Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Kinh nghiệm rút ra qua 3 trận đấu U 19 Việt Nam



   Trận Việt Nam ngày 13/10/2014 Việt Nam hòa Trung Quốc 1 - 1 là một trận đấu hay với nhiều pha bóng đẹp với kỹ thuật tốt của các cầu thủ Việt Nam. Rất tiếc khi Việt Nam thắng 1 - 0 tới phút 86 vẫn bị gỡ hòa. 
    Bàn thắng gỡ hòa hơi tiếc cho Việt Nam bởi chiến thuật chúng ta đã đúng từ đầu tới gần cuối, chỉ khi còn vài phút Trung Quốc dồn lên hết để hở nhiều thì ta lại hơi tham nâng 2 -0 (mọi người đều vậy?). Chiến thuật thủ chặt thì đã tốt. 

   Nhưng bàn bị gỡ hòa cho chúng ta thấy: 

  1/ Cầu thủ phải tập trung cao độ hơn nữa, khi thắng 1 - 0 mà đội bạn phút cuối lên gỡ để hổng thì chỉ cho phép 1 hay vài cầu thủ phản công nhanh chứ cả đội không được thấy ngon ăn mà lại đá kiểu 'ăn miếng trả miếng' (sẵn sàng dồn lên). Xét tổng thể thì thắng 1 - 0 quá quan trọng và nâng lên 2 -0 thì cũng rất mừng thành công lớn nhưng nếu chúng ta không thủ chặt khi đang thắng 1-0 mà 'đá ăn miếng trả miếng' lúc này thì tạo cơ hội cho đội bạn cực lớn trong khi đó ta dễ đánh mất cơ hội (ta nếu xẩy để gỡ hòa thì mất lớn, còn nếu thắng lên 2-0 thì cũng chỉ tăng thêm phần thành công). 
   Quan trọng nhất: Chiến thuật đó gọi là được tất cả mà không để mất (thủ chặt ít cơ hội cho đội bạn) còn hơn là đã được mà muốn tăng thêm thành công (thì lại tạo cơ hội lớn cho đội bạn gỡ hòa khi ta dâng lên để nâng bàn thắng, kiểu 'ăn miếng trả miếng'), dễ tuột mất thắng lợi (xác xuất tuột mất thắng lợi cao hơn rất nhiều so với thắng thêm).

  2/ Hậu vệ Việt Nam mấy trận thua đều để hổng cầu thủ đội bạn không người kèm ở trong vòng cấm phía sau cùng (lỗi này chưa thấy khắc phục).

  3/ Xác định quyền quyết định: Khi những phút cuối Công Phượng một mình một bóng đi xuống với một cầu thủ Việt Nam nữa, trong khi Trung Quốc có 2 cầu thủ hậu vệ chạy theo, đáng ra Công Phượng sút bóng thì lại chuyền ngang, gánh nặng tâm lý 'đồng đội và cá nhân'. Huấn luyện viên hãy chỉ ra 'khi cầu thủ một mình một bóng được phép chuyền hay sút tùy thích', cả đội bóng chỉ ra khi một cầu thủ tự tạo được cơ hội 'một mình một bóng trước cầu môn thì được quyền sút hay chuyền tùy thích' (hãy nhớ từ 'tự tạo cơ hội'). Nguyên tắc bóng đá quyết định 'cầu thủ đó quyền phải sút' (thể hiện tôn trọng đúng cách chơi nỗ lực 'cống hiến cá nhân', thể hiện lúc tập thể tôn trọng cá nhân - làm nền; lúc tập thể thừa nhận cơ hội của cá nhân...) hoặc huấn luyện viên khuyến khích sút để cân bằng hơn trong cách chơi. Khi được sút để lúc khác ít cá nhân hơn. Những lúc giữa sân nên chuyền đồng đội nhiều để kéo dãn, phá sức đối phương...những lúc khác nên rê bóng cá nhân vì qua được cầu thủ đó (đội bạn) sẽ tạo khoảng trống lớn (cơ hội lớn)...

 4/ Thi đấu giải lớn thì trận đó tỷ số hòa như thế là đẹp nhất (với cống hiến thực chất, hết mình cả 2 đội - không thả, Việt Nam chỉ nương nhẹ là tạo cơ hội cho đội bạn 'không phòng thủ xe buýt' ở phút cuối mà 'ăn miếng trả miếng'). Việt Nam  không vào nữa, Trung Quốc cần hòa, Hàn Quốc nện Việt Nam 6 tát...thì Hàn Quốc bị loại là đúng...
    Quan trọng: Hàn Quốc chiến thuật sai cả vòng bảng, hãy xét trận cuối những ai gặp ai mà biết cách cách cầm chịch từng trận đấu. 

   Ta thấy 2 chiến thuật của đội bóng Việt Nam như đã nêu ra ở bài: 'Giải thích nguyên nhân Việt Nam thua Hàn Quốc 0 - 6' ở https://sites.google.com/site/weblethanhduc/vo-dhich-the-thao/giai-thich-nguyen-nhan-viet-nam-thua-han-quoc-0---6       là rất hợp lý cho Việt Nam đã đạt kỹ thuật nhưng còn yếu thể lực, đang bị xếp cửa dưới ...mà dễ tạo bất ngờ, chọn lấy được cơ hội và giảm được cơ hội cho đối thủ.


     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét