Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Biện pháp đấu tranh giàn khoan Trung Quốc


  1/ Xây dựng các cơ chế để Asean thành thị trường chung thuận lợi sự phát triển với Thế giới. Phấn đấu tạo môi trường để các nước Asean là 'công xưởng Thế giới' cạnh tranh với 'công xưởng Thế giới Trung Quốc'

     Chú thích - Trung Quốc là công xưởng Thế giới' là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế, chỉ ra: mọi hãng lớn trên Thế giới đều đầu tư vào Trung Quốc, đầu tư vào nước lớn dân đông bằng vào nhiều nước nhỏ, giữ giá đồng Nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, quy mô hàng hóa kiểu 'vừa' (không phải công nghệ cao) về số lượng và phong phú đánh bật giá cả hàng hóa mọi nước nhỏ, nguồn lực dồi dào (hãng lớn cần mọi kiểu trình độ tay nghề chỉ một đêm là tuyển đủ, trong khi ở các nước nhỏ phải chờ đầu tư tay nghề hàng tháng hàng năm mới đáp ứng), chiến lược 'cung cầu' và hàng lỗi mốt mà đánh bật các hãng cạnh tranh ở các nước khác, hàng nhái ít đầu tư chi phí, tiêu tốn nguyên liệu trong một giá trị hàng hóa cao, ít ràng buộc 'giá trị hàng hóa' với khoa học tiêu dùng - cuộc sống....
     
    Các nước Asen có lợi thế cạnh tranh là
'công xưởng Thế giới': dân số; tài nguyên; phong phú cuộc sống; địa chính trị; cách tiêu dùng; nhân công rẻ; 'văn hóa và thể chế' phù hợp giao thương với mọi nơi trên Thế giới'....
     Khi Asean thành 'công xưởng Thế giới thì bắt buộc Trung Quốc phải hợp tác mà không dám xung đột, nếu xung đột thì bị tách ra khỏi sự phát triển chung.
     Cơ chế để xây dựng khu vực Asean trở thành 'công xưởng Thế giới' thì vẫn lợi dụng hàng hóa rẻ của Trung Quốc một cách khôn khéo mà không kiểu chính sách 'rào cản thương maị'.

     2/ Sự xung đột Biển Đông tạo sự cô lập dần văn hóa và con người Trung Quốc với các nước Asean. Các nước Asean sẽ ảnh hưởng dần theo sự hợp tác phát triển với các khu vực khác trên Thế giới mà tránh gần sự hung hăng Trung Quốc.
     'Văn hóa Trung Quốc' cũng khó phù hợp sự phát triển thời đại, chẳng hạn: đạo Khổng khuyến khích sự tích tụ quyền lực Nhà nước mà xung đột 'dân chủ', quyền lợi cá nhân; Văn hóa Trung Quốc thiên về sự chinh phục gộp vào to lớn mà đánh mất bản sắc riêng từng nơi...
      Khi những nhà nước trong Asean chưa có chính sách cô lập, tách rời dần với Trung Quốc nhưng những người dân đã tự tách rời dần thì Trung Quốc cũng phần nào đã bị cô lập (giảm đi du lịch; giảm du học; tiếp thu văn hóa mới 'dân chủ'....). Văn hóa Mỹ một thời hướng khám phá mở ra mà thu hút khắp nơi.
     Nếu thực hiện được chính sách 'cô lập' thì bắt buộc Trung Quốc phải đàm phán và hợp tác chung cùng phát triển.

     3/ Mỹ và đồng minh tạo sự liên kết phòng thủ chung thì Trung Quốc không dùng 'đường lưỡi bò' để chiếm đoạt được của các nước ở Biển Đông.
      Chẳng hạn: những nước như Philippines, Singgapore, Brunei, Indonesia...được sự giúp đỡ của đồng minh Mỹ thì Trung Quốc không thực hiện được đường lưỡi bò qua khu vực các nước đó. Khi đó, Việt Nam tuy không ở trong liên minh với Mỹ nhưng cũng sẽ không bị áp đặt đường lưỡi bò bởi 'đường lưỡi bò' không thể tuyên bố với chỉ Việt Nam. Mặt khác Việt Nam có chiến lược phòng thủ làm cho Trung Quốc không thực hiện được 'đường lưỡi bò' (mời xem: mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG https://sites.google.com/site/weblethanhduc/)
    Vậy: Tuy Việt Nam không tham gia liên minh phòng thủ với đồng minh Mỹ nhưng các nước như Philippines tạo được liên minh thì không thể có 'đường lưỡi bò'.
    Nhật Bản nên xem xét sửa hiến pháp nhằm cho phép quyền tự vệ tập thể để 'bảo vệ tự do hàng hải' của mình.
   4/ Mỹ và đồng minh thực hiện chính sách duy trì hòa bình ở Biển Đông để Trung Quốc trong 'tương lai' không xuất xung đột ra các khu vực khác.
    Mỹ thực hiện chính sách: 'Trung Quốc còn xung đột ở Biển Đông thì bị bó hẹp ở đó mà tương lai không có tiềm lực mở ra xung đột ở các khu vực khác; Trung Quốc thực hiện hòa bình ở Biển Đông thì mới cửa ra hòa bình ở các khu vực khác'.
    Kiểu chính sách của Trung Quốc hiện tại nếu không được ngăn chặn thì khi Trung Quốc chiếm đoạt được Biển Đông sẽ mở ra xung đột ở các khu vực khác trên Thế giới.
   
   6/ Nếu kiểu dàn khoan HD 981 mà di dời xuống lãnh thổ của các nước khác theo âm mưu 'đường lưỡi bò' thì những nước đó thực hiện chính sách: tăng cường phòng thủ chung; đẩy mạnh cô lập, tẩy chay; cử tàu cảnh sát, kiểm ngư và tàu quân sự bao vây...Không nổ súng trước nhưng không ngại tàu quân sự va chạm...Thực hiện chiến lược 'xiết chặt'.

   5/ Việt kiều khắp nơi trên Thế giới biểu tình thì phản đối được Trung Quốc mà không phụ thuộc chính sách nhà nước Việt Nam.
   10 người Việt kiều phản đối thì hiệu quả bằng 1000 người ở trong nước bởi sự rộng khắp và mang tính nhân dân. Lâu dài, chỉ nên biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc để ít ảnh hưởng công cộng nước sở tại. Biểu tình trước các sự kiện quốc tế thì Trung Quốc phải lo giữ lá phiếu ở Liên Hợp Quốc...

  (Lê Thanh Đức - nhật ký ngày 22/5/2014 làm cho Chương trinh UNDP)


   Xem thêm:
  
Lý do Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc 
Ngày 29/7/2013
 - Vì sao Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc? trả lời:
    1/ Về quân sự: thì chỉ đối đầu vấn đề 'biển đảo' - dễ chiến tranh nhưng khó chiếm giữ, phụ thuộc chủ yếu về vũ khí hiện đại và trình độ tác chiến....Những yếu tố đó Trung Quốc khó thắng Nhật Bản.
    2/ Về kinh tế:
    Một số chuyên gia Nhật Bản cho rằng Nhật Bản sợ mất thị trường rộng lớn ở Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh, nhưng thực ra Trung Quốc hy vọng trở thành siêu cường thì phải cạnh tranh với Nhật Bản dành thị trường ở các khu vực và các nước khác (như Asean, Peru...).
    Hàng hóa Nhật Bản là chất lượng cao nên nếu chính quyền Trung Quốc dùng biện pháp 'kỹ thuật' để hạn chế xâm nhập thì vẫn phải luôn tồn tại tỷ lệ % hàng hóa Nhật Bản mà nhu cầu người dân Trung Quốc 'đòi hỏi' - ký hiệu n1 (chẳng hạn như máy ảnh; dù bị giá, hay hạn chế số lượng...). Nếu chính quyền Trung Quốc đánh bật tất cả hàng hóa Nhật Bản thì do 'cầu' của người dân về 'hàng hóa chứa trong đó tích lũy công nghệ cao' mà đất nước không đáp ứng được sẽ dẫn tới 'bất ổn'. 
   Khi bình thường thì hàng hóa Nhật Bản sẽ 'xâm nhập - hoặc đầu tư sản xuất' vào Trung Quốc nhiều hơn là n1 + n2 (chiến tranh chỉ tồn tại n1, bình thường Nhật Bản sẽ xuất khẩu và đầu tư sản xuất thêm được hàng hóa n2 ở Trung Quốc). Nhưng vấn đề là Trung Quốc phải cạnh tranh với Nhật Bản để dành thị trường mọi nơi trên Thế giới nếu hy vọng trở thành siêu cường, khi đó lượng hàng hóa n3 của Nhật Bản ở các thị trường khác sẽ lớn hơn (quan trọng hơn) rất nhiều so với n2 (Trung Quốc cũng có n1 n2 n3...với Nhật Bản). Hàng hóa n3 là xu thế cạnh tranh tương lai của Trung Quốc  và Nhật Bản trên Thế giới. Hàng hóa n1 thì Nhật Bản cố định được (do cạnh tranh dẫn công nghệ), n2 thì tương lai bị thu hẹp (tính theo tỷ lệ quy mô - nếu Trung Quốc muốn vượt Nhật Bản), n3 thì nước nào dành được ở các thị trường trên Thế giới sẽ mạnh mẽ. Mời xem thêm bài viết về 'Trung Quốc công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự
    Tranh dành lẫn nhau thị trường ở mọi nước mọi khu vực mới là cạnh tranh chính mang tính quyết định của Trung Quốc với Nhật Bản (có thể cả Mỹ...).
     Nhật Bản nếu sợ bị co hẹp thị trường ở Trung Quốc thì chỉ do chưa chuẩn bị chiến lược dành thị trường trên Thế giới và dẫn tới sẽ nguy cơ tụt hậu.
   3/ Về văn hóa, xã hội...thì trình độ tổ chức xã hội của Nhật Bản đang cao hơn (tay nghề, tổ chức lao động, dân trí chung...).
  https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/nhat-ban/ly-do-nhat-ban-khong-so-doi-dau-quan-su-voi-trung-quoc

Ngày 24/7/2013
 - Trung Quốc sợ chiến tranh như thế nào? khi đó:
    1/ Nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu tích lũy được của cải do kiểu tạo ra hàng hóa giá rẻ (giữ giá đống nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, hàng nhái, hàng quy mô số lượng làm 'lợi thế', hàng hóa phải chi nhiều 'lượng' trong một mặt hàng tạo ra...) và kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (thị trường lớn).
      Nền kinh tế đó chỉ đạt tích lũy theo kiểu 'tiết kiệm', tức là bán được hàng hóa nhiều mà tạo số dư (dự trữ ngoại hối nhiều...). Khi chiến tranh nổ ra thì lượng bị hụt đi 'tiềm lực có' chỉ là 'tiền' sẽ làm đất nước nhỏ lại.
      Khác với nền kinh tế ở các nước có tích lũy kiểu khoa học công nghệ hàng đầu Thế giới và có phương thức sản xuất tiên tiến hơn thì nếu chiến tranh xẩy ra nước đó vẫn đủ tiềm lực phát triển (có tích lũy công nghệ, tay nghề, cách tổ chức sản xuất...).
    Chẳng hạn: Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ 2 bị tàn phá (tức là kiểu hết 'tiền' - tương tự dự trữ ngoại hối của Trung Quốc) nhưng vẫn phục hồi mạnh nhờ cách tổ chức sản xuất và tích lũy công nghệ. Trung Quốc nếu giờ bị 'cạn tiền' thì cũng chỉ như một nước bình thường trên Thế giới (thậm chí sẽ khó khăn hơn do tích tụ bất ổn số đông), lúc đó Trung Quốc không đủ sức mạnh công nghệ và cách tổ chức để phục hồi mạnh mẽ được. Khi đó quay lại con đường cũ kiểu tạo chiến lược 'hàng hóa rẻ' càng khó khăn do quãng thời điểm đã qua và 'thị trường' bị thu hẹp do chiến tranh.
   2/ Thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại, Trung Quốc bị mất lợi thế 'công xưởng Thế giới' (mời xem bài thế nào là 'công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự).
       Vì sao thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại? vì: phương Tây sẽ 'cô lập' Trung Quốc; nhiều nước nhỏ giảm mức quan hệ; địa chính trị của Trung Quốc sẽ giảm thế mạnh bởi đang là điểm bất ổn; 'công xưởng Trung Quốc' bị phá...
      Vì sao phương Tây không sợ 'công xưởng Trung Quốc'? vì: công xưởng Trung Quốc tồn tại phần nào khi các nước nhỏ trong khu vực và trên Thế giới còn 'lạc hậu' tạo Trung Quốc là trung tâm; Trung Quốc còn tiềm lực thực hiện chiến thuật 'thương mại' tạo lợi thế....Khi chiến tranh xẩy ra thì Trung Quốc không thâu tóm được các nước nhỏ nữa để tạo kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (tập trung các hãng lớn rồi tràn hàng sang mọi nơi).
    Trung Quốc bị phá thị trường ở các nước thì sẽ trở thành nước yếu.
  3/ Những trận chiến nhỏ thì Trung Quốc không sợ bởi bị tiêu hao ít và những chiến thắng sẽ củng cố vị thế 'có vẻ là nước lớn' ép các nước nhỏ phải theo.
      Nhưng những mức leo thang chiến tranh lớn của Trung Quốc như với Nhật Bản thì sẽ sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc...Trung Quốc nếu đánh đảo của Việt Nam thì Việt Nam thực hiện 'chiến tranh thềm lục địa' (mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) cũng sẽ làm Trung Quốc bị chặn hy vọng trở thành siêu cường.
      ...còn nữa...
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét