Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Trận bán kết lượt đi Việt Nam - Malaysia sợ nhất điều gì


Bài viết ngày 4 - 12/2014:
 Trận bán kết lượt đi của đội tuyển Việt Nam gặp Malaysia (ngày 7/12/2014) sợ nhất điều gì? Mình thống kê nhiều giải đấu thấy những trận trước ‘thăng hoa’ thì trận kế tiếp rất khó đạt thăng hoa, trong khi đó môn thể thao ‘thăng hoa’ mới đạt đỉnh cao. Vì sao vậy? Đơn giản: ‘thăng hoa’ phải có thời gian tích lũy cho bước nhảy, có nền tốt (nền ‘tốt’: nhiều yếu tố – chẳng hạn: khán giả nhà…). Chúng ta (khán giả) và cầu thủ đừng quá trông chờ vào sự ‘thăng hoa’ trận này.
Vậy các cầu thủ làm thế nào để đạt ‘thăng hoa’ tiếp? Hãy
trông chờ cơ hội có những pha bóng hay. Các cầu thủ hãy: 1/ chặt chẽ; 2/ kiên trì chiến thuật; 3/ hãy chuẩn bị những sung sức để ‘có nhiều’ những lúc bùng lên thật mạnh mẽ với những pha chọc khe phối hợp tấn công mà trình độ các cầu thủ nhiều trận đấu đã có lúc đạt (có những lúc hãy bùng lên mạnh mẽ như phút 89 đang bị thua – muốn vậy hãy có ‘ký hiệu tổng thể chỉ đạo từng lúc của huấn luyện viên hay sự tự nhìn nhận cơ hội của toàn bộ cầu thủ với những pha bóng’).
Chiến thuật nên như thế nào? 1/ giữ chặt và luôn nhăm nhe phản công sắc bén; 2/ nhường sân và chờ cơ hội phản công; 3/ giả vờ thế yếu mà mỗi chỗ hơi lùi tạo vẻ hơi non hơn để tận dụng cơ hôi; 4/ đôi công mọi chỗ và biết được sức mạnh của những ‘bộ nhóm’ cầu thủ nào của mình sẽ cơ hội tạo những pha bóng lên vượt trội hơn đối phương. Trong khi đó Malaysia không thể sân nhà cứ chơi thủ chặt chờ phản công (có thể có những lúc họ chơi vậy), đó là phần chiến thuật lộ luôn có của mọi đội chủ nhà (họ phải nhiều lúc dâng lên hơn ta và ta là ‘khách’ phải chuẩn bị kỹ bài chọc khe phản công nhanh). 5/ thay người, bố trí đội hình tạo sự đôi công và phát hiện đột phá;
Có lẽ tuyển Việt Nam nên: thời gian đầu ‘chiến thuật 1’; tiếp theo ‘chiến thuật 4’ và tùy diễn biến mà ‘chiến thuật 5’.
Nguyên tắc chơi toàn đội:
1/ Nửa hiệp 1 quyết tâm bằng mọi giá không để lọt lưới, có những pha bóng nhăm nhe phản công sắc bến. Tới phút 30 trở đi được quyền phối hợp mạo hiểm ‘đôi công’.
2/ Hết hiệp một chỉ được phép thua 1 quả. Khi bị ghi bàn phải quyết liệt phòng thủ mà không nóng vội (để tạo ổn định lại; không choáng, không vội), tiền vệ và tiền đạo tăng cường chọc khe phản công nhanh – dài (uy hiếp, tạo lại ‘tinh thần’).
3/ 20 phút đầu hiệp hai vẫn giữ chỉ thua 1 quả ở hiệp 1 bằng cách ‘quyết liệt và phản công sắc bén. Tiếp theo tùy nhìn thực lực 2 bên mà nếu ngang cơ có thể thay người ‘đôi công’ những chỗ nào và tăng cường chọc khe phản công. Nếu thấy thực lực non hơn thì 25 phút cuối giữ chặt và tăng cường chọc khe phản công (chủ nhà thắng 1 -0 thì lúc này vẫn chưa thỏa mãn mà đang phải dâng)
Quyết tâm chỉ được phép thua 1 quả sân khách. Khi thua 1 quả sân khách thì về sân nhà không còn gì để mất mà dốc hết sức và chênh nhau 1 bàn sẽ dễ cho lối đá từng cầu thủ và chiến thuật.
Tất nhiên nếu ta ghi bàn trước thì dễ hơn cho chiến thuật. Các cầu thủ phải nhớ nếu ghi bàn trước thì phải thực hiện chiến thuật: tăng cường giữ chặt chẽ hơn trước và chuẩn bị lăm le phản công chọc khe cực nhiều. Đừng ghi bàn trước ở sân khách mà thấy mình ngang cơ rồi ‘lên xuống’ đá sòng phẳng với họ để tìm chiến thắng cực vinh quang là đè bẹp chủ nhà. Hãy nhớ thắng 1 bàn là tất cả rồi; 1 bàn nếu giữ chặt là tạo chiến thuật khó cho đối phương bị ‘nóng vội – tự loạn’, chứ nếu đôi công thì tạo đối phương dễ có chiến thuật thanh thoát. Một trận đấu mà chiến thuật mình tốt đẩy đối phương ‘nóng vội – không đúng cách lên bóng’ là đã thắng lợi về mặt chiến thuật rồi. Khi thắng một bàn phải có chiến thuật tạo manh múm những pha tấn công của đối phương (tức là không để thời gian dài bị đối phương ép sân liên tục, hãy cố tạo xen kẽ bằng mọi giá).
mời xem cách thăng hoa ở: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét