Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Luật thơ Đường luật

 

20 LỖI BỆNH CẦN TRÁNH TRONG THƠ

ĐƯỜNG LUẬT.

* 12 lỗi:

1. Trùng vận

2. Trùng từ

3. Trùng ý

4. Điệp điệu

5. Điệp thanh

6. Điệp âm

7. Đại vận

8. Tiểu vận

9. Phong yêu

10. Hạc tất

11. Chánh nữu

12. Bàng nữu

----------------

* 8 bệnh:

1. Thất niêm

2. Thất luật

3. Thất đối

4. Thất vận

5. Bình đầu

6. Thượng vỹ

7. Mạ đề

8. Khổ độc

______________________________

A. 8 BỆNH CẦN TRÁNH

1. Thất niêm :

Trong bài thơ Đường luật

• Câu 1 niêm với câu 8

• Câu 2 niêm với câu 3

• Câu 4 niêm với câu 5

• câu 6 niêm với câu 7

Nghĩa là các cặp câu nầy có cùng âm luật bằng trắc. Nếu khác âm luật bằng trắc thì bài thơ gọi là bị thất niêm

* Ví dụ:

KHEN TRĂNG

Trăng vẫn xinh tươi trẻ chẳng già

Mặc tình thu đến với đông qua

HẾT HẠN TUẦN HÀNH MỜ SẮC SÁNG

ĐẾN KHI DU NGOẠN TỎ DUYÊN HOA

NGHIÊNG NGHIÊNG THỎ NGỌC TREO TRỜI BIẾC

THẤP THOÁNG HẰNG NGA CẠNH GỐC ĐA

Vui niềm hạnh phúc trong trời đất

Vạn kiếp lưu danh ta với ta…

CÂU 3 KO CÙNG BẰNG TRẮC VỚI CÂU 2 CHO NÊN “THẤT NIÊM” VÌ THẤT NIÊM CÂU 3 NÊN KÉO THEO CÁC CÂU 5,6 THẤT NIÊM THEO.

---------------------------------------------------

2. Thất luật :

Trong một câu, theo bảng luật, những từ có âm bằng mà làm ra trắc hoặc có âm trắc mà làm ra bằng. Muốn biết “THẤT LUẬT” ta nhìn vào chữ thứ 2,4,6 nếu khác nhau thì “THẤT LUẬT”

* Ví dụ:

HUẾ MỘNG MƠ

Huế đẹp muôn đời Huế mộng mơ,

Nghe hồn rung động thoáng NGẨN ngơ.

Rừng lăng Thiên Thọ thông vi vút,

Bãi biển Thuận An cát trắng mờ.

Kiến trúc nguy nga nơi tĩnh mặc,

Lăng TẨM cổ kính chỗ tôn thờ.

Hoàng hôn màu tím trên đồi biếc,

Du khách nghe lòng thấm vẻ thơ.

-----------------------------------------------

3. Thất đối:

Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa, từng chữ trong câu phải đối với nhau, nếu ko chỉnh là thất đối, một bài thơ Đường Luật mà thất đối, thì ko còn là bài thơ Đường Luật.

* Ví dụ:

HUẾ BUỒN

(Vua Duy Tân)

Nhớ Huế nghe tâm nặng trỉu sầu

Một thời oai trấn đã xưa lâu

Kinh đô tráng lệ nhiều người mộng

Đất nước thịnh hưng lắm kẻ chầu

Bạch Mã LUNG LINH MÀN THÁC BẠC

Túy Vân KHÓI BIẾC NGỌC LIÊN CHÂU

Núi sông tươi đẹp tình pha hận

Ai nhớ thương chờ mộng thả câu…

LUNG LINH (TT LÁY) KHÓI (DT) BIẾC (TT) THÁC BẠC (DT.CP) LIÊN CHÂU (DT GHÉP) KO ĐỐI.

---------------------------------------------------------------

4. Thất vận:

Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là TRỜI mà vần dưới là MÂY thì gọi là lạc vận, một bài thơ chính vận đọc lên sẽ hay hơn 1 bài thất vận hoặc thông vận.

* Ví dụ:

HOA LAN

Xinh duyên độc đáo giống hoa LAN

Êm mượt như nhung cánh mịn MÀNG

Trắng, đỏ, tím, vàng màu rực rỡ

Nhạt, xanh, sậm, tía vẻ huy HOÀNG

Hương thơm ngan ngát hàng vương giả

Nét đẹp kiêu sa dáng nữ HOÀNG

Đa dạng có cùng trên các nước

Sinh sôi nảy nở khắp trần GIAN

--------------------------------------------------------------

5. Bình đầu

Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.

* Ví dụ:

ÂM ĐIỆU MIỀN TRUNG

Ngọt ngào âm điệu hát hò ơi

Ru cả miền Trung dịu mát trời

VĨ DẠ ÊM ĐỀM tim mến tặng

SÔNG HƯƠNG LỘNG LẪY dạ thương mời

NAM GIAO KHÚC KHUỶU leo mòn mỏi

GIA HỘI QUANH CO bước dặm khơi

Tiếng dép Trị Thiên nghe rộn rã

Như vang sắc thái Huế muôn đời.

MUỐN TRÁNH LỖI “BÌNH ĐẦU CẦN HOÁN CHUYỂN NHỮNG CHỮ ĐẦU TIÊN KHÁC TỪ LOẠI.

(LƯU Ý : Tính Từ và Động Từ trong trường hợp này tính như nhau)

-----------------------------------------------------------------

6. Thượng vỹ

Trong bài thơ ĐL TNBC nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.

* Ví dụ:

LÀM QUEN

Lần đầu dạo bước đến chơi nhà,

Xin được đổi trao bạn với ta

Tương kiến trước là TRAO NGHĨA THẮM

Hữu duyên sau sẽ KẾT TÌNH XA

Vài dòng thô tháo ĐƠM BÔNG ĐẸP

Mấy vận đơn sơ NỞ TRÁI NGÀ

Chào tỷ Quế Hằng lời chúc khỏe

Luôn vui trẻ mãi tháng ngày qua.

THƠ ĐƯỜNG LUẬT CHỮ THỨ 5 ĐƯỢC XEM TÀ “THI NHÃN” TRONG THƠ, MUỐN TRÁNH LỖI “THƯỢNG VĨ” CHỈ CẦN HOÁN CHUYỂN 2 CHỮ THỨ 5 LÀ KO CÒN LỖI THƯỢNG VĨ.

(LƯU Ý : Tính Từ và Động Từ trong trường hợp này tính như nhau)

---------------------------------------------------------------

7. Phạm đề / Mạ đề

Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.

* Ví dụ

MÊ NGỘ

Năm tháng vô thường nhẹ bước trôi,

Quang âm thấm thoát tóc da đồi.

NGỘ ra chơn lý tiêu chân ngã,

Thấu rõ huyền không phá chấp tôi.

Tiếng kệ Tâm Kinh ngời sáng dạ,

Câu kinh Bát Nhã thắm hồng môi.

Nhân duyên Tứ Đế khai nguồn đạo,

Giác Phật mê đời có thế thôi.

-----------------------------------------------------------

8. Khổ độc

Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc thì gọi là Khổ độc. Lỗi Khổ độc làm cho câu thơ đọc lên gượng gạo ko suông.

* Ví dụ

VỊNH ĂN MÀY

Đáng thương thân phận kiếp con người,

Nghèo đói ÁO quần rách tả tơi.

Đêm tới cô đơn KHÓC tủi phận,

Ngày sang lẽ bóng lệ dầm rơi.

Sống đời khốn khó giường là đất,

Hưởng kiếp LÃNG du cửa ấy trời.

Thương thảm cho ai QUÁ bất hạnh,

Xót xa trong dạ luống bời bời.

------------------------------------------------------------

B. 12 LỖI CẦN TRÁNH

1. Trùng vận

Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng. Tuy nhiên trùng âm mà khác nghĩa thì chấp nhận nhưng đặt gần nhau sẽ không hay.

* Ví dụ

KẾT BẠN

Trau dồi kiến thức nguyện giao TÌNH

Rất đẹp ý từ chữ trắng trinh

Chung chí yêu thơ vầy kết nghĩa,

Đồng tâm mến phú đậm thân TÌNH

Thẳng ngay há ngại không trong sạch

Nghiêm chỉnh nào e chẳng sáng minh.

Trao đổi bạn bè cùng học tập

Ngày càng thêm quí nét chân TÌNH

-------------------------------------------------------------

2. Trùng từ

Một từ được dùng 2 hoặc 3 lần trong bài thơ thì gọi là trùng vần hoặc điệp vần

* Ví dụ

VẦNG TRĂNG CÔ ĐƠN

Trăng ĐƠN LẼ bóng dọi khung trời,

Đêm đã khuya sương nhẹ giọt rơi.

Vằng vặc soi gương cùng tuế nguyệt,

Lung linh rọi sáng giữa trùng khơi.

Lặng LẼ cùng người chia sắc thắm,

ĐƠN phương vì bạn xẻ duyên ngời.

Vạn năm SUỐT kiếp không phai nhạt,

Giữ vẹn tình chung SUỐT một đời.

--------------------------------------------------------------

3. Trùng ý

Từ ý đã dùng rồi mà còn dùng nữa thì gọi là trùng ý.

Nếu rơi vào cặp thực hay cặp luận thì gọi là hiệp chưởng hay còn gọi là bổ nứa.

* Ví dụ

VỊNH PHÁO TRE

Đông tàn xuân đã đến đây be

Bốn phía rền vang những pháo tre

MẮNG TIẾNG GIẬT MÌNH LOÀI QUỶ XÓ

NGHE HƠI MẤT VÍA LŨ MA HÈ

TRÊU NGƯỜI TRƯỚNG GẤM KINH HỒN ĐIỆP

GHẸO KẺ MÀN LOAN TỈNH GIẤC HÒE

Trừ cựu mượn chàng kêu một tiếng

Mừng xuân muôn cửa chán tai nghe

(Hương Kiểu)

* Nếu hai cặp thực và luận trùng ý nhau thì gọi là sàng túc (hai chiếc giường chồng lên nhau) hay là điệp sàng xá ốc (giường nhiều lớp, nhà gác chồng).

---------------------------------------------------------------

4. Điệp điệu

Thường gặp ở giữa bài NHIỀU CÂU ngắt nhịp như nhau bởi đi cùng cấu trúc

*Ví dụ

HẰNG NGA

Hỡi chị Hằng Nga náu Quảng Hàn

Bốn mùa trăng gió với giang san

ÁO TIÊN / TUY NHUỘM / MÙA VƯƠNG MẪU

HƯƠNG TỤC / CÒN NỒNG / LỬA HẬU LANG

MẮT PHƯỢNG / ĐÃ SAY / MIỀN NGỌC THỎ

CUNG NGHÊ / NỞ PHỤ / KHÚC CẦM LOAN

Nếu không duyên nợ cùng người thế

Xin chớ gieo mình nước hợp loan

(Hồ Xuân Hương)

-----------------------------------------------------------------

5. Điệp thanh

Trong câu có 4 bằng 3 trắc hoặc ngược lại nếu dùng 3 thanh dấu cùng loại sẽ thành bệnh điệp thanh

* Ví dụ

HỌA HỒ THAN THỞ

Dòng nước trong xanh hiện đáy hồ

Cảnh trời sáng sắc điểm màu tô

Rừng già tĩnh mịch thông than thở

Mặt nước trầm ngâm sóng lượn nhô

Thảm cỏ NHƯ NHUNG PHƠI nắng ấm

Đồi CAO RIÊNG biệt mặc MƯA XÔ

Vi vu gió nhẹ như lời hát

Khách đến nơi này xin ghé vô …

-----------------------------------------------------------------

CHÚ Ý TRONG 1 CÂU MÀ CÓ 3 DẤU CÙNG NHAU, DÙ Ở VỊ TRÍ NÀO CŨNG PHẠM LỖI "ĐIỆP THANH" NHƯNG KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 CÔ DU DI CHO QUA. KHI 3 DẤU TÁCH RỜI RA SẼ KHÔNG BẮT, KHI VÀO KHỐI 3 CÔ SẼ BẮT

6. Điệp âm

Tính trong 1 liên, nếu trên 2 chữ có cùng âm hoặc dùng thông âm là phạm lỗi điệp âm.

* Ví dụ

YÊU THƠ

Trót nuôi trong trí ánh hồn thơ,

Mê mẫn chuốc trau đến mệt phờ.

Sáng tới ngẩn ngƠ suy ngữ mộng,

Tối về thƠ thẩn luận từ mƠ.

Văn chương trong sáng hồn bay bổng,

Thi phú thanh tao dạ vẩn vơ.

Mạo muội vài dòng qua mắt thợ,

Để vui lòng bạn chớ chê vờ …

-----------------------------------------------------------------

7. Đại vận

Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận

* Ví dụ

SEN HỒNG

Hoa đẹp khoe bÔNG ánh sắc hồng

Hương thơm tinh khiết nết tươi trong.

Não phiền sinh tử không in dạ

Giác ngộ viên thÔNG chẳng vướng lÒNG

Quyền biến với đời chân tự tại

Tùy duyên giữa thế lý thong don

Chơn như tỏ ngộ tâm viên mãn

Nhu nhuyễn thanh cao trí huệ lồng …

-----------------------------------------------------------------

8. Tiểu vận

Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.

* Ví dụ

LỢI ÍCH HÀNH THIỀN

Cuộc sống xoay vần thế ngã nghiên

Hồi tâm sửa tánh học tham thiền

Dứt trỪ vọng tưởng lòng thƯ thả

Đoạn diệt mê lầm trí tịnh yên

Bát Nhã (1) rõ thông nguồn chấp ngã

Tứ ThIỀN (2) thấu triệt cội ưu phIỀN

Lợi danh phú quí không vương nhiễm

Cửa đạo thênh thang dứt tội khiên.

-----------------------------------------------------------------

9. Phong yêu

Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.

* Ví dụ

VỊNH ĐỘNG PHONG NHA

Quãng Bình đẹp nhất động Phong Nha

Xanh ngắt sông Son vẻ nuột nà

Nhũ ĐÁ ảo huyền màu lấp LÁNH

Tơ trời tráng lệ nét tinh hoa

Bồng lai quyến rũ khoe thân ngọc

Tiên cảnh tươi xinh lộ vóc ngà

Sắc THÁI trang nghiêm và tỏa SÁNG

Tuyệt vời danh thắng nước Nam ta.

----------------------------------------------------------------

10. Hạc tất

Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.

* Ví dụ

VỊNH HOA QUỲNH

Trời sanh đặc biệt cánh hoa Quỳnh

Đẹp sắc nồng HƯƠNG rạng vẻ XINH

Mềm mại trắng trong màu khiết bạch

Nồng nàn quyến rũ nét băng trinh

Nhụy vàng lộng lẫy hương ngào ngạt

Hoa trắng thanh CAO sắc thắm TINH

Khoe sắc phô hương trong chốc lát

Rồi hoa lại ngũ giấc thanh bình.

---------------------------------------------------------------

11. Chánh nữu

Trong một câu có nhiều hơn hai chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.

* Ví dụ

THƯỞNG TRĂNG

TRăng tỏ khoe TRong giữa đỉnh TRời,

Mây xanh quyện trắng hững hờ trôi.

Du dương sáo trúc say thanh điệu,

Réo rắt đàn cầm đắm giọng rơi.

Xinh xắn Hằng Nga siêng điểm xuyết,

Dịu dàng Ngọc Thố biếng đùa chơi.

Nồng nàn gợi cảm đêm khuya vắng,

Phong cảnh hồn nhiên ý tuyệt vời.

---------------------------------------------------------------

12. Bàng nữu

Tính trong 1 liên, nếu trên 2 chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm) nằm gần nhau thì phạm lỗi bàng nữu.

* Ví dụ

HOÀI NIỆM

Khung trời tỏa Mát dịu dàng Mơ

Gối Mộng niềm riêng luống hững hờ

Nhạn lạc cô đơn lòng bối rối

Đêm sầu tĩnh mịch ý bơ vơ

Hai câu đoản mệnh buồn thương kiếp

Một cõi thăng trầm tủi xót thơ

Trót đã mang thân nhiều nghiệp khổ

Phiền ưu nặng gánh mãi theo chờ.

****************************************************************************************

LỖI BỔ SUNG

13. Phạm nhãn

Chữ thứ 5 rất quan trọng được xem như là con mắt của bài thơ, chỉ được dùng 3 câu cùng từ loại ở vị trí này, dùng trên 3 sẽ đưa tới lỗi "Phạm nhãn" từ lỗi này sẽ kéo theo lỗi "Thượng vĩ", đúng theo luật thì chỉ cùng từ loại trên 3 mới phạm, nhưng lớp bắt khó hơn là động từ và tính từ được tính như nhau, vì có nhiều từ được dùng cho cả hai từ loại, kết từ và phụ từ cũng thế, nếu dùng 2 câu trên là kết từ, 2 câu dưới là phụ từ cũng ko nên, đại từ và danh từ cùng chỉ người cũng nên tránh.


20 LỖI BỆNH CẦN TRÁNH TRONG THƠ

ĐƯỜNG LUẬT.

* 12 lỗi:

1. Trùng vận 2. Trùng từ 3. Trùng ý 4. Điệp điệu 5. Điệp thanh 6. Điệp âm 7. Đại vận 8. Tiểu vận 9. Phong yêu 10. Hạc tất 11. Chánh nữu 12. Bàng nữu

* 8 bệnh: 1. Thất niêm 2. Thất luật 3. Thất đối 4. Thất vận 5. Bình đầu 6. Thượng vỹ 7. Mạ đề 8. Khổ độc

A. 8 BỆNH CẦN TRÁNH

1. Thất niêm :

Trong bài thơ Đường luật • Câu 1 niêm với câu 8 • Câu 2 niêm với câu 3 • Câu 4 niêm với câu 5 • câu 6 niêm với câu 7

Nghĩa là các cặp câu nầy có cùng âm luật bằng trắc. Nếu khác âm luật bằng trắc thì bài thơ gọi là bị thất niêm

2. Thất luật :

Trong một câu, theo bảng luật, những từ có âm bằng mà làm ra trắc hoặc có âm trắc mà làm ra bằng. Muốn biết “THẤT LUẬT” ta nhìn vào chữ thứ 2,4,6 nếu khác nhau thì “THẤT LUẬT”

3. Thất đối:

Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ Đường luật. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa, từng chữ trong câu phải đối với nhau, nếu ko chỉnh là thất đối, một bài thơ Đường Luật mà thất đối, thì ko còn là bài thơ Đường Luật.

4. Thất vận:

Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là TRỜI mà vần dưới là MÂY thì gọi là lạc vận, một bài thơ chính vận đọc lên sẽ hay hơn 1 bài thất vận hoặc thông vận.

5. Bình đầu

Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.

6. Thượng vỹ

Trong bài thơ nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.

7. Phạm đề / Mạ đề

Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.

8. Khổ độc

Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc thì gọi là Khổ độc. Lỗi Khổ độc làm cho câu thơ đọc lên gượng gạo ko suông.

B. 12 LỖI CẦN TRÁNH

1. Trùng vận

Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng. Tuy nhiên trùng âm mà khác nghĩa thì chấp nhận nhưng đặt gần nhau sẽ không hay.

2. Trùng từ

Một từ được dùng 2 hoặc 3 lần trong bài thơ thì gọi là trùng vần hoặc điệp vần

3. Trùng ý

Từ ý đã dùng rồi mà còn dùng nữa thì gọi là trùng ý.

Nếu rơi vào cặp thực hay cặp luận thì gọi là hiệp chưởng hay còn gọi là bổ nứa.

* Nếu hai cặp thực và luận trùng ý nhau thì gọi là sàng túc (hai chiếc giường chồng lên nhau) hay là điệp sàng xá ốc (giường nhiều lớp, nhà gác chồng).

---------------------------------------------------------------

4. Điệp điệu

Thường gặp ở giữa bài NHIỀU CÂU ngắt nhịp như nhau bởi đi cùng cấu trúc

5. Điệp thanh

Trong câu có 4 bằng 3 trắc hoặc ngược lại nếu dùng 3 thanh dấu cùng loại sẽ thành bệnh điệp thanh

CHÚ Ý TRONG 1 CÂU MÀ CÓ 3 DẤU CÙNG NHAU, DÙ Ở VỊ TRÍ NÀO CŨNG PHẠM LỖI "ĐIỆP THANH" NHƯNG KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 CÔ DU DI CHO QUA. KHI 3 DẤU TÁCH RỜI RA SẼ KHÔNG BẮT, KHI VÀO KHỐI 3 CÔ SẼ BẮT

6. Điệp âm

Tính trong 1 liên, nếu trên 2 chữ có cùng âm hoặc dùng thông âm là phạm lỗi điệp âm.

7. Đại vận

8. Tiểu vận

Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.

9. Phong yêu

Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.

10. Hạc tất

Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.

11. Chánh nữu

Trong một câu có nhiều hơn hai chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.

12. Bàng nữu

Tính trong 1 liên, nếu trên 2 chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm) nằm gần nhau thì phạm lỗi bàng nữu.

LỖI BỔ SUNG

13. Phạm nhãn

Chữ thứ 5 rất quan trọng được xem như là con mắt của bài thơ, chỉ được dùng 3 câu cùng từ loại ở vị trí này, dùng trên 3 sẽ đưa tới lỗi "Phạm nhãn" từ lỗi này sẽ kéo theo lỗi "Thượng vĩ", đúng theo luật thì chỉ cùng từ loại trên 3 mới phạm, nhưng lớp bắt khó hơn là động từ và tính từ được tính như nhau, vì có nhiều từ được dùng cho cả hai từ loại, kết từ và phụ từ cũng thế, nếu dùng 2 câu trên là kết từ, 2 câu dưới là phụ từ cũng ko nên, đại từ và danh từ cùng chỉ người cũng nên tránh.

(tham khảo thêm luật thơ Đường luật bằng tìm câu 'lỗi và bệnh trong thơ đường luật' trong google.com)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét