Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Vì sao Trung Quốc không thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS


Ngày 9/7/2013
 - Tin chú ý:
   Ngày 9/7/2013 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích một khi Trung Quốc chơi bài rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). 
   Hiện nay có 164 nước phê chuẩn UNCLOS trong có Trung Quốc, Mỹ chưa tham gia ('đường lưỡi bò' không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS). 
  Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS.
  Ông Mark J. Valencia cho rằng Trung Quốc sẽ trả giá lớn về chính trị, không chỉ là sự công kích Quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ. Ông Mark J. Valencia  cũng cho rằng đừng để Trung Quốc phải chán ngấy với các chỉ trích của các nước mà rút khỏi UNCLOS
    Bình luận: Ông Mark J. Valencia phải biết rằng thời gian qua sự công kích Quốc tế thì Trung Quốc đã bị, Trung Quốc cũng đã tạo sự sợ hãi của các nước, Trung Quốc chán ngấy hay là các nước nhỏ chán ngấy vì luôn bị Trung Quốc nhũng nhiễu gây sự? Cho nên Trung Quốc không phải vì sợ các điều tiến sỹ Mark J. Valencia nêu.
   Ông  Mark J. Valencia là một giáo sư mà phân tích theo hướng bắt các nước nhỏ phải nhịn sự quấy phá, không tôn trọng xu hướng văn minh? Nhiều nước có lẽ sẽ mong ông đừng thỉnh giảng ở Trung Quốc.
   
   Trung Quốc vì sao không thể rút khỏi UNCLOS? đó là vì nếu rút khỏi UNCLOS:

    1/ Vùng biển Đại lục của Trung Quốc sẽ mất an ninh, dễ bị tiếp cận (khác với Mỹ hai bên là biển rộng lớn, chỉ một số nước nhỏ vùng biển cách nơi).
    Trung Quốc sẽ mất 'địa chính trị' của lợi thế phía biển của mình.
    2/ Các nước nhỏ như Việt Nam vẫn áp dụng được chiến lược phòng thủ thềm lục địa một khi bị Trung Quốc tấn công bởi có 164 nước ủng hộ UNCLOS.
    3/ Lúc đó theo quan điểm Trung Quốc (không tham gia UNCLOS) sẽ tạo các vùng biển mạnh ai nấy chơi tùy kiểu, từ đó đặt 'các nước nhỏ sẽ cạnh tranh tranh mà cạnh tranh không thua kém phương tiện hiện đại Trung Quốc do lợi thế' gần bờ. 'Vũ khí Trung Quốc' không thể dùng xua đuổi người dân nước khác vì chẳng có cớ gì và các nước có chiến lược phòng thủ thềm lục địa nếu xẩy ra chiến tranh (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).
   Văn minh nhân loài sẽ không để một nước tự nhiên áp đặt bành trướng khai thác riêng, không chung môi trường và chia sẻ. Xu thế sẽ tự buộc Trung Quốc phải hợp tác mới phát triển (nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì tương lại cũng phải hợp tác để khai thác theo hướng văn minh).
   Từ đó xu thế gần bờ sẽ có lợi thế cạnh tranh nhất. Trung Quốc nếu mỗi năm khai thác được 1 tỷ USD ở Biển Đông do đầu tư sức mạnh vơ vét thì cũng không bù đắp nổi của mất chiến lược quân sự (phải chạy đua mãi mà vẫn không an toàn) và Trung Quốc chỉ còn 'địa chính trị' kiểu đất liền, còn 'địa chính trị' biển chỉ ở 'họng súng' mà không tồn tại được để trở thành nước lớn trong cộng đồng thế giới.
   4/ 'Đường lười bò' cũng không tồn tại được nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS.
    5/ Trung Quốc và Mỹ sẽ ở thế khó của cạnh tranh tay đôi quân sự và sẽ thiệt hại cả hai bên (Trung Quốc sẽ thiệt hơn bởi lẽo đẽo chạy theo đua vũ trang với Mỹ).
    6/ Các nước nhỏ cứ lấy UNCLOS mà to tiếng cãi nhau với Trung Quốc nếu Trung Quốc xâm lấn kiểu 'khai thác dầu', trong khi đó Trung Quốc không có lý do gì để tự chiếm được mà cho rằng nơi đó của mình. 
   7/ khi đó, nhà nước Trung Quốc phải dựa vào 'vũ khí' để luôn tồn tại mâu thuẫn chạy đi xua đuổi ngư dân các nước. Xẩy ra tình trạng đó thì Trung Quốc vi phạm quyền phát triển con người, một người dân bất kỳ đều có quyền kiện lên tòa án Quốc tế.
   8/ Trung Quốc sẽ bị cô lập ở châu Á bởi thực thi chính sách 'họng súng' với các nước láng giềng.
   9/ Trung Quốc phải chạy đua vũ trang với cả Thế giới do chính sách rút khỏi UNCLOS (Mỹ thì đã tự che lấp qua các cuộc đua như với Liên Xô, đồng minh, hai bên nước Mỹ là biển lớn...), trong khi đó những nước nhỏ từng bước liên minh và thực hiện chiến lược phòng thủ thềm lục địa ít tốn kém hơn.

     Nếu Trung Quốc tính toán sai cứ rút khỏi UNCLOS, thì các nước nhỏ cứ áp dụng chính sách 'lợi thế' gần bờ và phòng thủ thềm lục địa.
   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét