Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Huấn luyện viên của đội vô địch


Huấn luyện viên của đội vô địch
.
   Cầu thủ giỏi đã được tập nhiều và trải qua nhiều trận đấu của nhiều giải cho nên họ có 'cảm giác' tốt chạy chỗ các 'đòn đánh' (Messi khi quan sát bóng lên và đối phương thì tự biết kiểu chạy chỗ như thế nào mới tối ưu). Họ chạy chỗ mà đúng xuất hiện các đòn đánh và khi có bóng biết đồng đội sẽ chạy như thế nào. Ta nói  'đòn đánh' (pha bóng phối hợp) có được do theo thực nghiệm khi tập (huấn luyện viên bày) nhưng có 'đòn đánh' do cầu thủ giỏi đã trải qua (học nhiều nơi, đấu nhiều giải) mà tự tạo ra cho nhau (tích lũy nhiều của trải qua mà dẫn tới pha bóng lên gần giống hay là chạy chỗ sao cho ra 'đòn đánh').
   Vậy, cầu thủ kỹ thuật giỏi và 'trải qua' mới tự có 'cảm giác' chạy chỗ đúng (tích lũy mà có, bao gồm cả huấn luyện viên bày nhiều chứ không phải trong một trận đấu là HLV chỉ ra là
chạy chỗ đúng). Các đội bóng châu Á đi dự Wrold Cup thua vì thế.

   Cầu thủ giỏi ở tầm Quốc tế  như Messi đã đạt trình độ cầm sơ đồ chiến thuật (dùng bảng viết diễn giải) mà không phải tập ghép thực nghiệm nhiều trên sân. Huấn luyện viên (HLV) vì thế sẽ đủ thời gian và dễ ra 'đòn đánh' (pha bóng phối hợp), dấu được bài.
 Khi các cầu thủ của các đội bóng châu Á không được 'cọ sát' thi đấu ở các câu lạc bộ giải  hàng đầu châu Âu (cũng chính hàng đầu Thế giới) thì họ chưa biết (ít gặp) các 'đòn đánh' đẳng cấp cao để chạy chỗ (bao gồm mọi cầu thủ ở tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ...). Họ chỉ 'chạy chỗ' ở mức 'đòn đánh' đôi công kém hơn, bởi vậy các cầu thủ châu Á chạy chỗ 'còn kém' (nên nhớ: chạy chỗ tốt là cho có 'đòn đánh' đã luyện thực thi và chạy chỗ tốt để tự phối hợp nhau xuất hiện đòn đánh).
  Đây là một nguyên nhân chính sự kém cỏi, chênh nhau bóng đá các khu vực (tự đó mà suy ra bóng đá Đông Nam Á so với châu Á, Thái Lan so với Nhật Bản...). Bày cho Nhật Bản cũng phải biết mà tranh ở Wrold Cup, Thái Lan biết mà khát vọng, Trung Quốc người đông biết cách mà luyện chứ đừng bất lực...
  Hiện tượng Triều Tiên đi được Wrold Cup vì sao? vì: tập trung được đội tuyển gắn kết lâu dài các pha bóng tập (mà có chứa trong đó cách tự chạy chỗ của đội hình mình quen), quyết tâm, những lúc xuất thần....Quan trọng: 'những ngôi sao' trong đội hình họ nếu có thì tạo gắn kết 'xuất thần cả đội' khác với ở các nước nhiều khi ngôi sao chịu áp lực (và tự áp lực - tự cao) không xuất thần được dẫn tới cả đội kém hưng phấn, nhiều cầu thủ khác khó 'xuất thần'. Cái kiểu 'xuất thần' đó cũng rất quan trọng, ảnh hưởng thắng thua nhiều đội bóng....
  Những pha bóng và trận đấu đỉnh cao các câu lạc bộ châu Âu tự tích lũy cho các cầu thủ 'cảm giác' chạy chỗ đỉnh cao (châu Mỹ tư chất khéo léo bóng đá nhưng cầu thủ đạt giỏi hầu hết đều phải trải qua cúp C1).
   Đẳng cấp 'đòn đánh' (pha bóng phối hợp hay) thì tôi rèn cầu thủ mức đẳng cấp 'chạy chỗ'. 'Pha bóng tuyệt vời' do huấn luyện viên giỏi nghiên cứu thực thi ra phù hợp với trình độ kỹ thuật cao của cầu thủ thực thi được.
 'Pha bóng' (đòn đánh) là phối hợp để dẫn bóng dứt điểm ghi bàn nhưng phần lớn 'pha bóng phối hợp' là để vượt qua vùng 'phong tỏa' mà khi áp sát được khung thành thì tự 'biến hóa' cách dứt điểm (ghi bàn). HLV giỏi là rất 'sâu sắc' ở chỗ vượt 'vùng phong tỏa' với cách 'pha bóng phối hợp' điều chỉnh người, nhử...
   Nhiều trận đấu diễn ra mà cầu thủ trải qua (với sơ đồ bố trí của HLV phù hợp mà khi cách chạy chỗ tùy diễn  biến trên sân) sẽ có tự 'xuất hiện' ra pha bóng phối hợp ghi bàn đẹp. Tự xuất hiện vì các cầu thủ quan sát vị trí mọi câu thủ (ta và đối phương) mà biết 'sơ đồ chỗ' mọi người hiện tại thì rất giống triển khai được những pha phối hợp gì mà đã biết trải qua, hoặc cảm nhận được lối đi (phối hợp) tối ưu mà ghi bàn. 

  HLV giỏi hãy xem (học hỏi) mọi giải đấu để tích lũy (lưu lại video) những 'pha bóng hay' với những sơ đồ chiến thuật để chắt lọc thành những 'pha bóng' của đội mình với những mức cầu thủ có khả năng gì. Không mặc cảm học mót vì 'pha bóng' do chắt lọc theo thời gian, với không gian tạo những giải đôi công (đủ nhân tài và mức giải) theo sự xuất thần các cầu thủ mà có...Các cầu thủ cũng tự tích lũy video các pha bóng hay trên Thế giới mà học. 
 HLV của đội tuyển chỉ mới ghép các cầu thủ với vị trí các sơ đồ chiến thuật mà chưa đưa ra tập nhiều được các 'đòn đánh' là còn kém. Mỗi loại sơ đồ chiến thuật với dàn cầu thủ hiện có và các trận đấu của các đội nào sẽ gặp (đội đó như thế nào) mà sẽ cho tập các 'đòn đánh' (pha phối hợp ghi bàn, dứt điểm, hay tạo nguy hiểm - đưa được bóng tới gần cầu môn). Mỗi sơ đồ chiến thuật nên có nhiều 'đòn đánh' giúp biến hóa. Chẳng hạn: đó là những pha bóng (đòn đánh) đặc trưng (đặt tên theo) Messi, C1, Đức, Cup Mỹ....mà khi chỉ đạo trên sân HLV chỉ việc hét C1 là hiểu nên chạy chỗ tấn công theo kiểu đó (ký hiệu đủ mới dễ chỉ đạo biến hóa phức tạp).

  HLV đội tuyển phải có mỗi liên kết với các câu lạc bộ trong nước, với các HLV để biết sâu về các cầu thủ với các câu lạc bộ đang chơi như thế nào. Có như thế mới biết mức 'các đòn' mức các cầu thủ đã có (HLV kém thì chậm tìm ra hoặc không dám tìm thực nghiệm). Hiểu rõ mọi vấn đề bóng đá trong nước thì HLV mới đề ra được chiến thuật phù hợp với cách sử dụng các cầu thủ, kế thừa phát triển lên hay sáng tạo ra 'đòn đánh' mới như thế nào. Không hiểu rõ thì dễ trùng lặp và lẫn lộn, mất thời gian (chẳng hạn: cầu thủ A bao năm thạo 'cái hay' gì giờ bắt sửa cái sang phong cách đá theo kiểu chỉ hợp cầu thủ khác). (Thuê) HLV đội tuyển khi đó mới so sánh được tổng thể hay dở...HLV đội Đức làm sao biết mọi cầu thủ Thế giới để đề ra chiến thuật gặp? họ chỉ cần biết những cầu thủ nổi bật của đội sẽ vào gặp, những cầu thủ khác thì dàn cầu thủ mình lấn át được. HLV hiểu rõ các cầu thủ ở Đông Nam Á mới chiến thuật đúng đắn được.  HLV đội tuyển Việt Nam ở Sea games 28 chưa có mỗi liên hệ tốt với trong nước nên không có 'thông tin' (đó là một điều thua - điều kém).

  Thời gian tập trung 'đội tuyển' không nhiều do các cầu thủ phải về đá giải ở các câu lạc bộ thì HLV đội tuyển phải có các 'sơ đô tấn công' trình diễn trên bảng (pha bóng) hoặc vi deo 'tương tự' cho từng cầu thủ học (gửi về). Có như thế đội tuyển mới đủ 'công lực luyện'. Sao không thực hiện được cách đó? đơn giản: HLV sợ bị chê pha bóng copy nơi khác; sợ pha bóng đó chưa đúng với cầu thủ đó; sợ bị học 'lỏm' - không muốn bày lộ bài...HLV giỏi thì giao đúng 'pha bóng' học cho từng kiểu cầu thủ và từng kiểu ghép dàn cầu thủ. Làng bóng khi đó cũng được biết được học, biết hay dở HLV. Bỏ tiền thuê HLV đội tuyển thì cam kết mục tiêu huân chương đạt nhưng vẫn phải có 'nâng cao bóng đá nhà' (bày đòn, 'chiến thuật hay' ra) và được giám sát (giao bài cho cầu thủ). Chưa có danh sách gọi đội tuyển ư? thì VFF phải lập danh sách những người trình độ và phấn đấu khá để được ưu tiên bồi dưỡng (như nguồn học sinh giỏi; để phát triển nền bóng đá nhà chứ không chỉ đội tuyển).
  Sea games 28 làng bóng đá và khán giả chẳng rõ HLV đã làm được gì khác lạ (chỉ rõ nhất sức khỏe đạt, còn kỷ luật thì phần lớn do ý thức cầu thủ và đề cao bóng đá Nhật đang nhất châu Á).
 HLV đổi tuyển các nước đẳng cấp  đi dự Wrold Cup sao không làm thế (không giao bài 'sơ đồ pha bóng)? vì cầu thủ họ ở đẳng cấp cao, được về tham gia ở các giải câu lạc bộ hàng đầu Thế giới nên tự trải qua các 'đòn đánh' có và khi tập trung đội tuyển thì HLV chỉ cần xem xét cầu thủ và bố trí chiến thuật mà giảng giải qua là các cầu thủ thực thi được nhuần nhuyễn. 
 Chúng ta kém thì phải luyện nhiều và có cách luyện vậy mới đủ 'công lực'. Cầu thủ các nước đi Wrold Cup thì có các giải đấu chất lượng luyện công rồi (giải đấu ta chưa luyện đủ, còn có lúc luyện sai).

  "Đòn đánh' (pha bóng ghi bàn) phức tạp đường chuyền từ 1 tới 10 (số lần chuyền) khi tập nhưng vào trận đấu tự rút ngắn do diễn biến,
  HLV kém thì xu hướng tấn công chỉ cầu thủ chạy về cầu môn và hậu vệ chỉ ngăn chuyền mà không có 'pha bóng' đòn đánh rõ rệt, không xuất hiện kiểu nhử (vờ non,...), chỉ thích làm chủ lấn lướt từ đầu tới cuối (xu thế chiến thuật mở bàn thắng hơi co' chờ phản công luôn có, dễ nâng bàn thắng...).
   Các bạn hãy xem võ sư nhiều môn phái khi giới thiệu võ chỉ lăm le tỏ những đòn hiểm độc chiêu mà không đạt biến hóa ảo diệu hư thực; mời xem: giỏi võ nhất Thế giới https://sites.google.com/site/weblethanhduc/vo-dhich-the-thao/gioi-vo-nhat-the-gioi.......HLV bóng đá cũng chỉ muốn luôn tỏ lấn át.
   Sea games 28 Việt Nam -  Myanma: sau khi gỡ hòa 1- 1 thì hơi co thủ chặt phản công nhanh trong 10 phút rồi lại quay lại đấu pháp như đầu trận đấu thì tốt (vì ta đang hứng dâng cao quen hở, họ vùng lên, chiến thuật phản công sắc bén dễ áp dụng. Việt Nam giải này có cái dở không có chiến thuật nhử, hãy xem trận chung kết Thái Lan trên cơ nhưng khi họ thắng thì vẫn hơi co mà phản công dễ dàng nâng bàn (lùi nhử).

    Huấn luyện viên, cầu thủ  có lúc phải có cái can đảm và khán giả phải có cái hiểu biết, chẳng hạn: một cầu thủ giỏi nhận bóng trước vòng cấm đối phương mà có hậu vệ kèm và có bọc lót sau nhưng cầu thủ đó vẫn rê bóng vào làm cho hậu vệ đó hoảng mà phạm lỗi vì hậu vệ đó không biết có bọc lót sau. Áp dụng cho khi nhận bóng đảo nhanh mà hậu vệ không rõ phía sau (khác với cầu thủ giỏi  rê bóng từ xa vào thì hậu vệ biết chắc chắn có bọc lót mà không hoảng) và nhìn nhận tùy lúc mà áp dụng. Những quả phạt gần vòng cấm luôn lợi thế lớn. Pha bóng này mà mất bóng thì thường bị chê bởi mọi người ai cũng thấy 'đông thế chui vào không chuyền'.
  Chiến thuật khi (sẽ biết) bị đối phương tập trung kèm phá một khâu quan trọng (cầu thủ ngôi sao) thì phải có gì thay thế (lôi kéo người, pha đánh khác 'phục sẵn'...). Cầu thủ giỏi (ngôi sao) nhiều lúc chấp nhận chạy kéo người dù xét trận đấu mình bị nhạt, phải chủ động chạy sao cho lôi kéo được chứ không phải chỉ chấp nhận có bóng là hai hay ba cầu thủ khác kèm là đã lôi kéo (nhiều trận đấu, nhiều HLV và cầu thủ chỉ chấp nhận mức này). Hãy chạy sao cho lôi kéo biến hóa chỗ trống, khác với chạy chỗ hướng 'lôi kéo' về càng khóa chặt vùng nguy hiểm. Cầu thủ 'ngôi sao' trên Thế giới cũng phần lớn bị nhiều người kèm chặt chỉ xăm xăm chạy theo hướng mong dễ nhận bóng cho mình nhất mà không chịu mở thoáng, nhường đồng đội (họ chỉ chấp nhận bị kèm nhiều là được rồi và với độ khó đó mình nhận bóng thoát ra được mới càng nổi bật). Nhiều lúc 'ngôi sao' bị kèm chặt  ít nhận được bóng càng 'nóng mặt' chạy sai cốt sao cho có bóng. Ai biết mà ghi công cho 'ngôi sao' nhạt nhòa nhưng chính là xứng đáng rực rỡ ở kiểu đó. HLV giỏi là phải chịu trách nhiệm đó cho 'ngôi sao' - đề ra (khác với HLV tồi lại còn đổ lỗi).
  Cầu thủ giỏi của phối hợp pha bóng A - B - C - D...(cầu thủ A, B, C, D...hoặc đường chuyền A tới B...D) nhưng từ cầu thủ A mà bỏ qua B tới C vì A rê được qua cầu thủ kèm thì B bị bỏ qua phải chạy chỗ chiếm lợi thế khác được chứ B không thành thừa (nếu B thừa thì thà chuyền B cho nhanh; hoặc thấy B không thể chạy chỗ 'ngon' được thì thà chuyền B). Đòn này nếu đạt tạo sức ép lớn nhưng rê không qua cũng bị chê 'không chuyền B'.
  Trang bị cho nền bóng đá nhà bao gồm cả 'cái tầm cho khán giả' những học hỏi về bóng đá như thế thì mới mong nhanh vô địch, thoát vùng trũng (dân trí về bóng đá).
   ....(nhiều bí quyết...)
   Bóng đá là phải có những 'binh pháp' cao siêu như thế mới tạo được nhiều 'cơ hội' (khác với không dám sáng tạo, không dám 'chịu lún').  Châu Á đi Wrold Cup còn kém vì thế, làng bóng đá Thế giới có nhiều nước nhiều lúc thất thường cũng vì thế....

  Đội tuyển có hai cầu thủ rê giỏi 'na ná nhau' thì phải tạo sức mạnh khủng của 'nhóm đập tường', chứ không chỉ chiến thuật hai câu thủ đó thay nhau mà chỉ được lợi thế dùng sức và 'tạo hứng' vì thoát ghế dự bị...Sea Games 28 Việt Nam có thừa thái vị trí cầu thủ tốt mà chưa áp dụng được hết khả năng.
   Gọt dũa cho cầu thủ giỏi thì bằng tạo ra các pha bóng (đòn đánh) để tập luyện hơn là chỉ chạy theo thử nghiệm bố trí các sơ đồ. Khi đạt mức thạo 'đòn đánh' với  từng vị trí sơ đồ hay chơi rồi thì mới nên thử nghiệm vị trí khác để làm phong phú thêm chiến thuật và đòn đánh mà không bị đối phương bắt bài?  Đừng 'tập luyện' ngược?
   Khai thác chỗ cầu thủ thẻ vàng, 'lừa được đối phương thay người trước rồi mới biến hóa'...tính toán được những lợi thế như thế là trên cơ.  Đội bóng giỏi thì trước trận đấu liệt kê được bao nhiêu đòn đánh (khả năng và cách chuẩn bị) rồi khi có bàn thắng thì thường chung một chiến thuật hơi co 'phòng thủ - phản công'. 

  Cầu thủ giỏi nhưng dứt điểm kém do nhiều lý do nhưng phần lớn thường do chưa 'xuất thần'. Ra được đòn đánh mới dễ 'xuất thần'. 'Xuất thần' có được do: sức khỏe, tự tin, thoải mãi, hưng phấn, thạo bài - lừa được bài...mời xem bài viết:cách thăng hoa https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xay-dung-con-nguoi/cach-thang-hoa
  

   Có những trận đấu phải căng tìm sơ đồ chiến thuật, bố trí cầu thủ do phức tạp cầu thủ hai bên nhưng có những trận đấu chỉ cần tương đối vì với 'cầu thủ hai đội có' không qua mặt được những chiến thuật (hai đội không bày vẽ màu mè được) mà chỉ cần cầu thủ phá phương án, mọi chỗ đôi công nhau. 

  Đòn đơn giản tạt cánh đánh đầu mọi đội phải có vì dễ chiến thuật và lấn át nhiều chiến thuật đối phương. Có cầu thủ dốc bóng và tạt chính xác, có những cầu thủ đánh đầu tốt thì lợi thế rất lớn và nhanh nhất tạo 'cơ hôi' uy hiếp. Nhiều HLV không chú trọng mà thích màu mè 'pha phối hợp đẹp' - mới dễ tỏ giỏi (Bekham một thời giúp đội Anh làm mưa làm gió chỉ chiến thuật đơn giản tạt cánh đánh đầu). Cầu thủ sút phạt cố định giỏi cũng là lợi thế lớn mọi đội phải có....Việt Nam chưa vô địch Sea Games có phải vì chưa giải nào mạnh tạt cánh đánh đầu? (một bí quyết: Cho cầu thủ những lúc thư giãn luyện chơi đá bóng qua lưới hoặc những lúc chỉ luyện tạt bóng vào vòng cấm đánh đầu).


  Đẳng cấp HLV Quốc tế là: 
  Mọi đòn đánh trên Thế giới ai cũng biết nhưng người giỏi sẽ phát hiện kiểu: đang để đội mình tấn công đều đều bài bản (10 -15 phút...) mọi đòn như đã tập rồi bất ngờ 'chỉ bảo' cầu thủ A giữa sân đội mình có bóng gắng nhanh 1 nhịp chuyền góc chữ nhật bên phải vòng cấm đối phương, cầu thủ được dặn B phải gắng chuẩn bị về chỗ đó khi phát hiện A có bóng, cầu thủ C cũng được dặn phải chạy xuống cánh trái khi A có bóng nhưng khi A chuyền là phải chạy ngược nhanh lên vòng cung nơi vòng cấm để nhận bóng B chuyền ngược lên và sút...Đó là kiểu một đòn đánh đó bạn...Trong khi nghề HLV đẳng cấp Thế giới cực lớn đòn đánh phức tạp..Cứ 1 hiệp đấu HLV giỏi họ chỉ đạo càng nhiều đòn đánh sẽ cợ hội ghi bàn cực lớn..
   Phức tạp hơn tí...cầu thủ B ở vị trí góc chữ nhật khung thành đối phương mà khi có bóng thường có cầu thủ kèm khó vượt phải chuyền thì họ thay cầu thủ khác lừa qua được hoặc cũng cầu thủ B đó tuy bị hậu vệ E giỏi hơn kèm nhưng HLV họ tự nhiên quyết định trong mấy chục phút cầu thủ B đó được quyền lừa bóng qua mà không được chuyền...thì sự khó vượt qua nhưng chỉ cần 1 lần may mắn vượt qua là khoảng trống sau cầu môn cực lớn  hà hà...thủ môn hoảng nhé..
   Tấn công ào ạt từ đầu sẽ tạo ra 'cơ hội', nhưng 'cơ hội' đó không ngon ăn bằng cách tạo ra cơ hội là: đội B tự được xem yếu hơn đội A mà tự co về để đội A dâng lên tấn công. Khi đó nếu ta chia phần sân của đội A ra 9 ô bằng nhau (3 ô hàng ngang gần cầu môn, 3 ô hàng ngang tiếp và 3 ô hàng ngang giữa sân) thì chỉ cần nhử các cầu thủ đội A dâng hết lên 3 ô hàng ngang thứ 2 thì khi có đòn phối hợp chọc khe đúng đúng sẽ không hậu vệ nào về kịp. Trận bán kết Euro 2012 đội Ý đã tạo ra 'cơ hội ngon ăn hơn' khi nhử (ru) đội Đức dâng lên mà tiền đạo Mario Balotelli đã chớp đúng cơ hội. Không phải hàng thủ đội Đức kém mà do chiến thuật dâng sai để phối hợp tấn công. Khi dâng sai lên để ép đối phương như thế là rơi vào chiến thuật bẫy của đối phương. Khi đội Đức vị trí các cầu thủ đã đứng kiểu đó thì với đường chuyền như thế cho tiền đạo Mario Balotelli thì không hàng thủ nào về ngăn kịp. Chiến thuật đội B là chịu co cụm cho đến khi xuất hiện đội A đã dâng hết lên 3 hàng ô thứ 2. 
    Một đội A khi bị dẫn bàn trước thì nếu gặp đội B ngang đẳng cấp thì đội A đã bị hạ một mức nào đó đẳng cấp so với A bởi vì: cầu thủ nóng vội hơn; chiến thuật phải thay đổi khó phù hợp hơn đội hình; hàng thủ phải dâng cao hơn...
   Sea games 28 Việt Nam đang sợ Thái Lan nhất ở vấn đề là:
  Theo dõi vòng loại World Cup 2018 và Asian Cup 2019 chúng ta thấy:
  Các đội bóng mạnh thường có những cầu thủ giỏi rê bóng mà tạo đột phá (đội Thái Lan và Việt Nam đều có vài cầu thủ như thế). Nhưng khi một đội bóng mà có các cầu thủ ở các vị trí khống chế bóng giỏi, chỉ rê dắt bóng ngắn mà thường đập tường chuyền bóng nhanh đảo qua các vị trí với nhau để đưa bóng về cầu môn thì ta cũng nên coi đó là 'cả đội bóng rê bóng giỏi' (nên đặt tên gọi như vậy - ký hiệu S). 
  Để hình thành 'S - đội bóng rê giỏi' thì các cầu thủ phải có kỹ thuật giỏi của khống chế bóng người khác chuyền tới và tốc độ 'chay và chuyền' vị trí mới. Muốn đạt vậy thì cầu thủ giỏi nhưng huấn luyện viên phải đã tập nhiều cho đội bóng tạo 'gắn kết' và quen kiểu chơi đó (kiểu chơi đập chuyền bóng đảo nhanh rối tung cả mắt đối phương).
 Xem trận đấu đội tuyển Việt Nam thua Thái Lan ngày 24/5/2015 chúng ta thấy Thái Lan đã đạt cả đội bóng kiểu 'rê S', còn Việt Nam đang thua. Kiểu cả 'đội rê bóng S' rất khó cho các chiến thuật chống đỡ, Việt Nam phải chú ý đấu pháp với kiểu này, chứ mọi kiểu đấu pháp khác đội tuyển Việt Nam trong 'lịch sử' đều đã từng vượt qua.
  Đội tuyển Việt Nam xét về tinh thần gắn kết và kiểu 'luyện' thì có vẻ như chưa đạt kiểu 'cả đội bóng rê S' (ít luyện? chất lượng từng cầu thủ? cách gắn kết? 'hot khác nhau'?...). Việt Nam có thể ít luyện kiểu đó, nhưng nếu ít luyện và chưa có đấu pháp 'khắc chế'  thì gặp kiểu đó tất nhiên dễ bị đối phương cho rối. 
  Mọi đấu pháp khác Việt Nam đã trải qua, nhưng gặp đội bóng chơi kiểu này ta vẫn đang còn lúng túng (đội bóng trên cơ họ mới tự tin đấu pháp này; ta ít thấy bị đấu pháp này vì các đội bóng khác ở Đông Nam Á chưa nhỉnh hơn ta).

  Đấu pháp này thường thực thi ở giữa sân rồi bất ngờ chọc bóng dài xuống tấn công, nhưng đấu pháp này cũng bị đối phương 'tương kế tựu kế' là 'lừa nhóm phối hợp' (nhiều người tập trung khu vực hẹp để phối hợp) dâng cao mà bị cướp bóng chọc nhanh. Phá đấu pháp này không khó, có nhiều cách (thể lực, áp sát, 'vùng thừa'...)

  Đấu pháp S 'đập tường nhóm nhanh - biến hóa' thường được áp dụng để phá sức đối phương hoặc có những chiến thuật khác để phá sức đối phương nhưng bị đáp trả, cách đáp trả là:
  Khi áp dụng đấu pháp S mà gặp đội khỏe (hoặc đội vừa) thì có thể thực hiện tới phút thứ 60 mới gây đối phương mệt lử, nhưng đối phương biết vậy mà vẫn chấp nhận (hoặc phải chấp nhận) vì nhận thấy đấu pháp đó khi bị cướp bóng thì dễ phản công được, có cơ hội lớn ghi bàn. Khi mình mà chưa tới mức mệt đã mở được bàn thắng trước thì cứ ung dung co về 'phòng thủ chặt - phản công nhanh' (đáu pháp bị lật ngược, bây giờ ai toát mồ hôi?).

  Thái Lan phải tỉnh táo sau Sea games 28 vì ở giải này có nhiều đội quá kém, dàn cầu thủ Thái tốt nhưng Thái Lan chưa đạt tầm mức 'chiến thuật - sơ đồ' vượt vùng trũng (chưa thể hiện được; cầu thủ chưa cọ sát vượt khu vực được).
Lý do thua Myanmar trận bán kết Sea games 28
 Xem trận đấu ta thấy các cầu thủ Việt Nam đá rất hay, vậy thua ở chỗ nào? trả lời:

  Chúng ta đã đã trao cho Myanmar một cơ hội duy nhất và cơ hội đó đã tạo may mắn cho họ.
  Khi ta thua bàn thắng đầu tiên rồi gỡ hòa thì đấu pháp thế là tốt, bàn thua đầu không nói lên điều gì. Nhưng cơ hội duy nhất ta trao cho họ là 'một quãng thời gian' ngay sau khi gỡ hòa 1 - 1. Lúc này Việt Nam đang hưng phấn dâng cao để nâng tỷ số, trong khi đó Myanmar đang trở lại vùng lên mạnh mẽ, mà nên nhớ họ phản công từ đầu trận với những quả chuyền rất nguy hiểm. Đôi công lúc này xét góc độ thì là 5 ăn 5 thua cho cả hai (Việt Nam đang hưng phấn, họ đang vùng dậy), mà may mắn dành cho họ. Nếu chúng ta tạm thời hơi co lại với chiến thuật 'giữ chặt - phản công' trong quãng khoảng 10 phút tiếp theo này (khi hòa 1-1) thì quý biết mấy (biết họ chắc chắn sẽ dâng), khi đó cơ hội dành cho ta là 6 thì họ chỉ là 4. Hơi co và phản công sắc bén là tước đi cơ hội duy nhất của Myanmar cả trận đấu (khi hòa 1- 1). Họ chỉ có một cơ hội duy nhất được trao lúc này.
  10 phút chiến thuật quý giá nhất bị bỏ lỡ mà ai cũng biết nhưng không thực hiện được, vì sao vậy? vì 1/ ai cũng biết họ sẽ vùng lên dâng đối công mà không phòng thủ co cụm nữa sẽ phù hợp Việt Nam phản công sắc bén, và biết họ sẽ vùng lên thì phải hơi co về. 2/ Cầu thủ Việt Nam đang hưng phấn mà vẫn dâng cao. 3/ Huấn luyện viên vấn để như cũ vì muốn tạo hưng phấn lấn át và muốn duy trì hưng phấn. 4/ Khán giả nhà muốn tạo đà phấn khích 'trên cơ'.
  Chỉ sai lầm có 10 phút của cả giải. 10 phút này không ai là người Việt Nam chịu nhẫn nhịn, chịu 'vờ lùi' mà được trao cơ hội lớn lên và lấy hết cơ hội duy nhất của Myanmar. Sau khi gỡ hòa 1- 1 thì hơi co thủ chặt phản công nhanh trong 10 phút rồi lại quay lại đấu pháp như đầu trận đấu thì tốt (vì ta đang hứng dâng cao quen hở, họ vùng lên, chiến thuật phản công sắc bén dễ áp dụng - Việt Nam giải này có cái dở không có chiến thuật nhử).

  Chiến thuật của HLV Việt Nam ở giao hữu thì đá thử mà khi vào gặp những đội vòng bảng thì đá hết sức, gặp đội nào cũng thắng tưng bừng, cũng thay đổi đội hình... Trong khi đó xét thực lực giải này Việt Nam chỉ phải căng sức nhất với Thái Lan. Việt nam không có dấu bài vòng bảng kiểu 'vờ non' hay 'chưa trôi chảy những chỗ', trong khi đó Myanmar giả vờ hòa 3 - 3 Campuchia. Đội Đức đi World Cup luôn dấu bài vòng bảng chỉ hơi nhỉnh. HLV Việt Nam chưa thực hiện được chiến thuật kiểu vòng bảng như đội Đức vì muốn tỏ giỏi sớm, bị sức ép khán giả 'đòi hỏi' quá.

     Luyệnthể lực ?
     Lứa cầu thủ chủ yếu từ Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã luyện từ nhỏ mà sao 90 phút vẫn khó khăn thế? Phải chăng cách luyện chạy đã sai? nếu luyện chạy theo kiểu EU thì Việt Nam thể hình nhỏ sẽ hụt hơi 90 phút là đúng.
    Nếu chạy bền nhiều để theo 90 phút thì chạy dốc nước rút lại kém. Phải chăng chúng ta đang luyện chạy sai?
    Quan trọng:  Việt Nam nên luyện chạy kiểu: cầu thủ khi tập luyện hãy chạy nhanh (chạy nước rút) từ đầu sân đến cuối sân rồi chạy vừa quay về (hoặc chỉ được chạy hơi nhanh về...). Cứ như thế khoảng 45 phút là đạt công phu. Có thể tăng quãng bằng cách lúc đầu chạy vừa phải nửa sân rồi chạy rút nửa còn lại và lượt về cũng thế, rồi tăng dần (có thể cường độ cao chỉ cần 30 phút).
  Luyện chạy sai thì khó theo và công sức chạy không phù hợp thì lại phá kỹ thuật.

   (còn dài...)
   Qua đó, bạn đã biết đội bóng Việt Nam và HLV đội tuyển ở mức nào chưa? đội bóng và nền bóng đá Việt Nam đã trang bị được gì mới chưa ở HLV? Theo mình,  với lứa cầu thủ năm nay mà có HLV chiến thuật 'cực giỏi' thì cũng không phải sợ Thái Lan bởi vì HLV giỏi sẽ giúp đội có dàn cầu thủ hơi non hơn vẫn cứ đọ được đội hơi nhỉnh hơn nếu đấu pháp và cách trang bị tốt.
  VFF nên dịch bài mình ra tiếng Anh gửi cho các HLV nước ngoài khi đi tuyển chọn HLV để chọ họ biết ta biết những gì, cần những gì và yêu cầu những gì? chứ không nền bóng đá sẽ không học hỏi được nhiều, bị 'xỏ mũi' và bị lên mặt 'coi thường làng bóng đất nước nhà'.
  Ông Miura ở lại đội tuyển Việt Nam nên phải biết cần phải đổi mới những gì, cần học hỏi và thi thố những gì (đội tuyển, nền bóng đá nước nhà - khán giả).  

  Mình bận lo theo ông Ban Ki - moon làm cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP chứ trước đây theo HLV Lê Huỳnh Đức thì biết đâu Việt Nam vô địch SEa Games lâu rồi. (Lê Thanh Đức 24/6/2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét