Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Chiến lược của Việt Nam làm cho nền quốc phòng Trung Quốc trở thành vô nghĩa

Ngày 20/5/2013
 - Trung Quốc có thể thắng Việt Nam ở những trận đánh hoặc những chiến thuật quốc phòng với tiềm lực đồ sộ lấn át dọa dành 'lợi thế', nhưng tất cả sức mạnh của nền quốc phòng Trung quốc sẽ vô nghĩa nếu như Trung Quốc và Việt Nam duy trì chiến tranh (ký hiệu C). Vì sao vậy? Vì 'địa chính trị' của Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á, đó cũng chính là trung tâm qua lại của châu Á. 
  Chiến tranh (C) ở biển của Trung Quốc chỉ thắng lợi khi xâm lược được đất liền và lật đổ được nhà nước Việt Nam hiện nay lập ra nhà nước kiểu 'thuộc địa' (như Pháp thực hiện trước đây ở các nước), thời nay điều đó là viễn vông.
 Trung Quốc chỉ có thể thắng Việt Nam ở chiến lược 'đánh một vài trận' dành lấy thế thắng rồi yêu sách Việt Nam phải thỏa hiệp hoặc dùng đó để đe dọa Việt Nam phải 'biết điều' nếu không sẽ tiếp tục.
    Vậy Việt Nam chiến lược gì để sẵn sàng duy trì chiến tranh (C) nếu bị tấn công? trả lời:

    1/ Mở ngay cuộc chiến thềm 'lục địa'.
    2/ Liên kết quốc phòng với những nước kìm hãm Trung Quốc. Những ký kết theo 'leo thang' cuộc chiến (mà không đánh mất tự chủ đất nước).
    3/ Chiến thuật 'du kích' biển lôi kéo tiềm lực lớn quốc phòng của Trung Quốc phải đổ vào để duy trì kiểu 'tuần tra' mà làm sụp đổ nền quốc phòng Trung Quốc (do không đủ sức đối chọi những nơi khác, như Nhật Bản, cân với Mỹ...).
     Như thế nào là chiến thuật 'du kích biển'? không phải như một người ở đất liền vác khẩu súng phục bắn mà là tìm cách 'bắn được những tên lửa', nhử kéo vào, gây phải cả một cụm tàu mới chống lại được những đơn lẻ tấn công, một máy bay hoặc một tàu ngầm tìm cách săn những tầu chiến lớn nhất...
    4/ Đất liền cứ lao động sản xuất ngoài biển cứ chiến đấu.
    Lúc nào thôi 'chiến tranh C'? Khi Trung Quốc xin 'đầu hàng' chấp thuận đáp ứng quyền lợi trước cuộc chiến gây ra và đền bù.
    (mời xem thêm CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)
    (Lê Thanh Đức - Con người tự do; Phấn đấu cho thành công chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét