Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Lại bàn chuyện phong cảnh non nước

Lại bàn chuyện phong cảnh non nước:


 (1) ...



 Môi trường gắn bó cuộc sống bao đời, khoa học kỹ thuật vươn lên giúp gìn giữ môi trường.

(2) Lại bàn chuyện:

Câu trong dân gian ‘Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ’.

Thời phong kiến, Bắc bộ là cái nôi chủ yếu dân tộc Việt sinh sống, liên hệ với nhau. Xứ Nghệ muốn ra Bắc cũng phải qua xứ Thanh.

Bắc bộ là vùng đồng bằng nhỏ, so với phương Bắc nhiều bình nguyên rộng lớn. Xưa, Việt Nam lập quốc cũng chủ yếu nhờ đồng bằng Bắc bộ.

Xưa, phương Bắc tuỳ theo hình thái kinh tế xã hội mà từng thời kỳ sẽ có rất nhiều nước nhỏ, rồi cứ hợp dần thành các nước lớn hơn, rồi quá trình bị các nước xâm lấn (như Hung Nô, Nguyên Mông, Đại Kim...). Quá trình biến thiên, lớn mạnh, suy tàn, bị chính phục của phương Bắc ...mà trước đây cũng ảnh hưởng tới các triều đại ở Việt Nam.

Xứ Thanh là nơi địa lý dễ phải co lại thủ thế của Bắc bộ khi phương Bắc quá mạnh tấn sang, dễ mở ra khi có thời cơ.

Một xứ cũng dễ cục bộ địa phương rộng lớn khi có người tự nghĩa,kiểu tập hợp 'cùng quê', khác tản mát ranh giới khó rõ  ràng các tỉnh kiểu người Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Tây....nhưng lại có khác thời xa xưa khi kinh tế chưa mở khắp,như thời Phùng Hưng,hay người mạn biển nhà Trần... 

Xứ Nghệ không phải là chỗ dựa của Bắc bộ khi thất thế, nhưng ở phía ít chịu ảnh hưởng phương Bắc, có đặc điểm riêng về con người nhưng cũng ít giao thương hơn về kinh tế xã hội.

Vì thế mới hay có câu: ‘Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ’. Tính riêng biệt phía xứ Nghệ khó tập hợp hơn với Bắc bộ thời xưa.

(3) Thời xưa, là chế độ phong kiến, nền kinh tế - xã hội nước ta còn nhỏ, chủ yếu lúa nước. Giao thương còn nhỏ hẹp, chủ yếu là thô sơ...nên các triều đại trải qua chưa vươn liên kết với các nơi, các khu vực trên thế giới.

Câu nói ‘Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ’ có vẻ đúng với ngày xưa.

Kinh tế- xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển con người, vì vậy với thời đại hiện nay thì các nơi như: vùng Hà Nội, vùng Đà Nẵng, Vùng thành phố Hồ Chí Minh...mới xứng đáng để phát triển con người vươn mạnh mẽ.

Câu nói ‘vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ’ ở thời không còn là xã hội phong kiến nữa thì hoá ra lại thành chỉ là sự kìm hãm phát triển con người. Người muôn nơi dễ nghe câu đó mà mặc cảm lẫn nhau, kìm hãm sự phát triển.

Thời đi lên tiến bộ, đổi mới dân chủ rồi mà...đồng bằng Sông Cửu Long phải có sức mạnh, Đồng bằng sông Hồng phải hơn sông Mã, hay như xứ Nghệ là đại diện trung tâm Bắc miền trung cũng phải hơn Thanh Hoá...

Xem qua để biết cách vươn lên tiến bộ, không bị cổ hủ, lạc hậu bám lại cái hình thức kinh tế xã hội xưa phát triển con người.

(4) Xứ Nghệ phải biết sửa đổi tính cách phát triển con người cho có được: hào hoa, phong nhã, không hoang phí.

Xưa, thời phong kiến thì xứ Nghệ thủy lợi kém, giao thương kém là con người đạm bạc, giản dị sau lũy tre...thì nay phải hào hoa lên.

Kinh tế mới mở mà con người đã dễ giàu lên thì cũng không nóng vội tỏ sự giao thương rộng ra mà dễ sinh hoang phí.

Người xứ Nghệ nên học ‘hào hoa, phong nhã, không hoang phí’ mà bước ra với khắp miền, với mọi khu vực, mọi nước.

(5)Lại bàn chuyện ‘hào hoa’:

Xưa ngao du non nước Hồng Lam, mình có lên núi Lam Thành làm thơ:

Thiên tử

Lam thành

Trần thế bày ra sinh đỡ trời

Mở hồn thi thắng dưỡng trao thời *

Biết đòi bao đỉnh quanh xoay giữ **

Uẩn khúc đứng dòng chỉnh trổ đời

Thời cuộc có bao so đọ này

Hiến dâng tạo hoá tạc đầy vơi

Trên non mọi sự rộng tầm mắt

Cuốn hút lối soi đòi vượt nơi

(2001) với lý luận Xã hội Tương lai.

Bình chú: núi Thành đứng bên dòng sông Lam chảy vòng qua; bao 'đỉnh' quanh là núi Hồng Lĩnh- Đại Huệ- Thiên Nhẫn...* 'mở hồn' tâm hồn được nuôi dưỡng giữa thiên nhiên hùng vĩ; 'mở từng thi thắng dưỡng trao thời'; ** Xã hội tiến bộ phải biết những 'đòi hỏi' vươn lên đỉnh cao của khoa học, kiến thức, sự vận động...

Phong cảnh non sông ...thế!

....Xứ Nghệ, có Lam Thành như trung tâm với phong cảnh, phải chăng vì lứa tuổi sau lớn lên nên làm theo 2 phương án; phương án 1 là: cầu vượt cạn khi đường bắt đầu tới núi Thành rồi kéo vượt sông Lam (phương pháp này thể hiện khoa học kỹ thuật tiến bộ, giữ môi trường tốt, không bị uốn nắn đường- tôn trọng khuyến khích sự tiến bộ, tối ưu); phương án 2 là: chỉ cầu ngắn khi đường gặp qua eo núi Thành.

Cảnh đẹp nhất non nước,...cho phóng khoáng tâm hồn muôn người...

....

Mời tham khảo: bài viết Chuyện với thiên hạ 2 Phong thủy non nước ‘chuyện phong cảnh non nước Việt Nam’ đăng ngày 15/02/2022 !

(Lê Thanh Đức, 03/02/2022)



Bình chú: tháng 7/2023 sửa câu chấm chấm....

vì sao những câu văn có  dấu chấm  chấm...vì ngao du  sông núi mà có những sơ lược chấm chấm rồi ... người đâu đó là vậy!  

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét