Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Chiến lược, chiến thuật của Mỹ nếu xẩy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông

      1/ Mỹ đề ra mức 'ngưỡng cấm vận' theo mức leo thang xung đột nếu xẩy ra với Trung Quốc. Nền kinh tế của 'đồng minh' Mỹ sẽ có thiệt hại khi Trung Quốc đáp trả cấm vận nhưng sẽ nhỏ hơn so với Trung Quốc bị và trong dài hạn thì đánh bật, dành thị phần, đẩy Trung Quốc vào thế yếu.
  Trung Quốc nếu bị 'cấm vận' nguy cơ sẽ bị tụt hậu lại sau đối với 'hàng hóa' mang tính tích lũy kỹ thuật cao.
  Trung Quốc được ví như 'công xưởng Thế giới' (mời xem: 
Trung Quốc phải sợ chiến tranh như thế nào? https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/trung-quoc-phai-so-chien-tranh-nhu-the-nao) nhưng khi cấm vận thì 'công xưởng này sẽ bị phá vỡ' và nhường lại cho mọi nước nhỏ và mọi khu vực như thế nào? Những 'công xưởng' kiểu chia ra ở 'các nước - các khu vực' sẽ phối hợp tốt hơn với 'đông minh' Mỹ như thế nào?
  Nền kinh tế Trung Quốc không có khoa học 'mũi nhọn' tốp đầu Thế giới, nếu xung đột lớn xẩy ra sẽ có 'cuộc chiến' kinh tế làm kinh tế Trung Quốc bị thụt lùi, không gượng dậy theo kịp (mời xem: Lý do Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/nhat-ban/ly-do-nhat-ban-khong-so-doi-dau-quan-su-voi-trung-quoc...).

   2/ Mọi diễn đàn về những khu vực thì nêu những vi phạm của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo.

    3/ Liên kết - hợp tác, phát triển thị trường tốt với Asean và Asean đoàn kết tạo một khối thị trường tốt.
    Một Asean đoàn kết sẽ tạo thị trường chung tốt hơn bị chia rẽ bởi khi đó EU, Mỹ hay Nhật Bản...ký kết với Asean là được cả mà không mất công manh múm từng nước.

    4/ Asean thực hiện được đường lối chính sách số đông có lợi (tính đồng thuận cao tạo lợi thế cho mỗi nước) để tránh xu hướng một vài nước nhỏ trong khối bị chia rẽ tách ra (kiểu bị mua chuộc - đầu tư).
   Chẳng hạn: như Campuchia trước đậy không chung tiếng nói vấn đề 'biển đảo'? Thực hiện bằng cách: cơ sở hạ tầng chung của khối, thúc đẩy văn hóa kinh tế chính trị của khối, 'công xưởng chung', khai thác 'lợi thế địa chính trị chung...(tách bạch ra những nước phản đối vấn đề, khác với một nước không phản đối thì không đại diện cho cả khối là không phản đối). 

     5/ Mỹ áp dụng được chính sách ở Biển Đông là: a/ hòa cũng có lợi (bởi là đầu tàu phát triển 'gắn kết' làm ăn); b/ xung đột leo thang cũng có lợi (nhiều nước dựa); 
     Muốn vậy: Mỹ phải kiên trì và chấp nhận 'thiệt hại' với xung đột (nếu xẩy ra) để thực hiện tốt chính sách 'không bỏ rơi', không để Asean bị chia rẽ mà luôn  được lợi lớn.

   6/ Giúp Asean đạt chính sách với Trung Quốc là: Trung Quốc nếu phối hợp tốt với Asean thì có lợi thế và gây bất ổn với Asean thì mất lợi thế. Muốn vậy Asean đạt: 
     -  Đoàn kết.
     - Thị trường tốt.
     - Phối hợp với nhau khai thác và bảo vệ tốt môi trường.
     - Chung tiếng nói theo luật pháp Quốc tế.
     - Chiến lược 'địa chính trị' từng nước gắn với chiến lược 'địa chính trị' của khối.
     - Phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội...cạnh tranh với Trung Quốc về 'phương Đông'.
     - Thúc đẩy phương thức sản xuất và 'bảo vệ người tiêu dùng' để tự đảm bảo lợi thế về phát triển kinh tế.
                                                                                                     .....
     7/ Bắt buộc ký hòa bình những môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội....
   
     8/ Những đường ra cho các nước khác khu vực xung đột (bảo vệ những tuyến hàng hải).
  
    9/ Bản đồ quân sự Mỹ (và những bản đồ quan trọng khác) không chấp nhận 12 hải lý của 'đảo nhân tạo Trung Quốc' khi có chiến tranh.
     Luôn có kế hoạch tuần tra Biển Đông không chấp nhận '12 hải lý Trung Quốc' (kế hoạch thì luôn có 'định kỳ' nhưng cân nhắc lúc thực thi để đề phòng bị bắn 'rơi - chìm'). 
     Áp dụng thành chiến lược kiểu 'tuyên bố chiến tranh với Trung Quốc' khi xẩy ra các vấn đề xung đột lớn khác (như Đài Loan, Nhật Bản...)?. Phát động chưa? đặt Trung Quốc ở 'tình trạng' luôn bị động là Trung Quốc luôn phải sẵn sàng chiến tranh với Mỹ bởi 'Trung Quốc' cố 'bắn trả' ở vùng 12 hải lý đó trong khi Mỹ theo quan điểm mọi nước khác trên Thế giới và luật pháp Quốc tế thì vùng đó là tự do hàng hải.
    Vậy Trung Quốc tuyên bố vùng 12 hải lý của đảo nhân tạo như thế tức là Trung Quốc luôn sẵn sàng tuyên bố chiến tranh gây hấn với Mỹ, còn Mỹ thì luôn đấu tranh để bảo vệ 'quyền tự do hàng hải' quyền hòa bình ở khu vực đó cho mọi nước.

    10/ Tuyên bố những đáp trả cấp độ xung đột giới hạn theo 'cấp độ' (cản trở, chìm - rơi, đánh đảo...) và mức bổ sung 'úp lớn'.

   11/ Trung Quốc áp dụng chiến lược 'đẩy an ninh xa bờ'  và 'đưa bất ổn sang ở láng giềng' thì các nước đáp lại 'chặn cửa ra' và 'cô lập vòng quanh'.
        Trung Quốc áp dụng tạo bất ổn để phá 'công xưởng' Asean thì các nước áp dụng chính sách hạn chế thị trường của Trung Quốc và tách.

   12/ Trung Quốc áp dụng chính sách đẩy phức tạp của phòng thủ gần bờ ra Biển Đông thì Mỹ phối hợp với các nước đẩy Trung Quốc thế yếu về ngoại giao, kinh tế - văn hóa xã hội...(Trung Quốc sẽ bị phức tạp những vấn đề này) và Mỹ tạo tích tụ 'úp lớn'.
    Không kiểu: than đá của Úc thì nguồn mua chủ yếu từ Trung Quốc mà không dám chính sách cứng với Trung Quốc, bởi 'đánh bật Trung Quốc' sẽ được 'thị phần' khác lớn hơn ở các nước Asean và 'cuộc chiến leo thang' về kinh tế sẽ làm khoa học kỹ thuật của 'hàng hóa' Trung Quốc bị lạc hậu, không theo kịp thời đại dẫn tới về lâu dài Trung Quốc bị phụ thuộc đi sau các nước phát triển (sự phụ thuộc đi sau thì sẽ phụ thuộc cực lớn mọi vấn đề, kể cả vấn đề tài nguyên - tức là bị lệ thuộc, khống chế nguồn cung; chẳng hạn: Trung Quốc tụt hậu sẽ 'khó tự chủ nguồn dầu'...).  .
    Chính sách của Mỹ dành lấy các khu vực hơn là bắt tay cùng với Trung Quốc chia phần các khu vực, bởi phân chia với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ gây 'bất ổn' hỏng hết các khu vực và không áp dụng được lợi thế đầu tàu của Mỹ (về khoa học công nghệ, cách phát triển..) với các khu vực.

   13/ Mỹ chính sách kiểu đi giữa 'hai làn đạn' để ngăn xung đột xẩy ra (giữa Việt Nam và Trung Quốc). Kiểu người A và người B định bắn nhau nhưng cứ vướng người C đi lại ở giữa mà trong khi đó người C không ai dám động tới.

     14/ Mỹ chấp nhận mức thiệt hại 'xung đột' nhỏ (kiểu va chạm 'chìm - rơi' của tầu và máy bay) nhưng qua đó có cớ mà bố trí lớn để 'úp được' (mặt trận phương Đông lúc đó chỉ nhằm Trung Quốc và vấn đề Đài Loan sẽ quá lớn đối với 'thiệt hại' cho Trung Quốc nếu xẩy ra).

    15/ Mỹ giúp các nước - từng nước chiến lược phòng thủ 'biển đảo' (không thất thủ)

     Với Việt Nam bằng cách: nguồn mua bán cung cầu vũ khí theo chiến lược Việt Nam cần; can thiệp về kinh tế - chính trị - ngoại giao...nhằm ngăn chặn thế mạnh Trung Quốc nếu nguy cơ leo thang bất ổn; đạt hai nước Việt nam và Trung Quốc chỉ còn tồn tại kiểu xung đột vấn đề va chạm 'chìm - rơi' của tàu và máy bay...

   16/ Trung Quốc chủ động xung đột có giới hạn (kiểu chiến tranh biên giới với Ấn Độ trước đây tiến 3 bước nhưng chỉ lùi 2 bước và giữ lại 1 bước chiếm), chẳng hạn: đánh chiếm 3 đảo và chỉ trả lại 2 đảo  do áp lực Quốc tế.

   - Philippines có 'tối hậu thư' và Malaysia  có cách gác cửa nên chỉ cần yêu cầu là Trung Quốc phải trả 'đảo'; chỉ còn vấn đề 'đảo' của Việt Nam là yếu nhất trong khâu phòng thủ.

     17/ Malaysia phải biết lợi thế sức mạnh 'tiếng nói' bởi gác cửa ra (vị trí địa chính trị - mọi nước qua khe hẹp).
   Trung Quốc dù mạnh  thế nào cũng phải luôn sợ Malaysia, nhưng cả Asean bất ổn là Trung Quốc trấn áp được Malaysia (không dám 'tấn công riêng' Malaysia).
   Chiến lược của Malaysia là củng cố khối 'đoàn kết' Asean thì mọi nước lớn nhỏ đều phụ thuộc.

    18/  Philippines có Mỹ chỗ dựa và có chiến lược 'tối hậu thư' (mời xem: Tối hậu thư của Phillipines để buộc Trung Quốc bớt hung hăng là https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/philippines/toi-hau-thu-cua-phillipines-de-buoc-trung-quoc-bot-hung-hang-la ), chỉ còn vấn đề 'đảo' của Việt Nam nguy cơ bị đánh? 
   Mọi 'xung đột - tuyên bố' khác gắn với cả Asean. Trung Quốc lợi dụng căng thẳng với Mỹ mà chỉ tấn công Việt Nam (kiểu Trung Quốc 'giả vờ' khiếp Mỹ mà chấp nhận 'làm hèn' đánh Việt Nam, nhưng mục tiêu chính là chỉ cần đánh Việt Nam).
  
    19/ Việt Nam giữ được đảo là cả Asean giữ được đảo.

    20/ Mỹ được các nước dựa 'bảo vệ' đảo mà như có đảo (được dựa lớn như có 'đảo lớn').
    
    21/ Giám sát tốt, chia sẻ tin tức tình báo.
     
     22/ Việt Nam chia sẻ lịch sử về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho nhân dân mọi nước và nay mong muốn các nước lập hòa bình ổn định cho khu vực, các nước hãy cùng thỏa thuận hợp tác vì xây dựng môi trường hòa bình, ổn định cùng làm ăn thịnh vượng. 
  
      23/ Phòng thủ 'đảo' của Việt Nam:
       - Tạo chiến lược mọi đảo dễ chiếm nhưng khó giữ. Tức là 'đủ tên lửa' tàn phá mọi đảo. 
        Cuộc chiến không đơn thuần diễn ra kiểu 'bộ binh' trên từng đảo mà tạo cuộc chiến bằng 'máy bay - tầu' khu vực mở rông xung quanh các đảo.
      - Không sợ Trung Quốc leo thang mở rông cuộc chiến toàn diện bởi sẽ kéo nền kinh tế Trung Quốc thụt lùi (kinh tế Trung Quốc bây giờ mà gặp khủng hoảng thụt lùi sẽ không gượng dậy được bởi Trung Quốc không phải là nước tích tụ khoa học kỹ thuật tốp dẫn đầu mà chỉ thế mạnh hàng hóa giá rẻ).
      - Trung Quốc chỉ có chiến lược tập trung cực lớn rồi đánh chớp nhoáng thì Việt Nam đáp lại 'kiên trì phản công' kéo dài cuộc chiến biển bằng kiểu 'du kích biển' là từng tốp tầu (hay từng máy bay) đột kích tên lửa. Hoặc Trung Quốc áp dụng chiến lược 'dùng hạm đội vừa phải tấn công' chiếm lấy bằng cuộc chiến hơi ngang ngửa rồi điều lực lượng lớn ra 'đe dọa' Viêt Nam để ngăn Việt Nam phản công thì Việt Nam áp dụng chiến lược leo thang 'tên lủa phòng thủ bờ' khống chế toàn bộ vài trăm km độ rộng vùng biển dài và trong khi đó 'tên lửa' bờ trợ giúp các mũi duy trì tấn công 'vùng đảo' đang bị thất thủ.
       Tóm lại: a/ Việt Nam chấp nhận cuộc chiến 'ngang ngửa' kéo dài nếu Trung Quốc điều quân vừa phải 'đánh đảo' và sẵn sàng lâu dài.
                     b/ Việt Nam chấp nhận cuộc chiến toàn diện 'tên lửa' bờ nếu Trung Quốc điều quân áp đảo. Chiến thuật 'tên lửa' bờ thì nhiều hạm đội mạnh dàn ra 'kín biển' chẳng có tác dụng.
       Việt Nam nếu kiên trì chấp nhận cuộc chiến thì sẽ phá hỏng nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc lúc đó có thể thắng kiểu tiêu diệt nhiều lực lượng quân sự của Việt Nam nhưng sẽ không 'chiếm được cái gì để lợi thế cho đất nước Trung Quốc' và để thắng phải duy trì nhiều hạm đội chầu trực vùng bờ biển Việt Nam làm tiêu hao toàn bộ sức mạnh quân sự Trung Quốc (trong khi đó: để thắng Việt Nam thì Trung Quốc cũng đã tổn thất nhiều bởi 'phòng thủ tên lửa' thì luôn lợi thế hơn lực lượng tầu tấn công; 'chầu trực' kéo nhiều hạm đội tới vùng biển sẽ bị kiểu 'du kích tên lửa biển' phát huy sức mạnh).
       Chiếm vùng biển thì không neo tàu ở đó mà tuyên bố chủ quyền kiểu khống chế được (bị tên lửa); chiếm đảo thì bị 'kéo dài cuộc chiến du kích tên lửa biển' và mũi đột phá.
     Vài tỷ USD (chục tỷ) của Việt Nam nếu mất cho vũ khí (tên lửa) cuộc chiến thì mọi hạm đội của Trung Quốc cũng bị tan tác. Nền kinh tế Việt Nam bị tàn phá thì nền Kinh tế Trung Quốc cũng chẳng còn gì (thụt lùi mọi vấn đề, không gượng lên kịp). 
      Cuộc chiến biển của Việt Nam với Trung Quốc sẽ bịt hết cửa ra của Trung Quốc (nếu xẩy ra chiến tranh như kiểu Việt Nam và Mỹ trước đây). 
       Thế tại sao những năm trước Việt Nam bị đánh chiếm đảo mà Trung Quốc không sao? trả lời: vì Việt Nam lúc đó chưa có chiến lược, chiến thuật biển toàn diện - chưa tạo được mũi phản công.

       Mỹ hiểu rõ chiến lược, chiến thuật của Việt Nam để 'đảm bảo' đúng về lợi ích kinh tế, quân sự....
     
Mời xem thêm: Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/phong-thu-bien-dhao-cua-viet-nam
                         Chiến lược giữ 'đảo' của Việt Nam https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/chien-luoc-giu-dao-cua-viet-nam
                  Giải bài toán đánh chặn tên lửa Trung Quốc https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/giai-bai-toan-danh-chan-ten-lua-trung-quoc


    (Lê Thanh Đức - con người tự do, phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển UNDP)

    Nhật ký ngày 27/8/2015 làm gửi cho Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét