Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Tường thuật trực tiếp làm bài thơ thứ 2 về ‘hoàng hôn non nước Lam Hồng’

 

Tường thuật trực tiếp làm bài thơ thứ 2 về ‘hoàng hôn non nước Lam Hồng’ (có thông báo trước khi đi làm thơ) :

Mời các bạn quan tâm về văn học xem trình diễn quá trình đang làm thơ (thể loại thơ Đường luật)!

Lời dẫn:

Năm 2014 mình đã làm bài thơ rất hay về cảnh ‘hoàng hôn non nước Lam Hồng’, nay ngao du non nước Lam Hồng làm bài thơ ‘hoàng hôn’ thứ 2.

Bài thứ 1:

Hoàng Hôn

non nước Lam Hồng

Quả núi hoa mây trĩu cuối trời

Con sông uốn khúc vắt ngang đời

Bờ tre sóng lúa trôi nghiêng nắng *

Lũ trẻ tung diều cưỡi gió chơi **

Góc chốn cầu vồng chim xế tổ

Gương trần bến nước cá trông nơi

Vuông tròn bóng dáng lần tô mặt ***

Vén cỡ vần mưa cuốn lấy thời

Bình chú: (*) những làng quê thấp thoáng trôi dài về phía chân trời; (**) đỡ, mở, đó đây...; 'vuông tròn': vạn vật, góc cạnh thể hiện khoa học kỹ thuật... với mặt trời xế dần phía trập trùng núi, điểm tô sắc tía (Lê Thanh Đức - 2014)

(bài 1 ‘thể trắc’ nay làm bài 2 ‘thể bằng’)

Ngày qua (28, 29, 30/8) vừa ngao du non nước Lam Hồng để làm bài thơ về cảnh ‘hoàng hôn’ thứ 2, trình bày diễn biến quá trình:

Chiều ‘hoàng hôn’ ta hay nhìn về phía ‘chân trời’, ‘chân trời’ là hình tượng gợi về ‘trời đất’ về những cái toàn thể, chứa sự vận động làm chủ, niềm tin, sức sống mọi người muốn vươn tới, hay đơn giản như ‘trời’ chứa muôn loài…‘trời’ như thế nào…

Phía chân trời thường có nhiều mây che phủ các dãy núi, với mặt trời đỏ ối đang dần lặn xuống mà tỏa nắng vàng, ráng đỏ…

Tả cảnh ‘trời’ nhé:

‘mây’ thì có mây trôi, mây đùn…ghép với núi thì có dạng ‘mây trôi’ ‘núi dạt’, mây trôi dạt núi, mây đùn lấp núi…từ cuối của câu đầu thì có ‘chân trời’ rồi.

Thể hiện cái toàn thể, chứa sự vận động…nên đã chọn ra câu thơ:

‘Mây quần cuộn núi vẽ chân trời’…hay ‘mây quần cuộn núi vẻ chân trời’…câu thơ đầu diễn tả được cái hùng vĩ của ‘trời đất’, của ‘hình tượng ‘trời’, vừa thể hiện được cái thực hư…vừa gắn được ‘hoàng hôn’.

Trời chiều, mặt trời lặn…với ‘chân trời’… thì phải có gắn được trần gian, thể hiện được sự sống sôi động như thế nào, ‘có hình tượng tả thực “trời’’

với ‘chân’ – ‘chân trời’ thì sự hòa hợp chứa được toàn thể, thể hiện được mọi sự ‘cần nói’ có trong vũ trụ, nơi vận động…nảy ra ý nghĩa của ‘mặt đất’.

‘mặt – mặt đất và chân- chân trời’ có sự liên tưởng chung hình tượng…

Vậy câu thơ thứ hai mình chọn mở đầu là ‘mặt đất’…lúc này ta có dạng ‘Mây quần cuộn núi vẻ chân trời’ ‘Mặt đất…’.

Mặt đất thì phải diễn tả như thế nào đây để gắn với câu đầu, để chứa sự tiến triển, sự thẩm mỹ, chứa cái tươi đẹp của trần gian…? Non nước tươi đẹp thường có sông núi hữu tình…ta đưa sông vào câu hai để tạo sự uyển chuyển của ‘đất’, để tạo động lực sự ‘dịch chuyển’, sự vận động, để gắn với mọi tạo vật…, ‘sông’ ở đây thì nên như thế nào? ‘mặt đất’ ư? ‘ mặt con người’ đẹp nhờ tô son, nhờ đường nét…ta có ý: ‘Mặt đất nghiêng sông’…bạn thấy thế nào? ‘nghiêng sông’ thể hiện được ‘cái vận động’, cái mềm mại, cái chú trọng hướng về (nghiêng mình), hay như ‘nghiêng mặt nhìn', soi bóng...

Ta đã tìm tới được câu thơ rất hay rồi:

‘Mây quần cuộn núi vẻ chân trời’

‘Mặt đất nghiêng sông….’ (chú ý luật thể ‘bằng’ đã đúng).

Sự đời, sự sống tươi đẹp, chốn trần gian, muôn loài…trong trời đất, làm sao thể hiện được ‘sự vận động’ với tạo hóa? Sự hùng vĩ của non sông? Của ‘áng mây’ chiều rực rỡ phía trùng điệp đỉnh núi ẩn hiện…đó là:

‘Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời’ (hay ‘sánh dáng đời’)…câu thơ thứ 2 đã xuất hiện rất tuyệt vời rồi phải không? Từ ‘sải’ thể hiện được đủ sự hòa hợp cùng trời đất, sự phong phú đặc sắc của tổng thể, của sự vươn lên, sự tương trợ, có nhau, thuận lợi….sải bước, sánh bước...

Bài thơ ‘hoàng hôn’ mình đã làm được hai câu thơ đầu tuyệt hay:

‘Mây quần cuộn núi vẻ chân trời’

‘Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời’

Tường thuật trực tiếp ngày 31/8 và ngày 01/9/2018 làm bài thơ ‘hoàng hôn’:

Hai câu đầu đã làm là: ‘Mây quần cuộn núi vẻ chân trời

Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời’

Tả cảnh thường dùng từ liên quan sông núi, mây…ở đây ta đã dùng những từ đó, trong khi đó bài thơ ‘đường luật’ muốn đạt hay thì trong một bài thơ các từ không nên được lặp lại hai lần, nghĩa là câu thơ trên chẳng hạn đã dùng từ ‘núi’ thì những câu thơ sau không dùng từ ‘núi’, rất khó cho cách diễn đạt những câu sau phải không?

Ngày 31/8 mình ngao du làm hai câu thơ tiếp theo:

Quá trình ngao du đi xuống cuối xã Hưng Hòa ngắm đảo Song Ngư, nhìn ngược lên theo dòng sông Lam với một bên là núi Hồng Lĩnh, thấy phía qua Bến Thủy với hai bên núi, sông chảy giữa, sau đó nữa là Lam Thành…Phía trước đó sông uốn khúc nên ta sẽ thấy núi Lam Thành như vắt ngang giữa sông, như nằm trọn giữa sông…

Mình ở nơi làng ngoài bãi sông xã Hưng Hòa nhìn ngược sông Lam về núi Lam Thành chợt thấy một đàn lớn cò trắng trắng muốt, phía xa đang nối hàng, như bay dọc theo dãy núi Lam Thành, từ bên này núi Hồng Lĩnh sang bên kia sông. Đàn cò lớn hàng dài như nằm dọc phía sườn núi dãy Lam Thành, lượn trên sông, thoáng chốc phía đầu chụm lại rất nhiều cánh cò đổi hướng liệng…giật mình từ xa trông về chẳng khác gì ‘rồng trắng’ đang uốn khúc, lấp lánh bay lượn trên núi sông…’Rồng trắng lấp lánh’ xuất hiện với cánh cò trắng muốt giữa sắc nắng….

Đàn cò khi nhìn gần thì chỉ thấy các hàng bay, đàn cò lớn nhìn từ xa bay ngang vì tụ nhiều con nên các hàng bay như chụm lại mà nhìn như thân rồng kéo dài (ở đây ta thấy thân mình to và dài), khác với đàn cò chỉ một nhánh kéo dài (đàn cò kiểu này chỉ như một dải chỉ dài). Đàn cò phía đầu luôn đổi hướng nên những thân cò phía trước hay dồn lại thành nhóm nhỏ hơi to, ngoắt hướng mà trông xa như đầu rồng….Cánh cò dập dìu, lấp lánh giữa nắng sông mà trông như thân rồng vảy lấp lánh… đàn cò bay lượn nhiều vòng với nhiều tư thế…đúng thật là rồng trắng, trắng muốt lấp lánh đang bay lượn nơi sông núi, dưới nắng vàng…

Núi Lam Thành với hình dáng cũng như rồng nằm dài….Trời đất sông núi như có rồng bay lượn mà hình dáng của núi Lam Thành làm nền ở sau nhiều lúc cánh cò cứ trao liệng theo dọc sườn núi làm cả dãy núi nhấp nhô đôi lúc như lưng rồng uốn khúc từng ánh bạc, vặn mình từng chỗ... núi Lam Thành vì thế có lúc cũng như rồng ngoảnh nhìn…

Sông Lam uốn khúc lấp lánh sắc tía của nắng, với những nhóm của đàn cò lớn lúc vung ra bay lượn lên xuống mặt sông mà sông cũng chuyển mình như rồng vểnh râu, múa móng, cong lưng…

Đàn cò lớn thật giống rồng trắng bay lượn giữa tia nắng…Núi Lam Thành nhờ đàn cò vẫy vùng mà trông cũng như rồng thức giấc…Sông Lam nhờ đàn cò mà trông như rồng đang hòa mình…

Đàn cò như rồng thể hiện được ‘thiên thời’…

Núi Lam Thành như rồng mà thể hiện được ‘đia lợi’…

Sông Lam như rồng mà thể hiện được ‘nhân hòa’ …

Đàn cò như rồng mà thể hiện được ‘chân’…

Sông Lam như rồng mà thể hiện được ‘thiện’

Núi Lam Thành như rồng mà thể hiện được ‘mỹ’…

Cả thiên hạ chỉ mình may mắn được thấy rồng bay lượn, tỏ dáng, thỏa chí cùng, cùng sải ngao du…Hy vọng có được động lực mạnh mẽ, thỏa chí vươn đạt sự văn minh.

Hai câu thơ tiếp theo phải chứa được, diễn tả được cái kỳ diệu của thiên nhiên…

Hai câu thơ sau đã làm tiếp là:

“Mấy chốn đàn cò đan sắc nắng

Cầu vồng cá chép vén mưa rơi”

‘vén’ hay ‘xắc’…, ‘rơi’ hay ‘nơi’…từ ‘vén’? hay là sẽ tìm từ ý nghĩa nhất vào vị trí đó.

Mấy chốn’, vài nơi, hay thể hiện khắp phía cùng….’đàn cò đan sắc nắng’ mà như trao được cái ‘đẹp’ gắn liền với khắp nơi, thể hiện được sự đoàn kết, sự hội tụ, sự tự do, sự phong phú, sự bình đẳng ngang nhau….đây đó.

‘Cầu vồng’….thể hiện được thời tiết đẹp, có mưa nắng, mưa thuận gió hòa….’sắc đẹp’ bắc cầu chung cho thiên hạ….Cá chép…’cá chép hóa rồng’, rồng làm mưa làm gió thuận hòa…Nơi thiên nhiên tươi đẹp thì chim chao cá lượn, phong cảnh hữu tình…nhiều nhân tài tuấn kiệt, con người thoáng đạt dễ vươn lên ‘chân thiện mỹ’…

Trong các chốn, trong cõi…nơi đâu ai đang ‘đèn sách’, đang rèn chí rèn người, đang thả chí đạo thanh cao, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên…mà như cá chép hóa rồng, mà phát tích như rồng giúp thiên hạ thuận hòa, tươi tốt…Sự trỗi dậy của ‘chân thiên mỹ’, của sự tích lũy động lực mạnh mẽ cho văn minh là thời thế bình đẳng cho mọi chốn, mọi nơi…Cơ hội luôn mở ra cho trẻ thơ mọi chỗ sánh rồng với năm châu bổn biển…

‘Cầu vồng cá chép vén mưa rơi’ thể hiện con người tìm tới, khám phá, đạt những nơi ‘thiên nhiên tươi sáng’…là diễn đạt mọi người vươn lên có những nơi như thế để đạt tiến bộ, để có những nơi xứng đáng như thế, như ‘cá chép vượt vũ môn hóa rồng’, như rồng đại diện- thể hiện được cho cái đạo trời đất…như rồng thể hiện được con người chứa trong đó làm chủ những sự tiến bộ…

Đã làm được 4 câu thơ:

‘Mây quần cuộn núi vẻ chân trời

‘Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời

Mấy chốn đàn cò đan sắc nắng

Cầu vồng cá chép vén mưa rơi”


Ngày mùng 2/9 và mùng 3/9 làm 2 câu thơ thứ 5 và 6:

‘Ngân hà nối gót vì sao sớm

Tạo hóa thay da quả đỏ tươi’

Vẻ đẹp của các vì sao, của ngân hà là luôn luôn ở mọi nơi, mọi thế hệ, chỉ cần nhắc tới là mọi người đều hình dung, ước mơ…, ‘sao sớm’ sự kế tiếp…Ngân hà ghé vào, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật...

Da trời, bầu trời…nhiều màu sắc, thay đổi dần khi mặt trời lặn; ‘thay da đổi thịt’ thể hiện sự tích lũy mạnh lên, trẻ lại…, ‘quả đỏ tươi’ tạo thành quả cho trần gian…sự hiện hữu của trời từ cái khó hình dung, mang tính chung chung sang thành mặt trời là ‘khối tròn’ đỏ - quả đỏ tươi, lặn dần phía chân trời…thể hiện cái tổng thể vận động, kiến tạo của ‘đấng tạo hóa’…

Để có một xã hội loài người văn minh, hay một thế giới đại đồng…, tiến tới đạt ‘xã hội tương lai’ thì mỗi người vươn tới cái đẹp, thỏa được chí ‘đạt cái đẹp’, cái đẹp riêng phù hợp trong cái đẹp chung…

Mỗi người vươn tới cái đẹp là hoàn thiện mình, là phù hợp sự phát triển của thiên nhiên…Thỏa được chí cái đẹp mới giải phóng được con người, mỗi người đạt sự tiến bộ, đã có sự tương trợ, cách gắn kết tiến bộ…Cái đẹp riêng phù hợp, gắn kết trong cái chung mới tạo cái tổng thể chung đẹp và mỗi cái đẹp riêng mới đạt xứng đáng, khác với ‘dành của cái chung’ ra làm cái riêng, lấn át, lẫn lộn…(làm giàu bất chính nơi này rồi tới nơi khác sắm đẹp; lấn át ‘cái khác’ (nơi, sự việc, người…) để bắt ‘cái khác’ làm ‘nền’ cho mình…). Cái tổng thể chung chỉ đẹp được khi nhờ gắn kết những cái đẹp riêng trong đó phù hợp, xứng đáng…hay là mỗi phần gắn lại tạo ra cái chung đẹp.

Cái đẹp: vươn trí thức, được tương trợ tri thức, hoàn thiện quyền con người, hòa mình được với thiên nhiên, phát triển con người, xã hội đạt tiến bộ, được hưởng cái đẹp…

Mọi người thỏa được chí cái đẹp là từng người đã đạt sự giải phóng bản thân mình, đạt quyền phát triển con người, xã hội đã tạo được sự ‘tự do- bình đẳng- bác ái’, một xã hội đã tạo được giải phóng ‘năng lượng’ cho từng cá nhân…,từng chỗ, từng giai đoạn đạt sự phù hợp của quá trình phát triển…

Sự tranh đấu, xây dựng của các cá nhân, sự đổi mới của xã hội với lý tưởng ‘cái đẹp’ như vậy là cũng đã thúc đẩy xã hội đạt văn minh.

Hai câu thơ 5 và 6 thể hiện được cái đẹp đã trình bày.


Bài thơ ‘hoàng hôn non nước Lam Hồng’ đã làm được 6 câu là:

Mây quần cuộn núi vẻ chân trời

Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời

Mấy chốn đàn cò đan sắc nắng

Cầu vồng cá chép vén mưa rơi

Ngân hà nối gót vì sao sớm

Tạo hóa thay da quả đỏ tươi


Khoảng 9 giờ ngày4/9/2018 ngao du làm thơ, về xóm ngoài đê xã Hưng Hòa:

Ngắm về đảo Song Ngư có đàn cò trắng bay ngang…

Nhìn sang bên kia sông là làng Tiên Điền quê hương Nguyễn Du, núi Hồng Lĩnh nơi đây là cao nhất, với trập trùng nhiều dãy núi xếp kề nhau cao dần, phía bên kia núi chính là nơi có chùa Hương Tích. Trời trong xanh, mây chủ yếu cuồn cuộn phía chân trời nơi hướng tây, phủ dài dãy Trường Sơn. Giữa trời ít gợn mây đó vẫn xuất hiện một đám mây cực lớn trên đỉnh Hồng Lĩnh, nơi núi cao nhất. Đám mây to bằng núi này cứ tụ lại thời gian dài mà có hình con phượng hoàng cực lớn đang xòe cánh hướng từ biển vào. Mình ngồi ngắm cảnh hơn hai tiếng đồng hồ mà thấy hình dạng lúc như dang cánh vươn cổ, lúc cánh cuộn vẫy vùng, lúc như xà xuống đậu, cũng có lúc tách ra 2 dãy cuộn dài theo núi như rồng, cũng có lúc như 2 con chim đang vờn nhau…

Núi Hồng Lĩnh nơi đây cao trập trùng và quần tụ, gần khí trời biển cả nên thường hay có đám mây lớn treo lơ lửng trên đỉnh núi. Khi đứng bên này sông thì với với gió nhẹ ta luôn thấy được mọi hình thù, trong các hình thù mà đám mây lớn tạo ra thì ta hay thấy nhất là dạng hình chim bay lượn, chìm xà xuống…Nếu bạn muốn thấy hình chim phượng hoàng về đỉnh Hồng Lĩnh thì mùa thu hãy về quan sát, chắc chắn bạn sẽ có dịp gặp chiêm ngưỡng…Bạn nên về vào mùa thu vì mùa này mây và nắng trời rất đẹp…

Ngồi bên này sông thấy bên kia có rừng cây trải dài theo sông, có rất nhiều đàn có trắng bay ngược dòng sông. Có những đàn cò bay sát mặt sông phía bên kia để tránh gió nam, có những đàn cò bay trên rừng cây, rồi khi qua phía Bến Thủy vòng lên bay qua mạn núi Lam Thành, mình thấy khoảng chừng mưới mấy đàn cò lớn nhỏ. Mùa này cò hay bay theo hướng đó để lên ngược vùng bãi bồi đồng ruộng sông Lam, ngược Ngàn Sâu, Ngàn Phố…Có lúc đàn cò trắng vượt qua núi Lam Thành mà phía trước là dãy Trường Sơn xanh mờ nên trông như con mắt của dãy Trường Sơn đang nhìn về. Đàn cò màu trắng bay giữa nắng nên nhiều lúc đổi theo hướng nắng là không thấy nữa, mà trông như ẩn hiện…Sông Lam mùa này như lối đi về cho các đàn cò.

Sông Lam mùa nước lũ về với màu vàng khè, ngắm bên sông dáng núi với rất nhiều đàn cò trắng nối nhau hướng về dãy Trường Sơn mà tạo phong cảnh cực đẹp.

Bạn nên thưởng thức phong cảnh non nước Lam Hồng hữu tình ở đây, sẽ thấy mây giữa đất trời mây như phượng hoàng, những đàn cò nối dài như rồng bay lượn giữa sông núi…

Núi Hồng Lĩnh nơi đây thường luôn có tinh khí mây trời như chim phượng Hoàng về đậu, bay lượn mà không ai nhận ra được.

Đã có ý tưởng 2 câu cuối rất hay, phát tích được nhân tài, phát vương được nhiều…


Ngày 5, 6 và 7/9, câu thơ thứ 7 đã làm:

Vật đổi dò la quăng sấm chớp.

‘vật đổi sao dời’ chỉ sự vận động; ‘quăng’ như sự ngẫu nhiên với nơi; ‘ném đá dò đường’, ‘quăng đá dò đường’…thể hiện khám phá cái mới, lối đi mới…; xem một chỗ của cả vùng đất, địa lý của đất…; thiên nhiên sẽ vận động với môi trường, sự giữ gìn khí hậu…; dò sự vật, của quá trình vận động phát triển, thể hiện quá trình tư duy…’; quăng tới nơi’, qua nơi khác…

Câu thơ thể hiện được những ý tứ, diễn đạt được ‘sự vật’ của không gian mở, chứa trong đó những hiện tượng của trời đất…

Câu thơ thể hiện được sự sống động…

Chỉ câu thơ thứ 7 sẽ chưa làm rõ được, câu thơ thứ 8 sẽ làm hoàn chỉnh hơn cho bài thơ, với câu thơ thứ 8 mới làm cho câu thơ thứ 7 thể hiện được những ý tứ sâu xa hơn nữa, với câu thơ thứ 7 và câu thơ thứ 8 có nhau sẽ diễn đạt được nhiều hơn nữa, sẽ hoàn chỉnh bài thơ.

Mời các bạn ngày mai đón xem câu thơ thứ 8; câu thơ thứ 8 đã làm gần xong, chỉ còn một vài từ…

Vậy bài thơ đã làm được 7 câu là

Mây quần cuộn núi vẻ chân trời

Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời

Mấy chốn đàn cò đan sắc nắng

Cầu vồng cá chép vén mưa rơi

Ngân hà nối gót vì sao sớm

Tạo hóa thay da quả đỏ tươi

Vật đổi dò la quăng sấm chớp.


Mời các bạn chờ xem làm câu kết.




Mời các bạn đam mê ‘văn học’ chờ mình trình diễn những ngày tiếp theo ngao du làm những câu thơ hay nhé…

Với thẩm mỹ, sự am hiểu về phát triển, tính triết học, sự thanh cao có được, cốt cách thoát đạo được, chứa ‘động lực mạnh mẽ của sự vận động’, gắn được sự hồn nhiên của con trẻ, …đã ngao du rất nhiều đỉnh núi non nước Lam Hồng, hòa mình được vào thiên nhiên…hy vọng ngày gần sẽ làm xong bài thơ rất hay thứ hai về ‘hoàng hôn non nước Lam Hồng’.

Tường thuật trực tiếp ngày 8/9/2018, câu thơ thứ 8 (câu kết) của bài thơ là:

Đong đầy thế sự gió muôn nơi.

‘sự’ thể hiện sự vật, sự vật như thế nào…’sự’ thể hiện diễn biến cách vận động, cách liên kết các giá trị, cách tổ chức, gắn kết tạo sự vận động chung…; ’thế’ thể hiện cách gắn kết, cách liên hệ các sự vật, sự việc với nhau sao cho tiến bộ nhất, cách các sự việc- sự vật tới với nhau, gắn với với nhau sao cho tạo thế sự vận động tốt nhất cho tổng thể…, thời thế..

‘Gió’ tới từ muôn phương…; gió bắc, gió nam, gió đông, gió tây..chạy dài ở các lục địa, gió lùa qua các châu lục….

‘Đong đầy thế sự gió muôn nơi’ thể hiện được sự liên kết tổng thể cái chung, cùng tạo ra sự tiến bộ, cùng gắn kết các giá trị, chung một thế giới vận động hướng văn minh, chọn lọc ‘đong đầy’ cái hay, ‘cái đep’ của muôn nơi…

Hai câu thơ: Vật đổi dò la quăng sấm chớp

Đong đầy thế sự gió muôn nơi

Cũng thể hiện được những phương trời khác cũng sẽ có những cái đẹp phong phú đặc sắc, sự gắn liền –liên tục của nơi này nơi kia trong quá trình vận động của ‘trời đất’…; ’mấy chốn’ ở đây như ‘một chốn đôi quê’…thường chỉ quê hương, hay lớn hơn một phương trời, chung một đất nước…khi ‘vật đổi dò la quăng sấm chớp’ thì đã mở ra được với các phương trời khác, các châu lục…Cảnh đẹp nơi ta đã có thì ‘sự vật’ đã có đổi khác ở châu lục khác sẽ được thăm dò học hỏi, trao đổi, liên kết….hay sẽ được ‘vận động’ liên tục theo tổng thể chung…

‘Vật đổi dò la’ thể hiện quá trình tư duy tìm hiểu ‘sự vật’ ‘hiện tượng’ với cách vận động…’Thế sự’ thể hiện được từng ‘sự vật, sự việc’ trong cái tổng thể chung…’Gió muôn nơi’ thể hiện được sự trao đổi, liên kết, gắn kết…Vậy hai câu thơ này thể hiện được sự phát tích nhân tài, phát vương được nhiều…ở chỗ:

Người nào đạt trình độ ‘tư duy’ cao nhất và sự ‘tư duy’ đó liên kết, gắn kết, trao đổi được khắp nơi thì chắc chắn sẽ là nhân tài (2 yếu tố).

Người nào đạt trình độ ‘tư duy’ cao nhất và sự ‘tư duy’ đó liên kết, gắn kết, trao đổi được khắp nơi thì chắc chắn sẽ là nhân tài, rồi kèm theo đó là thông tuệ ‘sự vật – sự việc’ để gắn kết- liên kết với nhau để tạo ra thế, thời thế..và khi có được ‘thế sự’ của cái tổng thể biết cách giải quyết, hướng đúng được sự vận động thì người đó sẽ đạt ‘vương’ (3 yếu tố). Ví dụ: giải được một thế cờ từng nước đi cho đúng là giỏi, nhưng ở đây trong thế giới có nhiều sự việc – sự vật phải biết cách gắn kết, liên hệ, chứa các sắp xếp giá trị, tạo ra tổng thể như thế cờ (thế cờ cực lớn, phức tạp) để giúp sự vận động xã hội vươn lên hướng tiến bộ.

Muốn làm ‘vương’ thời đại mới thì phải đạt vậy, khác với thời xưa thường dùng vũ lực tranh dành, áp đặt bằng quyền lực cai trị, hoặc cái tổng thể chưa đạt những giá trị tiến bộ cho các cá nhân, chưa giải phóng được con người, con người chưa đạt được quyền lợi chính đáng nên đều dựa vào cái chung đại diện một số giá trị (triều đình, vua) để gắn kết…, hoặc đơn giản là ‘chỉ thay vua với nhau’…hoặc ‘vua’ tìm cách hạn chế giá trị từng cá nhân để bắt liên kết, chịu phục tùng ‘giá trị’ triều đình…

Năm châu bốn bể anh hùng, hào kiệt hãy nỗ lực bản thân như vậy cho một thế giới đại đồng, cho xã hội văn minh, hòa bình thịnh vượng.

Vậy đã làm hoàn chỉnh bài thơ

Hoàng hôn

(tả cảnh hoàng hôn non nước Lam Hồng)

Mây quần cuộn núi vẻ chân trời

Mặt đất nghiêng sông sải dáng đời

Mấy chốn đàn cò đan sắc nắng

Cầu vồng cá chép vén mưa rơi

Ngân hà nối gót vì sao sớm

Tạo hóa thay da quả đỏ tươi

Vật đổi dò la quăng sấm chớp

Đong đầy thế sự gió muôn nơi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét