Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Chiến lược chống lại một nước với quân sự và kinh tế lớn đe dọa

Chiến lược chống lại một nước với quân sự và kinh tế lớn đe dọa
Ngày 18/7/2013
 - Tin từ Ấn Độ: 'Ấn Độ đã có thuê tàu ngầm của Nga'.
    Các nước xung quanh Trung Quốc làm cách nào để đối phó với Trung Quốc đang trên đường hy vọng trở thành siêu cường Thế giới? khi đó tiềm lực kinh tế Trung Quốc quá mạnh? trả lời:
   Các nước bị đe dọa phải tạo liên minh quân sự. Ngoài hợp tác Mỹ - Nhật kiểu 'đồng minh' thì các vài nước nên thực thi chiến lược 'ký kết thỏa thuận phương tiện cho thuê khi thời điểm mức cụ thể'.
   Chẳng hạn: Việt Nam có thể ký kết với Ấn Độ sẽ thuê thêm tầu ngầm của Ấn Độ khi xẩy ra tình trạng Việt Nam tuyên bố 'tổng động viên' mà cách dự phòng theo tính toán chiến lược (theo mức điều động của địch và theo thời gian phòng thủ tiêu hao mỗi bên).
   Tương tự như vậy với Nhật Bản, Philippines....với các kiểu phương tiện khác nhau  (tầu, máy bay....) và với đối tác khác nhau.
    
      Có những cách thuê:
     1/ Theo kiểu Ấn Độ (thuê của Nga) đưa về dùng.
     2/ Theo kiểu tình trạng (thời điểm - như 'tổng động viên').
     3/ Theo kiểu lựa chọn mỗi năm một hoặc vài lần mà mỗi lần tùy thời gian dài ngắn theo ký kết (có thể một năm sẽ một lần tùy lúc và mỗi lần 1 tháng hoặc mỗi năm 2 lần mỗi lần 20 ngày...'tùy lúc' là tùy nước thuê lúc điều động dùng).
     4/ Thuê theo kiểu 'hình thức tập trận'. Tập trận được dùng phương tiện đó đánh trả nếu gặp lúc bị địch tấn công và tùy năm mấy lần tập trận mà thời gian tùy ký kết.
     5/ Thuê theo kiểu sẽ bố trí bảo vệ mục tiêu cụ thể lúc cần điều động lấp chỗ trống, còn khi chưa cần thì phương tiện vẫn ở nước cho thuê (nước cho thuê vẫn cứ sử dụng bình thường). Cách thuê này sẽ liên tục trong năm 365 ngày và giá cả cho thuê cả năm sẽ phải rẻ hơn kiểu Ấn Độ thuê của Nga nhiều lần (bởi phương tiện nước cho thuê vẫn sử dụng). Khi có điều động thì tính ngày bị điều động mà trả giá khác.
      Như thế nào là thuê 'lấp chỗ trống'? chẳng hạn: Việt Nam có 5 tầu ngầm thì khi xẩy ra chiến dịch đánh nhau với địch thì tùy chiến thuật mà có thể có 2 tầu ngầm nghênh chiến, còn 3 tầu ngầm khác phòng thủ và bảo vệ mục tiêu (các cảng Cam Ranh, sân bay Đà Nẵng...). Nhưng có thể chiến thuật cần phải thay đổi (do địch mở trận, do lối đánh cần thêm...) mà phải điều động cả 5 tầu ngầm ra xa nghênh địch, thì khi đó có thể điều động 2 tầu ngầm thuê kiểu '365 ngày' của Ấn Độ bảo vệ thay các mục tiêu (hoặc vùng biển gần bờ).
     Phòng thủ gần bờ rất quan trọng trong chiến thuật đánh địch. Chẳng hạn: Nếu có phòng thủ tốt trong phạm vi 150 km gần bờ thì khi 1 tầu ngầm (hay tàu chiến, máy bay...) nghênh chiến địch ở cự li 300 km xa bờ thì mức cơ động tiến lui để đánh và phòng thủ cũng chỉ 300 - 150 = 150 (km). Địch mà vào cách bờ 150 km thì bị mai phục đánh tan.
     (tất nhiên các kiểu thuê mà đánh kém bị tiêu diệt hoặc mức hư hỏng sẽ đền).
    6/ Hoặc chiến thuật dự định cho thuê kiểu đe dọa 'trong tương lai': Nếu Trung Quốc đánh chìm tất cả các tầu ngầm Việt Nam hiện có thì Việt Nam sẽ 'chọn' một trong số các đối tác đang cần kìm hãm Trung Quốc mà sẽ cho thuê sử dụng cảng Cam Ranh (nhằm chặn cửa ra của Trung Quốc).
     Tạo chiến thuật: 'dự đoán trước của chiến trận' nếu mình bị thất bại thì sẽ tạo 'địa chính trị thay đổi' để đẩy lui địch (kiểu cho thuê Cam Ranh).
     7/ Nghi binh: có thể thuê nhiều đối tác để 'bịt miệng'. Việt Nam có thể thuê của Ấn Độ, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản....theo từng loại. Cứ ngỏ lời 'thuê' cái cần nếu nước đó không cho thuê cũng chả sao, sẽ tìm đối tác khác...
     8/ Chiến lược thuê để thể hiện 'hòa bình' với nước được cho thuê. Chẳng hạn: Việt Nam thuê của Ấn Độ một máy bay (loại Việt Nam không có) thì thể hiện Việt Nam và Ấn Độ không xâm phạm lẫn nhau. Khi thuê chú trọng 'vũ khí phòng thủ' là chủ yếu để thể hiện tự vệ.
     9/ Ngoài các trang bị phải có thì 'chiến thuật' thuê cũng là cách để nước cho thuê muốn tạo sự ổn định và lợi thế cho khu vực đó. Chẳng hạn: Nga bán được vũ khí cho Việt Nam thì ngoài cách bán phải có phần 'kiểu cho thuê' để không bị các nước như Mỹ hay Trung Quốc tạo sức ép dành ảnh hưởng....Khi nào Nga thực hiện thêm điều khoản phụ 'kiểu cho thuê'? khi thỏa mãn một số yếu tố: số lượng đã mua với khả năng kinh tế Việt Nam; cần phần thuê thêm để đảm bảo Nga giữ được vị thế và ổn định ở khu vực mà không để Mỹ 'đục nước béo cò'.....Tương tự như vậy với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản...thực hiện chiến thuật cho thuê.
   ...còn nữa...
     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét