Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Cách để U19 bóng đá Việt Nam ngang ngửa Châu Á

Cách để U19 bóng đá Việt Nam ngang ngửa Châu Á

    Trận U19 Việt Nam thua Nhật Bản 1 -3 ở phút bù giờ thì vẫn rất tiếc. Giá như khi 1 - 1 (phút 90 vẫn 1-1) ta dồn về giữ thì có thể hòa, giá như cầu thủ biết thêm kỹ thuật câu giờ...Chúng ta vấn tham vọng quá khi muốn thắng Nhật Bản...

  U19 Việt Nam nên bổ sung thêm:
  
  1/ Thể lực:
     Lứa cầu thủ chủ yếu từ Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã luyện từ nhỏ mà sao 90 phút vẫn khó khăn thế? Phải chăng cách luyện chạy đã sai? nếu luyện chạy theo kiểu EU thì Việt Nam thể hình nhỏ sẽ hụt hơi 90 phút là đúng.
    Nếu chạy bền nhiều để theo 90 phút thì chạy dốc nước rút lại kém. Phải chăng chúng ta đang luyện chạy sai?

   Quan trọng:  Việt Nam nên luyện chạy kiểu: cầu thủ khi tập luyện hãy chạy nhanh (chạy nước rút) từ đầu sân đến cuối sân rồi chạy vừa quay về (hoặc chỉ được chạy hơi nhanh về...). Cứ như thế khoảng 45 phút là đạt công phu. Có thể tăng quãng bằng cách lúc đầu chạy vừa phải nửa sân rồi chạy rút nửa còn lại và lượt về cũng thế, rồi tăng dần (có thể cường độ cao chỉ cần 30 phút).

  Luyện chạy sai thì khó theo và công sức chạy không phù hợp thì lại phá kỹ thuật.

 2/ Sự quyết liệt:
   Nhìn pha đánh đầu nâng lên 2-1 của Nhật Bản mới thấy họ rất xung khi vào bóng. Sự quyết liệt làm giảm kỹ thuật của đối phương, làm đối phương khó chuyền hơn (ít lựa chọn hơn trong pha bóng).
  Bóng đá hãy nhìn các môn thể thao kiểu Mỹ hoặc hãy xem môn võ khi múa bài quyền là khác với thi đấu nốc ao. Hãy cố gắng đừng phạm lỗi là được.

  Quan trọng: Quyết liệt mà không phạm lỗi là cũng kỹ thuật cao của cầu thủ cần phải trang bị (hiện nay U19 chưa có).

  Mọi trận bóng đá 'nốc ao' nào (loại trực tiếp hay chung kết) đều cần sự quyết liệt (trừ trường hợp quá trên cơ).
  Những giải đấu của đại kiện tướng cờ rất quyết liệt, chỉ cần hơi non và thiếu tập trung một tý là sểnh liền.

 3/ Tập trung: 
   Hãy tôn trọng đối thủ và biết mình.
   Gặp Nhật Bản phải xác định từ đầu là khả năng ta sẽ thua 1 hay 2 bàn để mà cách phòng thủ và phản công (mời xem cách thực lực ở https://sites.google.com/site/weblethanhduc/vo-dhich-the-thao/giai-thich-nguyen-nhan-viet-nam-thua-han-quoc-0---6).
   Khi cầm hòa được Nhật Bản 1- 1 ở phút 90 thì hãy xem là thắng lợi cực lớn rồi và mọi cầu thủ hãy biết những phút bù giờ Nhật Bản sẽ bùng lên dữ dội nhất. Cầu thủ chúng ta không nghĩ điều đó (hoặc say sưa không muốn nhớ). Chúng ta vẫn hơi tham khi muốn tạo sốc thắng lại Nhật Bản (bàn 3-1 thì chấp nhận bởi lúc này thời gian trôi 'tự do' rồi).
   Hãy trang bị cho cầu thủ biết giữ những gì và chờ cơ hội như thế nào, quan trọng nhất biết đối phương phải bùng lên dữ dội thời điểm nào.

  Quan trọng: Huấn luyện viên và cầu thủ hãy biết giữ mức 'bản thân có' từng thời điểm, xác định đúng để cách phòng ngự và phản công.
  Chẳng hạn: xác định lúc đầu bắt đầu đá thì khả năng thua Nhật Bản 1 hay 2 bàn để biết phương pháp của huấn luyện viên và cầu thủ, khi hòa được thì phải biết đối phương phải bùng lên mạnh mẽ nhất (trong bao nhiêu phút sau đó).
  Khi chúng ta hòa được Nhật Bản mà không về hết phòng thủ là chúng ta còn đá theo kiểu 'tham' tạo sốc mà không chiến thuật đề ra cả giải. 
  Chiến thuật và mục tiêu phải có đề ra cả giải là: chỉ cần hòa Nhật Bản là thắng lợi cực lớn. Có thể chưa tuyên bố lúc vào trận đấu là 'khi gỡ hòa được phải giữ bằng mọi giá' mà còn để 'tự do' mục tiêu.
  Vòng bảng World cup người ta xác định mục tiêu từng trận đấu. Việt Nam có thể không xác định mục tiêu với Nhật Bản.

4/ Huấn luyện viên và cầu thủ hãy xem mọi bàn thắng trên Thế giới, với tích lũy càng nhiều càng tốt. Trong chơi cờ đó là cách như luyện cờ thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét