Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Giải thích nguyên nhân Việt Nam thua Hàn Quốc 0 - 6

Giải thích nguyên nhân Việt Nam thua Hàn Quốc 0 - 6

     Chưa phân tích chiến thuật phối hợp các đòn đánh mà huấn luyện viên đề ra có đặc sắc gì không nhưng chúng ta phải thấy:

     Đội hình của cầu thủ Việt Nam dù được đào tạo vượt trội, nổi bật rất nhanh trong thời gian này (một thời gian ngắn sau khi ra lò đã đạt nổi bật hơn ở các lứa trước lấy ở các đội bóng không phải lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai) nhưng dù sao cũng chỉ có thể so gần bằng (cứ cho là gần bằng) chứ chưa thể nhỉnh hơn được Nhật Bản và Hàn Quốc. Chúng ta thấy đội hình này có kỹ thuật trội so với các nước Đông Nam Á mà quá tự tin khi sánh với châu Á. Vậy so sánh với Hàn Quốc chúng ta thấy:
    1/ Kỹ thuật chỉ có thể gần bằng (nếu lạc quan quá thì cứ cho là bằng).
    2/ Thể lực: Việt Nam đang thua Hàn Quốc.
    3/ Kinh nghiệm trận mạc: Việt Nam thua.
    4/ Chiến thuật điều chỉnh và nhìn nhận diễn biến trận đấu: huấn luyện viên Việt Nam thua. Dù sao chúng ta đều phải thừa nhận đòn đánh của Hàn Quốc sắc hơn, họ nhìn nhận diễn biến đội hình Việt Nam tốt hơn.
    5/ Tinh thần thi đấu: cầu thủ và toàn thể Việt Nam muốn tạo sự đột phá bất ngờ thần kỳ, cầu thủ trên cơ ở giải Đông Nam Á mà muốn tỏ so găng ngang với châu Á....dẫn tới 'lực bất tòng tâm', quên mất những điểm yếu bản thân.

     Vậy với những điểm đó Việt Nam nên chiến thuật gì? trả lời:
     Huấn luyện viên phải tự thừa nhận (tự biết trong lòng) là Việt Nam sẽ thua và gắng nhất chỉ thua 1 hay 2 bàn là phù hợp thực lực mà đề ra chiến thuật. Việt Nam phải tự thừa nhận như thế mà đòi hỏi và khuyến khích nỗ lực (rất tiếc chúng ta quá muốn gây sốc cho giải là phải ngang cơ).

      Huấn luyện viên Việt Nam chỉ có 2 chiến thuật phù hợp:

     Chiến thuật 1:  Cho tấn công sòng phẳng từ đầu mà với kỹ thuật tốt của cầu thủ, khát khao chiến thắng và sự bất ngờ đòn đánh (nếu huấn luyện viên giỏi có)...mà sẽ không lép vế với đội đẳng cấp trên, bởi vì: kỹ thuật ta không chênh nhiều với họ và có sự khát khao tạo sức ép, sức khỏe đang tốt đầu hiệp, 'thời gian đầu của trận đấu chưa bộ lộ được điểm yếu...Trong 5 điểm đã phân tích trên thì chiến thuật phủ đầu như thế sẽ tạo ngang bằng được trận đấu. Có may mắn kèm theo thì cục diện trận đấu sẽ tốt.

      Nhưng cái kém của huấn luyện viên Việt Nam là khoảng 20 phút đầu (hoặc dài hơn thì cho phép 30 hay 40 phút) mà không ghi được bàn thì phải đổi chiến thuật phòng thủ và phản công nhanh ngay, bởi mọi yếu tố thuận lợi cho Việt Nam không còn nữa. Huấn luyện viên Việt Nam cứ để ngang cơ đọ sức quá dài (Việt Nam với thực lực hiện có chỉ được phép 20 tới 30 phút đầu thôi - nếu không ghi được bàn thắng).
     
      Khi đã thua 1 không rồi thì Việt Nam chưa biết kiểu kết cục chơi cờ: (mọi đội bóng đẳng cấp Thế giới đều phải biết) là: 
     Khi 2 cầu thủ đẳng cấp cao (so không nhỉnh hơn nhau mấy) đấu cá cược với nhau nhiều ván với giải lớn thì chỉ cần ai thắng trước ván đầu là những ván sau chỉ cần giữ tuần tự cầu hoà (đẳng ngang nhau cờ dễ cầm hoà) mà đối phương phải loạn khi tấn công không bài bản hay sắc bén được nữa...Chơi cờ thì cao cờ rồi người ta dồn hết sức bình sinh ván đầu thắng mà ván sau đối phương cứ mồ hôi chảy...Tất nhiên bóng đá bàn thắng đầu không phải chỉ có dồn tấn công hết sức mà có thể thủ chặt tìm đòn đánh...
    Ta thấy đội Đức ở World cup dù thua trước 1 quả với đội khác họ không nóng lòng dồn gỡ mà chỉ đẩy quyết liệt hơn lên thôi, vì sao vậy? vì họ biết rằng nếu dồn cả lên gỡ thì chỉ cần xẩy chân bị phản công thua 2 bàn thì coi như kết cục đã thua (đẳng cấp hơn cũng quá khó gỡ khi 2 bàn).
     Việt Nam đã thua cả chiến thuật gỡ, khi đó phải sát hơn, quyết liệt hơn ...chứ không phải dồn hết để gỡ.

     Chiến thuật 2: Chấp nhận cửa dưới từ đầu mà thực hiện phòng thủ - phản công.
      Toàn đội chấp nhận thua 1 hay 2 quả nhưng phải phòng thủ quyết liệt và phan công mạnh mẽ nhất.
      Thua 6 - 0 thể hiện là chỉ có thắng hoặc buông xuôi mà Việt Nam chưa chịu chấp nhận đúng mức mình có và không giữ cái mức mình có.

      Với thực lực hiện tại của U19 Việt Nam thì chúng ta đáng chỉ thua 1 hay 2 bàn. Nếu chiến thuật đúng thì có thể gặp may mắn mà có bất ngờ một số trận như cách chiến thuật 1.

      Chúng ta làm bóng đá 'đòi hỏi' sai và không biết giữ từng mức thành quả bước lên (hãy khẳng định giai đoạn này Việt Nam tranh tốp đầu Đông Nam Á và hơi leo so gần bằng với châu Á) dẫn tới tạo những cú tát làm cho cầu thủ choáng váng. Những trận thua đậm không do lối hết ở cầu thủ. Dù chúng ta nói: thua rồi để gắng hơn' nhưng cách đề ra mục đích những trận đấu như thế thì dù có tài giỏi như Messi cũng phần nào bị thui chột, cản trở phần nào thăng hoa ở cầu thủ.
    Mời xem thêm 'Vô địch thể thao': https://sites.google.com/site/weblethanhduc/vo-dhich-the-thao

     Chú ý: cách thăng hoa cho tốt. Khi Việt Nam thắng trận Myanmar để vào chung kết ở giải U19 Đông Nam Á thì trận đó Việt NAm đã rất thăng hoa. Sự thăng hoa quá gần dẫn tới trận chung kết gặp Nhật Bản các cầu thủ Việt Nam khó đạt thăng hoa tiếp theo (tương tự trận chung kết Sea Games ở Lào). Khó có thăng hoa liền kề nhau (phải biết mà điều chỉnh nhịp đấu). Mời xem thêm cách 'thăng hoa'  https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xay-dung-con-nguoi/cach-thang-hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét