Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Ranh giới đỏ của Việt Nam về vấn đề 'giàn khoan' Trung Quốc

 1/ Trung Quốc gây bất ổn cho khu vực, làm giảm môi trường đầu tư phát triển Asean, trong khi đó những nước nhỏ như Việt Nam không làm bất ổn được môi trường đầu tư ở Trung Quốc dù bị Trung Quốc chèn ép. Trung Quốc chia rẽ Asean khó tạo khối thịnh vượng chung.
   Trung Quốc sợ Asean thành công xưởng Thế giới cạnh tranh với công xưởng Trung Quốc, nhưng các nước Asean xa dần Trung Quốc cũng sẽ làm cho công xưởng Trung Quốc tan rã. Vì sao vậy?
Vì hàng hóa Trung Quốc là theo quy mô số lượng cần thị trường gần 1 tỷ dân của Asean; vì Asean sẽ tạo cơ hội cho nhiều nước khác (như Mỹ, Nhật Bản, Nga...); vì thiếu môi trường ổn định chung...

   Đáp lại: những nước Asean sẽ mở rộng cửa hơn nữa cho các nước trên Thế giới. Asean sẽ có nhiều sáng kiến hơn nữa để phát huy lợi thế tương trợ nhau giữa các nước. Chẳng hạn: Việt Nam tạo cửa mở thuận lợi cho du lịch qua Việt Nam tới các nước Đông Dương, Asean...Những nước bị đe dọa sẽ chịu thiệt phần nào với các thỏa thuận thương mại hay chính sách xã hội với nhau để tạo lợi thế chung cho khối Asean mà từ đó sẽ dành được cái chung của ổn định khu vực, môi trường an ninh tốt bù lại bị bất ổn leo thang vũ khí gây phá hoại kinh tế, phát triển.
   Thái Lan một thời gần như là đầu tàu của Asean, là điểm đến du lịch ưa thích...nhưng những năm gần đây do thể chế  nội tại tự mâu thuẫn mà đánh mất quá nhiều lợi thế phát triển.

2/ Việt Nam thực thi chính sách cảnh sát biển và kiểm ngư bao vây giàn khoan, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp Quốc tế. Việt Nam không cử tàu quân sự làm phức tạp tình hình.
    Việt Nam chú trọng đảm bảo an ninh hàng hải, phối hợp với các nước giữ gìn tự do hàng hải, bù lại được cộng đồng Quốc tế lên tiếng thừa nhận đúng vấn đề biển đảo của Việt Nam.
    Chẳng hạn: Việt Nam không 'nổ súng', bù lại được Nam Triều Tiên ưu tiên đầu tư; Việt Nam đấu tranh theo luật pháp Quốc tế để Biển Đông không bị Trung Quốc độc chiếm gây khó khăn (giới hạn) tự do hàng hải, bù lại được Mỹ ưu tiên đầu tư và tạo thế phòng thủ; Việt Nam không leo thang đưa ra các sự việc gây phức tạp Biển Đông (xung đột), bù lại được cộng đồng Quốc tế đấu tranh bảo vệ...
3/ Những nước trên Thế giới ủng hộ hòa bình cho khu vực, thực thi luật pháp Quốc tế sẽ tăng cường hợp tác đầu tư với các nước Asean nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải Quốc tế.
    Chẳng hạn: Tàu chở hàng của Mỹ qua lại với Việt Nam nhiều để yêu cầu sự ổn định khu vực và giữ quyền thực thi luật pháp quốc tế của mọi nước. Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ vì lợi ích phát triển chung 2 nước nhưng sự ưu tiên của các nước đầu tư cho Việt Nam là chính sách lấy phát triển kinh tế để giảm xung đột vũ trang và khẳng định yêu cầu được bảo đảm của luật pháp Quốc tế.

4/ Mỹ và EU cùng nhiều nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ ...hoặc các nước ở những khu vực khác trên Thế giới cam kết (hoặc đồng thuận chiến lược) sẽ giúp những nước nhỏ ở Asean khi những 'biển đảo' của các nước đó bị Trung Quốc đánh chiếm. Nếu xẩy ra, thì sẽ thực hiện chiến lược:
  - Leo thang các bước cấm vận Trung Quốc. 
  - Hợp đồng (cung cấp, mua bán) vũ khi công nghệ cao.
   "Đảo' dễ bị Trung Quốc dùng thủ đoạn gây xung đột để tạo cớ đánh chiếm. 'Thềm lục địa' thì mọi thủ đoạn đều vô nghĩa bởi không co sự 'hiện diện như đảo'.

5/ Chiến lược quân sự của Mỹ, EU và nhiều nước chỉ thừa nhận những vấn đề ở Biển Đông theo luật pháp Quốc tế mà không thừa nhận những gì Trung Quốc tự tuyên bố vi phạm luật pháp Quốc tế.
    Chiến tranh Đài Loan hay Nhật Bản xẩy ra thì Mỹ có quyền không thừa nhận Hoàng Sa của Trung Quốc, từ đó mà Mỹ có những chiến lược tác chiến với đồng minh.
    Trung Quốc muốn đảm bảo an ninh thì phải đạt đàm phán vì hòa bình, phát triển chung ở khu vực Biển Đông với các nước trong khu vực.

6/ Việt Nam áp dụng chiến lược dùng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư... bao vây giàn khoan ở những 'vị trí đó', kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp Quốc tế, không có hành động sai trái.

    Ranh giới đỏ nếu Trung Quốc kéo giàn khoan tới quá gần bờ biển dọc Đà Nẵng - Vũng Tàu...thì Việt Nam sẽ:

   - Huy động tất cả sức mạnh tàu thuyền ngăn cản.
   - Leo thang cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.
   - Tham gia liên minh quân sự vì sự ổn định của những nước bị Trung Quốc đe dọa, chèn ép.
   - Sẵn sàng cuộc chiến 'thềm lục địa' nếu Trung Quốc tấn công (trên biển, các đảo). Mời xem thêm: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam
   - Kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế.
   - Rông cửa (ưu tiên) cho nhiều nước vào Asean mà đánh bật dần Trung Quốc khỏi thị trường khu vực.

7/ Định kỳ theo thời gian (vài tuần, tháng, hàng tháng, tổng kết giai đoạn thời gian) Việt Nam kêu gọi công đồng Quốc tế tuyên bố, lên tiếng khẳng định vấn đề Biển Đông phải tuân thủ luật pháp Quốc tế, các nước cùng đàm phán vì hòa bình phát triển chung, phản đối - không thừa nhận những vị trí giàn khoan đã đặt được (đặt sai trái) là của Trung Quốc; không thừa nhận những việc làm của Trung Quốc để tự tuyên bố là của Trung Quốc.
  Các nước (cộng đồng Quốc tế) cũng nên định kỳ theo thời gian khẳng định quan điểm vấn đề Biển Đông phải được đàm phán và giải quyết theo luật pháp Quốc tế, không thừa nhận những việc làm của Trung Quốc để tự tuyên bố là của Trung Quốc.

8/ Nhân dân Việt Nam định kỳ theo thời gian (vài tuần, tháng, vài tháng...) phát động phản đổi Trung Quốc ở từng nơi (khắp Thế giới) và chú trọng chỉ phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở các nước (tránh quá gây phức tạp nơi công cộng nước sở tại).
   Những sự kiện Quốc tế thì người dân Việt Nam ở những nơi đó phát động phản đối Trung Quốc (chẳng hạn: cuộc họp Liên Hợp Quốc, sự kiện Quốc tế liên quan Trung Quốc...)
   
   (Lê Thanh Đức ngày 29/6/2014 - làm cho Chương trình UNDP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét