Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Bình luận Thế giới tháng 10/2012

Bình luận

Ngày 31/10/2012
- "Ngày 30/10, lô hàng 140 xe bọc thép quân sự Campuchia đặt mua từ nước ngoài đã cập cảng Sihanukvill, báo hiệu xu hướng tăng cường hoạt động mua sắm trang thiết bị quân sự của Campuchia trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang đẩy mạnh trang bị khí tài cho quân đội".
   Campuchia và Thái Lan  xung đột biên giới  về tranh chấp ngôi đền cổ Preah Vihear.
   Điều đó chứng tỏ sự yếu kém của Asean. Những vấn đề đó đáng ra Asean phải giải quyết được và 2 nước cùng trong một hiệp hội Asean đáng ra không nên có leo thang củng cố quân sự với nhau.
  
  
Ngày 30/10/2012
 - "Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể chính danh hô hào một cuộc cải cách sâu rộng và mạnh mẽ trước hiện trạng của ba thập kỷ đổi mới đã trở nên lỗi thời."
 Để góp vào 5,5% GDP thế giới, TQ tiêu hao 40% than đá, hơn 50% ximăng, khoảng 60% gang thép, trên dưới 70% dầu/khí đốt tự nhiên của thế giới. 
 30 năm đổi mới đạt những thành tựu do cách: 1/ dùng tư liệu như trên 2/ cách 'hàng vừa' (xem bài giải cứu Hy Lạp). 3/ cách phân chia 'tích lũy'.
  Nhưng cái chính là Đại hội Đảng CS Trung Quốc sắp tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa thể tìm ra cách 'đổi mới'.
  Trung Quốc đầu tư mình làm cho cách 'đổi mới' chăng?

  Ngày 29/10/2012
  - "Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 29/10 cảnh báo, các hoạt động thường ngày của chính phủ nước này sẽ ngừng trệ trừ khi quốc hội thông qua được dự luật mới về nợ công vốn đang bị bế tắc'.
   Bình luận: hiểu đơn giản là một thời 'lãi' của các nhà 'đầu tư - sản xuất' thu được đã quay vòng cho Chính phủ vay để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, một phần của vốn quay vòng này đã giúp nhà đầu tư làm ăn có lãi.
   Chứng tỏ nợ công một phần do Chính phủ chi sai nhưng một phần do kiểu như vòng luẩn quẩn 'chính thủ vay để chi dẫn tới nhà đầu tư làm ăn có lãi, lãi đó lại cho chính phủ cần vay'.
    Một quá trình dài phân chia và trả công lao động sai trên Thế giới dẫn tới 'lượng' tích lũy sai ở nhiều nơi.
  Thể hiện ở: có nơi được 'béo bở'; 'chi dùng nhiều EU trước đây; 'giữ giá đồng Nhân dân tệ và nhân công rẻ; thương mại kém của Thế giới - nước lớn nước nước nhỏ lợi thế bị tranh khác nhau; trong chính các nước chi sai của đâu tư kiểu 'xây nhà bất động sản thừa so với nhu cầu hiện tại'.
Nhiều xung đột trên Thế giới.
  Mình nêu ra: 'Phân tích quá trình tích lũy sai trên Thế giới dẫn tới sẽ có chu kỳ lặp lại nợ công và khủng hoảng kinh tế', nếu người nào chuyên tâm nghiên cứu sẽ được giải Nobel về kinh tế. Mình có rất nhiều ý tưởng hay của vấn đề đó, mong có người phối hợp. Mình bận quá thời gian làm cho UNDP và ít quen làm với số liệu kiểu thống kê chi tiết, sẽ nêu ý tưởng với  Harvard.
    EU còn nhiều vấn đề về nợ công nếu cử người liên hệ mình sẽ làm. Tổng thống Mỹ phải nắm rõ ý tưởng đó mới chính sách kinh tế tốt. http://my.opera.com/cachepdo/archive/
Ngày 28/10/2012
Kiểu cái khó chung của mọi nước nghèo là 'làm một cây cầu thường kiểu đơn giản mà thiếu thẩm mỹ, làm kiểu cầu đẹp dây văng thì quá tốn tiền'.
Cây cầu chính để tới một vùng bắc qua một con sông lớn.
Bình luận: Cây cầu thường phá vỡ cảnh quan một vùng rất lớn, sau này kinh tế Đất nước mạnh lên muốn sửa cũng phí.
Cây cầu đẹp sẽ như đắp thêm được 1 quả núi đẹp, nhiều lúc trở thành biểu tượng cả một vùng. Cây cầu đẹp kéo theo cả một khu vực rộng đô thị ngoảnh mặt nhìn, tăng giá trị 'bất động sản'.


Ngày 27/10/2012
 - "Số tiền quyên góp cho bầu cử Tổng thống Mỹ hiện nay đã lên tới hơn 2 tỷ USD".
   Giả sử 'đơn giản' quy định chỉ việc in hoặc 'phổ biến internet' các 'sách lược' sẽ làm của mỗi ứng cử viên khi được bầu rồi phát cho dân xem và chỉ tranh luận truyền hình với nhau thì cũng làm cho mọi người hiểu rõ được.
   Nhưng cái chính là: a/ 2 đảng bị đẩy như 2 hãng cạnh tranh trên thị trường quảng cáo mà nếu hãng này đẩy mạnh quảng cáo thì hãng kia cũng phải lao theo. 
b/ đi vận động tranh cử để tới tận người dân mà 'trình bày năng lực' và 'cầu xin' quyền của họ.
   Điểm (b) thì tốn 1 tỷ USD cũng không sao bởi 'đáng đồng tiền bát gạo', nhưng điểm (a) thì nước Mỹ nên có cơ chế để khỏi leo thang dần chi phí theo các kỳ bầu cử và làm ứng cử viên quá phụ thuộc các 'nhà tài trợ'.

Ngày 26/10/2012
 - Vấn đề bán đảo Triều Tiên cái khó nhất lại chính là 'cái tôi' của người đứng đầu bắc Triều Tiên  Kim Jong-un, bởi thống nhất 2 miền sẽ không còn giữ được quyền lực cá nhân.

Ngày 25/10/2012
- Bầu cử tổng thổng Mỹ.
     Một điểm yếu của đảng Cộng hòa là vẫn cử một người nhiều tuổi đi tranh cử với ông Obama trẻ trung hơn, giống như cuộc bầu cử trước.


Ngày 24/10/2012 
 - Sáu nhà khoa học và một cựu quan chức Chính phủ Ý vừa bị một tòa án tuyên phạt 6 năm tù giam do đưa ra dự báo sai về trận động đất hồi năm 2009 ở L'Aquila.
Bình luận: 
Những yếu tố chính của nghề: 1/ Trang bị khoa học kỹ thuật. 2/ Có cách chọn người 'kinh nghiệm', 'tính cách' và mức 'trình độ' cao. 3/Phối hợp với các ngành liên quan và trong nghề. 4/phương thức lao động, trách nhiệm. 5/Biểu đồ thông báo từng giai đoạn thời gian, từng kiểu khu vực.
Xét những yếu tố đó mới thực thi đúng chứ?

- Hình ảnh "Bà nghị người Italy, Licia Ronzulli đưa con gái 2 tuổi Victoria Cerioli mới biết đi cùng tham gia một phiên biểu quyết tại nghị viện châu Âu ở Strasbourg (Pháp)".

Bình luận:

1/Chính trị ở những nơi khác trên Thế giới nên học điểm đó.
2/ Ở nhiều nước có các gia đình thuê người giúp việc nhà dẫn tới phạm trù 'đạo đức' có nhiều điểm không ổn. Nên gắng tự nuôi con cái và phối hợp nhà trẻ, gắng trang bị 'công cụ' đồ dùng hiện đại giúp trong công việc nội trợ và chuyên nghiệp các công ty giúp việc định kỳ kiểu 'sửa chữa sắp xếp' nhà.



Ngày 23/10/2012
- Bản tin: "Nga có kế hoạch trang bị tàu ngầm Yury Dolgoruky (thuộc lớp Borey) và Tổng thống Vladimir Putin đã trực tiếp đảm nhiệm vai trò chỉ huy trong loạt cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân chiến lược mới nhất của Nga".


Bình luận: Phải chăng sách lược của Nga sai lầm? bởi vì: 

1/Châu Âu ít dùng 'hạt nhân' thì rất cần Nga ổn định với 'hạt nhân' đã rất chênh lệch. Kiểu 'hạt nhân' luôn đi liền với tâm lý bài xích 'dân chủ' và 'quyền con người'.Xu thế văn minh nhân loại là giảm dần hạt nhân.

2/Châu Âu muốn lợi dụng 'tài nguyên' giàu có của Nga.

3/Nga không phát triển được 'sản xuất hàng hóa' cạnh tranh mất của EU bởi do kiểu tích lũy dân cư và tài nguyên. 

4/'Không gian' của Nga bị nguy hiểm bất ổn là phía Trung Đông và phía Trung Quốc. 

Nato tiến sát Nga thì Nga chỉ mất quyền chi phối các nước cộng hòa cũ phụ thuộc, chứ những nước đó 'dân chủ và vững mạnh' có lợi cho kinh tế Nga trao đổi tốt hơn. Nato cứ tự và cũng có giới hạn dừng.

- Với 'hạt nhân' hiện có thì Nga và Trung Quốc khó có chiến tranh tổng lực nhưng vấn đề kiểu lợi dụng 'dân cư' thì lại không mang hạt nhân là đe dọa được. Sách lược của Nga với 'Trung Quốc' là sai kiểu.
- 'Hạt nhân' hiện có đã quá nhiều so với vấn đề can thiệp bộ binh với Gruzia có Mỹ.
Nga đẩy mạnh dùng 'hạt nhân' thì nước khác sẽ dùng vấn đề 'dân chủ - quyền con người' làm thế mạnh chống lại.
Với kiểu 'Trung Quốc' hay Gruzia thì hạt nhân Nga để xem xét thời gian dài sau vẫn đủ sách lược theo biến đổi (Nga giảm hạt nhân hiện có thì vẫn đề Trung Quốc và Gruzia cũng không bị ảnh hưởng kiểu khác). 
5/ Mỹ đối đầu với Nga không vẫn đề hạt nhân với hiện có hoặc giảm, bởi sách lược của thời 'dân chủ - quyền con người'.




Ngày 22/10/2012

- Thế giới có chuyển sang một hình thức chiến tranh lạnh mới không nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Trả lời: sẽ có. Nhưng sẽ chuyển sang hình thức kiểu bất ổn 'thể chế', 'giới hạn quyền công dân'.

Bởi vì:

1/ Cả khu vực Trung Đông sẽ bất ổn lâu dài bởi tư tưởng đạo Hồi sẽ bị các phần tử cực đoan lợi dụng hơn. Các nước Trung Đông khó tìm thấy 'dân chủ' hơn.

2/ Trung Quốc sẽ bị đẩy thành mảng phải chỗ dựa Iran.

Từ đó thị trường của Trung Quốc sẽ bị co hẹp dần. Trung Quốc đã qua thời được lợi thế 'hàng vừa' tràn ngập Thế giới sau thời kỳ 'khủng hoảng' hiện nay (kiểu châu Âu 'lười' một phần do hàng vừa Trung Quốc)..
3/ Cuộc chiến 'dân chủ' ở các nước liên quan trực tiếp với Iran là Venezuela, Cu Ba, Triều Tiên, Trung Quốc và một số nước liên quan gián tiếp bắc cầu kiểu qua Venezuela sẽ trở nên khốc liệt và dai dẳng hơn. 
4/ An ninh của các nước trong mảng với Iran sẽ bị thụ động hơn bởi dù sao cũng tăng cường quốc phòng vì phòng thủ và do chiếm thị phần trên Thế giới kém.
5/ Sẽ có leo thang vũ trang của nhiều nước nhỏ đơn lẻ, ít chỗ dựa mà phá vỡ nền kinh tế của nhiều nước chậm phát triển. Nhiều kiểu xung đột sẽ 'pha trộn' làm Liên Hợp Quốc khó tiếng nói, như: tranh chấp 'biển đảo'...
6/Những nước chậm phát triển và đang phát triển sẽ kém cỏi hơn trong thị trường Quốc tế bởi chính sách thương mại Thế giới' sẽ méo mó và có lợi hơn cho những nước 'lợi thế đi trước'.


Ngày 21/10/2012
- Thời 'khủng hoảng' khắp Thế giới từ 'Châu Âu nợ công' tới châu Á tăng trưởng kém. Thế giới khó gượng dậy một phần do thêm gánh nặng: 1/ chạy đua vũ trang ở nhiều nước. 2/ do nhiều nước tư liệu sản xuất và công lao động đổ nhiều vào bất động sản xây thừa. 3/ do lo dân chủ Trung Đông...
Chạy đua vũ trang thời nay phá kinh tế Thế giới khác thời chiến tranh lạnh, bởi chạy đua vũ trang trước đây chủ yếu Liên Xô và Mỹ, Liên Xô trước đây nhờ tài nguyên, bây giờ xẩy ra ở nhiều nước riêng lẻ tự lo mà phải bớt nguồn tư liệu sản xuất.
'Bất động sản' xây thừa thì 'công sức' của 'người dân - Nhà nước' để ở tiền tiết kiệm đã bị đổ vào xây cái thừa, dẫn tới 'trao đổi' xã hội kém của hàng hóa tiêu dùng.
Cả một Trung Đông rộng lớn nhu cầu trao đổi cuộc sống người dân hơn 10 năm nay kém do xung đột.

Ngày 20/10/2012
- Một phát minh mà làm cho trái đất như trường thọ.
"Công ty Air Fuel Synthetis (thành phố Stockton-on-Tees, Đông Bắc nước Anh) đã chế tạo thành công xăng từ không khí.
Đây có thể được xem là cuộc cách mạng trong việc giải quyết khủng hoảng năng lượng và hạn chế tiến trình ấm dần lên của khí hậu toàn cầu.
Air Fuel Synthetis xây dựng nhà máy thử nghiệm thu hút không khí, trích ly CO2 và điều chế với hơi nước để cho ra 5 lít xăng hồi tháng 8.
Tuy nhiên, việc sản xuất xăng theo cách này có giá thành rất đắt vì cần nhiều năng lượng từ điện lưới quốc gia. Do vậy các nhà sản xuất vẫn tiếp tục nghiên cứu để có giá thành tối ưu."
Điện thì còn được tạo ra từ sóng biển và sức gió...
Một phát minh mà làm cho trái đất như trường thọ. 
Phần lớn nhân dân thế giới lo quan tâm cuộc sống hàng ngày, những xung đột mà ít biết tới sự kiện đó.


Ngày 19/10/2012

 - "Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày (18 - 19/10) nhằm trị dứt bệnh chi nhiều hơn thu".
  Thu nhiều cũng có cái lý để chi đầu tư 'tương lai', thu ít cũng thể hiện 'văn minh' Nhà nước là ít phải can thiệp.
  'EU chưa làm rõ những gì là chạy nhanh quá của 'tương lai' và 'tương lai chung riêng từng nước', những gì là 'văn minh' Nhà nước ít phải can thiệp hoặc trung gian' thì ổn định xong một quãng thời gian khác sẽ nguy cơ lặp lại bất ổn? 
   (EU nếu liên hệ đầu tư, mình sẽ được những đặc sắc giải pháp).

Ngày 18/10/2012

 - Giải đua xe đạp Tour de France suốt một thời gian dài bị Lance Armstrong kìm hãm, công sức nhiều người bị tước đoạt một cách cam phận 'khả năng bản thân'.

 - Tin trong ngày: 'hai bộ trưởng Nhật Bản thăm đền Yasukuni'. Bình luận: a/ 'Có lẽ họ không hình dung được khung cảnh của chiến tranh lúc đó'. b/ Cá nhân họ có ý 'thể chế trên quyền con người'.

Ngày 17/10/2012
 - Câu hỏi: xung đột 'Trung Quốc' với các nước láng giềng gần đây có tác dụng tới đạo đức người dân? 
   Trả lời: nó lấy mất của nhiều người dân các nước sự tôn trọng, 'nhà nước' là nơi tranh dành của nhân dân từng nước với nhau mà không vì tiến bộ chung nhân loài, đối xử nhà nước với nhau tranh chấp kiểu 'cùn - chai mặt'...
  Trung Quốc thì tự phá vỡ nền văn hóa với các nước láng giềng.

 - Tranh luận vòng hai bầu cử tồng thống Mỹ quyết liệt làm cho người dân Mỹ thỏa mãn. Các chính sách ông Obama và Romney được điều chỉnh chi tiết hơn phù hợp hiện tại nước Mỹ, nhưng cũng vì thế mà sẽ đẩy gần kiểu của nhau, ít có sự độc đáo riêng cho từng ông. Tất nhiên, tranh luận sẽ làm quyền lợi mọi người dân  được hai ông gắng thỏa mãn.

    Người dân Mỹ có phần sẽ thích các ứng cử viên theo kiểu 'phong cách' nhiều hơn là tìm được sự 'đổi mới' mạnh mẽ của chính sách, bởi sự 'sáng tạo và khám phá' khó trình bày.
    

Ngày 16/10/2012

   - Ở các nước chậm phát triển cái khó nhất là: 'đầu tư' đúng  và 'quản lý'.
     a/ 'đầu tư':
       - Thường bị bức bách về thúc đẩy khoa học kỹ thuật mà ít đúng tuần tự,
       -  Phối hợp kém của mức sống và sản xuất.
      - Người làm công tác quản lý tác động 'chi phối' theo hướng trục lợi chứ ít đúng chiến lược kinh tế xã hội.
      - Chiến lược tổng thể kinh tế xã hội kém.
      ....
     b/ quản lý:
       - Cơ chế cách quản lý tư liệu xã hội ít tiến bộ.
       - Khó tự chủ cạnh tranh.
      - Đội ngũ cán bộ các khâu ít tỏ được yêu nước vì sự lớn mạnh, chỉ manh múm quyền lợi 'chỗ' mình ít gắn tổng thể, do cách phân chia và thiếu tự chủ sáng tạo.
       - Sự cạnh tranh bên 'trong nhóm' với nhau là lớn hơn sự phối hợp 'tạo nhóm' để cạnh tranh bên ngoài, chẳng hạn: giáo sư lo danh kiểu 'với làng' hơn cạnh tranh với giáo sư nước khác, 'làm quan' vì cái tôi thành đạt lớn hơn là 'tạo sức mạnh' nhóm đó...
   ....
       Ngày 15/10/2012
   - Khi có bình đẳng về kinh tế và trình độ phát triển của các nước trên Thế giới ít chênh nhau thì giảm chạy đua vũ trang. Bởi vì: 
       Khi đó lợi nhuận sản xuất phải dành đúng cho phục vụ cuộc sống và 'đòi hỏi' của người dân, nếu chi quá cho quốc phòng sẽ bị thụt lùi - đánh mất lợi thế.
     Trung Quốc và Nhật Bản có trình độ gần nhau nhưng vẫn chi quốc phòng lớn bởi hai nước đó so với nhiều nước trên Thế giới thì vẫn 'giàu hơn'. Trung Quốc vẫn có 'lợi thế hàng vừa' tràn ngập rất nhiều nước mà 'nguồn dư' tăng chi cho quốc phòng...

Ngày 14/10/2012

  - Phân chia 'lợi ích, lợi nhuận - quyền lợi' còn chưa công bằng trên thế giới thì quá trình tích tụ theo quãng thời gian lại xẩy ra khủng hoảng.
    Kiểu 'tư bản' tích tụ sai dẫn tới đầu tư sai, 'nơi thiếu tiền - nơi thừa tiền'.

  - Tương lai của nước Nga vài chục năm sau là rất khác với kiểu Trung Quốc. Chính sách của nước Nga cứ  chỉ theo thời như thế khó hợp. 

    (mong dịp được liên hệ làm cho nước Nga kiểu 'tương lai').

Ngày 13/10/2012

   - Ở những nước có mâu thuẫn sắc tộc nhiều thì nền 'dân chủ' non trẻ khó giữ được ổn định mà thường lung lay xáo trộn nhiều - như một số nước ở Trung Đông.
     Có lẽ nên chia tỷ lệ 'lá phiếu' cùng một số 'chỗ được bầu' cố định theo độ lớn của kiểu 'vùng sắc tộc'? Còn kiểu bầu 'tổng thống' vẫn cơ chế bình đẳng, không bị ảnh hưởng kiểu 'vùng sắc tộc.

Ngày 12/10/2012

   -  Ít học sinh phổ thông có thể tưởng tượng ra giải Nobel Hòa bình được trao cho Liên minh châu Âu (EU), bởi nghĩ:
   "Một cá nhân được giải thì mọi người dễ noi gương theo phấn đấu vì hòa bình hơn, chứ kiểu những 'tổ chức như thế' thì đương nhiên phải lập ra vì sự 'tiến bộ - văn minh' nhân loại. Có giống kiểu xếp hạng các nước, các trường Đại học, các hãng ... vì hòa bình?".
     
       Mình thì hiểu có khác nhưng tự nghĩ nhiều học sinh phổ thông sẽ nghĩ thế.
       
     
Ngày 11/10/2012
   - Một 'lợi thế' nữa của ông Obama là trẻ trung hơn ông Romney. 
    'Phong cách' là phải đi với giai đoạn lứa tuổi. Khoảng tuổi 20 sổi nổi, tuổi 35 nhiệt huyết khám phá, tuổi 50 triết lý, ngẫm đạo.

Ngày 10/10/2012
  - Bạn muốn trở thành 'nhân tài' thì trước nhất phải: 
    1/ Tự chủ được 'thời gian - cách lao động', có sáng tạo.
    2/ Biết 'sự 'đòi hỏi' của thời đại.
    3/ 'Đường tôn' công danh không phụ thuộc thể chế, có cá tính.
    4/ Đừng phụ thuộc quá kiểu 'cơm áo, gạo tiền'.
        Như thế thì dù ở chân trời, góc bể nào bạn cũng mạnh mẽ được mà không phụ thuộc mức xã hội hiện tại nơi sống.

Ngày 9/10/2012

  - IMF vừa công bố 'dự đoán tăng trưởng kinh tế Thế giới năm 2013 sẽ giảm'.  Bạn hiểu thế nào? trong khi: 
    a/ nguồn nhân lực Thế giới vần nhiều; b/ tài nguyên vẫn chưa cạn; c/ nhu cầu cần tiều dùng mọi người dân không giảm; d/ phương thức sản xuất vẫn đang áp dụng; Thì đáng ra vẫn 'tạo' được nhiều của cải chứ?
    Trả lời, do:
    1/ 'nợ công' ở châu Âu. Hiểu nôm na là Nhà nước chi ít hơn cho kiểu 'dịch vụ xã hội', dẫn tới 'người lao động' khó năng suất tham gia sản xuất và khó được đầu tư 'khám phá sản xuất'. Nhu cầu tiêu dùng của Nhà nước và cá nhân giảm mà giảm lượng hàng hóa mua, dẫn tới giảm 'cung' - giảm sản xuất. Hay là, nhà nước nợ thì gần như đồng nghĩa với có phần cơ sở hạ tầng, dịch vụ là đã phần ở sở hữu của người cho vay.
    2/ Những nước 'nợ công' nhiều gần đồng nghĩa với 'trước đây lao động ít mà hưởng nhiều' - hưởng kiểu đi vay để mua. Dẫn tới 'giờ ngoài phần công được hưởng' thì còn phải làm thêm phần công mà trả nợ. Dẫn tới không đáp ứng quy luật trao đổi của sản xuất 'của năm 2013', làm méo mó 'mục c' trao đổi với nhau trong 'sản xuất - tiêu dùng'.
    3/ Một quá trình dài phân chia và trả công lao động sai trên Thế giới dẫn tới 'lượng' tích lũy sai ở nhiều nơi.
Thể hiện ở: có nơi được 'béo bở'; 'chi dùng nhiều EU trước đây; 'giữ giá đồng Nhân dân tệ và nhân công rẻ; thương mại kém của Thế giới - nước lớn nước nước nhỏ lợi thế bị tranh khác nhau; trong chính các nước chi sai của đâu tư kiểu 'xây nhà bất động sản thừa so với nhu cầu hiện tại'.
    Nhiều xung đột trên Thế giới.
   4/ 'Vốn' của đầu tư trước cho 'khám phá ra cái sản xuất cần' sẽ khó có được - kiểu  'khó được cho mượn chi trước' do: 'mục 1 nợ công'; 'mục 3 tích lũy'.
    
   Ước IMF liên hệ mình làm cho tăng trưởng Thế giới năm 2013.
   
   


Ngày 8/10/2012

  - Thời đại của sức mạnh quân sự Mỹ chi phối Thế giới đã qua. Sau những năm 2000 Thế giới đã đổi khác do sự đi lên của nhiều nước, do trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức con người...
     Thế tại sao Trung Quốc vẫn muốn tỏ sự hùng mạnh quân sự như nước Mỹ giai đoạn những năm sau chiến tranh Thế giới thứ 2 tới năm 2000? Trả lời, do Trung Quốc thấy:
       1- Theo con đường cũ của Mỹ dùng quân sự sẽ chi phối được nhiều nước.
       2 -Mỹ vẫn duy trì và phát triển quân sự. 
       3- Chủ nghĩa khủng bố.
       4- Đấu tranh dân chủ ở các khu vực.
       5- Xung đột kiểu 'đảo'.
       6- Tìm khu vực mới giữa đại dương và chỗ dựa cho các khu vực bất ổn.
       7- Bảo vệ tuyến thương mại.
       8- Phương thức sản xuất.
       9- Nền kinh tế lớn.
   
  Bình luận:
       mục 1: Trung Quốc muốn tỏ hùng cường nhưng không tìm được cách gì mới để tỏ mạnh với Thế giới ngoài cách theo kiểu Mỹ trước đây là xây dựng quân sự mạnh.
        mục 2: Thấy Mỹ vẫn duy trì phát triển quân sự. Nhưng không biết là cách một khối lượng lớn 'quân sự của Mỹ' bị phình ra thời trước và áp dụng được trên Thế giới để tạo lợi thế cho nước Mỹ thì nay nếu co hẹp lại theo 'thời đại' thì bị thừa ra cực lớn.
       mục 3: Thấy Thế giới chi tiêu lượng quốc phòng cho 'khủng bố'. Nhưng đấu tranh khủng bố là 'tự thân từng khu vực' và phối hợp chung Thế giới. Đấu tranh khủng bố thành công chỉ khi từng nước đạt dân chủ và tiến bộ xã hội về văn hóa, lối sống, sản xuất...Kiểu 'một người dân' đấu tranh mạnh và ghét khủng bố khi họ đã có chỗ làm ăn buôn bán nhưng bị bom - 'quyền lợi gắn tới từng người dân'. Chứ không phải vì khủng bố mà phải đẩy mạnh quốc phòng.
        Sai lầm của Mỹ là: 
        a/ ở Iraq là đáng ở đó chỉ đấu tranh dân chủ nhưng lại thành chiến tranh quân sự. 
        b/ ở  Afghanistan thì do:
             -  xem nhẹ những nước muốn lợi dụng kìm hãm; 
             - chưa chuẩn bị tốt chính sách với các nước đang chia rẽ nhau ở Trung Đông, như: Iran, Israel, Pakistan...
             -  người dân đạo Hồi chưa có được cách đạt 'dân chủ' phù hợp mà chỉ kiểu phương Tây; 
             -  không chuẩn bị được thể chế để kiểu sản xuất và lối sống tiến bộ cho người dân Afghanistan. 
             - các nước đạo Hồi chưa thấy và chưa biện pháp được với những mâu thuẫn 'tiến bộ lối sống người dân'. Nguy cơ đạo Hồi bị các phần tử cực đoan lợi dụng mà các nước đạo Hồi phải đấu tranh cho tiến bộ thì bị cuộc chiến của Mỹ che lấp. 
            - bị gắn hai mặt trận Iraq và Afghanistan với nhau.
            - chỉ muốn duy trì thắng quân sự mà xem nhẹ hơn yếu tố sự lạc hậu 'kinh tế - văn hóa xã hội' của Afghanistan, khó có biện pháp đổi mới cho người dân. Những 'bộ lạc - vùng nông thôn' khó tiếp cận được văn hóa và cách sản xuất. Mỹ khi đánh bại  Taliban phải thì chính quyền mới phải 'văn hóa' và 'sản xuất' được, nhưng người dân nhiều chỗ chỉ thuốc phiện. 
          Nông thôn Afghanistan đất đai khó liên kết sản xuất thì chính quyền mới lúc đó triển khai ngay 'khoanh vùng' sản xuất khai thác tài nguyên phục vụ cuộc sống người dân thì xã hội Afghanistan  đã tốt hơn nhiều.
            - ....
        
       mục 4: Đấu tranh 'dân chủ' dẫn tới xung đột ở những khu vực. Nhưng dù sao thì đấu tranh dân chủ cũng xuất phát tự chính mâu thuẫn trong thể chế. Các nước bên ngoài can thiệp được do 'lợi dụng'. Chứ không thể dùng quân sự lớn đi áp đặt dân chủ mọi nơi trên Thế giới được, mà thường áp dụng tổng lực của sức mạnh mềm...
     Ở Libi là có sự đồng thuận cao nhiều nước...
     Dân chủ tốt và thể chế vững mạnh thì ít bị can thiệp quân sự, ít bị nước khác chi phối.
     Không thể thấy bị xung đột 'mùa xuân Arab' mà dùng phát triển quân sự.
   
 mục 5: xung đột kiểu 'đảo' 
    - 'Đàì Loan' và Trung Quốc do mâu thuẫn hai thể chế CNXH và CNTB thắng thua.
   -  Biển Đông không đủ chỗ cho phình quân sự của Trung Quốc; Trung Quốc không bao giờ thắng được do cách phòng thủ các nước và mỗi liên hệ tiến bộ trên Thế giới.
  - kiểu với Nhật bản về 'đảo' không thể leo thang để đổ quân sự cực lớn mắc kẹt ở đó.
 -  chiến tranh 'đảo' dẫn tới thiệt hại lớn cho các bên khi hai nước tuyên bố tình trạng chiến tranh.
-...
mục 6: 
 - sự tiến bộ của nhân loại không để các nước tự độc chiếm đại dương mênh mông. 
  Các nước hay khu vực bất ổn thường mang lại ít quyền lợi, chủ yếu do xung đột trong nội tại thể chế. Xu hướng tiến bộ nhân loại thì các nước nhanh chóng tự lập bình đẳng, ít bị các nước lợi dụng tranh dành ảnh hưởng.

mục 7:
 Quan hệ kinh tế và tuân thủ tiêu chí Liên Hợp Quốc thì tự bảo vệ quyền lợi nước mình tốt hơn. Xu thế các nước trên Thế giới 'dân chủ - tiến bộ' thì không có kiểu quan hệ lợi ích 'độc quyền' và tranh dành ảnh hưởng phải bảo vệ.

mục 8: 
  Chưa tiến bộ 'phương thức sản xuất' cho mọi nước thì nhiều nơi xung đột, mâu thuẫn quyền lợi, nhưng không vì thế mà Trung Quốc dùng sức mạnh quốc phòng để can thiệp được. Thời trước Mỹ dùng được do 'thể chế - dân trí' nhiều nơi chưa tiến bộ.
 .....
  mục 9: nền kinh tế Trung Quốc tuy lớn nhưng chia thu nhập đầu người chưa cao,  chưa có sức mạnh khoa học công nghệ, quy trình sản xuất còn kém. Khi 'ngoại tệ' dư nhiều thì do kiểu khó đẩy vào 'quy trình sản xuất' mà dễ trích phần dành quốc phòng.
         
Ngày 6/10/2012
  - Làm lãnh đạo ở 'nhiều nước chậm phát triển' cách dễ là thường chú trọng công tác cán bộ từ trên xuống dưới và phân chia nguồn vốn, chứ cái khó nhất là tạo 'cơ chế' và 'nguồn lực' xã hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển cạnh tranh được với các nước trên Thế giới thì thường để tự nhiên hoặc không biết bắt đầu từ đâu, cái gì.


  - Chính sách 'thắt lưng buộc bụng ở châu Âu' ? 


    Cái chính là có những 'những người' mà Nhà nước phải  chi phần nuôi và phục vụ, đó là những người kiểu  'hưởng lương hưu (a) và cần chính sách an sinh xã hội' (b). Họ chính là những người trước đây lao động có phần tích lũy góp tạo ra xã hội và xã hội nay phải trả bởi kiểu hứa trả dần về sau. 'An sinh xã hội' là cái xây dựng 'gắn kết chung' và cũng là phần cam kết trả, như: 'đường sá sẽ tốt hơn', 'sinh hoạt văn hóa' tốt hơn, mức được chăm sóc sức khỏe...

   Những người xã hội không phải trả kiểu hưu trí và dù họ chưa đóng góp lao động gì cho xã hội thì họ vẫn có quyền hưởng 'an sinh xã hội', đó chính là tồn tại của lớn mạnh Đất nước.
   Châu Âu dù đang 'nợ công' thì vẫn phải thực hiện trả thêm hai cái:  'nợ hưu trí' (a) và 'mức an sinh xã hội' (b) - ở mức nào đó.
    Xẩy ra biểu tình là do không chịu trả  'a b' đúng, thất nghiệp lớp lao động mới và 'hưu trí' không đủ chi tiêu.
   'Thắt lưng buộc bụng' có phần ăn bớt của 'a b' để trả nợ, khác với phần giảm những chi tiêu chưa đúng của nhà nước hoặc chưa hợp thời.
    Nhưng  'a b' cũng có mức phải trả nợ bởi trước đây đã được ưu ái lợi thế gì cho chi tiêu hào phóng của chính phủ, như: kích thích kinh tế tạo nhiều việc làm, hưởng sinh hoạt văn hóa cộng đồng do chi nhiều.
     Sản xuất kinh doanh phát triển tốt để thu thuế mà trả nợ, người tham gia lao động mà phục vụ cuộc sống và đảm bảo 'a b'. 

     Vậy cái khó của sản xuất kinh doanh Đất nước khi: 1/ phần dư của cải sản xuất bị thu hết mới đủ trả nợ và không còn đủ tái sản xuất; 2/ Khó có vốn đầu tư để sản xuất.

     Vấn đề 'vốn đầu tư để sản xuất' thì chỉ cần không phải trả hết nợ theo thời điểm thì vẫn đủ, nhưng nợ cho kéo dài ra thì bao giờ trả hết?
     Mức tạo ra gì thu được thuế thời nay, 'tạo sản xuất kiểu gì', cách thỏa thuận cân đối lại chính xác nợ và thời gian, 'vẫn phát huy được lợi thế gì', 'hoạt động Nhà nước', 'những gì không phụ thuộc', 'những lớp người không ảnh hưởng - ít ảnh hưởng - ảnh hưởng nhiều', 'lợi thế gì của hiện tại có' do nợ đã chi đầu tư,...chỗ nào  phải đẩy mạnh sản xuất, chỗ nào cắt giảm...EU phần và chỗ nào phải chấp nhận thiệt hại ra sao?...'sản xuất của cả EU phải đổi mới như thế nào thị trường từng nước'...
    Rất dài...EU liên hệ đầu tư mình sẽ làm được.


Ngày 5/10/2012

  - Vấn đề 'vàng' ở những 'nước đang kém phát triển'.
    Khi cơ chế xã hội kém sẽ nhiều người có thu nhập 'lợi nhuận tiền T' không đúng với 'quy trình trao đổi sản xuất tạo ra', như: 'được đầu tư béo bở', 'phong bì', 'lợi ích nhóm'...Từ đó phá vỡ 'trao đổi đúng giá trị', không cạnh tranh được sản xuất, không có tái đầu tư được cho sản xuất...
    
    Khi một đất nước mà 'tái đầu tư cho sản xuất' kém thì lượng tiền 'T' nêu trên bị các cá nhân cất trữ bằng cách mua 'vàng'. Cái chính là nếu nước đó phải nhập vàng thì nếu 'T' trị giá 1 tỷ $ dùng mua vàng cất đi thời gian dài trong 'két' các cá nhân thì chẳng khác gì 'nguồn tư liệu'của Đất nước trị giá 1 tỷ $' bị bớt ra. 
    'Nguồn tư liệu' là cần trôi chảy đúng theo quy trình phát triển của Đất nước nhưng đã bị rút ra. Nếu 'T' sau 10 năm mới dùng đến thì ta nói giai đoạn này đất nước bị rút ruột 'T'. Cái nguy nữa của 'T' là người có nó hay dùng để chi ra của 'mua hàng nước ngoài' chỉ phục vụ chủ sở hữu 'T', kiểu dịch vụ và thường chỉ chi ra khi 'lợi dụng theo' xã hội.
   'Tham nhũng T' tạo thu nhập béo bở cho lớp người có được nó, nhưng ở những 'nước kém phát triển' thì tham nhũng T rút ruột Đất nước ra còn bị kiểu 'cất giữ ở các đảo hoang'.
   Thường thấy kiểu dùng T chỉ giàu kiểu ngôi nhà biệt thự và tiện nghi, còn vốn 'ngầm' gấp nhiều lần thì kiểu cất dấu ở 'đảo hoang'.
   'T' ở đây phá vỡ quy trình sản xuất, lấy mất quyền lợi của người khác và 'T' ở đây chẳng khác gì Đất nước một năm làm ra trị giá 50 tỷ $ những có 10 tỷ $ bị quẳng cất dấu ở 'các đảo hoang' chưa rõ ngày về, về đâu.


   Trên Thế giới thì 'T' có được do 'lợi thế' hay 'lợi ích nhóm' ở Mỹ có phần khác ở những nước như Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc, Hy Lạp... là vậy.

Ngày 3/10/2012

   - Cái khó của nhiều nước là nền dân chủ tốt thì khi người đứng đầu Nhà nước được bầu luân phiên sẽ khó duy trì được những người luôn nối tiếp đường lối theo hai kiểu là: 1/tranh dành đối kháng với nước khác,  hoặc 2/ tự lý luận con đường đi riêng của đặc điểm hình thành thể chế Nhà nước đó mà sợ xu thế chung của phát triển của Thế giới lôi cuốn thay đổi. 

    Từ đó, sẽ vướng mắc của 'dân chủ' mà 'áp đặt bầu cử bằng cách thêm những quy định' làm khó vận hành thể chế và khó chọn lựa, người được bầu ra khó thỏa mãn người dân. Dễ xuất hiện kiểu bị dư luận xem là gần kiểu 'độc tài'.

    Thể chế đó chỉ tồn tại theo thời gian khi: 1/ Đất nước đó có tài nguyên làm 'lợi thế' hơn nước khác mà cân đối được sản xuất cùng lối sống người dân. 2/Thế giới có chệnh lệch về sự phát triển 'giàu nghèo' ở nhiều nước 3/ Thế giới có nhiều kiểu xung đột. 4/ xuất hiện nhân tài kịp xây dựng thành công lý luận con đường.



Ngày 2/10/2012

 - 'Quyền lực' và 'danh tiếng' của rất nhiều người trên Thế giới có được do chiến tranh, nhiều người dân ở Trung Đông cũng tìm tới quyền lực bằng 'khẩu súng'. Phần lớn công sức nhân loại còn loay hoay gìn giữ hòa bình.
   Khi phần lớn số lượng người trên Thế giới 'quyền lực' và 'danh tiếng' của con người có được là do 'trí tuệ và văn hóa' thúc dùng đẩy tiến bộ xã hội thì nhân loại nhanh 'văn minh'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét