Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Giải pháp chống ngập đường phố sau mưa

 

         Giải pháp chống ngập lụt tuyến phố ở thành phố Hồ Chí Minh:

      (Lê Thanh Đức;  làm theo vấn đề cần cho xã hội, đề xuất tổng hợp trao đổi các ý tưởng với đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ chí Minh; 30/5/2020)  

     1/ Quan sát vùng tuyến phố P ngập lụt khi bị mưa: Ta thấy có những vùng nhỏ trong đó có những mức độ ngập khác nhau; ký hiệu là: vùng v1, v2...vn. 

     Khi ngập lụt thường ngập cả các sân, ngõ nhỏ, tầng trệt các nhà thấp...xung quanh phố P, mà con đường P xuyên qua thường là thấp và nối thông nên thường ngập nặng nhất, ký hiệu phố ngập từng đoạn là p1, p2...pn. 

     Chú ý: độ sâu mức ngập (mức nước dâng cao) của các v1 hay p1 là khác nhau; chẳng hạn: 200m chiều dài của đoạn phố p1 có thể ngập sâu 30cm, 2000m2 của vùng sân chung cư v1 và 50 nhà dân trong vùng v1 là ngập sâu 50cm....


       2/ Hình dạng và những giới hạn nào để chia ra các vùng như v1 v2...p1 p2...? 

      Ta thấy các chung cư, các nhà dân, các con đường ngõ phố...là được thiết kế nhiều hình dạng trên mặt đất. Nước mưa chảy thông nhau các vùng tuỳ thuộc độ cao các mặt sân, các mương cống...và quan trọng là những cái 'eo hẹp' giữa các vùng.

       Các 'eo hẹp' là gì? chẳng hạn: 2 tuyến phố tuy rất dài với nhiều nhà dân hay khu chung cư nhưng giữa chúng là các mặt bằng sân rộng mà nước chảy tràn dễ, hay nối cống thông tốt thì đó chỉ là một vùng v1. Ngược lại chỉ 2 chung cư xây sát nhau nhưng khe (khoảng thông) sân giữa chúng quá hẹp, hoặc cống cạn...làm nước mưa của mỗi khu chảy sang 2 bên mà không chảy hoà vào nhau (hay chảy phần ít) thì ta cũng có đó là 2 vùng ngập khác nhau v1 và v2 (tương tự có kiểu ngõ phố p1 p2...). 


      3/ Miêu tả quá trình ngập như hình ảnh các khối xếp lên nhau, mà mỗi khối nhỏ như các vùng v1, v2...vn..p1 p2... 

       Ta thấy cùng lượng mưa thì các khối v1 hay v7 ...v8 sẽ mức ngập khác nhau, do: 

       - Hình dạng các v là khác nhau, v2 mà nhà sát nhau nhiều thì nước đổ xuống nhanh đầy sân hẹp và đường xung quanh, khác với v3 có sân rộng. 

      - v3 mà nền sân cao hơn v4 và thông cống nối thì nước chảy sang làm ngập v4 trong khi v3 chưa ngập. 

      - v6 có nền tuy thấp hơn v4 nhưng có eo hẹp cản trở thì có thể v4 đã ngập nhưng v6 chưa.

       Vậy mức ngập sâu hay cạn cùng lượng mưa chủ yếu là:

       (1) kiểu mái nhà mức rộng, bờ nền cao dồn xuống chỗ thấp hẹp bao quanh (thường là đường phố, ngõ...). 

       (2) mức thông nhau (chủ yếu cống, sân...), hay kiểu 'eo hep', độ cao ....của các v với nhau. 

      Quan trọng: mức thông nước vào ra (như nguyên tắc bình thông nhau). 

 

       4/ Cách chống ngập đoạn phố p1 của tuyến phố P hiện nay thành phố làm, nhưng chưa hiệu quả là: 

       (1) tìm cách ngăn nước đổ về, đổ vào; (2) làm cống, hay kênh để khơi nước chảy ra; thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chảy ra thì người ta tăng thêm máy bơm. 

       (thực tế thì biện pháp tốt là quy hoạch đô thị, kiểu như đừng tạo mái nhà chiếm diện tích quá lớn vùng đất v, nhưng chỉnh sửa lại đô thị là quá tốn kém). 

        Vì vậy: khi làm tốt cách chống ngập đoạn p1 (cũng tương tự v1) thì thường xẩy ra hiện tượng: 

       Nước các vùng v2, v3...kế cận sẽ đổ mạnh vào vùng v1 có p1, bởi p1 hay v1 bị rút cạn. 

       Các vùng ở xa hơn nữa là v4 v5 thì nước trước đây chủ yếu chảy ra theo cống c4 c5 nào đó thì nay sẽ chảy tràn phần lớn vào v2 v3 ..để sang v1. 

       Khi đó muốn rút cạn nước mưa đoạn phố p1 (như vùng v1) thì như phải rút cạn nước cả v2 v3 ...v7 v8 vn chảy về. 

      Mặt khác xẩy ra tình huống: muốn rút nước ở đoạn phố p1 thì làm cống thoát và gắn máy bơm tăng tốc độ thoát, khi máy bơm hay thêm cống rút nước ở p1 hay vùng v1 ra thì lượng nước này sẽ chảy theo cống, lượng nước này sẽ chảy sang cống của vùng khác như v3 v4...mà làm cống các vùng khác đầy hơn, nước ngập của v3 v4...lại thoát theo cống chậm hơn, thậm chí có thể tràn vòng ngược kiểu v4 sang v3 sang v2 lại về v1.


      5/ Đề xuất cách chống ngập hiệu quả là: 

      5.1/ Tất nhiên, điều đầu tiên là quy hoạch đô thị (làm tốt nhất có thể mọi quy hoạch thành phố bước đầu), để khỏi phải sửa sau này.

      5.2/ Lắp dạng 'ống cống', chẳng hạn như 'ống to bằng gang sắt' nhà máy nước sạch hay dùng bơm nước để dùng máy bơm mà bơm nước ngập ở p1 (hay v1) ra, đầu ra của ống cống đặt ở vùng xa hơn v2 v3 v4 v5...(đặt qua, đặt quá); chẳng hạn: có thể đầu ra đặt ở vùng v20 là kênh, hay cánh đồng, hay vùng quy hoạch tốt hơn của phố P20 mà lượng cống luôn thoát nước tốt. Ống cống kín từ đầu vào tới đầu ra.

      Thẩm mỹ 'ống cống to' (có thể đường kính 80cm hay 1m, kéo dài có thể vài trăm mét hay vài km) thì: có thể đặt dốc giữa giải phân cách tuyến phố (đoạn quày của giao thông sang đường thì đặt chìm), hoặc đặt chìm dưới đất cả tuyến mà làm bể gom đoạn p1 mà bơm rút, có thể đầu ra cũng có bể bơm...hoặc có thể bơm 'ống cống' tới hồ nào đó xung quanh mà thấy chứa phù hợp. 

       Chú ý: 'ống cống bằng gang sắt' có thể thay bằng 'cống bê tông' nhưng phải kín vượt tuyến qua các vùng v2 v3...vn ...p6 P8... 

        5.3/ Bây giờ ta phải tính toán lượng nước mưa ra sao của các vùng v2 v3 v4...kế cận mà khi p1 hay v1 có ống cống lắp máy bơm hút cạn?

        - Nếu v2 là sân rộng của chung cư mà ngập ít thì cứ để ngập tạm thời thời gian ngắn. Nước ở v2 sẽ chảy theo đường cống riêng vốn đã tự có. 

        - Nếu v2 là vùng cũng quan trọng, mà cũng phải chống ngập cấp bách thì xem xét quy mô máy bơm và ống cống để hút nhanh được nước ở v1 + v2. 

       - Không để lượng nước ở v2 v3...tràn sang v1 thì ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật như:

         Tạo eo hẹp nơi nước sân rộng (như chung cư) v2 chảy vào v1, nhà kín mặt phố mà nước vùng v3 chảy sang hướng khác, không đổ ra đường; tạo hay khơi xây mương cống mới cho vùng v2 v3...; mương cống của các vùng v2 v3 không chảy chung ra mương cống của đoạn phố p1 (v1)...sân của chung cư A không được xây quá cao và dốc để đổ hết nước ra chỗ khác, tăng độ lớn của mương cống trong ngõ phường và chuyển hướng rút của nơi mật độ dân cư cao, nơi mật độ dân cư cao khuyến khích mỗi nhà có khoảng sân chứa nước 'mái nhà mình' (có thể kèm bể chứa nước mưa, chum vại....).... 

         Có tuyến phố vỉa hè quá cao? 

        -Quy hoạch quy định hình dáng các toà nhà lớn cũng là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng, móng nhà trải dài cả trăm mét với sân rộng, án ngữ các tuyến phố ...có thể thay đổi tính chất lối thoát nước của các vùng v. Có thể tuyến phố trước toà nhà đó không ngập nhưng gây ngập ở các v khác, hoặc áp dụng tốt thì ngăn ngập cho các v hay p. 


        6/ Quan trọng nhất của giải pháp dùng máy bơm rút nước qua 'ống gang sắt lớn' để chống ngập đoạn phó p1 hay vùng v1 ...là gì? đó là: 

       6.1 / Tính toán lượng nước các p2 p3 hay v2 v3 ...v9... lân cận . 

      Thực tế thường có phần lượng nước v2 chảy sang v1 thì v2 mới không bị ngập, khi ta dùng biện pháp kỹ thuật rút nước v1 mà lại ngăn v2 chảy sang thì v2 lại tự ngập. Có thể v1 bị nước đổ dồn từ nhiều v về. 

      Ta tính toán sao cho khi rút nước ở v1 mà ngăn bớt nước ở các v khác đổ vào v1 (như v2 v3...v11) thì các v đó (tức v2 ...v6...) sẽ có nước dâng cao hơn nhưng ở mức chấp nhân được, tức là v5 có thể bị ngập 10cm nhưng thời gian nước rút nhanh (chỉ ngập 10 phút). 

       Có thể chống ngập p1 với v1 thì có thể phải kèm theo rút nước máy bơm cả p2 v2 ...mà chỉ dùng biện pháp kỹ thuật ngăn bớt nước từ v3 chảy đổ sang v2 (ở trường hợp này không cản trở bớt nước từ v2 sang p1 v1). Phải kèm cả v2 p2 thì tăng độ lớn đường kính ống cống lên, tăng công suất máy bơm lên... Có thể chống ngập p1 v1 thì ta phải kết hợp chống ngập ở v12 nào đó cách xa v1 vì sao vậy? vì v12 chẳng hạn là vùng rất rộng, nước ngập nhiều (có thể chứa của v từ v13 tới v100 đổ vào) mà phía v1 quá thấp hơn nên nước len lỏi tràn qua v10 v9 ...v2 sang v1. v12 có thể là vùng giáp kênh bị tràn (nước của mức cả quận), thì phải bơm rút kênh chống ngập. 

        Nếu không khảo sát, quy định quy hoạch kế tiếp, chi li của nhiều v....thì khó chống ngập đoạn phố p1.

        6.2/ Những gì sửa được quy hoạch thì sửa, những gì quy định mới thì quản lý cho tốt. 

        Có thể những vùng v5 hay v6 nào đó ta quy định quy hoạch là diện tích mái nhà chỉ phủ bao nhiêu % đất vùng đó (đất vườn, ao nhiều càng ít ngập, mức cho xây số lượng nhà...)., hay vùng v7 làm công viên...Những vùng v mà có đường phố rộng cũng đỡ ngập cho p1 v1 (mọi v có nhiều tuyến phố bố trí mương thông).

         6.3/ Quy hoạch mới là rất khó cho những vùng đã bị chen chúc cũ.

          Nay ta tìm cách duy trì những vùng công viên, ao... nhà cao chứa nhiều dân (giảm diện tích mái)...mà giảm áp lực nước ngập các vùng đó, có thể làm nơi chứa nước, rồi từ đó ta áp dụng biện pháp kỹ thuật để 'bẻ lái' nước chảy rút từ xa qua các v. 

        Không cần phải cấp thiết làm cho bằng được một cái ao chứa kề p1 mà quá tốn kém. 

        6.4/ Quy hoạch là thường có sai từ trước, nay chen chúc thêm. 

       Giải pháp chống ngập p1 v1 đôi lúc còn phải chấp nhận hơi ngập một nơi khác để cứu p1. 

       Chẳng hạn: một khối dân cư B mà nhà dân che mái hết, khi mưa nước chỉ chảy ra mương nhỏ dọc ngõ, một lúc dâng tràn ngập lên cả đường ngõ như một mương to, rồi mương to đó nước chảy ra phố p1 ? Khi đó phải tìm hướng thêm của mương cống vB, cản bớt nước đầu ngõ chảy vào p1 (chấp nhận ngõ ngập 10cm sẽ lên 15cm).

        Chống ngập ngõ ở các phường thì thường phải có đường mương cống xuyên chéo qua.

        Hai tuyến phố có thể p1 ngập giảm chỉ còn 10cm trong thời gian ngắn, nhưng tuyến phố cách đó vài v trước không ngập thì nay có thể ngập 5cm (vì biện pháp kỹ thuật áp dụng các v).  


        

         7/ Do đô thị thường là kế tiếp của quy hoạch từ trước, nay mở thêm, chen chúc.

         Những vùng như v1 v2 ...vn....các đoạn phố như p1 ...P ở trong thành phố là như bị lạc giữa 'ma trận' các v và p với hình dáng phức tạp, biến thiên, biến dạng nên lượng nước mưa ở các v và p như các 'vũng nước', 'túi nước', 'ao nước'... chứa nằm lọt, bị vây nằm lọt, nước chảy vòng vèo bị bao vây dâng thành vũng giữa các nhà các ngõ khó tìm lối thoát. 

          Phức tạp của đô thị chen chúc, ngoằn nghèo các ngõ phố....mà sẽ tồn tại các kiểu 'ao nước', 'túi nước', 'vũng nước'...(ký hiệu AO) ở những khu vực trong thành phố. 

           Các AO này là rất khó khơi thông để rút cạn ngay theo lối mương cống thường.

          Chẳng hạn: một AO1 ở giữa phường C, dù nền đất rất cao, nhưng xung quanh dầy đặc các ngôi nhà, các tuyến phố vây quanh phức tạp....thì mương cống ở đó sẽ rất ngoằn nghèo lối chảy mới nối được từ AO1 sang phường D có kênh thoát rộng, dù hai phường C và D kề nhau.

          Để mương cống tự nước chảy rút AO1 thì phải chờ thời gian rất lâu, ngập lụt thời gian lâu, phải tuần tự nước rút đi ở các v và p. 

         Muốn chống ngập lụt nhanh ở v1 p1 thì phải tìm cách 'múc', 'cẩu', 'chở'...lượng nước ngập AO1 ở vị trí đó chạy ra đổ nơi kênh ở phường D (như các tẹc xe ô tô chở nước AO1 đi, máy bay trực thăng cẩu khối nước AO1 đi đổ như máy bay chữa cháy rừng...). 

         Giải pháp: (1) kiểu cống gang sắt và kèm theo (2) 'biện pháp kỹ thuật các v' là thay tẹc xe ô tô, máy bay cẩu nước...để lấy đi nước các AO.


       8/ Quan trọng:

      Tuyến phố P hay bị ngập, xây dựng hệ thống mương cống ra sao?

      Nếu có vỉa  hè, dải phân cách trồng cỏ ta thì dưới đó làm mương cống bê tông  kín rất lớn (chẳng hạn: rộng 2m sâu 1m; ký hiệu là MC), có lỗ thoát nước trên đường xuống để gom nước rồi mới lắp máy bơm và có tuyến ống 'gang sắt' riêng bơm cẩu nước đi xa.

      Có thể làm 2 hệ thống mương cống lớn 2 vỉa hè 2 bên hoặc đường không có vỉa hè thì làm cống lớn dưới lòng đường.

       Giả sử tuyến phố P dài 1km mà ta làm được cống rộng 2m sâu 1m thì cả cái cống dài sẽ như bể nước chứa được 1x2x10.000 = 20.000 m3 (hai mươi nghìn mét khối nước). Khi đó nếu mưa rào 30 phút thì chắc chắn tuyến phố P cũng không ngập quá sâu được, dù bị nước các v nơi khác dồn về (cũng không dồn kịp đủ lớn để dâng). Mưa cực lớn thì sau 30 phút có thể tuyến phố P mới bắt đầu dâng ngập (vì 30 phút đầu MC chứa hết) thì khi đó người dân cũng đã kịp thời đi qua mà chạy về nhà.

       Cả thành phố phải khảo sát xem do quy hoạch đô thị không sửa được nước tự trôi chảy ra mà tồn tại bao nhiêu AO để làm các hệ thống mương cống MC chứa gom chảy rồi dùng máy bơm và cống 'gang sắt' cẩu nước ra (bơm rút ra). Các máy bớm để hút nước ở các cống MC là đặt cố định lúc xây dựng (không phải đi thuê) và công suất máy bơm cũng không cần phải quá khủng (có thể vẫn cần một số máy bơm khủng, nhưng phần nhiều chỉ máy lớn là được).

          Nếu phố P mà dốc dài, dẫn tới nước phía cao đổ quá nhiều xuống một phía trũng thì ta dùng 'biện pháp kỹ thuật' ngăn bớt đi (chẳng hạn: chia nửa ra; lái nước cống phía trên sang hướng khác)

       Máy bơm có tác dụng rút nước MC ở các P ngay cả khi hết mưa, hết ngập mặt đường P.... để làm cạn rỗng MC (kể cả khi không mưa thì thỉnh thoảng dùng máy bơm cỡ nhỏ hơn làm cạn nước thải trong MC- cách loại bỏ máy bơm nhỏ trình bày ngay dưới).

         Chú ý thiết kế của MC: mương cống MC để gom nước tuyến phố P là lớn, chẳng hạn kích thước rộng 2m sâu 1m và có chỗ lắp máy bơm khá lớn để rút nước AO. Khi mưa lớn thì nước có thể đầy, khi không mưa thì chỉ chứa ít nước thải nếu để lâu sẽ ứ đọng trong MC gây bẩn? nếu chỉ cống MC sẽ phải vận hành thêm máy bơm nhỏ thỉnh thoảng rút nước thải ứ đọng (tức 2 máy bơm). Để giải quyết tình trạng này thì ta thiết kế mương cống MC như sau: MC là dạng hộp bê tông 1mx2m thì phía trên có đổ máng bê tông bám theo (hình chữ U hở; có thể 50cmx40cm) để gom nước thải, và vì ở phía trên và hở nên bình thường thì nước thải vẫn chảy thoát, khi có mưa ngập sẽ tràn xuống MC. Hình dung: MC là hình hộp lớn thì máng như hình chữ u hở bám chạy dọc theo MC ở góc phía trên (xem hình vẽ dạng MC ở dưới). MC thiết kế như thế ta chỉ phải dùng một máy bơm khi có mưa ngập, còn bình thường thì nước thải chảy ở dạng 'máng cống' như cống mọi khu vực.

     

        Vì sao phải khảo sát tổng thể? vì như thế xác định được luôn tồn tại các vùng AO, chữ nếu ta chỉ chữa cháy một AO nào đó thì sẽ dễ xuất hiện các AO1 nào đó gần kề. Tức là bắt buộc thành phố đã phải tồn tại một số AO nào đó rồi, do quy hoạch từ trước.

       Thành phố thuê công ty CT nào đó chống ngập, nhưng họ làm không triệt để mà duy trì bắt thuê (kiểu tính m2 thu tiền chống ngập), ở đây ta dùng giải pháp tổng thể thì xây dựng và lắp máy luôn (một tổng chi phí xây dựng).

       (thảo luận, ngày 8/6/2020 ; bổ sung thêm mục 8); 

     

        9/ Vậy tổng thể của giải pháp là:

       (1) khảo sát các v, xác định các phải tồn tại AO số lượng bao nhiêu, ở các 'vị trí' nào; (2) 'biện pháp kỹ thuật'; (3) hệ thống mương cống gom MC (như dạng bể chứa dài lớn);  (4) máy bơm và cống 'gang sắt' - bơm cẩu nước trong MC ra xa; 

       10/ Có thể không phải dùng máy bơm to (dạng bơm khủng) và không dùng thêm  kiểu 'ống gang sắt' cỡ lớn để bơm nước ra xa (từ đó giảm tốn kém)? để thực hiện được điều  đó thì:

    (1) Xây dựng cống MC lớn và sẽ có tác dụng như bể chứa, chẳng hạn tuyến phố p1 (của vùng v1) có cống MC1 cao 1m rộng 2m dài 1km thì sẽ chứa được 20.000 m3 nước, khi đó mưa 30 phút sẽ không dâng ngập tuyến đường.

    (2) Thực hiện 'biện pháp kỹ thuật' để nước mưa ở các v2 v3...kế cận không tràn sang v1 khi v1 có bể chứa dạng cống MC1 (MC1 rút nhanh nước v1).

  Tương tự để mương cống (ở đây dạng mương cống bình thường) của tuyến phố p2  (p2 là tuyến phố kế tiếp phố p1) vẫn chẩy nước bình thường mà không dồn sang p1 khi p1 có bể chứa MC1 rút nhanh.

  Hình dung: phố p1 thì tiếp theo phố p2, mà phố p1 thường ngập nặng. Ở phố p1 ta làm mương cống dạng MC1 rất to (dạng hộp có mương máng nhỏ chữ u chạy góc trên ở trong) thì ở phố p2 ta chỉ làm mương cống nhỏ bình thường (ký hiệu bt). Khi đó có thể máng chữ u trong MC1 nối mương cống bt của p2.

    Ở chỗ nối của MC1 (của phố p1) và mương cống bình thường bt (của phố p2) ta làm tấm vách ngăn, bình thường thì mở vách ngăn ra cho thông. Khi mưa xong nước nước ngập đầy MC1 thì chỗ giữa p1 và p2 ta lắp vách ngăn và dùng máy bơm nhỏ rút dần nước trong MC1 qua mương cống bt của p2 nối thông mà chảy ra kênh ra sông.

     Vậy tính toán kỹ ta chỉ cần làm:  MC, 'biện pháp kỹ thuật' và máy bơm nhỏ là cũng chống ngập được. 


      (Lê Thanh Đức)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét