Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Giải bài toán đánh chặn tên lửa Trung Quốc

Việt Nam đưa tin "Tên lửa DF-11 Trung Quốc đặt ra bài toán đánh chặn cho Việt nam?"

  DF-11 tiêu chuẩn có chiều dài 7,5 mét, đường kính 0,8 mét, trọng lượng phóng 3,8 tấn, DF-11A có chiều dài 8,5 mét, đường kính 0,85 mét, trọng lượng phóng 4,2 tấn. Tên lửa có thể mang theo đầu đạn chất nổ mạnh HE nặng từ 500-800kg. Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và GPS nên có độ chính xác tương đối cao. Bán kính lệch mục tiêu CEP của DF-11 khoảng 500-600 mét, với DF-11 A chỉ số CEP chỉ còn khoảng 200 mét.

  DF-11A được đưa vào biên chế với
một lữ đoàn tên lửa chiến thuật ở quân khu Nam Kinh. DF-11A được triển khai hoạt động trong lực lượng lục quân như một vũ khí tầm xa cấp chiến dịch-chiến thuật. Nó đảm đương các hoạt động tác chiến trên 50km ngoài tầm của pháo binh và dưới 600km của tên lửa chiến lược.
Báo cáo của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ năm 2007 cho biết, có khoảng 575-626 tên lửa DF-11 cùng khoảng 110-130 bệ phóng được triển khai dọc theo eo biển Đài Loan. DF-11 được coi là một trong những vũ khí chủ lực trong trường hợp Trung Quốc mở chiến dịch tấn công vào Đài Loan.
   Những tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu DF-11 không chỉ là mối đe dọa đối với Đài Loan mà còn cả đối với những quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự DF-11 có thể là một trong những vũ khí được sử dụng đầu tiên để tạo lợi thế áp đảo về chiến thuật từ đó nắm lợi thế chiến lược. DF-11/11A là một tên lửa đạn đạo chiến thuật nguy hiểm với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
   Với độ chính xác cao, DF-11/11A có thể tấn công các mục tiêu quan trọng như, căn cứ tên lửa, trung tâm chỉ huy, kho tàng quan trọng, sân bay làm tê liệt khả năng chiến đấu của đối phương. Ngoại trừ Nhật Bản có hệ thống đánh chặn chuyên dụng, các nước còn lại trong khu vực đều không có khả năng đánh chặn tên lửa tầm xa.
  
   Nếu Trường Sa bị tấn công cấp tập bằng tên lửa DF-11/11A thì khả năng sẽ bị phá hủy hết hoặc nếu quân cảng Cam Ranh bị tấn công bằng tên lửa đó thì cũng  bị tê liệt.  Vậy Việt Nam dùng đối sách gì đáp lại?  
   Mình làm giải pháp cho Việt Nam là:
   A/ Vấn đề đảo Trường Sa.
   Nếu bị đối phương dùng tên lửa  DF-11/11A để tấn công cấp tập thì khả năng toàn bộ trên đảo bị xóa sổ. Khi đó Việt Nam đáp lại bằng cách: 
   1/ Dùng  mọi loại tên lửa (trang bị trên tàu chiến, tàu ngầm, máy bay....) để xóa sổ mọi sự chiếm đóng của địch trên đảo. Biến đảo thành nơi dễ công nhưng không thể chiếm đóng được.
  Bước 2: 
   2/ Tăng cường mọi loại tên lửa (trang bị trên mọi phương tiện) để tấn công tất cả mọi phương tiện của đối phương trên biển. Mục tiêu đạt được là tạo thiệt hại cực lớn cho đối phương (nhằm đạt đối phương sẽ thiệt hại hơn nhiều so với Việt Nam bị phá hủy toàn bộ trên đảo).
  - Tấn công 'tên lửa' dành lại Hoàng Sa (dùng mục tiêu dù chưa đạt mục đích).

  B/ Quân cảng Cam Ranh bị tấn công làm tê liệt, không phòng thủ được tên lửa  DF-11/11A thì:
   1/ Phát triển các sân bay dã chiến (tránh sân bay bị phá hủy). Từ đó tăng cường máy bay hiện đại mở cuộc chiến Biển Đông
   2/ Tăng cường trang bị mọi loại tên lửa bờ biển hoặc tên lửa trên các phương tiện (tàu, máy bay...). Nhằm bao phủ cho được tầm tên lửa khống chế khoảng 400km tới 500km so với đất liền (có thể có loại tên lửa cực mạnh, chính xác, khó đánh chặn tầm bắn chỉ 200km nhưng nếu lắp trên máy bay thì dễ khống chế 500km bởi máy bay chỉ cần hoạt động cách không xa bờ. Máy bay cách 200km thì có tên lửa bờ biển 'tiếp viện' bảo vệ  và máy bay tầm hoạt động ngắn sẽ khó bị bắn hạ).
   
  Đẩy lùi Trung Quốc xa cách bờ Việt Nam khoảng vài trăm km thì đường xuống phía Nam của Trung Quốc bị chặn (đường phía Nam là đường ra chính của Trung Quốc với Thế giới), bởi Trung Quốc không thể đi dịch phụ thuộc phía gần bờ những nước phía bên kia Biển Đông, nếu thế thì bị các nước đó và Mỹ khống chế.

   Vậy khi Trung Quốc dùng tên lửa  DF-11/11A cấp tập tấn công mà Việt Nam không đánh chặn được thì Việt Nam phải:
 1/ Tăng cường mọi loại tên lửa với cách phòng thủ như trên nhằm đặt 'đảo' ở tình trạng có thể bị phá nhưng không thể chiếm đóng được.
  2/ Đáp trả lại bằng các trận đánh để tương xứng đảo bị phá hủy thì sẽ đánh trả thiệt hại nặng hải quân Trung Quốc.
  3/ Đặt Biển Đông là tình trạng chiến tranh ngăn chặn Trung Quốc.
    Duy trì chiến tranh ở Biển Đông sẽ làm đường ra của Trung Quốc bị chặn. Đặt Trung Quốc tình trạng phải căng ra duy trì quân sự cực lớn để đối phó ở biển mà vẫn bị Việt Nam dùng lợi thế ven bề dễ công, dễ thủ. Chiến thuật đánh biển 'du kích' bằng những tên lửa sẽ đặt mọi hạm đội cực lớn của địch ở thế phải căng ra mà khó giữ.
   Trung Quốc nếu leo thang quy mô chiến tranh sau khi dùng chiến thuật 'tên lửa  DF-11/11A' bị đáp trả 'khốc liệt' thì Trung Quốc sẽ bị thất bại so với Thế giới, Thế giới không chấp nhận một khu vực chiến tranh như thế, Trung Quốc sẽ mất tất cả vai trò và lợi thế phát triển.
   Sau khi tuyên bố tình trạng chiến tranh thì chỉ lập lại 'hòa bình' khi Trung Quốc bồi thường 'đảo Việt Nam' bị bắn phá.

   Tên lửa  DF-11/11A có thể phá hủy mọi căn cứ trên đất liền của Việt Nam nhưng cách tấn công cũng chỉ như máy bay B - 52 rải bom, chỉ khác là không có mục tiêu máy bay B - 52 bị hạ (ở xa câu tên lửa  DF-11/11A vào mà không chặn được). Việt Nam đáp lại bằng 'tản ra' 'che dấu' (các công sự) và phản công đạt mục đích khống chế khu vực Biển Đông, gây thiệt hại. 

   Cách Việt Nam đối phó tàu sân bay Trung Quốc trên Biển Đông:
   1/ Tăng cường sức mạnh tên lửa.
   2/ Tăng sức mạnh không quân.
   Tác chiến máy bay chống tàu sân bay có thể trang bị máy bay hiện đại nhất với tên lửa mang theo uy lực nhất. 
   Tầm hoạt động máy bay có thể cho phép 'một đi không về' tức là tác chiến kiểu tầm bay 1000 km của máy bay thì khi máy bay mất quãng đường 500km ra tới tàu sân bay Trung Quốc, quãng đường 'với lượng dầu' còn lại có thể quần thảo theo chiến thuật công kích gắng đạt mục tiêu mà 'nhảy dù' không đường về máy bay do hết 'dầu' (hoặc hướng biếu nơi). Chiến thuật này tạo giỏi mà phải cực lớn của sự 'đánh đổi' thành công.
   Tăng số lượng máy bay đáp lại chiến thuật 'tàu biển' và đáp lại chiến lược biển. 
   Phi công như thế nào dũng cảm? nếu 100 phi công là đủ cho 100 máy bay thì nên huấn luyện có 150 người (dư 50 người). Bố trí quân như thế khi cuộc chiến 'khốc liệt' mà có thể 3 chiếc máy bay xuất kích 1 chiếc bị rơi thì 'tạo sự gánh vác trách nhiệm khi được giao',  'tình đồng đội chia sẻ' và tạo đúng động lực cá nhân.
   (Lê Thanh Đức - Con người tự do; Phấn đấu cho thành công Chương trình UNDP - Ngày 11/1/2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét