Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Tìm hiểu những điểm nóng xung đột trên Thế giới tháng 10/2012

Ngày 31/10/2012

  Trong cuộc phỏng vấn với tờ Telegraph (Anh) ngày 30-10 của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak: "Theo Bộ trưởng Ehud Barak, Iran đã tích lũy được 189 kg uranium loại 20% tinh khiết - một bước quan trọng trong việc phát triển vũ khí. Tuy nhiên, từ đầu năm nay 38% lượng uranium này đã được chuyển đổi thành các thanh nhiên liệu cho một lò phản ứng dân sự".
  Có lẽ Iran thấy chính sách can thiệp quân sự từ bên ngoài khi có bất ổn sẽ khó xẩy ra?
  Cách thức tiếp cận 'dân chủ' của phương Tây  đổi khác kiểu Libya thì sẽ ngăn được chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Ngày 30/10/2012
 - Mâu thuẫn phương Tây và Iran những gì là tác động chính? do:
 1/ cách 'dân chủ' và đạo Hồi khu vực Trung Đông để ít có phần tử cực đoan.
 2/  vấn đề dầu mỏ Trung Đông.
 3/ do kiểu vấn đề Israel và Palestine, Iran can thiệp.
 4/ 'tranh hùng' của tham vọng quyền lực Iran.
 5/ do 'vấn đề hạt nhân' và đe dọa Israel.
   'mục 2' chính ra: dầu mỏ của Iran không quan trọng trong chính sách của phương Tây bởi Iran nếu đối đầu thì những nước còn lại là đối tác dựa phương Tây, thị trường Iran 'dành riêng' Nga và Trung Quốc không ảnh hưởng mạnh (nếu không cấm vận thì phương Tây vẫn có phần thị trường tự do). Thị trường tốt thì các nước khu vực Trung Đông là đối tác dầu mỏ tốt mà không nước nào can thiệp được.
  'mục 5' do các mục còn lại sinh ra kiểu chính sách của Iran. Mục 5 vấn đề 'hạt nhân' lại chính tạo xung đột mạnh, gây cấm vận.

 - EU có lẽ đã thừa nhận một nước Nga với phương hướng như hiện nay sẽ tốt hơn cho vấn đề 'đối tác kinh tế phát triển'.
  Những sự cố ngoại giao giữa Nga và Anh cũng đã ít xẩy ra hơn.

Ngày 29/10/2012
 - "Làn sóng bạo lực trào dâng giữa các tín đồ đạo Phật và đạo Hồi  ở Myanmar" điều đó chứng tỏ một phần là lối sống của các tôn giáo trên Thế giới chưa có sự hòa hợp nhau về cách phát triển con người, kiểu 'gặp nhau không hòa nhã chào hỏi'. Tôn giáo đang có sự cạnh tranh và yếu tố chính trị can thiệp nhiều mà phần nào đó che lấp sự hướng thiện.

Ngày 28/10/2012

- Sợ nhất là kiểu 2 nước thách đấu với nhau như kiểu 2 thanh niên xích mích ngoài đường thách nhau 'tỏ máu yêng hùng', một số cuộc chiến trên Thế giới đã xẩy ra vì kiểu đó.

- 'Dân chủ' có phần chịu tác động bên ngoài những nước khác can thiệp; nhưng cứ: dân trí, cuộc sống, kiểu 'internet' phát triển thì 'dân chủ' cũng sẽ có từ từ.
Mỹ lợi dụng 'dân chủ' với nước khác thì cũng phải biết cách chính sách 'nhanh - chậm' đó.

Ngày 27/10/2012
- Liên Hợp Quốc nếu nhìn mọi mâu thuẫn xung đột trên Thế giới không rõ được đâu là do lối sống, kinh tế tích lũy sai, thể chế, dân chủ, tôn giáo, kẻ mạnh, leo thang, cá nhân lợi dụng, địa chính trị, các nước...thì hoa cả mắt chẳng biết gỡ cuộn dây rối thế nào. 
Những cá nhân giỏi sẽ giúp gỡ được, chứ một nước nào đó khó mục đích 'cục diện chung' cho Thế giới.


Ngày 26/10/2012 
  - 'Dân chủ' chưa phải là cách tốt cho giải quyết mâu thuẫn sắc tộc hay tôn giáo ở nhiều khu vực, mà chỉ nhờ phấn đấu lối sống văn minh.
  
 - Tổng thống Putin (ngày 17/10/2012) cho rằng, quan điểm của Moskva là đúng đắn khi chỉ chấp nhận những sự hạn chế cung cấp vũ khí cho khu vực này hay khu vực từ lệnh cấm vận do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra: “Trong mọi trường hợp còn lại không ai dưới bất kỳ lý do nào có thể ép buộc nước Nga hay bất cứ một quốc gia nào khác giao thương với ai hay theo cách nào. 
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, không một thế lực nào có thể ép buộc nước Nga phải tiến hành các hoạt động thương mại với các nước khác như thế nào. 
   Bình luận: Một nước lớn như Nga đang: 1/ muốn siêu cường. 2/ thể chế nhà nước còn phấn đấu tiến bộ. 3/ địa chính trị 'rộng lớn' chịu tác động nhiều.
    Thế mà tuyên bố như vậy sẽ là nỗi buồn cho nền văn minh Thế giới. Bởi vì:
   - Muốn siêu cường mà không thể hiện được theo đuổi tiêu chí phấn đấu gì cho Thế giới, khác với Mỹ dù có những chưa đúng nhưng vẫn đề cao 'dân chủ'...
  Thể hiện nước Nga không có tiêu chí giảm chạy đua vũ trang, cầm chịch cho mọi nước nhỏ nhờ.
 - Với quan điểm đó mà 'thể chế' và 'địa chính trị rộng lớn' của nước Nga còn bị tác động nhiều thì chính sách của Nga với phần còn lại Thế giới sẽ 'biến thiên' theo kiểu bị tác động 'thân hay ghét' khi ảnh hưởng quyền lợi, dẫn tới nước lớn Nga sẽ 'cứ hành động' như thế đó do 'cái tôi của mình'.  
   Nước Nga phải chấp nhận theo tiêu chí tiến bộ và xu thế văn mình cho rất nhiều nước trên thế giới được nhờ.

Ngày 25/10/2012
  - Xung đột ở Trung Đông mà giảm đi và ổn định nhanh thì ở Biển Đông các nước nhỏ sẽ được lợi rất lớn, bởi Thế giới sẽ quan tâm hơn.


Ngày 24/10/2012
- Hơn 24.000 người Pakistan ngày 22.10 đã tập hợp và xếp thành lá cờ người lớn nhất thế giới ở thành phố miền đông Lahore. Trước đó, đêm 20.10, 42.813 người cũng đã tập hợp tại sân vận động này để cùng hát quốc ca Pakistan.
Thế giới nhìn nhận Pakistan là điểm nóng về bị khủng bố, thế mà người dân vẫn có tính cộng đồng cao, không bị khuất phục chia rẽ.


Ngày 23/10/2012
   - Đàm phán giữa Mỹ và Iran sẽ có những vướng mắc vấn đề 'hạt nhân' giải quyết được.
    Bởi: 1/ quan hệ giữa cá nhân một số lãnh đạo Iran với Israel là khó kiểu 'đối mặt' ngồi đàm phán. 2/ thể chế Iran bị chính sách của Mỹ tác động mạnh hơn.

Ngày 22/10/2012
   - Cuộc chiến giữa hai nước để bảo vệ một lợi ích nào đó của nước mình cho là đúng nhiều lúc không tàn bạo bằng cuộc chiến xung đột phe phái trong nước, bởi hai nước còn có tù binh đầu hàng chứ chính phủ và phe đối lập thường tự tàn sát dân minh đãm máu trả thù.
    Chẳng hạn như đã xẩy ra ở một số nước Trung Đông.

 Ngày 21/10/2012
 - Biểu tình rầm rộ xẩy ra ở châu Âu về thắt lưng buộc bụng.
   "Một thuở ruộng cho người dân tự làm mà ăn' thì dễ, nhưng nếu nhà nước vì 'nợ công' mà thu thuế cao quá cũng khó cho người dân. Trong khi đó 'nông sản' làm ra còn khó trao đổi với hàng hóa công nghiệp khác".
   Những 'hàng hóa' gì trên thế giới hiện nay còn có sức mạnh trao đổi nhỉ? 'dầu hỏa' bán rồi mua tùy thích chăng? ô tô thì một số bão hòa hoặc không đủ tích lũy mua? Thị trường Thế giới thế nào cho khoa học chăng? nhiều vấn đề mà EU không chỉ ra được.
 EU cử người liên hệ mình sẽ giải quyết được nợ công.

Ngày 20/10/2012
 - Xung đột Israel và Iran như hai người tập võ 'đứng tấn' mà nhắm mắt thì lâu đổ, khoa chân múa tay hét thì nhanh đổ.


Ngày 19/10/2012
 - "Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan ngày 18/10 cho biết, Iran đã cho ông hay rằng họ sẽ chấp nhận để chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ nếu quốc gia đang chìm trong xung đột này tiến hành bầu cử".
   Bình luận: Cái khó của  ông Bashar al-Assad là giữ được thì chính quyền Syria giai đoạn sau sẽ càng phải kiểu gần với 'độc tài' hơn.

Ngày 18/10/2012
 - 'Nếu hết xung đột quân sự trên Thế giới thì vẫn sẽ có xung đột quyền lợi kiểu các nước trong khối EU' bởi thể chế các nước trên Thế giới còn khác biệt nhau.

Ngày 17/10/2012
 - Có vẻ như Syria đang muốn tạo xung đột biên giới để lái dự luận phần nào khỏi xung đột phe phái trong nước? Thực sự: chính quyền Syria nếu có phần muốn vậy thì phe đối lập cũng có phần muốn vậy.

 - Nước lớn như Trung Quốc sẽ có những nước nhỏ láng giềng phụ thuộc kiểu 'thị trường', bởi vậy chính sách của họ cứ 'biến thiên hình sin' lúc xung đột lúc hòa thuận. Cứ quãng thời gian họ xung đột với nước láng giềng rồi chuyển hữu hảo là nước đó phải bắt tay ngay, quãng thời gian khác họ xung đột thì nước đó lại lo đối phó.
   Kiểu anh 'TQ lớn' thúc anh VN thì anh VN đối phó, xong anh TQ chìa tay thì anh VN không được giận mà phải bắt tay ngay. Anh VN thì không dám thúc anh TQ.

   Dân giàu nước mạnh và thương mại Thế giới tốt thì sẽ không còn xẩy ra kiểu đó. Nhật Bản mạnh nhưng vẫn bị kiểu đó bởi Nhật Bản có 'lợi được' thị trường Trung Quốc còn yếu ở phân chia thu nhập người dân và nhiều nước trên Thế giới còn kém nên thị trường manh múm liên kết.


   Ngày 16/10/2012
- Những bất công xã hội như: phân chia quyền lợi con người bị bóp méo - bị bớt, 'con đường vào đời' không công bằng - lấy mất lợi thế...thì dẫn tới xã hội bất ổn.
  Nơi xã hội tồn tại kiểu 'phong bì' nhiều thì con người dễ xả rác bừa bãi...Cái 'văn minh' trong từng con người bị cái 'méo mó' cơ chế phá vỡ, gây ức chế và không tôn trọng 'công cộng'.
   
- Ngày 13/10/2012 Iran tuyên bố 'sẵn sàng ngừng làm giàu uranium nếu nhận được nguồn nhiên liệu hạt nhân trên từ các nước khác'.
     Liên Hợp Quốc sẵn sàng phối hợp với các nước thực hiện.
     Phải chăng?  Iran đã sẵn sàng chuyển sang con đường phát triển 'kinh tế - xã hội' và phát triển mối quan hệ các nước, để đối đầu với Mỹ trên 'sàn đấu' được Liên Hợp Quốc làm trọng tài với những tiêu chí.
    Khác với cách làm giàu uranium dẫn tới đối đầu Mỹ và Iran như kiểu 'trên đường phố' mà người đi lại phần nhiều liên quan tới nước Mỹ.
     
Ngày 14/10/2012
  - Thế chế chính trị ở Iran giữa tổng thống và đại giáo chủ sẽ rất khó cho sự linh hoạt của tiến bộ, bởi nếu chỉ tổng thống hay giáo chủ muốn thương lượng với các nước đối địch để tìm hướng đi đúng thì sẽ bị người còn lại đả kích là 'mềm yếu'. Trong khi đó để có hợp tác chung tiếng nói về 'xuống nước' là khó, bởi cả giáo chủ và tổng thống đều coi đối địch với Mỹ là cách dễ thể hiện sức mạnh của Iran chứ phát triển 'văn hóa xã hội' ít nổi trội được ở Trung Đông đang nhiều bất ổn. 
    Iran như con tàu hướng đi phải chỉnh trước các yếu tố...chứ không có được chính sách khôn khéo như một nước dân chủ mạnh.
   Cách gọi 'đại giáo chủ' là đã hàm chứa sức mạnh quyền lực ít linh hoạt khác với cách gọi 'tổng thống'.
   
    
Ngày 13/10/2012
  - Trên Thế giới có nhiều nước là kiểu nạn nhân của leo thang 'chạy đua vũ trang'.
    Kiểu như:
  a/ Trung Quốc và Ấn Độ có mâu thuẫn biên giới dẫn tới hai nước leo thang vũ trang mà gây bất ổn cả khu vực dẫn tới nhiều nước nhỏ 'đang yên đang lành' cũng phải 'leo thang vũ trang' theo, như Singapore...
  b/ Nước lớn có nền quốc phòng lớn mà kiểu 'bức bối' chật hẹp tích tụ dẫn tới 'ngọ nguậy' mà nhiều nước nhỏ bị 'va chạm' mà phải leo thang trang bị quốc phòng.

Ngày 12/10/2012
  - Trung Quốc không ngại xung đột 'biển đảo' với các nước trong khu vực hiện nay, hiểu nôm na theo một học sinh phổ thông là:
     "Kinh tế Thế giới đang ảm đạm - Trung Quốc cũng vậy, mọi khu vực đang khó tìm hướng giải quyết,  Trung Quốc đang dự trữ ngoại hối nhiều và đang nhàn không biết làm gì thì chẳng ngại gì việc 'biển đảo' mà tranh dành".

Ngày 11/10/2012
  - Xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Nguyên do:
  
    1/ thể chế chọn con đường CNXH và CNTB;
    2/ chế độ gia đình trị ở bắc Triều Tiên muốn duy trì quyền lực; 
   3/ Trung Quốc muốn duy trì thể chế ở bắc Triều Tiên như vậy, khác với Mỹ cũng lợi dụng để kìm hãm Trung Quốc nhưng 'thống nhất' thì vẫn tốt hơn cho Mỹ. 
   4/ chi phí 'thống nhất' (chấp nhận được vì: dân tộc, quốc phòng, tài nguyên...).

       Nếu cứ leo thang vũ khí thì khó cho hòa bình thống nhất hai miền. 
      Chạy đua vũ trang cũng khó cho sự sụp đổ của thể chế,  bởi mới phát hiện nguồn tài nguyên' lớn của bắc Triều Tiên. Nếu khó 'phương thức sản xuất' ở bắc Triều Tiên thì chính quyền sẽ bán tài nguyên cho Trung Quốc làm nguồn chính kinh tế, như các nước Trung Đông khai thác dầu.

     Chính sách của nam Triều Tiên với '4 điểm trên' nên:

     mục 1:  thể chế chọn con đường CNXH và CNTB
    Cứ để nhân dân hai miền phát triển - dân trí, giảm những leo thang quân sự và bị chi phối của các nước bên ngoài thì 'đòi hỏi' thống nhất Đất nước - dân tộc là xu hướng tất yếu của tiến bộ. 
    'Dân trí' và kinh tế bắc triều Tiên khá hơn thì người dân khát khao hơn thống nhất. Nam Triều Tiên đừng chính sách để chứng tỏ CNXH kém hơn CNTB.

     mục 2: chế độ gia đình trị ở bắc Triều Tiên muốn duy trì quyền lực.
     Người dân bắc Triều Tiên bị đẩy mạnh vào 'sự nghiệp quốc phòng' để không bị thua nam Triều Tiên tấn công mà từ đó phần lớn người dân và lợi ích trở thành công cụ của 'thể chế', họ ít có quyền lợi đòi hỏi cuộc sống 'lao động hòa bình phát triển'. 
    Khi tỷ lệ phần 'công sức người dân' được bảo đảm cuộc sống cân đối với phần công sức 'bảo vệ Đất nước' thì họ ít là công cụ của thể chế, ít bị dân tộc khác đe dọa cướp mất quyền lợi. Bởi vậy, nam Triều Tiên và Liên Hợp Quốc phấn đấu để bắc Triều Tiên người dân phục vụ quân đội theo 'nghĩa vụ ít năm' và không phải lượng quân quá nhiều như hiện nay.
    Mọi thể chế 'nhà nước' trên thế giới đều có 'nguồn lực quốc phòng' làm công cụ bảo vệ. Nhưng nếu nguồn lực đó bị chi phối quá lớn thì lấy mất những quyền phát triển khác của người dân. 'Nguồn lực quốc phòng' bị chi ra trên thế giới đang lớn, người dân từng nước đó: a/ đang bị nước đó tước mất phần cho lao động cuộc sống; b/ đang bị nước khác đe dọa tước mất phần quyền lợi - dù yếu đã bị dành mất hoặc chưa bị dành nhưng phải chi ra lớn bảo vệ.
    (a) chính sách kém của cơ chế cũng sẽ phải chi nhiều, chịu nguy cơ bất ổn nhiều - kiểu 'mùa xuân Arab'. (b) khi chiến tranh nổ ra thì mọi quyền lợi bị nước khác đe dọa lấy hết thì người dân cũng phải hy sinh quyền lợi riêng góp sức nhiều hơn vì Đất nước - công sức người dân lúc này dành phần lớn cho Đất nước.

    Bởi vậy: chính sách nam Triều Tiên nên thiên về phòng thủ, giảm đôi co về khiêu khích 'quân sự - lời nói' để triệt tiêu dần tích tụ quyền lực của kiểu 'gia đình trị'. Khi đó thể chế bắc Triều Tiên và người dân bắc Triều Tiên cũng không bị leo thang quân sự làm 'say mê tỏ quyền lực' ta đây mạnh ra ngoài với Thế giới.

  mục 3:
      a/ Nam Triều Tiên phải nhận định được những nguy cơ nào mới nổ ra chiến tranh lớn hai miền? đó là:
      -  Khi CNXH thắng CNTB.
      - Quân sự 'Triều Tiên' bị đẩy leo thang cao dẫn tới tích tụ quá lớn cần chỗ thoát ra.
      - Sự sụp đổ 'kinh tế - xã hội' dẫn tới cần cuộc chiến để người dân hết lòng vì Đất nước bắc Triều Tiên  mà giảm 'đòi hỏi quyền lợi cuộc sống'.
      - Chiến tranh hai miền được những thế lực bên ngoài tính toán sẽ gây tác hại cho Mỹ hay là Trung Quốc. Chính sách của nam Triều Tiên ở ý này phải luôn chỉ 'phòng thủ chặt ranh giới' hai miền, thiệt hại 'vật chất' khi ngăn chặn bị bắc Triều Tiên tấn công mạnh sang nam Triều Tiên nhưng không để tổn thất 'dân tộc.
     - Có vũ khí công nghệ cao, độ tàn phá lớn ở hai miền dẫn tới bị phá vỡ khi những kiểu xung đột không kiềm chế được.
     b/ Nam Triều Tiên phải có chính sách quốc phòng mức độ linh hoạt theo thời, không bị leo thang theo mâu thuẫn Trung Quốc và Mỹ. Nam Triều Tiên cam kết chính sách phòng thủ tốt mà không tấn công thống nhất hai miền, sự thống nhất hai miền do sự tiến bộ ở bắc Triều Tiên và xu thế thời đại bắt buộc.
      c/ Phát triển 'văn hóa - xã hội' nhân dân hai miền. Không vì 'thể chế' mà chia rẽ dân tộc.
     
mục 4:
   Theo thời gian, nhân dân bắc Triều Tiên phát triển 'dân trí - xã hội' lên thì dễ cho thống nhất hai miền.
     
   Ngày 10/10/2012
  - Chính quyền khó trụ lại được những cuộc chiến mà chỉ xung đột trong nước do đòi hỏi dân chủ. Bởi: 
   1/ 'sự đáp trả' chỉ được xem là bảo vệ người đứng đầu, 'người lính' và 'nhân dân' sẽ khó nhiệt huyết bảo về chính quyền đó. 
  2/ Sự thay đổi 'chính quyền mới' không ảnh hưởng gì xu hướng tiến bộ của 'dân tộc' đó, nhiều lúc còn được xem là 'đổi mới' tiến bộ. 
  3/ Kiểu xung đột dây dưa theo thời gian mà gây chia rẽ nội bộ chính quyền, khó cho sự điều hành phát triển Đất nước mà sụp đổ nền kinh tế.
 4/ Những mâu thuẫn 'lợi ích nhóm' và 'quyền lợi chưa thỏa mãn của những người dân' bị xem là do chính quyền đưa ra.
 5. Áp lực ngoại giao và xu hướng dân chủ của Thế giới.
    Kiểu Mỹ lợi dụng 'dân chủ' tranh dành ảnh hưởng nhưng cũng vì nước đó nếu chưa dân chủ thì cũng bị một số nước khác không phải Mỹ chi phối - kiểu Syria phụ thuộc Iran. 'Dân chủ' phát triển tốt thì nước đó 'tự chủ và tự cường' mà cũng không bị Mỹ gây ảnh hưởng; hoặc 'dân chủ' vừa thì bị Mỹ chi phối dễ chịu hơn, do 'lợi ích hơn với Mỹ khoa học kỹ thuật phát triển' - kiểu Iran và Mỹ tranh dành Syria.
 6. Sự cầu viện của nước khác bên ngoài của 'chính quyền' nhiều lúc bị xem như 'dân tộc' bị nước khác chi phối, còn sự ủng hộ 'dân chủ' của những nước khác lại được xem là giúp đỡ.
  
     Diễn ra ở nhiều nước ở Trung Đông với 'mùa xuân Arab'. 
     Chính quyền Syria khó vì lẽ đó.

Ngày 9/10/2012
 - Trung Quốc muốn có quốc phòng lớn để đi ra Thế giới thì phải qua cửa hẹp Biển Đông. Bởi vậy Trung Quốc không bao giờ dám gây xung đột tình trạng chiến tranh với những nước ven Biển Đông khi các nước đó có chính sách phòng thủ tốt. 

Ngày 6/10/2012
 - Khi trình độ sản xuất ở nhiều vùng, nhiều nước trên Thế giới còn chênh nhau thì còn khó 'chính sách thương mại' tốt, dẫn tới còn có chia rẽ giữa các nước.

Ngày 5/10/2012
- Dân chủ thể hiện quan trọng nhất ở 'thể chế' và cách 'phát triển con người'.
  'Thể chế' thường chú trọng ở 'bầu cử' và 'lợi ích nhóm' thì nhiều nước dễ theo được.
 'Cách phát triển con người' thì có: 'tham gia xã hội', 'quyền con người', 'văn hóa'...Trên Thế giới phong phú những nền 'văn hóa' khác nhau  nên nước Mỹ hay EU cũng phải cách 'thể hiện và tiếp cận' dân chủ với Trung Đông là khác.
  Có như thế mới giảm được xung đột phương Tây và đạo Hồi.
  Liên Hợp Quốc phải đấu tranh mạnh mẽ với 'lợi ích nhóm' để Thế giới có dân chủ tốt. Thể hiện qua phấn đấu: chính sách thương mại, dân trí, leo thang quân sự, hợp tác, văn hóa....

     Xâu xa của rất nhiều nước trên Thế giới là cách che dấu lợi 'ích nhóm' mà cản trở 'dân chủ' thực sự đến người dân, cản trở con đường dân chủ.

Ngày 3/10/2012
 - Thế giới giải quyết mạnh mẽ xung đột trong các 'thể chế', 'lợi ích nhóm' để đảm bảo quyền con người và tiến bộ phương thức sản xuất; xung đột thương mại các nước để bình đẳng hơn trong kinh doanh. Chứ Thế giới chỉ vẫn cứ vướng mắc lớn ở những xung đột về đất đai, 'tôn giáo - lối sống', tranh dành ảnh hưởng lợi thế của  các nước lớn.

Ngày 2/10/2012
 - Vì sao Trung Quốc ít sợ xung đột? giải thích:
    Trong một xã hội ít dân chủ thì người dân sẽ tự an phận, cam chịu nhiều sự áp đặt của Chính quyền. 'Lòng dân' khó liền một khối và khó có 'sự tiến bộ làm đại diện' tranh đấu, lạc lõng.
    Trung Quốc thế mạnh là 'hàng hóa vừa', tức là thế mạnh hàng hóa không phải công nghệ cao. Trung Quốc dùng 'giữ giá đồng Nhân dân tệ' và nhân công nhiều để cạnh tranh với mọi nước đang phát triển và kém phát triển, thâm nhập ưu thế 'hàng hóa vừa' vào các nước phát triển...
   Khi đó, chính sách 'thương mại Thế giới bị méo mó', liên kết các nước kém và nhiều nước có 'thể chế' chưa tiến bộ thì Trung Quốc dùng được 'hàng hóa vừa' và chính sách thương mại của nước lớn chi phối. Những nước nhỏ bị Trung Quốc dùng chính sách 'ưu tiên riêng', 'đe dọa thương mại lớn tràn ngập nhỏ', 'chuyển thị trường một số nước'...mà 'bắt buộc' mọi nước nhỏ chịu thiệt và phải gắn kết với Trung Quốc.
   Khi 'kinh tế thị trường' rất nhiều nước bị 'phụ thuộc' như thế với Trung Quốc thì Trung Quốc nếu xẩy ra xung đột với nước nào thì nước đó bị thế khó vì phụ thuộc 'thị trường Trung Quốc' và những nước ở ngoài cũng ít dám lên tiếng.
  Mọi nước nhỏ, 'nước đi sau' phấn đấu vì thương mại Thế giới tốt, thỏa thuận liên kết với nhau tốt thì không bị nước lớn lũng đoạn thị trường, gây chia rẽ trục lợi.

  EU là nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển nhưng cũng bị Trung Quốc áp đặt được phần 'Chiến lược thị trường'. Thể hiện ở Trung Quốc chịu thiệt phần ở những'hàng hóa công nghệ cao' mà nhường phần ít lợi nhuận cho các nước dẫn đầu ở EU như Đức hay một số hãng lớn như ô tô Ý... mà chiếm phần còn lại đánh bật mọi nước nhỏ trong EU về 'hàng vừa'.
   Một số phần 'hàng hóa xa xỉ giá cao' của EU được thâm nhập Trung Quốc mà có phần lợi nhuận cho một số hãng 'đầu tàu ở EU' mà đổi lại được 'tràn ngập hàng vừa' khắp EU.
   Mời xem thêm:

 http://laodongme.blogspot.com/2010/09/trung-quoc-co-tro-thanh-sieu-cuong-uoc.html
 Giải cứu Hy Lạp và nền kinh tế Thế giới http://laodongme.blogspot.com/2011/10/giai-cuu-hy-lap-va-nen-kinh-te-gioi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét