Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Vì sao Mỹ sẽ trợ giúp Philippines trong trường hợp xẩy ra xung đột với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông?

Vì sao Mỹ sẽ trợ giúp Philippines trong trường hợp xẩy ra xung đột với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông?

   (dựa vào hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước)

    Vì sao Mỹ không sợ: 
   1/ 'Nước xa không cứu được lửa gần';
   2/ Trung Quốc dễ dàng huy động nguồn lực quân sự lớn; Mỹ khó huy động nguồn lực để mở thêm một cuộc chiến lớn (khác cuộc chiến ở Trung Đông trước đây);
   3/ Trung Quốc thực hiện chiến lược xung đột đánh bại Philippines sẽ đe dọa nhiều nước còn lại trong khu vực và làm thất bại vị trí siêu cường của Mỹ là  không bảo vệ được các đồng minh.

   Trả lời:

   Mỹ không sợ 3 lý do trên bởi:

   1/ Nếu xung đột giữa Trung Quốc và Philippines xẩy ra thì Philippines có lý lẽ đúng về chủ quyền đất nước. Mỹ sẽ dựa vào nhiều nước và mở rộng để phản đối sai trái của Trung Quốc, từ đó sẽ phát động được cộng đồng quốc tế lên án và cô lập Trung Quốc. Trung Quốc sẽ mất hết vị thế nước lớn trên trường Quốc tế.

   2/ Khi xung đột xẩy ra Mỹ sẽ 'hiện diện' nhiều hơn ở Philippines. 
    Địa chính trị của Philippines rất quan trọng với Trung Quốc. Nếu Philippines hoàn toàn phụ thuộc Mỹ thì địa chính trị của Trung Quốc sẽ bị Mỹ khống chế phần lớn. Trung Quốc hòa bình với Philippines mới tạo 'cửa ra' thoáng đạt.
    Nếu Philippines mất 'đảo' thì cả đất nước Philippines sẽ là một đảo cực lớn trở thành 'lợi thế' tiền tiêu của Mỹ khống chế Trung Quốc.

   3/ Vấn đề 'đảo' không thể khiến Trung Quốc bành trướng được toàn bộ vùng biển xung quanh Philippines, bởi:
  a/ 'Đảo' dễ chiếm khó giữ (khi có chiến lược quốc phòng đúng đắn; mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG ).
  b/ 'Luật pháp quốc tế'; 
  c/ Vùng biển rộng lớn không phụ thuộc tất cả vào 'đảo' (chỉ phần) mà phụ thuộc phần lớn vào đất liền (theo luật pháp Quốc tế về 'biển' và chiến lược quốc phòng; mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)

  4/ Mỹ có thể chỉ tham gia chiến đấu một phần nào đó với Philippines nhưng thực hiện chính sách:
   a/ 'Cung cấp vũ khí hiện đại' ;
   b/ Mở rộng cấm vận Trung Quốc (vũ khí, chính trị kinh tế...);
   c/ Philippines có 'hậu cần' mạnh của Mỹ (dù Mỹ không trực tiếp tham gia lớn - chỉ phần quân ở tiền tuyến) thì sẽ kìm hãm được Trung Quốc. Mỹ sẽ thực hiện chính sách 'đối đầu có mức độ' với Trung Quốc và có Philippines đối đầu trực tiếp mà quá trình 'dai dẳng' sẽ làm sụp đổ 'lợi thế' phát triển của Trung Quốc.
   d/ Vấn đề của từng  'vùng biển, vùng đảo' là kiểu tranh chấp mà Trung Quốc không thể dồn tất cả tiềm lực quốc phòng, trong khi đó các nước có thể dùng chiến lược 'phòng thủ thềm lục địa' đáp lại (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG ).

   5/ Mỹ đã thay đổi chiến lược kiểu 'siêu cường' từ đối đầu trực tiếp sang sự gánh vác chia sẻ của tất cả các liên minh trong 'đồng minh'. Mỹ chỉ dẫn đầu đồng minh chứ không 'đơn phương'. Bởi vậy: nếu Trung Quốc cấp tập tấn công Philippines thì Mỹ vẫn cứ 'mức vào' phù hợp chiến lược và lấy cớ huy động được dần cộng đồng Quốc tế. 
   "Siêu cường' Mỹ đã chuyển thành kiểu lợi dụng (nguy cơ bị tấn công) của một nơi nào đó nước 'đồng minh' để củng cố hơn nữa vị trí dẫn đầu đồng minh và huy động thêm đồng minh (bắt nhiều nước 'góp sức'). Trước đây Mỹ tự 'siêu cường' do ỷ lại sức mạnh thì nay lợi dụng 'vấn đề' để củng cố hơn nữa vị trí dẫn đầu 'đồng minh' mà duy trì siêu cường.

   6/ Nhiều khu vực mới nổi, nhiều thay đổi của xu hướng phát triển kinh tế...mà tỷ lệ 'lợi ích' của 2 vấn đề là cấm vận kinh tế Trung Quốc và hợp tác cùng phát triển sẽ được tất cả các nước cân nhắc 'lợi hại' từng phần mà ở nhiều nước có thể 'cần' hợp tác phát triển với Trung Quốc, nhưng cũng có thể chưa chắc những nước đó quá sợ hay có những phần chưa chắc đã quá thiệt. Trong khi đó những vấn đề cốt lõi: a/ chủ quyền; b/ 'luật pháp Quốc tế'; c/ bảo vệ hòa bình và thịnh vượng chung với xu thế tiến bộ; thì nước nào cũng đấu tranh để gìn giữ. Trung Quốc sẽ bị cấm vận mức độ nếu phá hủy 3 điểm cốt lõi đó của xu thế phát triển nhân loài.
   Bởi vậy Trung Quốc sợ xung đột mất kiểm soát sẽ bị cấm vận, hoặc sẽ mất những 'lợi thế' phát triển. Trong khi đó Mỹ nếu bị thiệt hại lớn khi xung đột với Trung Quốc sẽ 'phát động' được mức độ lớn cấm vận Trung Quốc, làm phá sản sự phát triển của Trung Quốc.
   Trung Quốc phải cần hợp tác để phát triển.

    7/ Xung đột xẩy ra dù điểm nào ở Biển Đông cũng sẽ làm cho đường ra (biển) của Trung Quốc bị hẹp và yếu thế (Trung Quốc nếu chiến tranh đảo với Việt Nam thì sẽ phải đi dịch sang phía Philippines, từ đó bị Mỹ và Philippines khống chế, phụ thuộc).

    8/ Nếu Trung Quốc xung đột với một điểm nào đó ở Biển Đông mà bị nước đó 'duy trì' dai dẳng chiến tranh để giữ (đòi lại) thì Trung Quốc sẽ bị phá sản cửa ra và mất hết địa chính trị về biển.(mục 7). 
      Nên nhớ: đã có chiến lược 'chiến tranh thềm lục địa' (cho mục 8), mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG
      

   (Lê Thanh Đức - ngày 17/3/2014; Làm cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét