Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Chiến lược đổi mới giáo dục

Chiến lược đổi mới giáo dục

(Lê Thanh Đức làm 7/10/2014)

  A/ Đổi mới giáo dục hướng đạt phát triển con người, xây dựng con người phù hợp vận động và phát triển xã hội (chú ý: phù hợp ‘vận động’ giai đoạn phát triển con người - xã hội).
    Rèn luyện đạt văn hóa, thể thao, quan hệ, kiến thức…theo từng mức phù hợp tuổi phát triển.
  
   I/ -  Học tập: rèn luyện đạt hoàn thiện con người cuộc sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội…mà quan trọng là giai đoạn khoảng 18 năm của đời người học phổ thông thì trường học và phương pháp học phải phấn đấu đạt môi trường sống (18 năm đầu một đời người đã sống ở đâu, như thế nào…cũng như giai đoạn trên 60 tuổi nơi sống tuổi già - được thỏa mãn cuộc sống như thế nào), chứ giáo dục không coi đó là giai đoạn kiểu bước đệm chỉ mục đích đạt học vì mai sau, mà học sinh được tự hào cuộc sống18 năm đó.

      Mức phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng Việt Nam đang song hành (và tương lai) với nguồn nhân lực như thế nào? bao gồm đáp ứng nhu cầu học và đòi hỏi xã hội, với kế hoạch từng giai đoạn dẫn tới mức (lượng) học sinh được đào tạo đại học, cao đẳng hay chỉ tốt nghiệp phổ thông (hoặc có chỗ xã hội chỉ cần học hết lớp 9 của thời điểm: học sinh A học hêt lớp 9 theo cha mẹ làm nghề rồi tự học trong cuộc sống – nhưng khuyến khích và quyền lợi  được học hết phổ thông; phấn đẩu phổ cập hết phổ thông).

  II/- Ba phần lực lượng (học sinh) chính xã hội:
     1/ - Học xong phổ thông:  đủ mức phát triển thể chất – kiến thức, được rèn luyện lao động, quan hệ cuộc sống…
     2/- Cao đẳng: mức ‘thợ’ (tay nghề); chú ý có hình thành kiểu thợ sau vươn được làm quản lý.
     3/- Đại học: quản lý xã hội, tay nghề cao tri thức…
     Mỗi phần đó phải có ‘mức’ (lượng) phù hợp từng giai đoạn phát triển (cần số lượng bao nhiều lao động phổ thông, bao nhiêu mức cao đẳng, mức đại hoc…).
    - Đại học không phổ cập đại trà mà phù hợp mức kinh tế Việt Nam đang cần – đang đáp ứng được (phần nhu cầu, phần con người vươn, lối thoát trong ngoài nước…thi tốt nghiệp xét đại học sẽ nguy cơ đại trà), như thế mới không lãng phí (thời gian, vật chất đầu tư), mới đủ điều kiện nhà nước – xã hội đáp ứng nhu cầu học, có thời điểm đất nước sẽ  đạt mức phổ cập. Vì vậy nhà nước cũng phải song hành đổi mới cơ chế (bên cạnh Bộ giáo dục đổi mới giáo dục).
     Cơ chế Nhà nước và phương pháp giáo dục để điều chỉnh nguồn đào tạo (lượng và chất) mức đại học, cao đẳng…Chẳng hạn: bao nhiêu sinh viên nguồn ngân hàng, bao nhiêu sau này làm ở các bộ phận nghiên cứu….nhưng kinh tế Việt Nam chưa mức như Nhật Bản, đội ngũ sáng tạo chưa như ở hãng Sony …đó chính là điều quan trọng chiến lược đào tạo phải phù hợp ‘quá trình vận động xã hội’ (hiện tại, chuẩn bị tương lai).

   B/ Cách đổi mới giáo dục như thế nào đáp ứng quá trình vận động phát triển xã hội? phù hợp khả nặng hiện tại Việt Nam và đột phá đáp ứng tương lai, theo được với Thế giới… đó là cách định hướng đào tạo đại học – cao đẳng – phổ thông đạt tối ưu (quá khứ, hiện tại, tương lai).
    (Các bạn có thể xem tóm tắt chiến lược ở phần dưới cùng cho dễ hình dung trước vậy)

     I/ Chiến lược đổi mới:
   1/- Phổ thông cơ sở vẫn để 9 năm học (từ lớp 1 tới 9; cấp 1 -2).  Phổ thông trung học (PTTH - cấp 3) dùng làm định hướng. Chia ra 2 mức cho học sinh chọn:
 a/ Những học sinh đăng ký học lớp 10 và lớp 11 rồi thi cao đẳng.
 b/ Những học sinh đăng ký học thêm lớp 12 rồi thi đại học.
     Phần học sinh còn lại chỉ cần tốt nghiệp thì học xong lóp 11 là đạt.
     Những người dự định thi đi cao đẳng chỉ phải học 11 năm phổ thông, những người đi đại học phải học 12 năm phổ thông.
    Hoặc chung cả 12 năm nhưng những người dự định chỉ thi cao đẳng thì ở cấp 3 sẽ được bớt phần chương trình học.
   2/-Công nhận tốt nghiệp phổ thông bắt đầu học xong lớp 11. Học sinh không phải tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông trung học (cách công nhận chất lượng tốt nghiệp và để có chất lượng  trình bày sau), bỏ thi tốt nghiêp phổ thông trung học (PTTH).
    Phương pháp đổi mới là bỏ thi tốt nghiệp PTTH mà vẫn duy trì kiểu thi đại học như cũ (có đổi mới cách thi đại học).

   3/- Phương pháp chia học sinh PTTH  thành 2 loại là một số chỉ học hết lớp 11 rồi được công nhận tốt nghiệp sẽ đi thi cao đẳng hoặc thôi học tự đi làm (11 năm ra trường PTTH) và số còn lại tiếp tục học thêm 1 năm lớp 12 để thi đại học (12 năm ra trường PTTH).
  
   4/- Kiến thức của học sinh PTTH thì biên soạn lại căn bản lớp 11 là xong, lớp 12 chỉ nâng cao và rèn để đòi hỏi mức cao hơn đi đại học (những cách soạn sách và nguyên nhân vì sao vậy sẽ trình bày ở sau).
  Cấp phổ thông cơ sở (từ lớp 1 tới 9) tạo cách đào tạo phổ cập chung, chương trình không áp lực nặng nề, không mang tính hàn lâm (những thừa) mà mang tính phong phú phát triển con người, chưa tạo kiểu đào tạo ‘gà chọi’ môn mà phát triển đủ tài năng (nhiều kiểu thông minh: âm nhạc; thể thao; toán, ngôn ngữ, mỹ thuật…). Phương pháp học phù hợp phát triển thể chất con người, cuộc sống cơ sở vật chất hiện tại (cũng phải hướng đáp ứng được đòi hỏi tương lai), được tham gia tự do phát triển theo khả năng, xây dựng cuộc sống trẻ thơ tốt…

 5/- Thu hút được phần học sinh đi cao đẳng tạo phù hợp lực lượng sản xuất trong xã hội (kiểu ‘thầy - thợ’), không bị đua ‘danh’ dồn phần phình quá lớn đi thi đại học.
    Thu hút trường cao đẳng nghề: Nhà nước ưu tiên cở sở vật chất đào tạo, phương pháp đổi mới đào tạo cao đẳng để thu hút và  tạo đội ngũ tay nghề càng nhiều càng tốt, cơ chế tạo nhiều việc làm cho thợ (tạo thị trường thu hút đầu tư, khuyến khích trang trại, xuất khẩu lao động tay nghề….)…hoặc ‘thợ’ ra trường nhiều đang chờ việc là động lực mạnh xã hội (dễ tập hợp sáng tạo khám phá sản xuất, nguồn cung lao động dồi dào thu hút đầu tư nước ngoài…).
     
  II/ Chương trình phổ thông (lớp 1 tới 11) giảm tải kiểu áp đặt và hàn lâm (hàn lâm thừa – cao) như hiện nay mà đổi mới bằng phương pháp xây dựng chương trình mới là:

  1/ -Xây dựng cuộc sống trẻ thơ thời đi học phổ thông.
  2/- Được hoàn thiện phát triển (không bị bỏ sót những năng khiếu – tài năng) và được thú vị trong môi trường cùng nhau phong phú lĩnh vực tham gia (thể thao phát triển con người, được thể hiện - được hưởng thụ hát, ‘toán’  phù hợp mức cần theo lứa tuổi – kích thích đúng phát triển tư duy…Thông minh kiểu ‘phong phú’ mà chưa áp lực thông minh kiểu ‘gà chọi’ (dồn học môn toán cực lớn bỏ bê những môn, những hoạt động khác…)  - từ đó mà ‘giảm tải’ cách học nặng nề hiện nay và học lệch.

  3/ Giảm tải nhưng có phương pháp để không bị hụt hơi của đòi hỏi trình độ bước vào chuẩn bị thi  đại học – trình bày sau.

  III/- Không thi tốt nghiệp phổ thông nhưng học sinh theo học được bởi:

  1/- Chương trình đổi mới giáo dục căn bản dễ theo (giảm tải).

  2/- Chương trình mới tạo phong phú hơn cách lĩnh vực phát triển con người và cách ‘đòi hỏi’ phù hợp nhiều mức, tạo cuộc sống tuổi thơ đi học phổ thông thú vị.

 3/- Chương trình mới tạo được phần lớn học sinh với mức phấn đấu vừa phải là đã có lối thoát học làm ‘thợ’ (đi cao đẳng) do xã hội tạo thuận lợi những ưu đãi cao đẳng, những nhu cầu ‘thợ’ (có phá được phần tâm lý đại học chỉ do danh), được rút ngắn 1 năm không bị học chung thêm (nhu cầu thừa của những học sinh phải chung mức cao hơn với người thi đại học; giảm hao phí vật chất).

  4/- Chương trình mới tạo phần học sinh còn lại chỉ theo học 11 năm để lấy bằng tốt nghiệp nhưng do được tham gia trong sự phong phú ‘lúc học – lúc cùng’ mà đáp ứng được nhu cầu ra của xã hội. Những học sinh này chỉ làm những nghề đơn giản (trong khi đó xã hội rất nhiều nghề đơn giản cần số lượng) hoặc những học sinh này chỉ cần mức vậy rồi ra thực tiễn vừa học vừa làm tự trang bị lên (học sinh A học xong lớp 11 về giúp việc cha mẹ nghề, tự tích lũy từng trải thực tiễn mà trường lớp khó có…).

 5/- Chương trình giáo dục mới phải tạo trách nhiệm trường và giáo viên bù ‘hổng’ kiến thức từng học sinh để theo được đào tạo và có cách thừa nhận những tích lũy từng thời điểm (năm học) đã vượt qua được (mục này quan trọng của phương pháp bỏ thi tốt nghiệp phổ thông mà không bị chất lượng đi xuống - trình bày sau).
  
   IV/ - Có thi đại học thì chọn được học sinh chất lượng cao hơn, đáp ứng được của ‘đòi hỏi’ đào tạo khi bước vào trường đại học.
   Chúng ta bỏ thi tốt nghiệp phổ thông và chỉ còn thi đại học (duy trì thi đại học như trước đây, tất nhiên cách thi phải đổi mới cho tiến bộ - mình sẽ nghiên cứu bổ sung dịp khác vấn đề thi này).

  V/- Chúng ta đã thấy vì sao Bộ giáo dục  không dám bỏ thi tốt nghiệp và để lại thi đại học, đó là nguyên nhân:

  1/- Phức tạp của cách đào tạo mới (đổi mới giáo dục) vừa căn bản nhưng lại phải đáp ứng phát triển con người hoàn thiện, phong phú (sách viết lại, cơ sở vật chất, lịch học kiểu mới – kiểu phong phú, công nhiều của giáo viên khi phải đáp ứng học sinh tham gia nhiều môn kiểu phong phú….cho đến cơ chế của tạo ‘thợ’).
   Cần lộ trình và chuẩn bị dài (cách của mức từng giai đoạn – lộ trình mình sẽ bổ sung thêm bài viết khác).
2/ -Cách ‘phong phú’ tạo lứa học sinh hoàn thiện hơn mà có phần học sinh say mê, theo được kiến thức kiểu căn bản (viết sách lại) – theo học đáp ứng được chương trình đào tạo, nhưng Bộ giáo dục vẫn sợ có phần học sinh còn lại không thi thì không chịu học (phần học sinh này tất nhiên cũng chẳng cần theo cao đẳng).

 3/- Quan trọng là Bộ giáo dục sợ không có nguồn học sinh chất lượng để chuẩn bị cho ngưỡng vào đại học đòi hỏi cao (học lệch đáp ứng ‘môn gà chọi’ cho đại học mà chấp nhận điểm yếu là học sinh nghèo nàn nhiều mặt khác).
   Kiểu ‘phong phú’ nhưng ‘xã hội khi cần ‘gà chọi’ của đào tạo đại học nghề mức cao thì lấy đâu ra?


    VI/- Những phương pháp:

    1/ - Khi ta tạo chương trình giáo dục căn bản mà lại phong phú (thú vị phát triển con người – hoàn thiện dần con người) thì ta viết sách, tạo lịch học, những mức phải tham gia…mà làm sao hết lớp 11 là căn bản hoàn thiện kiến thức học sinh phổ thông. Những gì ‘hàn lâm’ chưa cần ở mức phát triển giai đoạn này thì để sang đai học (chẳng hạn: tích phân, lượng tử…). Mức căn bản 11 năm đó phần lớn học sinh theo được và học sinh có dành đủ công sức để phát triển phong phú hoàn thiện mà không bị đẩy học kiểu lệch ‘gà chọi’, nghèo nàn tâm hồn và kiến thức những lĩnh vực khác (phần nhỏ không theo được thì áp dụng cách bổ túc, cá biệt quá của học sinh không theo được thì có yếu tố quy định về quyền phát triển con người riêng và chỉ ra mức trách nhiệm chỉ tới đâu của trường).

   2/  Học sinh thi đại học thì học thêm 1 năm lớp 12. Một năm này cho ta phương pháp được chạy đua kiểu học chuyên khối gì (môn) – gà chọi.  Muốn vậy, kiến thức lý thuyết 11 năm phải thông thạo mức căn bản (theo được). Lớp 12 có kế hoạch đào tạo và kế hoạch đào tạo là phải hệ thống kiến thức và làm thạo, làm nâng cao.
  Chẳng hạn: tôi thời thi đại học (7x) có toán sơ cấp của trường đại học Tổng hợp viết gộp hết kiến thức phổ thông trong đó chia ra nhiều phần: lượng, đại, hình…Trong từng phần lại chia ra chi tiết từng chương như đại số từ đồ thị bậc 2 tới 3… Sách hay ở chỗ nào? và phương pháp học? đó là: ở chỗ xem lý thuyết, bài giải mẫu, rồi tự làm bài tập, tự làm trong khoảng thời gian mà mức tư duy chưa giải ra thì xem đáp án. Bài tập kế thừa dần lên những ý, những câu, những bài khó. Cứ các phần các chương xem và làm đi làm lại mà thông làu mọi dạng toán. Đi thi các trường khó như bách khoa, sư phạm… ra đề mà môn toán làm hết. Các đề hay cũng chỉ do phát triển các ý câu hỏi dần lên của các ý mình đã làm (làm câu c qua bắc cầu câu a hay b mình đã làm hoặc không gợi ý của hỏi a - b chỉ hỏi c nhưng vẫn khám phá ra làm câu c thì hãy làm a và b bắc cầu…). Đi thi (kể cả toán quốc tế) thường đạt điểm cao do dạng toán đã thạo, may mắn gặp bài khó đã làm thì lợi thế hơn hẳn học sinh khác (hoặc kiểu bắc cầu câu đã làm). Chúng ta thấy học toán để tư duy phát triển trí tuệ nhưng cũng phần áp lực học nặng ‘đồ sộ’ để kiểu gặp may bài đã làm (tất nhiên không hổng dạng toán thì dễ, chỉ cần chăm). ‘Gà chọi’ là có phần ở kiểu ‘đồ sộ bài toán gặp may đã làm qua.
  Vậy chúng ta gộp được căn bản và nâng cao như thế cho học sinh và biết tạo phương pháp học (phương pháp hệ thống mọi dạng toán) như thế của năm 12 thì rút ngắn thời gian nâng cao giỏi toán chỉ cần 1 năm (nếu 11 năm lớp dưới mức toán đã căn bản và được trang bị phát huy môn toán trong kiểu ‘phong phú’ – cách trang bị môn toán lớp dưới trong kiểu phong phú trình bày sau).
   Học căn bản chưa xong trước 1 năm sẽ khó tạo ‘gà chọi’ bởi lý thuyết chưa hoàn thiện hẳn của phổ thông nên phải ôn môn toán kiểu manh múm từng giai đoạn (khác với kiểu được năm lớp 12 tự do xem lại và tự nâng cao mọi dạng toán mọi kỳ học lớp dưới). Cách đổi mới ‘phong phú’ vẫn có cửa cho ‘thông minh kiểu toán’ phát huy mức nhỉnh (nhưng không gà chọi ngay trước lớp 12).
   Kể ra môn toán thì tương tự như chuyên khối thi đại học của mọi môn khác.

  3/ - ‘Gà chọi’ lớp 12 có áp lực lệch? Do cách chúng ta ‘thông minh đề ra’ giải pháp kỹ thuật và giải pháp ‘đòi hỏi (để khỏi lệch):

  - Được thi đại học (hoặc đậu vào) phải xét học bạ 11 năm phổ thông mà trung bình từng  môn của các năm phải đạt 5 điểm. Chương trình đổi mới kiểu ‘phong phú thông minh’ không áp lực học nặng nề các môn thì hầu hết học sinh đạt được và có thêm biện pháp 2 hay 3… môn kèm.
    Như thế nào là môn kèm? chẳng hạn: môn văn được kèm môn ‘kỹ năng sống’, môn toán được kèm môn ‘kỹ thuật’ …mà chia ra trung bình 2 môn đạt 5 điểm (có thể xét 3 môn chia 3; nhưng không nên quá 3). Nhưng môn kèm đều phải trên 4 điểm để không quá lệch (ví dụ toán 4 điểm, môn kỹ thuật 6 điểm thì chia ra 5 điểm là đạt nhưng 7 điểm và 3 điểm thì không đạt).
    Tạo cơ hội cho học sinh: kỳ nào đó của môn gì lớp dưới đạt 4 điểm thì 3 tháng hè (hoặc ngay gần ) được trường bổ túc hoặc tự bổ túc trả nợ thi cho đạt 5 điểm. Đó là phương pháp đào tạo mới, khuyến khích được kiến thức phổ thông ít bị hổng. Bộ giáo dục cho phép trường (và phần giao trách nhiệm – cách giao phù hợp ) bổ túc thi lại , các trường không phải năng nề ‘chấm giả’ làm đẹp học bạ và học sinh thêm quyền ‘được bổ túc cho đạt’.
   - Lớp 12 gần với ôn theo chuyên khối thi nhưng vẫn có giờ trên lớp những môn gì, với mức độ phù hợp (dù lớp 11 đã căn bản xong) để giúp học sinh thoải mãi phát triển mà không 1 năm lớp 12 áp lực quá môn chuyên khối thi.
  Muốn vậy nên chăng thi đại học ngoài 3 môn khối chuyên nên có 2 môn thi kèm  để ‘bổ túc’gần nghành học. Chẳng hạn: thi bách khoa khối A nên thêm môn văn và kỹ thuật …mà cách ra đề 2 môn kèm chỉ căn bản, với thời gian thi chỉ khoảng 45 phút (có thể tới làm thủ tục nhập thi là thi luôn 2 môn kèm ‘nhẹ’) và thang điểm chỉ khoảng 2 hay 3 điểm của bài thi (hay 5 tùy mức ảnh hưởng). Có thể môn văn hay toán là chọn cố định một môn kèm của mọi khối thi và xét thêm những môn kèm khác. Nếu thang điểm môn kèm là 10 thì môn kèm phải đạt ngưỡng trung bình là 5 điểm; thang điểm 5 thì ngưỡng môn kèm phải đạt 3 điểm ….dù cộng tất cả điểm các môn thi đã đạt (chống lệch). Tốt nhất không có thang 10 điểm môn kèm vì để tập trung cho khối chuyên.
    Kiểu thi khối mà kèm văn thì đề văn phải đơn giản kiểu một ‘khổ văn’ (chứ không phải cả bài như học sinh thi khối chuyên văn), biết cách trình bày sự việc, cách miêu tả, khổ văn hay giai đoạn…(tương tự mọi khối khác).
  - Đề thi đại học phải tạo được sự đòi hỏi kế thừa cấp dưới (lớp 1 -11) kiểu ‘phong phú, hoàn thiện’ (chẳng hạn: thi đại học khối chuyên môn sinh thì làm sao để phát huy phương pháp học dưới có đi thực tế nhà nông, công viên...?  ví dụ: câu hỏi làm gì để tạo vườn cây trồng nơi bạn sống đạt làm giàu? mà bao gồm phải kể ra địa lý nơi sống, kỹ thuật thực hành, cộng đồng…tích lũy được do phương pháp đào tạo mới gắn thực hành cao.
   Phương pháp đó góp phần chống lệch, tạo phần kế thừa ‘phong phú học ở  những lớp dưới’.
   - Môn thêm ở giờ học trên lớp 12 của học sinh thi khối chuyên (khối A hay B …C) làm sao tồn tại? chúng ta không đòi hỏi chất lượng cao mà tạo kiểu học những môn kèm hướng thú vị, giúp khám phá cái hay là chính, góp phần thư giãn ‘gà chọi’. Tạo ‘thời gian’ cách dạy môn kèm  theo hướng học sinh thà thư giãn tý còn hơn tranh thủ tận dụng học môn thi chính (không tận dụng tập trung ôn được môn thi chính, cách tổ chức và giám sát….). Chẳng hạn: thi khối A đến tiết văn được nghe ngâm những khổ thơ hay, tiết địa lý xem  phim tài liệu ‘quá trình hình thành dãy núi Himalaya…).
   Học bạ lớp 12 chấm điểm rèn luyện của ‘giờ ngồi nghe môn’ kèm. Giờ môn kèm có thể tổ chức gộp nhiều lớp theo kiểu nghe thỉnh giảng. Phấn đấu cách thi đại học xen lẫn tốt môn kèm (có thể Bộ giáo dục bốc thăm môn kèm sát ngày thi đại học để tạo chống học lệch).
   Điểm rèn luyện của mọi trường có điểm của giờ môn kèm diễn ra như thế nào, giám sát của Bộ giáo dục, tư cách của trường (không được phép lợi dụng).

   4/ - Chúng ta tiết chế mức đào tạo khối chuyên thi (‘gà chọi’) chỉ ở lớp 12 vì:

   a/ - Tạo những lớp dưới không bị lệch, không áp lực nặng nề kiểu hàn lâm xa vời thực tế giai đoạn cần và đòi hỏi thi, không nghèo nàn phát triển con người (phong phú).
   b/ - Phù hợp kiểu phát triển tư duy và mức học cần (mức giỏi môn gì).
    Chúng ta xác định định được mức ‘toán’ (cũng như các môn khác) chỉ cần luyện tới mức đó (kiểu thang xét mức giỏi) là đủ đáp ứng cho tiếp theo đào tạo đảm đương được khi vào đại học và quá trình rèn luyện, học hỏi để đạt mức đó là đã thúc đẩy phát triển tư duy và phong cách lao động (chăm, cách tiếp nhận) – ta gọi ngưỡng luyện học đạt đỉnh giai đoạn.
    Nếu đòi hỏi tăng lên thì lại làm học sinh thui chột (do áp lực nặng nề - thời gian không đủ của đồ sộ bài, tiếp thu không nổi mà nghiêng về hướng ‘học vẹt’ – mong được giáo viên hướng dẫn nhiều bài giải càng tốt – kiểu xem qua, được hướng dẫn giải bởi không đủ sức tự tư duy quá nhiều bài…), sa vào tốn công vùng kiến thức dư thừa.
   Vì sao vậy? trả lời:
   Khi một trường đại học tốp đầu mà nhiều người mong muốn thi vào thì đề thi sẽ khó (hay đòi hỏi điểm cao) để chọn lọc học sinh. Những năm sau càng tích lũy điểm cao của chọn đậu, bởi học sinh ngày càng phấn đấu giỏi hơn nhau. Dẫn tới cách ôn thi của từng thí sinh hơn nhau kiểu tích lũy ‘đồ sộ bài’.
   Chẳng hạn: đáng ra bài toán hình học được áp dụng 3 đường trung tuyến giao nhau tại 1 điểm để áp dụng cho chứng minh câu khác bắc cầu qua đó thì cách ra đề thi sẽ tăng dần mức phức tạp kiểu phải chứng minh giao nhau tại một điểm rồi mới được áp dụng (tất nhiên trong môn toán hiện nay được áp dụng mà không phải chứng minh 3 đường giao nhau; nhưng lấy  ví dụ để hiểu là có nhiều bài toán khác bị mở phức tạp kiểu đó).
  Giáo dục của chúng ta đang hướng giỏi kiểu đó – ta goi kiểu T3, bởi như thế mới có biện pháp chọn lọc thi và ‘nhầm tưởng’ chỉ có tích lũy phức tạp lên kiểu đồ sộ như thế mới là giỏi toán (sa vào sai ngưỡng mà lại thui chột như đã trình bày trên).
   Phương pháp tạo độ khó môn toán kiểu đó (giỏi kiểu đó) làm học sinh phải cố định tư duy khám phá quá sâu, khám phá thừa, bị tạo mê cung dạy toán chỗ đó lâu tìm lối vượt qua (công sức thời gian tốn nhiều),.
   Một dạng toán bị hướng đào sâu vào độ khó quá mức cần thiết (còn bị tạo lạc lối kiểu vô bờ, mê cung) trong khi đó thực tiễn chỉ cần đạt mức nào đó của dạng toán đó là đủ sức để sau này bước lên mức đòi hỏi mới (lên đại học) hoặc dạng toán đó chỉ cần mức kiểu bài tập như thế nào là khái quát đủ (trang bị đủ). Ví dụ: toán hình học ‘tứ diện’ chỉ cần tạo mức bài là đủ thạo mà không loạy xoay tạo kiểu ‘vô bờ’ bài khó nâng cao để kiểu đánh đố học sinh (để chấm chọn học sinh), dẫn tới ‘dừng lại lâu’ ở kiến thức hình học tứ diện mà chậm dành công sức cho dạng toán khác (những dạng học lên cao).
  Lấy ví dụ học chuyên khối của tạo gà chọi môn toán mà đúng cho mọi khối chuyên khác.
   - Trung Quốc cũng sa vào giỏi toán kiểu đó do nhầm cho rằng như thế mới giỏi toán (kiểu giỏi toán) và do hiện nay chỉ như thế mới thi chọn phân loại được học sinh.
     Áp lực trường danh giá ở Bắc Kinh là rất lớn bởi số lượng học sinh ở ‘vùng thuận lợi đào tạo kiểu gà chọi’ nhiều dẫn tới phải nghiên cứu phức tạp, leo kiểu ‘vô bờ’ đề thi môn toán để phân loại thí sinh. Phương pháp đó tạo không cực giỏi học sinh và đáp ứng đòi hỏi sai (sâu quá mức dạng mà thiếu phong phú những cái khác cho mức lên cao), tạo thí sinh những vùng khó khăn (khó khăn cơ sở vật chất, thiếu điều kiện tạo kiểu ‘gà chọi’) khó đọ thí sinh vùng thuận lợi (những thí sinh ở vùng được đầu tư tốt gia đình, xã hội). Xã hội bị lệch ngành nghề ‘hot’ (nghề danh giá, lợi nhiều) bởi chủ yếu những nơi thuận lợi chiếm ưu thế.
  - Thi tốt nghiệp xét đậu đại học thì thiệt thòi học sinh vùng khó khăn chất lượng không bằng thành thị, trong khi đó trường danh giá lại phải tổ chức thêm kiểu tuyển sinh riêng lặp lại kiểu ‘thi chọn vào trường danh giá ở Bắc Kinh). Tất nhiên mức phát triển và đòi hỏi cạnh tranh với Mỹ của Trung Quốc thì phải có kiểu rèn gà chọi riêng hơn nữa ở nhứng giai đoạn nào (Trung Quốc nếu đề xuất mình sẽ làm riêng).
  
   5/ Làm sao để các trường ‘danh giá’ không bị leo thang kiểu chọn như thế (đã nêu trên ) đẩy học sinh ở cấp phổ thông bị học lệch, học nặng nề (méo mó phát triển)? (những trường đại học tốp dưới thì hầu hết học sinh học chu đáo là  đã chắc thi đậu – không phải học ‘kiểu gà chọi’) ta có 2 phương pháp:

 a/ Chương trình và phương pháp học tốt để học sinh tới lớp 11 là đều đang dạng căn bản và được lái hướng chăm, say mê phát triển kiểu ‘phong phú’.
  b/ Những trường Đại học danh giá có đề thi theo hướng tích lũy nhiều số lượng câu hỏi, đòi hỏi tính nhìn nhận nhanh, bao quát, sáng tạo…mà không xoáy vào kiểu T3 (sẽ nghiên cứu bổ sung thêm sau). Những đặc điểm như kiểu tính sáng tạo thì đáp ứng phát triển con người và lại chống được phương pháp ‘gà chọi’ (học kiểu T3 không khuyến khích đạt đỉnh cao sáng tạo). Hoặc nếu thi chung một đề toàn quốc thì đề nhiều câu mang tính phân loại cao để học sinh thi trường danh giá mới đạt mức 7 tới 10 điểm của môn, học sinh trường trung bình chỉ cần đạt 5 điểm…
  - Cách đào tạo đại học cần mức phong phú kiến thức của học sinh ở cấp dưới lên (kiểu ‘phong phú hoàn thiện – đổi mới giáo dục) hơn là kiểu nặng nề ‘gà chọi’ lệch hoặc giảm phần nào đó ‘gà chọi lệch’ mà bổ sung thêm phần ‘phong phú’. Bên cạnh đó đại học phải có đổi mới để mức đòi hỏi lớp dưới giảm tải đi mà chỉ cần mức khá giỏi nào đó (hơi non hơn mức gà chọi hiện nay) mà tăng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng con người thêm kiểu phần ‘phong phú’ (nhắc lại kiểu phong phú là cách đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hoàn thiện con người, được phát huy đủ, đạt cuộc sống đời học sinh).
   Những gì còn hơi non kiểu gà chọi (sau khi đổi mới phổ thông học sinh phát triển phong phú mà không lệch chuyên sâu kiểu gà chọi; lứa học sinh sau được giỏi hơn kiểu phong phú nhưng không giỏi bằng ‘môn’ kiểu gà chọi)  thì lúc vào đại học phải bổ sung đào tạo (chương trình đại học có đổi mới). Chẳng hạn:
   a/ - có thể bỏ phần tích phân, lượng tử ở cấp phổ thông mà lên đại học mới bắt đầu học (tương tự lược bớt ở những môn khác – bởi chưa quá cần thiết hay chưa phù hợp trang bị giai đoạn).
   b/- hoặc kiểu ‘gà chọi’ T3 – kiểu bớt khoét sâu mà lên đại học bổ sung toán nâng cao ‘siêu hơn’.
  Đại học vì vậy phải đổi mới đào tạo nặng giáo trình hơn nữa.
  Đổi mới giáo dục là chúng ta giảm tải ở phổ thông (hướng phát triển phong phú, chống học lệch – học kiểu gà chọi) mà tăng trình đào tạo đại học, tăng tính kế thừa kiểu phong phú cấp học dưới hơn là chỉ ỷ vào kế thừa kiểu ‘gà chọi’.
 Giáo dục đại học là phương pháp học như ‘làm nghề’ với mọi đòi hỏi căng sức mà không kiểu giáo dục phổ thông ‘phong phú’ vừa học vừa chơi (phong trào văn nghệ, cuộc thi cộng đồng, thực hành…) hưởng môi trường cuộc sống tốt. Tất nhiên đào tạo đại học vẫn phải đổi mới kiểu vừa ‘gà chọi’ (cạnh tranh đòi hỏi cao) vừa phải ‘phong phú’ (học đại học vẫn phải tham gia hoạt động xã hội, mức cân đối nhiều môn xã hội …). Áp lực và đòi hỏi  thì triển khai được ở đại học vì giai đoạn này học sinh xác định học là nghề học như nghề làm (gồm cả cạnh tranh học bổng, kỹ năng sống, cạnh tranh ra trường, đòi hỏi tích lũy khám phá không giới hạn, tranh kỹ năng lao động phương pháp học, bí quyết…).

6/  Nông thôn miền núi có những nơi học sinh phổ thông đi học bằng xe đạp mà đường đồi núi tới 15 km, chúng ta phải hoan nghênh những học sinh đó chăm học (tham gia đầy đủ buổi học là quá mừng rồi). Đổi mới giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh những vùng khó khăn đạt chuẩn tốt nghiệp khác với vùng thành thị thuận lợi mà không ảnh hưởng quá trình vận động phát triển từng nơi và tổng thể xã hội.
   Chất lượng chi tiết từng môn của đại trà học sinh ở miền núi là thua thành thị. Khi xét chuẩn để công nhận đã tốt nghiệp phổ thông (vượt qua), chúng ta tạo cách đào tạo bổ sung riêng cho từng vùng ưu tiên, đó là:
    - Xét quá trình chăm học (lịch học tham gia). Có những con người hình thành chăm chỉ kiểu ‘giờ công’ học là cũng đã đào tạo được những con người sau này làm nhiều nghề ‘mức vừa’ xã hội cần (nhân viên tiếp thị, …hoặc mọi nghề đều cần trước hết phần tính chăm chỉ). Tiêu chí rèn luyện thì được xét là tiêu chí lớn.
   - Được tạo cơ hội môn bù kèm để cân đối, đạt chứng nhận tốt nghiệp phổ thông, chẳng hạn: môn toán kém thì được bù thêm môn thủ công (cách tính điểm kém như đã nêu trên); môn văn kém được kèm môn hoạt động xã hội, tham gia phong trào trường và địa phương…
   Đổi mới giáo dục (kiểu phong phú phát triển, hoàn thiện) là hoạt động xã hội,  phong trào cũng là môn với lịch học phù hợp trường và cộng đồng….
  Khuyến khích giáo viên (trường lớp) sáng tạo cách truyền đạt cho học sinh vùng kém (vùng miền núi, kể cả vùng đồng bằng mà đang khó khăn…), chẳng hạn: học địa lý được có phần tiết học kiểu dạy là chỉ xem phim tài liệu hình thành bão…

 - Đổi mới giáo dục là cách ra đề thi có cách đòi hỏi riêng vùng khó khăn khác với vùng thành thị, chẳng hạn: môn địa lý được ra đề kiểu kể về địa lý vùng đang sống với những sáng kiến…
 - Đòi hỏi mức tốt nghiệp phổ thông ở vùng khó khăn (kiểu miền núi) là chú trọng môn khoa học tự nhiên chỉ cần căn bản tính toán thạo, biết các dạng  toán (vẽ được hình, những công thức…) mà không phải toán dạng phức tạp, những môn khác nghiêng về kiểu ghi nhớ thông tin (kiểu xem phim tài liệu, nghe phân tích cái hay bài thơ…) – mà không đòi hỏi diễn đạt lại tốt. Những học sinh khá định đi đại học – cao đẳng được tổ chức học như vùng thành thị…
   - Khi thi đại học thì học sinh vùng khó khăn được những ưu tiên hơn vùng thành thị mà cam kết những ưu tiên đó bù lại sau này ra trường thì học sinh về lại công tác phục vụ quê hương mình, từ đó những học sinh miền núi hơi non đầu vào được hơi non mức theo trong quá trình học đại học (được bù lại trả nợ môn khi thi từng kỳ chưa đạt nhiều lần hơn – có nhiều thời gian hơn để qua từng phần kiểm tra; có thể được xét môn kèm…).
    Nếu học sinh vùng khó khăn khi vào học mà đạt mức theo được như sinh viên vùng thành thị thì được cấp bằng như học sinh vùng thành thị để tự do xin việc khắp nơi (cách 1). Ở đây ta có 2 dạng bằng tốt nghiệp. Hoặc một cách nữa (cách 2) để học sinh vùng miền núi (vùng được ưu tiên) đạt chuẩn bằng chung là được học bù thêm những kiến thức gì do trường bổ túc mà những môn căn bản vẫn chưa theo được như sinh viên thành thi (vẫn hơi non khó theo bằng thành thị thì được tạo cơ hội bù thêm ‘công sức – thời gian’: có thể ưu tiên hoạt động phong trào tốt, có những sáng tạo cho miền quê, trang bị thêm kiến thức những lĩnh vực – học bách khoa kỹ thuật thêm tìm hiểu môn văn hóa các vùng miền…).
   Học sinh vùng khó khăn hơi non nhưng khi học xong sẽ về lại quê mình mà ít trụ lại cạnh tranh nơi thành thị (được ưu tiên thì học xong họ rút đi mà không ở lại cạnh tranh xin việc).
  
 7/- Đổi mới giáo dục kiểu ‘phong phú, hoàn thiện con người’ thì cá nhân hòa hợp phát triển mạnh trong môi trường chung, được phát triển cân đối nhiều lĩnh vực…sẽ tạo lứa học sinh hoàn thiện hơn (khác với lứa kiểu nặng gà chọi, lệch nghèo nàn, không đủ tham gia sự phong phú…).
  - Mỗi tuần học có khoảng vài tiết đi thực tế ngoài trời (công viên, bảo tàng, giao lưu các sự kiện – các trường, phong trào với địa phương, ….), thay đổi tư duy chỉ ngồi lớp, tạo vượt giới hạn gò bó cổng trường. Những phương  pháp là có những tiết học những môn học chung nhiều lớp nên đề ra, có những giờ thể dục nên ‘đồng diễn chung’ đẹp đẽ (giờ học môn thể dục, nhưng quan trong nhất thể dục giữa giờ nên tăng lên đạt mức tập nhẹ, tạo liên kết chung – xây dựng không gian đẹp: có thể 30 phút mà 15 phút tập và 15 phút trước sau thư giãn…15 phút tập thể dục cho tốt rất quan trọng phát triển thể chất).
  - Chú trọng nghiên cứu đổi mới phương pháp đào tạo: kiểu giờ trên lớp có xem phim tài liệu ‘VTV2’ (phim tài liệu hình thành dãy himalaya…); bài kiểm tra tự viết ‘địa lý quê bạn’, phát hiện nơi…tập làm nhà ‘văn’ (tự viết ngắn)….

 8/ - Quan trọng phương pháp đổi mới: kiến thức phải căn bản hệ thống hết tới lớp 11 (lớp 12 chỉ kiểu luyện gà chọi). Bộ giáo dục phải chỉ ra cách hệ thống toàn diện kiến thức phổ thông và chỉ ra từng dạng cho học sinh luyện.
    Có thể nếu chỉ lớp 12 luyện kiểu ‘gà chọi’ chưa kịp thì nới xuống lớp 11 (thậm chí tới 10; nhưng tuyệt đối không lớp 9.
   Ở giải pháp này thì lớp 11 có nới thêm kiểu tăng kiến thức cả những người đi cao đẳng (nếu cao đẳng cũng đòi hỏi đầu vào phải nhỉnh thêm tý). Những cách nới thêm của cao đẳng là kiểu tăng đòi hỏi ‘thực hành’ và kiến thức phục vụ thực hành và cuộc sống hơn là kiểu đẩy môn toán khó lên (kiểu môn kỹ thuật tăng thêm độ khó, xem cấu tạo kỹ thuật máy móc nhiều hơn…)
 Lớp 1 tới 9: mọi học sinh đều dễ qua nhờ phương pháp các môn đều căn bản; được khuyến khích và tạo điều kiện mọi phong phú phát triển con người, được tương trợ cùng nhau giữa mọi người và nhà trường…mà thời gian kín và phương pháp tạo được say mê, thú vị.
   Dạng kiến thức đều căn bản dễ qua từ lớp 1 tới lớp 9 và cả tới 11 (lớp 9 tới 11 có thể hơi khó hơn – chỉ là hơi khó hơn của lên cao) nhưng vẫn có học sinh chưa đạt (thường  phương pháp kiến thức đó kết hợp với phương pháp dạy ‘phong phú’ thì học sinh dễ qua) thì tạo mô hình bổ túc lỗ hổng.
  Cách bổ túc lỗ hổng cho học sịnh là quá trình kiểm tra mà phát hiện một học sinh đang hổng kiến thức gì thì nhà trường tạo điều kiện để bổ thúc (với thời gian bố trí phù hợp). Có thể chia ra từ lớp 1 tới lớp 3 thành 1 nhóm; lớp 4 tới 5 …lớp 6 -7, lớp 8 -9…hoặc mỗi cấp môt nhóm bổ túc mà cách bổ túc là hội trường chung giáo viên giảng, khuyến khích học sinh giỏi (hoặc lớp trên tham gia). Tạo phong trào bổ túc như kiểu ‘loa làng’ tối nay có ca nhạc mà mọi học sinh đều thỉnh giảng chứ không áp lực tâm lý nặng nề (có thể phương pháp học phong phú mà giờ ‘thêm’ môn gì hoạt động gì của lớp những học sinh đang hổng kiến thức được đi bổ túc…). Cách diễn đạt mà từng phần kiến thúc ở các lớp khác nhau vẫn chung được ở một hội trường (hoặc riêng). Cách bổ túc cũng phải thường xuyên đổi mới, bổ sung với thực tế.

   9/- Trường học phải coi bổ túc kiến thức hổng là một phần trách nhiệm chương trình dạy (đổi mới là thêm nặng cho trường và giáo viên thêm nhiệm vụ này – khác với trước đây phó mặc hoặc dở xem tài liệu khi thi mà qua). Học sinh có nhiệm vụ và quyền được bổ túc, học dốt do tư chất không có lỗi.
   Phương pháp đổi mới giáo dục thì những giáo viên dạy môn phụ sẽ kiêm thêm tiết dạy hoặc môn dạy mà giờ công lao động tăng sẽ được tăng thêm lương, những giáo viên dạy môn chính sẽ cũng tăng lương.
   Phương pháp này áp dụng được chính sách tiền lương vì trả đúng theo công sức (môn toán dạy ít nhưng trí tuệ nhiều; môn phụ chủ yếu ‘đọc’ theo giáo án – đơn giản dạy hơn thì dạy được nhiều hơn), từ đó cũng định hướng được nguồn vào giáo viên (khi thi sư phạm xác định: đi dạy toán phải học trội; đi dạy môn phụ phải công nhiều). Bổ túc cũng tính vào tăng lương (tăng giờ dạy như giáo viên môn phụ thêm).
   Nhà nước tăng lương cho giáo viên để đáp ứng cách đổi mới và có chính sách tiền lương tối ưu như thế.

  10/ - Mọi dạng giỏi đều phát triển dựa vào cộng đồng: lớp thi môn toán, cả lớp cùng thi môn toán với lớp khác mà phải có ‘tính đồng đội trong đó’, những sự kiện tự phát huy học sinh môn toán mọi nơi mà có sự cổ vũ mọi học sinh, toán gắn với cuộc sống – cuộc chơi….tương tự ở mọi môn khác.
     Thời gian đào tạo của trường ngoài đào tạo căn bản (chẳng hạn: môn toán căn bản)  có dành thời gian khuyến khích hướng dẫn chỉ ra kiểu thi thố đó để phát huy mọi kiểu tài năng, tạo cổ vũ tốt (ươm mầm toán, văn nghệ, kỹ thuật, thể thao…). Chú trọng mọi dạng đều có phương pháp để phát huy kiểu con đường ‘đỉnh - nền’ (mời xem thêm bài viết ở: https://sites.google.com/site/weblethanhduc/dhao/hanh-phuc-chinh-la ).
      Những dạng giỏi đó có tương trợ lẫn nhau (liên kết học sinh với nhau, giáo viên, …) mà vẫn chỉ ra học sinh giỏi. Học sinh kiểu giỏi này phải: trội hơn học sinh khác, giỏi có sự tương trợ (mọi người giúp và tự giúp kèm học sinh khác…khuyến khích và phương pháp tạo giỏi kiểu tương trợ) - khác với kiểu giỏi ‘gà chọi’ lạc lõng…chẳng hạn: hoạt động xã hội tốt mà trường được nghe hát nhiều; trường có những đội thể thao nổi bật, 100 em môn toán cùng thi sự kiện toán kiểu ‘Olympia quê’ với những vùng khác đạt nổi bật…
    
     Ngao du ngắm cảnh non nước Lam Hồng, mình làm thơ:


                     Hoàng Hôn 
              non nước Lam Hồng

   Quả núi hoa mây trĩu cuối trời
   Con sông uốn khúc vắt ngang đời
   Bờ tre sóng lúa trôi nghiêng nắng *
   Lũ trẻ tung diều cưỡi gió chơi **
   Góc chốn cầu vồng chim xế tổ 
   Gương trần bến nước cá trông nơi
   Vuông tròn bóng dáng lần tô mặt ***
   Vén cỡ vần mưa cuốn lấy thời
   
  Bình chú: (*) những làng quê thấp thoáng trôi dài về phía chân trời; (**) đỡ, đó đây...; 'vuông tròn': vạn vật, góc cạnh thể hiện khoa học kỹ thuật... với mặt trời xế dần phía trập trùng núi, điểm tô sắc tía (mời xem thêm VĂN CHƯƠNG https://sites.google.com/site/weblethanhduc/van-chuong).

  Cứ rằm Nguyên Tiêu hàng năm mời mọi người chờ xem mình làm thơ hay tặng.

 Học sinh được xem tài năng kiểu vẽ tranh cát..học hưởng thụ cuộc sống.

  11/ - Những học sinh đạt trội môn nào được dùng ‘kiểu tính kèm’ (kiểu tính kèm đã trình bày) môn khác khi xét tốt nghiệp. Những đạt trội kiểu mức ‘cống hiến’ cấp vùng địa phương có thể được tính cộng 0,5 điểm (hay hơn) vào thi đại học (học sinh H1 giúp vùng sống đạt nổi bật và hay hát các phong trào văn nghệ được cộng 0,5 điểm vào thi sư phạm; học sinh H2 sáng tạo nhiều đồ thủ công kỹ thuật được cộng 0,5 điểm khi thi trường bách khoa..), nhưng  điểm cộng của giỏi trội tài năng phải gắn với mối liên quan nghề của trường đào tạo. Khuyến khích giáo viên và nhà trường tạo nhiều tài năng trội kiểu đó (không kiểu ‘lạc lõng gà chọi).
  - Cách xét tốt nghiệp các môn 5 điểm có phương pháp môn kèm như đã nêu trên nhưng, học sinh vẫn chỉ đạt 8/10 của trung bình (hoặc  4/5…) thì được xét thêm lịch chăm học đầy đủ nghiêm túc, có môn tài năng….Những quá kém chỉ đạt 6/10 của 5 điểm (hoặc 3/5) thi chưa được xét đậu tốt nghiệp, nhưng nhà trường tạo cơ hội cho học sinh mọi thời gian bổ túc và thi thố lại những gì yếu kém (và mức đòi hỏi có khác), chẳng hạn: có thể chỉ môn toán hoặc vài môn khác, hoặc môn bù kèm…chứ không bắt làm lại tất cả.
    -  Học bạ các môn vượt qua 5 điểm mới được thi vào cấp 3 (có xét môn kèm chia trung bình), có bảo lưu của 3 tháng hè nếu chưa đat của trường cũ tổ chức bổ túc kiểm tra cho học sinh trả nợ. Chúng ta tạo cơ hội cho học sinh bù hổng, nếu 1 học sinh chưa đạt học bạ kiểu 5 điểm mà thi đậu cấp 3 thì phải trả nợ học bạ rồi mới được theo học trường cấp 3, nếu trả nợ chưa kịp thì phải bảo lưu sang năm theo học.
   Tương tự phương pháp học bạ kiểu 11 và 12 năm học phổ thông mới được đi cao đẳng và đại học và có bảo lưu kết quả thi đậu trường đại học – cao đẳng nếu học bạ chưa trả nợ xong.

   12/ - Có thi cấp 3 để khuyến khích bịt hổng nhanh theo các giai đoạn. Đề thi vào cấp 3 nên đổi mới cho phù hợp cách đổi mới giáo dục kiểu ‘phong phú - hoàn thiện’. Các trường cấp 3 cũng phải đổi mới để không bị cuốn hút học sinh kiểu chọn trường như chọn gà chọi – phân hóa giáo viên ‘phục vụ’.
   Hệ thống được căn bản kiến thức từ lớp 1 tới lớp 11 thì cũng tác động đến kiểu ít tạo tồn tại trường chuyên ‘gà chọi’, bởi cách đào tạo mới chưa khuyến khích ra nhiều ‘gà chọi’.

 13/ - Học sinh lớp 12 bắt đầu thi đại học thì phương pháp đào tạo mới có cách hệ thống căn bản và nâng cao (như đã nêu trên), có sự hướng dẫn chung của trường và Bộ giáo dục mà học sinh cũng ít phụ thuộc (ít cần) nơi trường đào tạo ‘gà chọi’. Giáo viên sẽ ít bị phân hóa ở cụm những ‘trường tốt’ mà phục vụ được khắp nơi.
   - Bộ giáo dục có chương trình đào tạo qua mạng từ lớp 1 tới lớp 12 từ 19 h30 tới 22 h 30  (cấp 1 có thể chỉ từ 20h tới 21h) mà cách bổ túc chú trọng tạo chương trình cực hay cho bổ túc lớp 12.
   Đổi mới giáo dục phấn đấu học sinh ở trường là môi trường tốt và đủ lịch thời gian thì thời gian ở nhà buổi tối có chương trình hay của Bộ giáo dục mà giúp học sinh không bị cuốn hút đi học thêm.
   Chương trình kín của trường và giúp hoàn thiện học sinh thì cũng ngăn được học thêm, học lệch. Chương trình bổ túc của Bộ giáo dục hay sẽ giúp học sinh nâng cao tính tự chủ kiến thức và rút ngắn ngăn cách điều kiện sống các vùng, dành lấy thời gian đi ‘học thêm’.
   Đổi mới giáo dục được xã hội giúp sức quá trình phát triển cơ sở hạ tầng (đầu tư, kinh tế đi lên có Internet…), hoặc ở nông thôn khó khăn khuyến kích buổi tối học ở xóm có đầu tư chung máy tính.
  Chương trình bổ túc của bộ phải đạt hệ thống tốt căn bản (tải về), chú trọng môn khó, có tính tương tác, tới chi tiết từng lớp hay chi tiết tới từng phần được giảng…Chú trọng lớp 12 những khám phá hay, những tuần tự nâng cao…Từ lớp 1 tới lớp 12 có thể chỉ bổ túc những chỗ bước ngoặt kiến thức học sinh hay bị hổng (theo thống kê phát hiện). Lớp 1 tới 11 có thể được đăng ký bổ túc (chi phí rất thấp cho học sinh, có ưu tiên). Bổ túc qua mạng chỉ đơn giản phần hổng kiến thức mà không mang tính dạy thay lý thuyết, bài khó của học sinh từ lớp 1 tới lớp 11 (lớp 12 khác).
  - Khi đổi mới giáo dục mà Bộ giáo dục thêm phần nhỏ đầu tư chương trình bổ túc  thì lại rất quan trọng cho học sinh. Tốn thêm khoảng 100 giáo viên giỏi (hoặc nhiều hơn) thể hiện qua mạng nhưng sẽ chổng ‘hổng’ kiến thức học sinh cực lớn (phương pháp có vẻ tầm thường và chỉ được hưởng ứng nếu có đổi mới giáo dục những sẽ lợ cực lớn cho xã hội).
     Áp dụng thời đại công nghệ cho giáo dục là một khía cạnh hiệu quả ở chương trình bổ túc.

   14/ - Chương trình đổi mới giáo dục mang tính ‘phong phú và hoàn thiện’ dành tốt thời gian và không gian cho học sinh phát triển, tạo đúng thời điểm cho học sinh tham gia với cách đòi hỏi phù hợp thì học sinh không chạy kiểu lo học trước.
  Chẳng hạn: học sinh A học kỳ 1 lớp 6 đang học môn toán phần A thì không lý do gì gắng chạy học trước cho nhanh phần A và phần sau đó B – C…vì sao vậy? trả lời: vì phương pháp đổi mới giáo dục đã tạo:
  - Cách xét tốt nghiệp cân đối; có lớp 12 chuẩn bị cho chuyên khối.
  - Những dạng học kiến thức tiếp theo không quá khó, được bổ túc.
   - Thời gian của trường lớp phù hợp dẫn tới không học trước phần C làm gì để tới giờ giảng phần C ngồi không (trường lớp không cho tận dụng làm việc khác; trường lớp có phương pháp dạy mới từng giờ liên kết mọi người bắt buộc mọi người cùng tham gia ‘luận’ về bài giảng hôm nay).
    - Cách đào tạo mới thì mỗi giờ học là một niềm say mê với nhiều môn phong phú cách tiếp cận…mà học sinh say mê tham gia.

   15/ - Từ lớp 1 tới lớp 11 thì chắc đạt được phương pháp mới.
      Phân tích lớp 12. Chuẩn bị lớp 12 có nên học trước kiến thức (kiểu 1 học sinh học xong kiến thức phổ thông môn thi khối chuyên từ lớp 10 để tạo lợi thế ôn thi trước so với học sinh khác)? Giảm được tồn tại kiểu đó và của những lớp dưới là:
   - Pháp luật cấm dạy thêm từ lớp 1 tới lớp 11 (có khuyến khích nâng đời sống giáo viên bởi chính sách tiền lương tăng như đã nêu). Có chương trình bổ túc đi kèm, lịch đào tạo kín tốt.
    Lớp 12 xu hướng bổ túc thêm chỉ diễn ra ở trường (dạng bổ túc này có tiền học thêm – được quy định phù hợp), có chính sách hợp tác giáo viên giỏi nơi khác, phấn đấu hạn chế dạy tư.
  -  Lịch học tốt của những năm lớp dưới với phong phú tham gia mà những giờ học của lớp dưới (lớp10, 11) khó bỏ bê làm việc khác.
  -  Được một năm lớp 12 thỏa mãn (đủ) chuẩn bị nước rút cho thi đại học…
  -  Đòi hỏi rèn luyện hạnh kiểm tốt trong xét học bạ. Chất lượng những tiết học mà học sinh say mê là tiêu chí hàng đầu của Bộ giáo dục đánh giá tốt học sinh (khuyến khích đạt thú vị môn phụ).
  …..chỉ ra nhiều yếu tố nữa.

   16/- Cũng có thể chương trình đổi mới vẫn có thể hơi nới ra từ cấp 3 (lớp 10  hay 11) - đã trình bày 1 ý ở mục 7 -  bắt đầu được phần nào đào tạo ‘gà chọi’ bằng những biện pháp như:
   - Có môn cần thi (môn khối chuyên) nhiều tiết học hơn, nâng cao những kiến thức kiểu ‘thông minh phong phú’ (mà đề thi đại học phải tích hợp có đòi hỏi như dạy vẽ khoa học cỗ máy….Nhưng kiến thức để được công nhận tốt nghiệp phổ thông thì đòi hỏi nhẹ hơn (vẫn chỉ căn bản).  
     Đề thi đại học có tính phong phú , có thể thêm môn…để chống học lệch quá từ lớp 10.

  Cấp 1 và cấp 2 (từ lớp 1 – 9) tuyệt đối không hướng lệch ‘gà chọi’, nghèo nàn những cái khác.

    17/ - Hết lớp 11 đi học cao đẳng, khuyến khích học sinh bằng cách:
  - Phù hợp năng lực, không bị sa gà chọi đại học.
  -  Tạo cao đẳng dạy nghề phong phú  phù hợp phát triển sở thích.
   - Nhà nước đầu tư và kêu gọi đầu tư trường cao đẳng.
   - Tạo xã hội đòi hỏi nhân lực thợ nhiều (xuất khẩu lao động, cơ chế phù hợp tập hợp sản xuất...)..
    - Phù hợp cách đào tạo ‘phong phú – hoàn thiện, tích hợp được kế thừa, phương pháp đẩy lên cao (lớp 1 tới 11 học nghiêm túc, phong phú hiểu biết, hiểu nhiều môn căn bản….tạo phong cách lao động tốt chuẩn bị cho người thợ tốt; học thủ công, tiếp xúc cộng đồng….dễ tiếp thu tay thợ…).
    Mục tiêu đào tạo (chỉ nêu mang tính khái quá ước lượng) là 1/3 dân chỉ cần nghề kiểu nhân viên (tiếp thị…), 1/10 nghề vị trí đảm đương cạnh tranh cao, bao nhiều phần người dân nghề mức khá….
   Xã hội phân loại nguồn lực là những nghề đơn giản không cần phải áp lực nặng học với nghề bác sĩ cạnh tranh cao. Để chuẩn bị thì chương trình giáo dục từ lớp 1 tới lớp 11  có biện pháp đưa kiểu ‘đỉnh nền’ vào ươm mầm tài năng cái riêng trong cái chung.

    18/ - Phấn đấu phân luồng học sinh phổ thông – cao đẳng – đại học …đúng khả năng và sở thích giảm tổn phí xã hội, tránh tình trạng 100 người thi chỉ chọn ra 10 mà thi hợp nhu cầu đã rèn học có 90 người đạt nhu cầu như thế. Tạo phân cấp lớn của đề thi (trường đầu chỉ 7 -8 điểm; trường trung bình 5 điểm…).
   Quan trọng: đưa được số đi thi là gần với số đậu do chất lượng thực sự đạt từng mức (từ trường cao tới trung bình), đánh giá đúng năng lực từng học sinh (trường giúp, tự học sinh) để thi cho đúng chỗ (đúng trường). Ví dụ:Trường đại học Y tuyển 100 học sinh mà chỉ có 110 em dự thi nhưng 110 em này là xuất sắc, những em khác không dám dự thi. Nếu có 200 em xuất sắc dự thi thì chiến lược đào tạo phải mở thêm trường của ngành đòi hỏi cao nữa (để thu hết nhân tài). Thu hút nhân tài và giảm hao phí xã hội là ở đó.
  - Cao đẳng phấn đấu thu hút đại trà mà chất lượng nhờ lớp 1 tới lớp 9 đào tạo tốt, đại học thì phân loại mức giỏi – mức trường (với ngành nghề).
  - Cấp 1 (lớp 1 – 5) cha mẹ đòi hỏi nhà trường và không được ở lại, bù bổ túc (quá kém đề xuất Sở giáo dục).
   Cao đẳng sau đi làm được bổ túc đại học như thế nào? nên xét cao đẳng sau đi làm (có thể phải đã đi làm mới xét) được bổ túc thêm 2 năm như thế nào ở trường Đại học để đạt lên ngưỡng bằng đại hoc. Cao đẳng ở mỗi tỉnh (vùng) và tranh tài dạy, khuyến khích đặt hàng. Cao đẳng sau muốn làm quản lý thì được thi học thêm 2 năm (hoặc 1 hay 3 năm…) ở đại học bổ túc những phần kiến thức gì.
   Không phổ cập đại học (phần nhu cầu, phần con người vươn, lối thoát trong ngoài nước..), có thời điểm đất nước đạt mức phổ cập sau.
   Đại học dân lập thêm phần bí quyết đầu tư: cổ phần tới giáo viên ‘cứ thu hút được thêm một học sinh sẽ thêm phần lợi nhuận (thỏa thuận ban đầu) mà tạo say mê gắn bó thể hiện cuốn hút học sinh theo học.
   Lớp 10 và lớp 11 hơi căng kiến thức.

  19/ - Được cuốn chiếu lớp 9 để xét tốt nghiệp phổ thông trung học 2/3 chặng chăng? phương pháp đó chẳng hạn: môn thủ công có thể lớp 9 học xong lưu tới hết lớp 11 xét tốt nghiêp hoặc phần môn toán lớp 9 đạt khá (7 tới 9 điểm) hoặc chỉ cần trung bình (5 điểm) được cộng 1 điểm cho môn toán trung bình lớp 11 – 12.



  20/ - Chiến lược đổi mới giáo dục như đã nêu mới đổi mới sách giáo khoa được. Có chiến lược đúng rồi mới viết được sách.
      Viết sách nên hội đồng nhà nước, do:
    - Tập hợp được đội ngũ giáo sư chất lượng. Giáo sư đươc xã hội tôn trọng – suy tôn cái danh thì phải lo đáp trả, giáo sư là chuyên sâu nhất những lĩnh vực. Khi tập hơp viết sách là trả lương cao mà không phải thuê (có danh nhà nước cho phải cống hiến).
  - Có kế hoạch tham khảo được ý kiến giáo viên, học sinh, mọi người…Viết sách riêng thêm quá phức tạp cách cạnh tranh và đánh giá. Chúng ta nên siêng góp ý và cầu thị là tốt.
  - Chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển đất nước (nhà nước); bắt buộc chỉ ra phải nghiên cứu phù hợp phát triển con người, sự vận động, thời đại…(cái chung đường lối và cái riêng uyên bác viện hàn lâm)
  - Môn văn được chung và nhiều sách nhiều bài học qua tuyển tập thơ giai đoạn. Chú ý văn ảnh hưởng cá nhân được nổi tiếng (‘HOT’ cá nhân nhà văn).
 - Cách đấu thầu phát hành.
 - Đáp ứng sự phong phú bằng cách: cởi mở phần chú thích…Bổ túc kịp thời sự phát hiện phong phú…(bổ sung sách chú thích?). Cái chung theo hướng mà cái riêng được bổ sung nhiều (bài văn giảng đại diện nhưng có tổng hợp mọi bài hay thời đại để học sinh được biết qua, được tìm hiểu, đươc xem qua).
  Nhiều phần của những môn thì dù ai viết cũng phải chung một đường lối (kiểu một dạng toán, sinh học quá trình nào đó…).

21/ - Cùng 1 học sinh với tư chất hiện tại có thời điểm có thể đẩy kiến thức lên t2 cao hơn nhưng  nhu cầu chỉ đẩy lên t1 hoặc có thể đẩy lên cao hơn nữa t3  (có thể sinh viên A thời điểm chứng khoán giảm hoạt động mà giảm đầu tư học môn đó thì ra trường sinh viên A kém hơn sinh viên B ra trước; mức hoặc sinh viên A tự thêm môn tìm hiểu Quốc tể để hơn sinh viên B mức gì), trường đại học – cao đẳng không áp đặt cố định mức trang bị thêm.

 22/ - Lớp 1 – 9 trường học phấn đấu tạo môi trường cuộc sống tốt  và trường gần với kiểu giữ trẻ (cha mẹ ít phải lo thời gian ở trường đầy thú vị; ở trường chiếm đúng không gian và thời gian vận động của mỗi học sinh).

   ….Còn nhiều ý của những phướng pháp để thực hiện chiến lược đổi mới giáo dục như đã nêu mà chúng ta dễ xem xét thực tế để bổ sung.


       Tóm tắt của chiến lược đổi mới giáo dục là:
  1/ - Đổi mới giáo dục hướng ‘phong phú – hoàn thiện’, môi trường sống tốt (sách giáo khoa, chương trình, cơ sở…).
  2/-  Kế hoạch đào tạo lớp 11 là tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp 3) và được thi vào cao đẳng.
       Học thêm lớp 12 của những học sinh thi đại học.
      Hoặc chung cả 12 năm nhưng những người dự định chỉ thi cao đẳng thì ở cấp 3 sẽ được bớt phần chương trình học.
  3/- Xét tốt nghiệp phổ thông trung học mà không thi, có cách khoa học để xét tốt nghiệp. Tổ chức thi đại học.
  4/- Phương pháp bổ túc những học sinh hổng kiến thức. Phương pháp giáo viên môn phụ tăng tiết dạy, tăng môn kèm và mọi giáo viên thêm dạy bổ túc mà tăng lương.
  5/- Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế thu hút những nguồn lưc. Đầu tư mạnh cao đẳng để thu hút, phân luồng đúng học sinh, phù hợp xã hội.
  6/- Điều chỉnh phương pháp thi đại học và đổi mới chương trình đào tạo đại học.

   Phương pháp của mình xét tốt nghiệp theo cách: quản lý học và dạy, theo điểm thi các môn từng bài kiểm tra (học bạ).
    Thi đại học vẫn để các trường tổ chức như trước đây theo khối A B C…tùy ngành đào tạo.
     Để không bị học lệch thì có thể thêm 3 môn phụ căn bản của 5 hay 6 môn khác mà gần ngày thi mới công bố (cách bao lâu tùy Bộ giáo dục nghiên cứu thông báo, có thể ‘bốc thăm’ công bố chỉ cách trước ngày thi 1 thàng hay 1 vài tuần), cách tổ chức là:
  Chẳng hạn: 1 thí sinh thi khối A gồm 3 môn toán  lý hóa thì có 5 môn cần phải quan tâm để chống học sinh học lệch và bị lệch kiến thức là văn, sử, địa, sinh, ngoại ngữ…(có thể nhiều hơn). Tới gần ngày thi thì Bộ giáo dục mới tổ chức bố thăm chọn ra 2 hay 3 môn ngẫu nhiên còn lại mà thí sinh khối A phải thi kèm (có thể là sinh và văn). Phương pháp bốc thăm tổ chức ở Bộ mà cũng thể về trường THPT nào đó nhờ học sinh…
  Hai môn này tổ chức thi như thế nào?
Trả lời: tổ chức dạng trắc nghiệm ngắn gọn trong vòng 30 tới 60 phút (có thể hơn) cho mỗi môn và thi trong một buổi xong luôn 2 môn phụ này, tức xong một môn thì ngồi tại chỗ nghỉ ngơi rồi thi tiếp luôn (môn văn nếu không trắc nghiệm thì có kiểu khác).  
 Hai môn này phải câu hỏi trả lời nhanh vừa kín thời gian theo kiểu dễ kiểm tra kiến thức cơ bản môn đó và thang điểm chỉ tới 5 điểm (khác với môn chính thang điểm là 10).
 Tương tự, thi khối C thì có thể phải thi thêm 2 môn lý và sinh…
 Kiểu kiến thức vừa cơ bản, vừa phải đọc qua hết và chỉ cần chăm nghe giảng ở lớp là biết, chẳng hạn môn địa lý có câu hỏi kể tên tất cả các tỉnh của Việt Nam….(của thi môn phụ).

           Quan trọng: Nếu mặt bằng chung điểm thi của thí sinh là nhiều ở một ngưỡng nào đó (chẳng hạn đạt 20 điểm) mà những ngưỡng điểm này không chen chân được vào những khoa tốp đầu (của trường tốp đầu), trong khi đó ngưỡng điểm này là phù hợp trình độ cần (mức giỏi) của trường B; chẳng hạn một khoa K nào đó của trường đại học Bách khoa B có 500 học sinh đạt ngưỡng 20 điểm muốn vào, trong khi đó mỗi năm chỉ đủ cơ sở vật chất đào tạo khoảng 200 học sinh của khoa đó thì làm sao? Trả lời:
 Có 4 điều kiện ở đây:
 1/ Nếu nhu cầu xã hội cần tới 500 sinh viên ra trường ở khoa K đó thì trường cứ mạnh dạn đầu tư để mở thêm cơ sở vật chất đáp ứng đào tạo (tức là nâng công suất lên 500 học sinh một khóa; bằng cách thu hút đầu tư mở rộng trường, kiểu học phí mà ‘thuê thầy’…(quy mô lớn luôn tối ưu hơn nhỏ mà – tức càng nhiều học sinh càng dễ đầu tư phương tiện học chung).
 2/ Nếu 20 điểm đó đã đáp ứng đầu vào của ‘đào tạo’ ở khoa K, tức những người đạt 20 điểm đã đạt mức phương pháp lao động (cách học – mức chăm) và đạt mức trình độ kiến thức để đi tiếp được ở khoa K nhưng nhu cầu xã hội mỗi năm chỉ cần 200 học sinh khoa K ra trường mà có tới 500 học sinh muốn vào thì làm sao? Trả lời: Xã hội nếu cần những người ở mức đó (tức mức theo được khoa K) thì cần phải định hướng tốt để có nhiều trường mà tồn tại nhiều khoa có ‘nghề nghiệp’ tương đồng như khoa K (chẳng hạn: khoa chế tạo máy trường Bách khoa cũng gần kiểu khoa thiết kế trương Công nghiệp…).
  3/ Nếu 20 điểm đó chưa đạt để liên thông kế tiếp học ở khoa K, tức là nếu xét những người 20 điểm vào khoa K thì mới có đủ 200 em cho một khóa đào tạo nhưng những người này không đáp ứng trình độ kiến thức ở khoa K cần để đi tiếp (trên 20 điểm thì đủ trình độ nhưng lại không có đủ đăng ký vào khoa)? làm sao đây? Trả lời: tức là lúc này trình độ đào tạo ở cấp phổ thông không đáp ứng để vào đại học chứ sao, lúc này phải đổi mới cách đào tạo cấp phổ thông để có ‘nguồn học sinh đạt’ (tức là muốn chất lượng đại học đúng thì phải cần nguồn tuyển ở cấp dưới vào có trình độ đúng).
 4/ Nếu mặt bằng 20 điểm quá nhiều (tức là khoa điểm cao không với tới, khoa điểm thấp thì không muốn vào; tức là nghề ‘ngon’ không với tới, nghề ‘chưa ngon’ lại không muốn vào) thì làm sao? Trả lời: thì phải đòi hỏi cao hơn nữa ở cấp phổ thông để đẩy thêm nhiều người đạt tốp trên 20 điểm và có phương án đổi mới đào tạo ở cao đẳng – đại học để những người 20 điểm này (không gắng được ở cấp phổ thông để có điểm cao hơn)  vào tiếp được ở những mức khoa mà ‘cách lao động xã hội’ có điều chỉnh phù hợp đòi hỏi mức đầu ra (xã hội – nền kinh tế một nước chỉ đang đạt mức đó, để mà có đúng chiến lược đầu tư và tổ chức; kiểu chưa tự cạnh tranh sản xuất được ô tô) và ở các khoa của các trường đại học có cách đào tạo để phân hóa thêm mức trình độ.
  Chỉ có cách thi đại học mới đáp ứng những điểm trên, mới phân hóa được trình độ phù hợp nghề và phù hợp ‘đòi hỏi’ đào tạo tiếp ở cấp cao hơn.
    Quan trọng nhất: Quá trình thi đại học và đăng ký thi hàng năm thì tự cạnh tranh điểm vào các khoa (với tác động của nhu cầu xã hội đáp ứng như thế nào lúc ra trường) mà dần đạt ngưỡng như mức ‘thông báo’ đúng với học sinh phổ thông là nên ‘đăng ký’ vào đâu hàng năm rồi. Tổ chức cách thi này tốt qua vài năm là tự phân luồng được trình độ học sinh và ‘nguồn đào tạo’ cho xã hội, phù hợp sở thích nghề mỗi người theo đuổi. Cơ chế thị trường cũng sẽ tác động đúng với ‘cung cầu’ (cần đầu ra như thế nào; số lượng, chất lượng…)
   Chẳng hạn: Các trường đại học được cơ chế tự tuyển sinh thì vài năm sẽ tự phân luồng mức học sinh dám thi vào những đâu tùy mức ‘trình độ’ đã có ở cấp 3 (thời xưa chỉ ai học giỏi mới dám đăng ký thi trường Y…) hoặc tùy ‘phong cách lao động’ theo đuổi (ngành chế tạo máy có thể ra trường ‘việc ngon’ nhưng chủ yếu nam theo học và ở mức học còn phải kèm với cách chịu khó kiểu ‘công nghiệp’.
 
 Bỏ thi tốt nghiệp mà học sinh vẫn phải học bởi xét tốt nghiệp theo điểm từng môn thi từng lúc trong học bạ (học sinh hay bỏ học sẽ dễ trượt vì điểm phụ thi 15 phút hay không tham gia hoặc làm kém…). Như thế lại đánh giá đúng chất lượng, giáo viên có trách nhiệm, bổ túc đúng phần hổng kiến thức…Đạt thi đua tốt các vùng trong khâu giáo dục (tự cho điểm mà tự khẳng định công đào tạo).
   Trách nhiệm giáo viên sẽ rất lớn vì hổng kiến thức thì học bạ kém mà sẽ trượt  tốt nghiệp. Cả trường phải lo bổ túc cho học sinh kém đậu ‘từng giai đoạn’ cho tới lúc đậu qua (học sinh học kém vẫn sẽ đậu nhưng tốn thời gian ‘học đi - học lại’ hơn). Kiên trì dạy cho tới lúc hầu hết học sinh đậu hết mà cách đậu này ‘đủ tính nhân văn’, đúng kiến thức cần và có trang bị cho mỗi học sinh’….Khác với học sinh tự đi thi tốt nghiệp đậu hoặc trượt mà năm sau phải thi lại (tự ôn thi lại); tức là học sinh phải tự lo cho đủ kiến thức để thi đậu còn phương pháp bỏ thi thì giáo viên phải lo trang bị cho đủ kiến thức (có thể có học sinh kém phải mất 13 năm mới đạt như học sinh thi lại mới đậu).
  Giáo viên gắn kết được trách nhiệm mà không phó mặc cứ thi qua là qua (phó mặc cái chưa đạt?) và giáo viên có thêm quyền hạn lớn gắn với trách nhiệm lớn (được xét đậu tốt nghiệp nhưng cũng phải chịu trách nhiệm nếu để hổng kiến thức).
 Xét học bạ để đậu tốt nghiệp là quy trách nhiệm lớn lao hơn cho giáo viên và giáo viên cũng tự hào với trách nhiệm gánh vác đó, khác với cứ thích học sao tùy học sinh cứ thi qua là qua.
  Điểm học bạ lấy từ bài kiểm tra 15 phút tới thi học kỳ để xét thì học sinh lại lo học hơn phương pháp ít chú trọng học bạ mà chỉ thi tốt nghiệp để công nhận đậu. Học sinh giờ giấc và phương pháp theo học không đúng cũng dễ trượt (quản lý phương pháp rèn luyện, lao động…tạo phong cách hoàn thiện dần con người).
 Từ đó xóa được bệnh thành tích, các địa phương tự giác lo cho con em mình…khẳng định được trình độ giáo dục các địa phương.
 Bằng tốt nghiệp kiểu này có được Thế giới và các nước công nhận không ư? Trả lời: Gộp điểm để xét đậu tốt nghiệp trong tất cả quá trình học và rèn luyện (phong cách lao động, tính cách), cùng với ‘bổ túc’ hổng mọi khâu – mọi chỗ thì đã hoàn thiện nhất cho mỗi học sinh (phải chăng những người ở Bộ giáo dục Việt Nam có phần sợ điều này?).

  Lưu ý: - Thi tốt nghiệp xét đại học sẽ xu hướng tạo nguồn sinh viên thừa (các trường đại học thích vì sẽ dễ tuyển được nhiều), nhưng chất lượng chuyên môn sẽ kém dần (thiếu tính chuyên môn cao ở xu hướng những nghề). Sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường sẽ nhiều và thất nghiệp nhiều. Sẽ bị phá lệch nguồn học ra đóng góp cho xã hội và hao phí cực lớn (mức xã hội chỉ cần bao nhiêu phần tốt nghiệp PT, Cao Đẳng, Đại học...)....Các trường phải chăng không muốn tự tổ chức thi tuyển để đỡ mất công? (trường tốp đầu thì sợ công sức, chi phí phải bỏ ra; trường tốp dưới thì cứ chờ ‘kiểu 15 điểm do đề dễ’ mà nguồn cùng học sinh nhiều).
Chúng ta phải đổi mới vẫn phải có cách để tạo những học sinh có giỏi 'chuyên' nhưng không bị lạc lõng nghèo nàn cái khác thì mới đáp ứng được nhu cầu 'đầu tàu'. . 
           - Phương pháp của mình tạo được phù hợp đội ngũ tay nghề. Quan trọng nhất sẽ lọc được hao phí kiểu gần đủ số sinh viên dự thi vào trường A mà lấy được gần hết với đúng chất lượng đầu vào (chẳng hạn: trường Kinh tế cơ chế tuyển sinh tốt sẽ chỉ có 1000  thí sinh dự thi trong khi đó chỉ tuyển 950 thí sinh mà 1000 thí sinh dự thi này đảm bảo mức chất lượng cần tuyển của trường, lượng trượt chỉ có 50 mà đỡ phí tổn cho xã hội. Khác với có 3000 dự thi mà chất lượng dự thi kém và phải trượt nhiều. Ở đây 'tự lượng được mức học mới dám đăng ký').
     Phương pháp đó tạo được say mê nghề mà phấn đấu cho đúng trình độ thi vào, khác với cứ được điểm là xét vào trường nào đó cho đậu từ trên xuống dưới (dù sẽ đi lạc nghề sau này và lệch nguồn lao động xã hội). Xã hội đạt đúng cách tổ chức lao động (theo cung cầu thị trường, trình độ). Chẳng hạn: nếu đăng ký thi trường Y mà đạt 26 điểm 3 môn vẫn trượt thì cũng đừng tiếc là điểm cao thế mà không đậu theo kiểu trường khác chỉ 15 điểm đã đậu (ở đây là người ta thi cái nghề), thí sinh đó sẵn sàng ôn thi lại năm sau (qua 1 năm ôn sẽ giỏi hơn mà đáp ứng nhu cầu ngành đó cần trình độ), nếu năm sau không đậu thì hãy xét đi trường thấp hơn (vì mình không đạt trình độ bác sỹ được) hoặc cao đẳng Y (để cơ hội tiếp sau này). Đại học Harvard tuy đầu vào khó nhưng đâu ra sẽ là tốp đầu nhân lực cho xã hội.

   Lộ trình đổi mới giáo dục theo cách mình trình bày (bỏ thi tốt nghiệp và duy trì thi đại học) sẽ đạt tiến bộ, theo kịp thời đại nhưng phải có lộ trình chuẩn bị và đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới cơ chế xã hội mà không thể quy định thực hiện ngay được.

  (mình có hơn 10 năm chuyên miệt mài nghiên cứu sự vận động – phát triển xã hội; mới xem thêm ở https://sites.google.com/site/weblethanhduc).
  Mong nhận thêm mọi góp ý bổ sung và phản biện của mọi người.
 (Lê Thanh Đức - 39  Ngư Hải - Vinh city; tel 01234321000 hoặc 0912389983 - https://www.facebook.com/lethanhduc)
 mời xem thêm 'Đức' mỗi người có được https://sites.google.com/site/weblethanhduc/dhao/-duc-moi-nguoi
   Cách bạn 5 châu 4 biển https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xay-dung-con-nguoi/cach-ban-5-chau-4-bien
   phù hợp đỉnh 'con đường đạo' https://sites.google.com/site/weblethanhduc/dhao/phu-hop-dinh-con-duong-dao
   Tính cách tốt mỗi người  https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xay-dung-con-nguoi/tinh-cach-tot-moi-nguoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét