Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Chiến lược của Việt Nam đối phó Trung Quốc leo thang trang bị vũ khí

Ngày 4/5/2013
 - Ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc ngày càng lớn lên theo sự phát triển kinh tế, trong khi đó Việt Nam khó có thể theo đuổi leo thang trang bị vũ khí để đối chọi lại. Vậy chính sách quốc phòng của Việt Nam cần có chiến lược gì để bổ sung đối phó? Trả lời:  đó là chiến lược 'nam bắc liên kết' với Nhật Bản.
 1/  Nhật Bản có tranh chấp đảo với Trung Quốc, nhưng nếu không có tranh chấp đó thì Nhật Bản cũng cần tìm liên minh nước phương nam ở Đông Nam Á ưu ái họ để tạo cân đối 'địa chính trị' cho mình. 
     Có được cách tiếp cận với
Đông Nam Á là làm chủ được phần nào châu Á hay phương Đông và sẽ có tầm quan trọng với các châu lục khác do vị trí qua lại.
 2/ Nhật Bản không 'đòi hỏi' quá những vấn đề về thể chế và chính trị của Việt Nam (khác với Mỹ luôn đòi hỏi kiểu 'dân chủ', nhân quyền...).
 3/ Nhật Bản và Việt Nam liên minh sẽ tạo hai phía chiến lược mà tốt hơn trong phòng thủ. 
     Phức tạp phòng thủ hai phía làm cho quân sự Trung Quốc khó chiến lược hiệu quả.
 4/ Nhật Bản có tiềm lực khoa học kỹ thuật, Việt Nam có chiến lược phòng thủ 'thềm lục địa' (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).
     Nhật Bản đầu tư cho Việt Nam thì có phần gián tiếp tác chiến cửa ngõ biển cả phía nam.
 5/ Nhật Bản là đồng minh với Mỹ do đó Việt Nam có thể lợi dụng phần nào lợi thế của Mỹ mà ít chịu tác động vấn đề thể chế.
 6/ Mỗi liên minh hai nước Việt Nam - Nhật Bản chỉ cần tỷ lệ với mức lớn lên của chi tiêu quốc phòng Trung Quốc mà không cần phải có những ràng buộc 'phức tạp' như kiểu đồng minh Mỹ - Nhật Bản. Liên kết bù trừ cái thiếu mỗi bên (về địa chính trị, khoa học kỹ thuật, chung kiểu bị đe  dọa...) do lợi thế từng nước có mà không  phải gửi quân đội chiến đấu chung khi xẩy ra chiến tranh mà chiến tranh mỗi nước tự lo.
    Kiểu: cho hải quân Nhật Bản mức hiện diện ở Cam Ranh về tự do hàng hải đi các nơi; liên kết nghề cá; thương mại hai nước; mua bán vũ khí; ưu tiên đầu tư; giúp đỡ khoa học biển cả...
 7/ Thị trường Đông Nam Á tốt giúp cho Nhật Bản giảm phần phụ thuộc thị trường Trung Quốc và kiểu 'công xưởng sản xuất Trung Quốc'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét