Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Vì sao phải đàm phán đa phương


Vì sao phải đàm phán đa phương ở Biển Đông mà không thể đàm phán song phương? trả lời:
1/ Biển Đông gắn với bờ biển dài nhiều nước, những tranh chấp của Trung Quốc về tuyên bố 'đường lưỡi bò' là xâm phạm nhiều nước và xâm phạm vùng lãnh hải của Quốc tế.
Giả sử Trung Quốc mà đàm phán song phương với nước A và hai nước tự vẽ lại 'đường lưỡi bò' thì ngoài ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc sẽ xuất hiện thêm 'đường lưỡi kiểu con gì đó' của nước A (quanh nước A) mà cả hai đường này chưa được các nước có bờ biển liên quan chấp nhận, chưa được cộng đồng Quốc tế công nhận (có vi phạm công ước Liên Hợp Quốc về biển không? có xâm lấn vùng biển của Quốc tế hay không...).
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố 'có thể đàm phán song phương với Trung Quốc', thì ở đây có hai trường hợp xẩy ra:
a/ Philippines và Trung Quốc thỏa thuận phân chia một 'đảo Đ' nào đó; b/ Philippines và Trung Quốc nhường vùng lãnh hải gần bờ.
- Trường hợp a: Philippines và Trung Quốc chỉ có quyền làm thế khi 'đảo Đ ' đã được Quốc tế công nhận là đảo của riêng một trong hai nước đó – hoặc lịch sử (tất nhiên là không phải đảo 'bồi đắp' - đảo này không được công nhận). Chẳng hạn: 'đảo Đ' như dạng ‘đảo Guam của Mỹ’ thì Mỹ bán cho Trung Quốc thì là của Trung Quốc…
- Trường hợp b: Trung Quốc không được dùng phần lãnh hải của Philippines nhường lại để quản lý và áp đặt điều kiện với nước khác; chẳng hạn: Việt Nam không thể nhường Trung Quốc quản lý vùng biển sát bờ ở tỉnh Cà Mau cho Trung Quốc được.
Tất nhiên, chỉ hai nước Philippines và Trung Quốc hoặc nhiều nước khác không thể tự thỏa thuận vẽ vùng lãnh hải (Biển Đông còn là của Quốc tế).
2/ Vấn đề ‘đảo’ (như trình bày ‘đảo Đ’) thì cũng phải được Quốc tế công nhận đúng.

Vậy Trung Quốc không thể đàm phán song phương được, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương ở Biển Đông thì ‘biết luật pháp’ nhưng chẳng thực thi theo đúng luật pháp và bởi có ‘song phương đạt’ thì cũng không thể tự ‘dành lấy’ những phần ở Biển Đông như đang truyên bố (kiểu có 10 nước đồng ý cho Trung Quốc 100km¬2 ở tọa độ xy nào đó ở Thái Bình Dương thì Trung Quốc cũng không thể tự làm chủ được). Chẳng hạn: dù gần hết các nước ở Asean đồng ý với Trung Quốc khi đàm phán song phương, nhưng chỉ cần Brunei không công nhận vì vi phạm thì đàm phán của mọi nước đó ‘không có ý nghĩa’, Mỹ hay nước nào đó trên Thế giới vẫn có quyền ở Biển Đông (như an toàn hàng hải,….)... Nếu tất cả các nước Asean đồng ý nhường Trung Quốc ở Biển Đông (tức công nhận mọi đòi hỏi của Trung Quốc) thì cộng đồng thế giới cũng không công nhận, vì vùng biển phải được thực thi theo pháp luật Quốc tế mà mọi nước mọi nơi đều có quyền đúng trong đó.
Trung quốc thực thi chính sách sai với ‘luật pháp’ là muốn sự việc A có số lượng nước công nhận với quan điểm Trung Quốc là Trung Quốc có quyền. (phấn đấu càng nhiều càng tốt). Chính sách đó sai với ‘luật pháp’, sai với với chân lý, sự công bằng lẽ phải…Một nước mà đồng minh nhiều, ép được nhiều nước phải theo thì muốn trành dành gì của một nước nhỏ B nào đó cũng được sao? Luật pháp của nhà nước thực thi sai như thế thì cũng chẳng khác gì ‘bất công’ tùy cướp cái gì của một công dân cũng được sao? (nếu họ thấp cổ bé họng).
Nhà nước mà ‘chính sách sai’ như thế thì khẳng định Trung Quốc chẳng có ‘Bao Công’ xuất hiện ở thời đại này (nếu có anh B nào đó đang thực thi công lý tốt ở huyện nào đó của Trung Quốc cho dân thì anh ấy vẫn đang tự ‘bịt tai’ với vấn đề xây dựng đất nước Trung Quốc hướng văn minh). Chẳng có Bao Công thời nay thì chính sách như thế của Trung Quốc chẳng khác gì Trung Quốc thời nay chẳng có ai xứng đáng là ‘hiền tài’ sao? -
(Lê Thanh Đức - 01/6/2016 - làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét