Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Chiến lược giữ 'đảo' của Việt Nam

Ngày 22/6/2013
   Trả lời đòi hỏi về bảo vệ chủ quyền 'biển đảo' của các đại biểu Quốc hội và nhân dân, Việt Nam đã nêu áp dụng chiến lược quân sự của Thế giới như sau:
 - Chiến tranh hiện đại trên biển sẽ mang tính tổng hợp của nhiều kế hoạch tác chiến biến đổi nhanh, diễn ra trong cả 3 môi trường tác chiến chủ yếu là trên không phận biển, trên mặt nước và dưới mặt nước.
   Đối phương sẽ đồng loạt tiến hành các đòn tấn công tổng hợp từ trên không bằng các máy bay tiêm kích mang tên lửa, các chiến hạm nổi đa nhiệm và các tàu ngầm mang ngư lôi - tên lửa. Đòn tấn công có thể diễn ra từ 1 đến 2 đợt công kích, nhằm vào tất cả các mục tiêu chiến thuật của đối phương (các chiến hạm nổi, các tàu ngầm) với mật độ hỏa lực rất cao, một mục tiêu bất kỳ có thể được công kích bởi nhiều phương tiện và nhiều loại vũ khí khác nhau.
  Để tiến hành một đòn công kích mang tính tổng lực như vậy, đối phương sẽ thành lập cụm không quân hải quân công kích chủ lực - ký hiệu DICH, bao gồm: tàu sân bay; 4 - 6 khu trục hạm khác nhau, các tàu hộ vệ tên lửa, từ 1 - 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và khoảng 20 -30 máy bay chiến đấu các loại.
  Số lượng đầu đạn công kích các mục tiêu trên biển của một cụm DICH lên đến 80 - 150 đầu đạn các loại, với tầm bắn từ 80 km đến 300 km.
  Để phòng ngự trên biển chống lại chống lại một cụm DICH
vô cùng khó khăn. Các chiến hạm Gepald - 3.9 Lý Thái Tổ hoặc tàu ngầm Kilo trong điều kiện theo dõi sát sao của đối phương thì khả năng sống còn trong 1 cuộc xung đột vũ trang giới hạn trên biển rất ít.
  Từ đó, mới đề ra chiến thuật đối phó lại cụm DICH là lập cụm chiến hạm phòng ngự cơ động theo kiểu hạm đội sẽ được phòng ngự theo kiểu chiếc ô và lá chắn. 
  Cụm chiến hạm phòng ngự cơ động theo kiểu hạm đội - ký hiệu TA, sẽ bao gồm các loại tàu, hệ thống phòng không...để đối chọi lại cụm DICH. Cụm TA sẽ gồm nhiều tầng, bao gồm phòng không tầm xa 'chiếc ô' tiêu diệt các tên lửa hành trình và 'lá chắn' là các loại pháo ngăn tên lửa, súng tự động...Nếu được đầu tư khí tài hiện đại thì cụm TA sẽ phòng ngự được lại với cụm DICH. Cụm TA là lực lượng cơ động, sử dụng: bảo vệ bờ biển, phòng ngự trên biển và phòng ngự đảo, quần đảo.
  Quân sự Việt Nam tăng cường đầu tư cho chiến lược TA.

   Mình thấy chiến lược đó đã tạo vẻ tốt về 'chiến thuật' để bảo vệ Trường Sa, nhưng sẽ có những yếu điểm:
   1/ Cụm TA phải leo thang trang bị liên tục, trong khi đó cụm DICH luôn không ngừng được đầu tư lớn mang tầm quốc tế, với tiềm lực kinh tế lớn.
    Trung Quốc đã trang bị máy bay tàng hình H - 6K ném bom và tuần tra, tấn công tới tận Hawaii hoặc eo biển Malacca
   2/ Cụm TA luôn mang tính chất phòng thủ, nên dù trang bị nhiều vẫn tỏ yếu thế khi tập trung. Bởi đối phương tấn công sẽ chủ động tập kết thêm binh lực áp đảo, trong khi bên phòng thủ không thể biết lúc bình ổn, lúc nguy cơ để leo thang phòng bị.
   3/ Cụm TA giả sử cơ động điều ra bảo vệ Trường Sa thì đối phương sẽ tập trung chiến lược đánh tan cụm TA để buộc khuất phục. Áp dụng kiểu 'đánh thắng một trận chiến bắt bên thua trận phải lui' (kiểu nhiều 'các trận chiến trên Thế giới xoay chuyển cục diện chiến tranh - thua').
   
  Việt Nam nên thực hiện chiến lược:
   A/ Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam? Trả lời: đó là 'chiến tranh thềm lục địa'. Vì sao vậy? Trả lời:
    Giả sử Trung Quốc chiếm một đảo của Việt Nam thì Việt Nam tuyên bố tình trạng chiến tranh và tăng cường 'phòng thủ thềm lục địa' để đẩy lùi Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình. Khi đó 'chiến tranh' ở 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc với Thế giới bị hẹp. 
     Vì sao Việt nam không sợ bị gây chiến tranh ở thềm lục địa? Trả lời:
       1/ Vì luật pháp Quốc tế.
       2/ Vì thềm lục địa Việt Nam có hậu thuẫn phòng thủ tốt ở đất liền một dải dài (phòng thủ 1 có thể đọ lại 10 hoặc bất khả xâm phạm nếu biết cách...)
       3/ Vì chiến tranh 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp lại do 'địa chính trị' của Việt Nam ở Biển Đông.
       4/ Vì kiểu chiến tranh ở 'thềm lục địa' là chiến tranh kiểu tàn phá tàu thuyền, máy bay và tên lửa...với nhau mà không như kiểu trên đất liền 'phá hỏng cơ sở hạ tầng'.
         Ngày hôm nay có thể bên mạnh thắng khi đánh đắm vài tàu chiến...nhưng bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân ngày hôm sau sẽ đáp trả lại. 
        Ngày hôm nay bên mạnh thắng có thể ngông nghênh 'tàu thuyền' đi lại nhưng ngày hôm sau bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân sẽ đẩy đuổi khỏi. Vùng biển mà 'tàu thuyền' ngông nghênh qua lại khi thắng trong vài ngày thì khi bị đẩy lùi bên thắng sẽ chỉ còn lưu lại kỷ niệm 'vùng sóng vỗ'.

    B/ Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh như thế nào và sợ mức chiến tranh nào? Trả lời:
   Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh: Nếu một nước A ở khu vực Biển Đông không biết cách phòng thủ 'đảo' thì khi Trung Quốc đẩy mức độ leo thang va chạm làm 'chai' dư luận Quốc tế và 'tạo sự kiên gây gỗ' nổ súng Trung Quốc sẽ chiếm 'đảo' vị trí quan trọng bằng tổng lực trong quãng thời gian ngắn.

    Trung Quốc sợ chiến tranh bị kéo dài và sợ một nước gắn 'đảo' với 'thềm lục địa' để duy trì chiến tranh gìn giữ không thỏa hiệp tách rời. Vì sao vậy? Vì chiến tranh một 'chỗ' kéo dài sẽ tạo nhiều nước đang bị đe dọa củng cố liên minh chống Trung Quốc, sẽ làm nguồn lực không đủ sức nhiều nơi và không đạt những mục tiêu khác (cân đối với Mỹ, dọa Nhật Bản, dọa Ấn Độ...) bởi chỉ đủ sức một hoặc hai nơi.
   Trung Quốc sợ chiến tranh 'thềm lục địa',  bởi 'địa chính trị' của các nước có lợi thế phòng thủ và làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp; mời xem bài viết: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam.
   Một nước A nếu không có ý chí và dũng cảm gắn chiến tranh 'đảo' với chiến tranh 'thềm lục địa' thì khó phòng thủ các 'đảo'. Trung Quốc sẽ tạo khiêu khích chiếm 'đảo' chớp nhoáng rồi thực hiện 'phòng thủ thềm lục địa' kiểu hòa hoãn và đe dọa 'quốc phòng lớn'.

  Chiến lược để gắn 'chiến tranh đảo' với 'chiến tranh thềm lục địa' là: 
  thực hiện chiến lược phòng thủ đảo, mời xem bài viết Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam. Khi thực hiện chiến lược đó thì cách chiến tranh 'đảo' sẽ tạo đường ra của tiếp viện đất liền với đảo, con đường ra đó cũng chính là 'trận địa chiến tranh' thềm lục địa khi gặp đụng độ ngăn chặn. Cách phòng thủ đảo mà tạo nhiều con đường ra cũng như tạo ra nhiều trận địa 'thềm lục địa'.
  
   C/ Phòng thủ thềm lục địa nên được trang bị các loại tên lửa hiện đại, chẳng hạn như: tên lửa phòng thủ bờ biển di động K -300P Bastion (Nga) tầm bắn 300 km, hoặc tên lửa Delilah (Israel) tầm bắn 250 km trang bị trên nhiều phương tiện, tăng cường tầm bắn tên lửa từ máy bay SU - 30....hoặc tương lai tăng cường các loại tên lửa tầm bắn tới 500km. 
  Thực hiện chiến thuật: đẩy lùi dần địch ra xa bờ để nâng tầm tên lửa (khoảng cách gần). 
  Có những hệ thống tên lửa bệ phóng đơn giản (chỉ bằng container) để trên tàu chiến bình thường (đóng không tốn kém) hoặc trang bị trên máy bay như tên lửa Delilah (độ chính xác tuyệt đối)...thì khi xoay quanh gần bờ chỉ cách 100 - 200 km sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông.
   Khi tên lửa 'phòng thủ bờ biển' tác chiến ở trên đất liền thì đối phương không thể có chiến thuật đánh. Khi được 'nối dài' tên lửa ra biển (ở khoảng gần) để thêm tầm và dễ tấn công thì vì khoảng cách kiểu máy bay (hoặc tàu) gần đất liền nên dễ tránh đối phương và có trợ giúp phòng thủ từ đất liền.
  (Trường Sa nếu bị Trung Quốc tấn công thì chỉ cần duy trì tàu ngầm thỉnh thoảng phóng 1 quả tên lửa về Hoàng Sa nơi Trung Quốc tiếp hậu cần thì sẽ chiến tranh 'thềm lục địa')

    Những nước khác khó nguy cơ đe dọa Trường Sa, bởi vậy cụm TA là có nhưng không phải là tất cả của quốc phòng Việt Nam.
   Tác chiến cụm TA là phòng thủ những nước khác về vấn đề 'đảo' chứ có thể chưa phải là Trung Quốc. Cụm TA chỉ tác chiến mức độ khoảng cách có trợ giúp gần bờ để tạo lợi thế 'chiến tranh thềm lụa địa' với Trung Quốc nếu xẩy ra. (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).
    (Lê Thanh Đức - làm cho Chương trình UNDP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét