kế hoạch N: Tạo thị trường cung cầu (mua - bán) tốt mọi vũ khí công nghệ hiện đại tốp đầu cho Việt Nam và có thể mở rộng một số cho những nước có lựa chọn ở phía nam bán cầu.
   Việt Nam có nguồn lực sức mạnh quân sự thì sẽ giữ và tự lập được vị thế 'địa chính trị' ở khu vực đó. Nga chỉ cần nhiều nước giữ được tự lập vị thế 'địa chính trị' là sẽ cân bằng được Thế giới. Mỹ, Trung Quốc hoặc những nước khác sẽ không lôi kéo tranh dành ảnh hưởng được, kế hoạch N của Nga sẽ giúp những khu vực ổn định và gìn giữ hòa bình.
 Nga chọn Việt Nam vì Việt Nam có chiến lược quốc phòng phù hợp cách phòng thủ (mời xem bài viết: Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/phong-thu-bien-dhao-cua-viet-nam).

Kịch bản nếu Trung Quốc khống chế được Biển Đông. Khi đó:
 1/ Do bị ép dạt ra mà hình thành dải Philippines, Malaysia, Indonesia...mà mối liên kết từ Nhật Bản qua Hàn Quốc  với các nước phía nam, mở ra với Thế giới. Những nước đó bị ép dựa nhau tạo dải hàng hải (ký hiệu D) mà tạo khối ưu tiên cho nhau để đảm bảo phát triển. Trung Quốc sẽ bị từ bỏ ra khỏi các mối liên hệ thuộc dải đó, tức là bị cô lập ra hầu hết phần ở châu Á.
 2/ Khi đó Việt Nam là nước bị xâm chiếm vùng biển và bị ép lệ thuộc đường ra lớn nhất, dẫn tới xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc dai dẳng.
  Việt Nam là cửa ngõ ra Thế giới của Trung Quốc, nếu Trung Quốc bị Việt Nam quay lưng thì bước chân đầu tiên ra Thế giới của Trung Quốc bị hẫng, bởi Việt Nam là trung tâm của phần nối Đông Nam Á và khi đối kháng mạnh xẩy ra ở Biển Đông thì 'những bước chân đầu tiên của Trung Quốc ra với Thế giới đã phải dò từng bước'. 
 3/ Trung Quốc nếu ép chiếm được của Việt Nam vùng biển thì cũng không làm chủ để ngăn được 'lao động đánh cá' tràn ra của Việt Nam do có dải bờ dài, những tài nguyên khác cũng khó hiệu quả khi môi trường xẩy ra xung đột cao. Trong khi đó Trung Quốc sẽ bị bị loại ra khỏi mối liên kết những nước dải ven bờ Biển Đông. 
 Nhiều nước lớn, nhiều khu vực trên Thế giới sẽ dành hết cơ hội mối liên hệ của Trung Quốc với châu Á, đẩy Trung Quốc ra rìa. Ngáng trở con đường đi lại của Thế giới thì Trung Quốc sẽ bị yêu sách và bị các mối liên kết nổi lên tạo từng mức 'cấm vận' (các mặt), cô lập.
  Những nước lớn chỉ cần Trung Quốc xẩy chân với các nước nhỏ và xâm phạm lợi ích chung sẽ mở được từng mức cô lập Trung Quốc mà đẩy lùi được Trung Quốc chậm phát triển mươi năm thì Trung Quốc không bao giờ gượng dậy kịp trong thời đại hiện nay, lúc đó Trung Quốc sẽ lệ thuộc rất nhiều nước (Nhật Bản, EU...). 

   Vậy, Trung Quốc khống chế được Biển Đông thì cũng chỉ khống chế được Việt Nam, trong khi đó sẽ mất hết ở châu Á. Con đường của 'Thế giới' sẽ hơi lệch sang phía Philippines, Malaysia, Indonesia... mà thôi. Con đường đó thì Trung Quốc không xen vào được và chính con đường D đó lại ngăn Trung Quốc ra với Thế giới. 
 (Lê Thanh Đức - ngày 02/03/2016 làm cho Chương trình UNDP). 

 Lý do các nước ở Biển Đông không sợ nếu Mỹ bỏ rơi 'trục châu Á'

  - Các nước khu vực Biển Đông có lo ngại khi Mỹ bỏ rơi 'trục châu Á', tức là Mỹ thỏa thuận hòa giải với Trung Quốc mà chấm dứt di chuyển tới châu Á? (theo một số nguồn tin Trung Quốc nêu ra). Trả lời:
    1/ Khi đó các nước châu Á sẽ tự tạo thị trường với nhau mà Mỹ bị vứt ra ngoài (ở Việt Nam hàng hóa Mỹ hiện tại cũng đang ít), châu Á tự phong phú được mọi nguồn hàng từ thấp tới công nghệ cao. Mỹ không thể chỉ dựa vào thị trường EU, thị trường châu Phi thì còn nghèo khó phù hợp hàng hóa MỸ.
    2/ 'Đường lưỡi bò' phi lý thì các nước tự đấu tranh được mà không cần lệ thuộc vào Mỹ. Vì sao vậy? Vì Trung Quốc cho tàu chiến chạy 'lông ngông' nơi thềm lục địa nước khác thì cũng chỉ như là 'khách đi đường' nhiều hoặc là hành vi xâm lấn.
    Xâm lấn đất liền thì giữ là có, còn ở vùng biển thì 'đi qua lại chỉ còn sóng biển'.
    3/ Tài nguyên biển hàng trăm năm sau cũng chỉ 'khai thác cá' là chủ yếu (dầu sẽ hết). Khai thác cá thì 'ngư trường' phải văn minh tiến bộ, kẻ ở xa không xua đuổi người dân ở gần để tới đánh bắt được.
      'Tự do hàng hải' vì xu hướng văn minh, thuận lợi cho nhân loài chứ không dùng quân sự để kiểm soát áp đặt được.
Lý do Mỹ sẽ trợ giúp Philippines trong trường hợp xẩy ra xung đột với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông:
Vì sao Mỹ sẽ trợ giúp Philippines trong trường hợp xẩy ra xung đột với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông?

   (dựa vào hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước)

    Vì sao Mỹ không sợ: 
   1/ 'Nước xa không cứu được lửa gần';
   2/ Trung Quốc dễ dàng huy động nguồn lực quân sự lớn; Mỹ khó huy động nguồn lực để mở thêm một cuộc chiến lớn (khác cuộc chiến ở Trung Đông trước đây);
   3/ Trung Quốc thực hiện chiến lược xung đột đánh bại Philippines sẽ đe dọa nhiều nước còn lại trong khu vực và làm thất bại vị trí siêu cường của Mỹ là  không bảo vệ được các đồng minh.

   Trả lời:
   Mỹ không sợ 3 lý do trên bởi:

   1/ Nếu xung đột giữa Trung Quốc và Philippines xẩy ra thì Philippines có lý lẽ đúng về chủ quyền đất nước. Mỹ sẽ dựa vào nhiều nước và mở rộng để phản đối sai trái của Trung Quốc, từ đó sẽ phát động được cộng đồng quốc tế lên án và cô lập Trung Quốc. Trung Quốc sẽ mất hết vị thế nước lớn trên trường Quốc tế.

   2/ Khi xung đột xẩy ra Mỹ sẽ 'hiện diện' nhiều hơn ở Philippines. 
    Địa chính trị của Philippines rất quan trọng với Trung Quốc. Nếu Philippines hoàn toàn phụ thuộc Mỹ thì địa chính trị của Trung Quốc sẽ bị Mỹ khống chế phần lớn. Trung Quốc hòa bình với Philippines mới tạo 'cửa ra' thoáng đạt.
    Nếu Philippines mất 'đảo' thì cả đất nước Philippines sẽ là một đảo cực lớn trở thành 'lợi thế' tiền tiêu của Mỹ khống chế Trung Quốc.

   3/ Vấn đề 'đảo' không thể khiến Trung Quốc bành trướng được toàn bộ vùng biển xung quanh Philippines, bởi:
  a/ 'Đảo' dễ chiếm khó giữ (khi có chiến lược quốc phòng đúng đắn; mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG ).
  b/ 'Luật pháp quốc tế'; 
  c/ Vùng biển rộng lớn không phụ thuộc tất cả vào 'đảo' (chỉ phần) mà phụ thuộc phần lớn vào đất liền (theo luật pháp Quốc tế về 'biển' và chiến lược quốc phòng; mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)

  4/ Mỹ có thể chỉ tham gia chiến đấu một phần nào đó với Philippines nhưng thực hiện chính sách:
   a/ 'Cung cấp vũ khí hiện đại' ;
   b/ Mở rộng cấm vận Trung Quốc (vũ khí, chính trị kinh tế...);
   c/ Philippines có 'hậu cần' mạnh của Mỹ (dù Mỹ không trực tiếp tham gia lớn - chỉ phần quân ở tiền tuyến) thì sẽ kìm hãm được Trung Quốc. Mỹ sẽ thực hiện chính sách 'đối đầu có mức độ' với Trung Quốc và có Philippines đối đầu trực tiếp mà quá trình 'dai dẳng' sẽ làm sụp đổ 'lợi thế' phát triển của Trung Quốc.
   d/ Vấn đề của từng  'vùng biển, vùng đảo' là kiểu tranh chấp mà Trung Quốc không thể dồn tất cả tiềm lực quốc phòng, trong khi đó các nước có thể dùng chiến lược 'phòng thủ thềm lục địa' đáp lại (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG ).

   5/ Mỹ đã thay đổi chiến lược kiểu 'siêu cường' từ đối đầu trực tiếp sang sự gánh vác chia sẻ của tất cả các liên minh trong 'đồng minh'. Mỹ chỉ dẫn đầu đồng minh chứ không 'đơn phương'. Bởi vậy: nếu Trung Quốc cấp tập tấn công Philippines thì Mỹ vẫn cứ 'mức vào' phù hợp chiến lược và lấy cớ huy động được dần cộng đồng Quốc tế. 
   "Siêu cường' Mỹ đã chuyển thành kiểu lợi dụng (nguy cơ bị tấn công) của một nơi nào đó nước 'đồng minh' để củng cố hơn nữa vị trí dẫn đầu đồng minh và huy động thêm đồng minh (bắt nhiều nước 'góp sức'). Trước đây Mỹ tự 'siêu cường' do ỷ lại sức mạnh thì nay lợi dụng 'vấn đề' để củng cố hơn nữa vị trí dẫn đầu 'đồng minh' mà duy trì siêu cường.

   6/ Nhiều khu vực mới nổi, nhiều thay đổi của xu hướng phát triển kinh tế...mà tỷ lệ 'lợi ích' của 2 vấn đề là cấm vận kinh tế Trung Quốc và hợp tác cùng phát triển sẽ được tất cả các nước cân nhắc 'lợi hại' từng phần mà ở nhiều nước có thể 'cần' hợp tác phát triển với Trung Quốc, nhưng cũng có thể chưa chắc những nước đó quá sợ hay có những phần chưa chắc đã quá thiệt. Trong khi đó những vấn đề cốt lõi: a/ chủ quyền; b/ 'luật pháp Quốc tế'; c/ bảo vệ hòa bình và thịnh vượng chung với xu thế tiến bộ; thì nước nào cũng đấu tranh để gìn giữ. Trung Quốc sẽ bị cấm vận mức độ nếu phá hủy 3 điểm cốt lõi đó của xu thế phát triển nhân loài.
   Bởi vậy Trung Quốc sợ xung đột mất kiểm soát sẽ bị cấm vận, hoặc sẽ mất những 'lợi thế' phát triển. Trong khi đó Mỹ nếu bị thiệt hại lớn khi xung đột với Trung Quốc sẽ 'phát động' được mức độ lớn cấm vận Trung Quốc, làm phá sản sự phát triển của Trung Quốc.
   Trung Quốc phải cần hợp tác để phát triển.

    7/ Xung đột xẩy ra dù điểm nào ở Biển Đông cũng sẽ làm cho đường ra (biển) của Trung Quốc bị hẹp và yếu thế (Trung Quốc nếu chiến tranh đảo với Việt Nam thì sẽ phải đi dịch sang phía Philippines, từ đó bị Mỹ và Philippines khống chế, phụ thuộc).

    8/ Nếu Trung Quốc xung đột với một điểm nào đó ở Biển Đông mà bị nước đó 'duy trì' dai dẳng chiến tranh để giữ (đòi lại) thì Trung Quốc sẽ bị phá sản cửa ra và mất hết địa chính trị về biển.(mục 7). 
      Nên nhớ: đã có chiến lược 'chiến tranh thềm lục địa' (cho mục 8), mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG
      

   (Lê Thanh Đức - ngày 17/3/2014; Làm cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)
Nga ưu tiên lớn nhất cho Việt Nam
Ngày 15/8/2013
   - Nga ưu tiên chiến lược lớn nhất cho Việt Nam.
  1/ Nếu Trung Quốc chèn ép được các nước ở Đông Nam Á thì sẽ nguy cơ bành trướng xuống phía Nam. Khi đó cửa ra của Trung Quốc không phụ thuộc quan hệ thân thiện với các nước nhỏ ở Đông Nam Á và những nước nhỏ nguy cơ mất dần tự chủ, Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc Nga ở phía bắc. Từ đó Nga sẽ bị nguy cơ vấn đề biên giới với Trung Quốc. Khi đó Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo sức ép và lôi kéo mà sẽ tranh dành hết ảnh hưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương.
   Hiện nay Trung Quốc đang phải thân thiện với Nga để đề phòng đường ra 'phía biển - phía Nam' bị liên minh nhiều nước ngăn chặn lúc xẩy ra xung đột.
   Lúc đó Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo sức ép và lôi kéo mà sẽ tranh dành hết ảnh hưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương.
 2/ Việt Nam có vị thế địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á. Nga ưu tiên quan hệ tốt với Việt Nam giúp vị thế của Nga ở phương Đông và tạo thế lực của Nga ở châu Á Thái Bình Dương ngang Mỹ và Trung Quốc.
 3/ Đường lối của Việt Nam tự lập và tự chủ, vì hòa bình nên Nga không phải lo chệch hướng mục tiêu vì hòa bình và ổn định Thế giới. Việt Nam có đường lối phù hợp là cầu nối giúp Nga với các nước, chứ không phải lợi dụng cái ô Nga.
 4/ Dân tộc Việt Nam có quá trình đấu tranh và chiến lược quốc phòng khó bị các thế lực khuất phục, tạo mối an tâm bền vững cho Nga.
    Nga chỉ cần tạo cho Việt Nam được tiếp cận thị trường mua bán vũ khí công nghệ tiên tiến nhất mà không phải lo mọi thứ như Mỹ tạo cái 'ô che', Nga không phải gửi quân chiến đấu cùng Việt Nam khi Việt Nam xẩy ra chiến tranh.
  5/ Địa chính trị của Nga trải dài từ châu Âu sang châu Á, nên Nga chỉ cần: giữ ổn định và tiến bộ cơ chế, phát huy khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy phương thức sản xuất, mục đích đối ngoại mọi nước 'ổn định và tiến bộ'...thì sẽ luôn là nước mạnh và là trung tâm của nhiều nước.
    Vấn đề khu vực ở xa thì Nga chỉ cần ưu tiên cho Việt Nam (có thể như mức Mỹ và Nhật Bản hay Mỹ với Israel nhưng tất nhiên không gửi quân) vì có sự bền vững đối tác và tạo cho Nga thế mạnh ở phía nam. 
    Việt Nam tạo cửa mở cho Nga quan hệ tốt với các nước phía nam.
    Việt Nam đảm bảo cho Nga nhiều vấn đề về an ninh lương thực, nông hải sản, du lịch 'ấm áp' phương Đông....Tương lai dân số Nga tăng chậm thì Việt Nam sãn sàng là đối tác cung cấp nguồn lao động phù hợp chiến lược phát triển của Nga.
     Nga với địa chính trị quan trọng như thế trên Thế giới thì chỉ cần tạo ưu tiên 'thân thiết' cho một nước ở xa đáp ứng các mục 2 - 3 - 4 thì Nga sẽ đủ thế mạnh và thực thi được chiến lược nước lớn, mới có cửa 'ra với nhiều nước mà hiệu quả'.
  6/ Thị trường của Nga là dựa vào tạo ổn định chung và thúc đẩy sự tiến bộ (bởi tiềm lực Nga khác biệt Mỹ và Trung Quốc).
       Ổn định thì Nga khai thác và phát huy được tiềm năng đất nước, 'tiến bộ' chung mọi nước thì Nga tham gia được với tất cả mọi nước bỏi có nhiều 'lợi ích' mọi nước cần làm đối tác. Khác với Mỹ hay Trung Quốc phải tranh dành thị trường (hàng hóa, nguyên liệu, địa chính trị...).
      Nga ưu tiên Việt Nam thì phát huy và giữ được kiểu thị trường 'đăc trưng' đó của Nga ra với Thế giới.
 7/ Nga ưu tiên với Việt Nam thì phá vỡ được thế đối đầu giữa hai phe Mỹ và Trung Quốc (Mỹ như bao vây Trung Quốc và lôi kéo các nước nhỏ; Trung Quốc như phá vây Mỹ và ép các nước nhỏ phải theo).
     Khi đó qua Việt Nam, Nga sẽ tạo được chân kiềng thứ 3 kiểu Việt Nam gọi là 'đối trọng thịnh vượng của Nga': giữ ổn định, chống lôi kéo hay ép buộc, giúp các nước nhỏ thoát thế bị lôi kéo vào vòng xoáy lớn dần đối đầu giữa 2 phe Mỹ và Trung Quốc. Diễn biến ra sao? Việt Nam nhờ Nga mà Asean tiến bộ hơn, ít bị ép; phương Đông là thị trường tốt hơn cho các châu lục khác (nhờ các nước nhỏ như kiểu Việt Nam giữ được ổn định, đường lối tiến bộ - bình đẳng - có vị thế...). Việt Nam là cửa mở 'giới thiệu' khoa học kỹ thuật và tiềm năng Nga với phương Nam...
    Các nước nhỏ nhờ thế mà tự lập, tự chủ.
    Thu hút được sự lớn dần chân kiềng thứ 3 với các chính sách tiến bộ của các nước nhỏ sẽ tạo phương Nam hòa bình và thình vượng, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh (giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Trung Quốc với các nước láng giềng....).
    Nga nhờ Việt Nam mà mở được cách tiếp cận xuống phía Nam và tạo thuận lợi cho các nước nhỏ khác dễ tiếp cận với Nga, vì sao vậy? vì Nga không thể tự cử hạm đội hiện diện; các nước nhỏ chịu sự tranh dành ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc nên Nga không thể tự vào gây gánh nặng hoặc không biết thể hiện được chiến lược vai trò ra sao; Nga không thể tùy tiện đổ vũ khí mà không có chiến lược cụ thể vì phía Nam hòa bình (mà phải có minh bạch rõ ràng chiến lược nhờ kiểu Việt Nam).
   Các nước nhỏ hiện nay muốn thoát khỏi 'vòng xoáy' đối đầu kiểu Mỹ - Trung nhưng chưa có lối ra, Nga ưu tiên cho Việt Nam sẽ mở cầu nối cho các nước đó.
   Nga ưu tiên cho Việt Nam sẽ dần mở ra vị thế của Nga xuống phương Nam mà sẽ ngăn chặn được sự leo thang đối đầu mất kiểm soát giữa 'Mỹ và Trung Quốc'.

   Vậy Nga ưu tiên cho Việt Nam như thế nào?
      1/ 'Chọn lọc' thị trường mua bán vũ khí với các nước thì Việt Nam có lợi thế.
      2/ Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế - xã hội.
      3/ Ưu tiên đầu tư.
      4/ Hỗ trợ những lĩnh vực phát triển xã hội (đào tạo, chia sẻ...).
      5/ Ưu tiên thị trường lẫn nhau.
      6/ giao thương...
      .....còn nữa...

Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam


1- Khi một nước A mà:
     -Vi phạm luật pháp Quốc tế;
     -Vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc;
     - Phá hoại hòa bình Thế giới;
       tấn công một đảo của Việt Nam, thì Việt Nam sẽ:
 a/ Dùng hết khả năng hiện có để phòng thủ đẩy lùi địch.
 b/ Phản đối lên Liên Hợp Quốc và cộng đồng Quốc tế. Tập hợp toàn bộ nhân dân đấu tranh với chính quyền nước A.
 c/ Phối hợp tin tức tình báo với các nước khác để giám sát vùng biển vì hòa bình và ổn định. Các nước trên Thế giới vì an toàn hàng hải và hòa bình mà phải có trách nhiệm phối hợp.
     Cách phối hợp có thể kiểu cho Mỹ dùng phần không phận sử dụng máy bay không người lái quan sát. Sự cam kết cho dùng không phận là chỉ được trinh sát những vùng biển nào (không cơ sở đất liền) và có giới hạn giai đoạn thời gian theo ký kết.
   2- Khi một đảo của Việt Nam bị thất thủ trước sự tấn công của nước A thì:
  a/ Dùng mũi đột kích (số lượng hạn chế bằng máy bay hoặc tàu hoặc tên lửa cách trang bị...) trong ngày phải duy trì có đợt tấn công và trinh sát - 'MỨC 1'.
  b/ Tiếp theo 'MỨC 2' là tăng cường trang bị vũ khí để tạo sức mạnh trận đánh với lực lượng địch xung quanh đảo (đủ máy bay, tàu chiến, tên lửa tầm...hoặc tàu ngầm). Chưa đánh bại được địch để dành lại đảo mà bị thất bại thì lặp lại duy trì 'MỨC 1" và chuẩn bị tạo trận cho 'MỨC 2' tiếp theo.
      Địch quá mạnh thì 'thời gian' phải kéo dài mà 'MỨC1' có thể duy trì đột kích trong ngày hoặc vài ngày (ngày vài lần hoặc ngày 1 lần hoặc vài ngày đan xen một vài lần) và 'MỨC 2' về sau có thể phải chuẩn bị lâu hơn. 
      'MỨC 1' có thể trong ngày hoặc vài ngày...nhưng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải luôn đột kích duy trì tấn công cho tới khi dành lại đảo. 'MỨC 2' phải luôn khẩn trương dồn hết sức mạnh đan xen.
      Dồn toàn bộ sức mạnh của Đất nước để trường kỳ cuộc chiến cho tới khi dành lại được đảo.
  3- Để chuẩn bị 'MỨC 2' thì nền quốc phòng Việt Nam phải không ngừng hợp tác với mọi nước để có nguồn lực sẵn sàng cho 'số lượng' trận ở 'MỨC 2' phải có.
   Trong một tháng có mấy lần 'MỨC 2', trong vài tháng, vài năm...kéo dài, mà tìm đúng 'thỏa thuận' nguồn có sẵn sàng cho mọi 'cấp độ' leo thang 'MỨC 2' với sức mạnh vũ khí phái tăng dần (khi cần mua được)..
 4- Ưu tiên tăng cường quốc phòng cho 'biển đảo'. Đất liền quốc phòng được trang bị ít hơn và yếu thì khi bị nước khác mạnh tấn công chiếm vài tỉnh thì sẽ chiến tranh nhân dân dành lại sau. Dân còn thì nước không bị kẻ địch chiếm lâu được.
 5- Trung Quốc vi phạm luật pháp Quốc tế mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì:
   - Phản đối mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Đấu tranh với Trung Quốc phá hoại hòa bình và tiếng nói của Trung Quốc tại diễn đàn Liên Hợp Quốc ít đại diện cho nền hòa bình Thế giới.
   - Kêu gọi mọi nước, mọi tổ chức không ủng hộ Trung Quốc vi phạm mời thầu. Kiên quyết đấu tranh với mọi nước, mọi tổ chức tham gia mời thầu.
  - Quan hệ hai nước với 'hiện tại' xung đột kiểu đó phải là ưu tiên hàng đầu giải quyết trước các mối quan hệ hợp tác hai nước (kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa...).
 - Nhân dân Việt Nam đấu tranh với phần hệ tư tưởng vi phạm luật pháp Quốc tế như thế trong nội bộ Trung Quốc.
  6- Khi Trung Quốc tự 'đặt dàn khoan' nơi đó:
   - Tập trung tất cả mọi nguồn lực đấu tranh cho mối quan hệ hai nước vì hòa bình mà phải dỡ.
   - Tăng cường lực lượng vũ trang bảo vệ, giữ gìn vùng biển.
   - Xem xét mức độ mối quan hệ chiến lược quốc phòng với mọi nước trên Thế giới để tạo sức mạnh chung vì hòa bình.
-    Chuyển sang chiến lược ở  ‘2 nhỏ mục B’ (coi giống như đánh đắm tàu chiến) của “cách vấn đề Biển Đông'.  
(mình là con người tự do - Phấn đấu thành công cho Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP;  'Chiến lược phòng thủ biển đảo của Việt nam'  làm gửi cho nhà nước Việt Nam bởi thấy bị nước khác đe dọa và một số nhân dân lo sợ; ngày 7/7/2012).
    Chú thích:
     Mời xem thêm 'cách vấn đề Biển Đông' (bài viết ngày 11/6/2011 khi xẩy ra sự kiệntàu Bình Minh 02) Cách Vấn đề biển Đông


Ranh giới đỏ của Việt Nam về vấn đề 'giàn khoan' Trung Quốc
 1/ Trung Quốc gây bất ổn cho khu vực, làm giảm môi trường đầu tư phát triển Asean, trong khi đó những nước nhỏ như Việt Nam không làm bất ổn được môi trường đầu tư ở Trung Quốc dù bị Trung Quốc chèn ép. Trung Quốc chia rẽ Asean khó tạo khối thịnh vượng chung.
   Trung Quốc sợ Asean thành công xưởng Thế giới cạnh tranh với công xưởng Trung Quốc, nhưng các nước Asean xa dần Trung Quốc cũng sẽ làm cho công xưởng Trung Quốc tan rã. Vì sao vậy? Vì hàng hóa Trung Quốc là theo quy mô số lượng cần thị trường gần 1 tỷ dân của Asean; vì Asean sẽ tạo cơ hội cho nhiều nước khác (như Mỹ, Nhật Bản, Nga...); vì thiếu môi trường ổn định chung...
   Đáp lại: những nước Asean sẽ mở rộng cửa hơn nữa cho các nước trên Thế giới. Asean sẽ có nhiều sáng kiến hơn nữa để phát huy lợi thế tương trợ nhau giữa các nước. Chẳng hạn: Việt Nam tạo cửa mở thuận lợi cho du lịch qua Việt Nam tới các nước Đông Dương, Asean...Những nước bị đe dọa sẽ chịu thiệt phần nào với các thỏa thuận thương mại hay chính sách xã hội với nhau để tạo lợi thế chung cho khối Asean mà từ đó sẽ dành được cái chung của ổn định khu vực, môi trường an ninh tốt bù lại bị bất ổn leo thang vũ khí gây phá hoại kinh tế, phát triển.
   Thái Lan một thời gần như là đầu tàu của Asean, là điểm đến du lịch ưa thích...nhưng những năm gần đây do thể chế  nội tại tự mâu thuẫn mà đánh mất quá nhiều lợi thế phát triển.

2/ Việt Nam thực thi chính sách cảnh sát biển và kiểm ngư bao vây giàn khoan, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp Quốc tế. Việt Nam không cử tàu quân sự làm phức tạp tình hình.
    Việt Nam chú trọng đảm bảo an ninh hàng hải, phối hợp với các nước giữ gìn tự do hàng hải, bù lại được cộng đồng Quốc tế lên tiếng thừa nhận đúng vấn đề biển đảo của Việt Nam.
    Chẳng hạn: Việt Nam không 'nổ súng', bù lại được Nam Triều Tiên ưu tiên đầu tư; Việt Nam đấu tranh theo luật pháp Quốc tế để Biển Đông không bị Trung Quốc độc chiếm gây khó khăn (giới hạn) tự do hàng hải, bù lại được Mỹ ưu tiên đầu tư và tạo thế phòng thủ; Việt Nam không leo thang đưa ra các sự việc gây phức tạp Biển Đông (xung đột), bù lại được cộng đồng Quốc tế đấu tranh bảo vệ...
3/ Những nước trên Thế giới ủng hộ hòa bình cho khu vực, thực thi luật pháp Quốc tế sẽ tăng cường hợp tác đầu tư với các nước Asean nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải Quốc tế.
    Chẳng hạn: Tàu chở hàng của Mỹ qua lại với Việt Nam nhiều để yêu cầu sự ổn định khu vực và giữ quyền thực thi luật pháp quốc tế của mọi nước. Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ vì lợi ích phát triển chung 2 nước nhưng sự ưu tiên của các nước đầu tư cho Việt Nam là chính sách lấy phát triển kinh tế để giảm xung đột vũ trang và khẳng định yêu cầu được bảo đảm của luật pháp Quốc tế.

4/ Mỹ và EU cùng nhiều nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ ...hoặc các nước ở những khu vực khác trên Thế giới cam kết (hoặc đồng thuận chiến lược) sẽ giúp những nước nhỏ ở Asean khi những 'biển đảo' của các nước đó bị Trung Quốc đánh chiếm. Nếu xẩy ra, thì sẽ thực hiện chiến lược:
  - Leo thang các bước cấm vận Trung Quốc. 
  - Hợp đồng (cung cấp, mua bán) vũ khi công nghệ cao.
   "Đảo' dễ bị Trung Quốc dùng thủ đoạn gây xung đột để tạo cớ đánh chiếm. 'Thềm lục địa' thì mọi thủ đoạn đều vô nghĩa bởi không co sự 'hiện diện như đảo'.

5/ Chiến lược quân sự của Mỹ, EU và nhiều nước chỉ thừa nhận những vấn đề ở Biển Đông theo luật pháp Quốc tế mà không thừa nhận những gì Trung Quốc tự tuyên bố vi phạm luật pháp Quốc tế.
    Chiến tranh Đài Loan hay Nhật Bản xẩy ra thì Mỹ có quyền không thừa nhận Hoàng Sa của Trung Quốc, từ đó mà Mỹ có những chiến lược tác chiến với đồng minh.
    Trung Quốc muốn đảm bảo an ninh thì phải đạt đàm phán vì hòa bình, phát triển chung ở khu vực Biển Đông với các nước trong khu vực.

6/ Việt Nam áp dụng chiến lược dùng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư... bao vây giàn khoan ở những 'vị trí đó', kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp Quốc tế, không có hành động sai trái.

    Ranh giới đỏ nếu Trung Quốc kéo giàn khoan tới quá gần bờ biển dọc Đà Nẵng - Vũng Tàu...thì Việt Nam sẽ:

   - Huy động tất cả sức mạnh tàu thuyền ngăn cản.
   - Leo thang cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.
   - Tham gia liên minh quân sự vì sự ổn định của những nước bị Trung Quốc đe dọa, chèn ép.
   - Sẵn sàng cuộc chiến 'thềm lục địa' nếu Trung Quốc tấn công (trên biển, các đảo). Mời xem thêm: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam
   - Kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế.
   - Rông cửa (ưu tiên) cho nhiều nước vào Asean mà đánh bật dần Trung Quốc khỏi thị trường khu vực.

7/ Định kỳ theo thời gian (vài tuần, tháng, hàng tháng, tổng kết giai đoạn thời gian) Việt Nam kêu gọi công đồng Quốc tế tuyên bố, lên tiếng khẳng định vấn đề Biển Đông phải tuân thủ luật pháp Quốc tế, các nước cùng đàm phán vì hòa bình phát triển chung, phản đối - không thừa nhận những vị trí giàn khoan đã đặt được (đặt sai trái) là của Trung Quốc; không thừa nhận những việc làm của Trung Quốc để tự tuyên bố là của Trung Quốc.
  Các nước (cộng đồng Quốc tế) cũng nên định kỳ theo thời gian khẳng định quan điểm vấn đề Biển Đông phải được đàm phán và giải quyết theo luật pháp Quốc tế, không thừa nhận những việc làm của Trung Quốc để tự tuyên bố là của Trung Quốc.

8/ Nhân dân Việt Nam định kỳ theo thời gian (vài tuần, tháng, vài tháng...) phát động phản đổi Trung Quốc ở từng nơi (khắp Thế giới) và chú trọng chỉ phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở các nước (tránh quá gây phức tạp nơi công cộng nước sở tại).
   Những sự kiện Quốc tế thì người dân Việt Nam ở những nơi đó phát động phản đối Trung Quốc (chẳng hạn: cuộc họp Liên Hợp Quốc, sự kiện Quốc tế liên quan Trung Quốc...)
   
   (Lê Thanh Đức ngày 29/6/2014 - làm cho Chương trình UNDP)

 Trung Quốc phải sợ chiến tranh như thế nào?

Ngày 24/7/2013
 - Trung quốc sợ chiến tranh như thế nào? khi đó:
    1/ Nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu tích lũy được của cải do kiểu tạo ra hàng hóa giá rẻ (giữ giá đống nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, hàng nhái, hàng quy mô số lượng làm 'lợi thế', hàng hóa phải chi nhiều 'lượng' trong một mặt hàng tạo ra...) và kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (thị trường lớn).
      Nền kinh tế đó chỉ đạt tích lũy theo kiểu 'tiết kiệm', tức là bán được hàng hóa nhiều mà tạo số dư (dự trữ ngoại hối nhiều...). Khi chiến tranh nổ ra thì lượng bị hụt đi 'tiềm lực có' chỉ là 'tiền' sẽ làm đất nước nhỏ lại.
      Khác với nền kinh tế ở các nước có tích lũy kiểu khoa học công nghệ hàng đầu Thế giới và có phương thức sản xuất tiên tiến hơn thì nếu chiến tranh xẩy ra nước đó vẫn đủ tiềm lực phát triển (có tích lũy công nghệ, tay nghề, cách tổ chức sản xuất...).
    Chẳng hạn: Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ 2 bị tàn phá (tức là kiểu hết 'tiền' - tương tự dự trữ ngoại hối của Trung Quốc) nhưng vẫn phục hồi mạnh nhờ cách tổ chức sản xuất và tích lũy công nghệ. Trung Quốc nếu giờ bị 'cạn tiền' thì cũng chỉ như một nước bình thường trên Thế giới (thậm chí sẽ khó khăn hơn do tích tụ bất ổn số đông), lúc đó Trung Quốc không đủ sức mạnh công nghệ và cách tổ chức để phục hồi mạnh mẽ được. Khi đó quay lại con đường cũ kiểu tạo chiến lược 'hàng hóa rẻ' càng khó khăn do quãng thời điểm đã qua và 'thị trường' bị thu hẹp do chiến tranh.
   2/ Thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại, Trung Quốc bị mất lợi thế 'công xưởng Thế giới' (mời xem bài thế nào là 'công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự).
       Vì sao thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại? vì: phương Tây sẽ 'cô lập' Trung Quốc; nhiều nước nhỏ giảm mức quan hệ; địa chính trị của Trung Quốc sẽ giảm thế mạnh bởi đang là điểm bất ổn; 'công xưởng Trung Quốc' bị phá...
      Vì sao phương Tây không sợ 'công xưởng Trung Quốc'? vì: công xưởng Trung Quốc tồn tại phần nào khi các nước nhỏ trong khu vực và trên Thế giới còn 'lạc hậu' tạo Trung Quốc là trung tâm; Trung Quốc còn tiềm lực thực hiện chiến thuật 'thương mại' tạo lợi thế....Khi chiến tranh xẩy ra thì Trung Quốc không thâu tóm được các nước nhỏ nữa để tạo kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (tập trung các hãng lớn rồi tràn hàng sang mọi nơi).
    Trung Quốc bị phá thị trường ở các nước thì sẽ trở thành nước yếu.
  3/ Những trận chiến nhỏ thì Trung Quốc không sợ bởi bị tiêu hao ít và những chiến thắng sẽ củng cố vị thế 'có vẻ là nước lớn' ép các nước nhỏ phải theo.
      Nhưng những mức leo thang chiến tranh lớn của Trung Quốc như với Nhật Bản thì sẽ sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc...Trung Quốc nếu đánh đảo của Việt Nam thì Việt Nam thực hiện 'chiến tranh thềm lục địa' (mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) cũng sẽ làm Trung Quốc bị chặn hy vọng trở thành siêu cường.
      ...còn nữa...

Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh như thế nào và sợ mức chiến tranh nào?
- Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh như thế nào và sợ mức chiến tranh nào? Trả lời:
   Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh: Nếu một nước A ở khu vực Biển Đông không biết cách phòng thủ 'đảo' thì khi Trung Quốc đẩy mức độ leo thang va chạm làm 'chai' dư luận Quốc tế và 'tạo sự kiên gây gỗ' nổ súng Trung Quốc sẽ chiếm 'đảo' vị trí quan trọng bằng tổng lực trong quãng thời gian ngắn.

    Trung Quốc sợ chiến tranh bị kéo dài và sợ một nước gắn 'đảo' với 'thềm lục địa' để duy trì chiến tranh gìn giữ không thỏa hiệp tách rời. Vì sao vậy? Vì chiến tranh một 'chỗ' kéo dài sẽ tạo nhiều nước đang bị đe dọa củng cố liên minh chống Trung Quốc, sẽ làm nguồn lực không đủ sức nhiều nơi và không đạt những mục tiêu khác (cân đối với Mỹ, dọa Nhật Bản, dọa Ấn Độ...) bởi chỉ đủ sức một hoặc hai nơi.
   Trung Quốc sợ chiến tranh 'thềm lục địa',  bởi 'địa chính trị' của các nước có lợi thế phòng thủ và làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp; mời xem bài viết: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam.
   Một nước A nếu không có ý chí và dũng cảm gắn chiến tranh 'đảo' với chiến tranh 'thềm lục địa' thì khó phòng thủ các 'đảo'. Trung Quốc sẽ tạo khiêu khích chiếm 'đảo' chớp nhoáng rồi thực hiện 'phòng thủ thềm lục địa' kiểu hòa hoãn và đe dọa 'quốc phòng lớn'.

  Chiến lược để gắn 'chiến tranh đảo' với 'chiến tranh thềm lục địa' là: 
  thực hiện chiến lược phòng thủ đảo, mời xem bài viết Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam. Khi thực hiện chiến lược đó thì cách chiến tranh 'đảo' sẽ tạo đường ra của tiếp viện đất liền với đảo, con đường ra đó cũng chính là 'trận địa chiến tranh' thềm lục địa khi gặp đụng độ ngăn chặn. Cách phòng thủ đảo mà tạo nhiều con đường ra cũng như tạo ra nhiều trận địa 'thềm lục địa'.
  Mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG
  (mình là con người tự do - Phấn đấu thành công cho chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP;)
Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam

   - Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam? Trả lời: đó là 'chiến tranh thềm lục địa'. Vì sao vậy? Trả lời:
    Giả sử Trung Quốc chiếm một đảo của Việt Nam thì Việt Nam tuyên bố tình trạng chiến tranh và tăng cường 'phòng thủ thềm lục địa' để đẩy lùi Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình. Khi đó 'chiến tranh' ở 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc với Thế giới bị hẹp. 
     Vì sao Việt nam không sợ bị gây chiến tranh ở thềm lục địa? Trả lời:
       1/ Vì luật pháp Quốc tế.
       2/ Vì thềm lục địa Việt Nam có hậu thuẫn phòng thủ tốt ở đất liền một dải dài (phòng thủ 1 có thể đọ lại 10 hoặc bất khả xâm phạm nếu biết cách...)
       3/ Vì chiến tranh 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp lại do 'địa chính trị' của Việt Nam ở Biển Đông.
       4/ Vì kiểu chiến tranh ở 'thềm lục địa' là chiến tranh kiểu tàn phá tàu thuyền, máy bay và tên lửa...với nhau mà không như kiểu trên đất liền 'phá hỏng cơ sở hạ tầng'.
        Ngày hôm nay có thể bên mạnh thắng khi đánh đắm vài tàu chiến...nhưng bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân ngày hôm sau sẽ đáp trả lại. 
        Ngày hôm nay bên mạnh thắng có thể ngông nghênh 'tàu thuyền' đi lại nhưng ngày hôm sau bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân sẽ đẩy đuổi khỏi. Vùng biển mà 'tàu thuyền' ngông nghênh qua lại khi thắng trong vài ngày thì khi bị đẩy lùi bên thắng sẽ chỉ còn lưu lại kỷ niệm 'vùng sóng vỗ'.
      (Ngày 26/3/2013 - Lê Thanh Đức con người tự do - Phấn đấu cho thành công chương trình UNDP).
Vì sao phải đàm phán đa phương
Vì sao phải đàm phán đa phương ở Biển Đông mà không thể đàm phán song phương? trả lời:
1/ Biển Đông gắn với bờ biển dài nhiều nước, những tranh chấp của Trung Quốc về tuyên bố 'đường lưỡi bò' là xâm phạm nhiều nước và xâm phạm vùng lãnh hải của Quốc tế.
Giả sử Trung Quốc mà đàm phán song phương với nước A và hai nước tự vẽ lại 'đường lưỡi bò' thì ngoài ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc sẽ xuất hiện thêm 'đường lưỡi kiểu con gì đó' của nước A (quanh nước A) mà cả hai đường này chưa được các nước có bờ biển liên quan chấp nhận, chưa được cộng đồng Quốc tế công nhận (có vi phạm công ước Liên Hợp Quốc về biển không? có xâm lấn vùng biển của Quốc tế hay không...).
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố 'có thể đàm phán song phương với Trung Quốc', thì ở đây có hai trường hợp xẩy ra: a/ Philippines và Trung Quốc thỏa thuận phân chia một 'đảo Đ' nào đó; b/ Philippines và Trung Quốc nhường vùng lãnh hải gần bờ.
- Trường hợp a: Philippines và Trung Quốc chỉ có quyền làm thế khi 'đảo Đ ' đã được Quốc tế công nhận là đảo của riêng một trong hai nước đó – hoặc lịch sử (tất nhiên là không phải đảo 'bồi đắp' - đảo này không được công nhận). Chẳng hạn: 'đảo Đ' như dạng ‘đảo Guam của Mỹ’ thì Mỹ bán cho Trung Quốc thì là của Trung Quốc…
- Trường hợp b: Trung Quốc không được dùng phần lãnh hải của Philippines nhường lại để quản lý và áp đặt điều kiện với nước khác; chẳng hạn: Việt Nam không thể nhường Trung Quốc quản lý vùng biển sát bờ ở tỉnh Cà Mau cho Trung Quốc được.
Tất nhiên, chỉ hai nước Philippines và Trung Quốc hoặc nhiều nước khác không thể tự thỏa thuận vẽ vùng lãnh hải (Biển Đông còn là của Quốc tế).
2/ Vấn đề ‘đảo’ (như trình bày ‘đảo Đ’) thì cũng phải được Quốc tế công nhận đúng.

Vậy Trung Quốc không thể đàm phán song phương được, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương ở Biển Đông thì ‘biết luật pháp’ nhưng chẳng thực thi theo đúng luật pháp và bởi có ‘song phương đạt’ thì cũng không thể tự ‘dành lấy’ những phần ở Biển Đông như đang truyên bố (kiểu có 10 nước đồng ý cho Trung Quốc 100km¬2 ở tọa độ xy nào đó ở Thái Bình Dương thì Trung Quốc cũng không thể tự làm chủ được). Chẳng hạn: dù gần hết các nước ở Asean đồng ý với Trung Quốc khi đàm phán song phương, nhưng chỉ cần Brunei không công nhận vì vi phạm thì đàm phán của mọi nước đó ‘không có ý nghĩa’, Mỹ hay nước nào đó trên Thế giới vẫn có quyền ở Biển Đông (như an toàn hàng hải,….)... Nếu tất cả các nước Asean đồng ý nhường Trung Quốc ở Biển Đông (tức công nhận mọi đòi hỏi của Trung Quốc) thì cộng đồng thế giới cũng không công nhận, vì vùng biển phải được thực thi theo pháp luật Quốc tế mà mọi nước mọi nơi đều có quyền đúng trong đó.
Trung quốc thực thi chính sách sai với ‘luật pháp’ là muốn sự việc A có số lượng nước công nhận với quan điểm Trung Quốc là Trung Quốc có quyền. (phấn đấu càng nhiều càng tốt). Chính sách đó sai với ‘luật pháp’, sai với với chân lý, sự công bằng lẽ phải…Một nước mà đồng minh nhiều, ép được nhiều nước phải theo thì muốn trành dành gì của một nước nhỏ B nào đó cũng được sao? Luật pháp của nhà nước thực thi sai như thế thì cũng chẳng khác gì ‘bất công’ tùy cướp cái gì của một công dân cũng được sao? (nếu họ thấp cổ bé họng).
Nhà nước mà ‘chính sách sai’ như thế thì khẳng định Trung Quốc chẳng có ‘Bao Công’ xuất hiện ở thời đại này (nếu có anh B nào đó đang thực thi công lý tốt ở huyện nào đó của Trung Quốc cho dân thì anh ấy vẫn đang tự ‘bịt tai’ với vấn đề xây dựng đất nước Trung Quốc hướng văn minh). Chẳng có Bao Công thời nay thì chính sách như thế của Trung Quốc chẳng khác gì Trung Quốc thời nay chẳng có ai xứng đáng là ‘hiền tài’ sao? -
(Lê Thanh Đức - 01/6/2016 - làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)
Vì sao Trung Quốc không thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS
Ngày 9/7/2013
 - Tin chú ý:
   Ngày 9/7/2013 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích một khi Trung Quốc chơi bài rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). 
   Hiện nay có 164 nước phê chuẩn UNCLOS trong có Trung Quốc, Mỹ chưa tham gia ('đường lưỡi bò' không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS). 
  Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS.
  Ông Mark J. Valencia cho rằng Trung Quốc sẽ trả giá lớn về chính trị, không chỉ là sự công kích Quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ. Ông Mark J. Valencia  cũng cho rằng đừng để Trung Quốc phải chán ngấy với các chỉ trích của các nước mà rút khỏi UNCLOS
    Bình luận: Ông Mark J. Valencia phải biết rằng thời gian qua sự công kích Quốc tế thì Trung Quốc đã bị, Trung Quốc cũng đã tạo sự sợ hãi của các nước, Trung Quốc chán ngấy hay là các nước nhỏ chán ngấy vì luôn bị Trung Quốc nhũng nhiễu gây sự? Cho nên Trung Quốc không phải vì sợ các điều tiến sỹ Mark J. Valencia nêu.
   Ông  Mark J. Valencia là một giáo sư mà phân tích theo hướng bắt các nước nhỏ phải nhịn sự quấy phá, không tôn trọng xu hướng văn minh? Nhiều nước có lẽ sẽ mong ông đừng thỉnh giảng ở Trung Quốc.
   
   Trung Quốc vì sao không thể rút khỏi UNCLOS? đó là vì nếu rút khỏi UNCLOS:
    1/ Vùng biển Đại lục của Trung Quốc sẽ mất an ninh, dễ bị tiếp cận (khác với Mỹ hai bên là biển rộng lớn, chỉ một số nước nhỏ vùng biển cách nơi).
    Trung Quốc sẽ mất 'địa chính trị' của lợi thế phía biển của mình.
    2/ Các nước nhỏ như Việt Nam vẫn áp dụng được chiến lược phòng thủ thềm lục địa một khi bị Trung Quốc tấn công bởi có 164 nước ủng hộ UNCLOS.
    3/ Lúc đó theo quan điểm Trung Quốc (không tham gia UNCLOS) sẽ tạo các vùng biển mạnh ai nấy chơi tùy kiểu, từ đó đặt 'các nước nhỏ sẽ cạnh tranh tranh mà cạnh tranh không thua kém phương tiện hiện đại Trung Quốc do lợi thế' gần bờ. 'Vũ khí Trung Quốc' không thể dùng xua đuổi người dân nước khác vì chẳng có cớ gì và các nước có chiến lược phòng thủ thềm lục địa nếu xẩy ra chiến tranh (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).
   Văn minh nhân loài sẽ không để một nước tự nhiên áp đặt bành trướng khai thác riêng, không chung môi trường và chia sẻ. Xu thế sẽ tự buộc Trung Quốc phải hợp tác mới phát triển (nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì tương lại cũng phải hợp tác để khai thác theo hướng văn minh).
   Từ đó xu thế gần bờ sẽ có lợi thế cạnh tranh nhất. Trung Quốc nếu mỗi năm khai thác được 1 tỷ USD ở Biển Đông do đầu tư sức mạnh vơ vét thì cũng không bù đắp nổi của mất chiến lược quân sự (phải chạy đua mãi mà vẫn không an toàn) và Trung Quốc chỉ còn 'địa chính trị' kiểu đất liền, còn 'địa chính trị' biển chỉ ở 'họng súng' mà không tồn tại được để trở thành nước lớn trong cộng đồng thế giới.
   4/ 'Đường lười bò' cũng không tồn tại được nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS.
    5/ Trung Quốc và Mỹ sẽ ở thế khó của cạnh tranh tay đôi quân sự và sẽ thiệt hại cả hai bên (Trung Quốc sẽ thiệt hơn bởi lẽo đẽo chạy theo đua vũ trang với Mỹ).
    6/ Các nước nhỏ cứ lấy UNCLOS mà to tiếng cãi nhau với Trung Quốc nếu Trung Quốc xâm lấn kiểu 'khai thác dầu', trong khi đó Trung Quốc không có lý do gì để tự chiếm được mà cho rằng nơi đó của mình. 
   7/ khi đó, nhà nước Trung Quốc phải dựa vào 'vũ khí' để luôn tồn tại mâu thuẫn chạy đi xua đuổi ngư dân các nước. Xẩy ra tình trạng đó thì Trung Quốc vi phạm quyền phát triển con người, một người dân bất kỳ đều có quyền kiện lên tòa án Quốc tế.
   8/ Trung Quốc sẽ bị cô lập ở châu Á bởi thực thi chính sách 'họng súng' với các nước láng giềng.
   9/ Trung Quốc phải chạy đua vũ trang với cả Thế giới do chính sách rút khỏi UNCLOS (Mỹ thì đã tự che lấp qua các cuộc đua như với Liên Xô, đồng minh, hai bên nước Mỹ là biển lớn...), trong khi đó những nước nhỏ từng bước liên minh và thực hiện chiến lược phòng thủ thềm lục địa ít tốn kém hơn.

     Nếu Trung Quốc tính toán sai cứ rút khỏi UNCLOS, thì các nước nhỏ cứ áp dụng chính sách 'lợi thế' gần bờ và phòng thủ thềm lục địa.
   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét