Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Tranh luận vấn đề cải tiến tiếng Việt

Mời các bạn xem mình giải thích mọi vấn đề của ‘tiếng Việt’, xem xong bạn sẽ hiểu rõ mọi vấn đề, sẽ biết tiếng Việt hay ở chỗ nào; sẽ biết đúng sai của mọi ý kiến…
Dự luận quan tâm ‘cải tiến tiếng Việt’với diễn giải của PGS Bùi Hiền là: “Sẽ rút 38 phụ âm còn lại 31. Chữ “Nghi” chẳng hạn thì 4 ký tự mới ra được 1 chữ như hiện nay, nhưng thay bằng chữ “q” khi quy cho nó giá trị bằng “ngh” và chỉ cần ghi “qi”.
Ví dụ “chanh” và “tranh” sẽ được viết chung là “canh”.
Hiện nay chữ “chanh” trong đầu ta mặc định là quả chanh, còn “tranh” là bức tranh - đấy là chúng ta gán cho nó chứ bản chất gán chữ nào cũng được. Giờ ta viết là “quả canh” thì trong ngữ cảnh đó không ai nói hay hiểu sang nghĩa bức tranh được cả, hay ngược lại viết “’bức canh” thì không ai nói hay hiểu sang nghĩa quả chanh”
Mình giải thích vấn đề ‘tiếng Việt’:

1/ Chữ viết là diễn đạt lại cách nói, não của con người hoạt động như dạng tính toán máy tính. Bạn hãy xem cách máy tính tính nước đi của các quân cờ: Giả sử khi bạn đi ‘quân hậu’ thì đối phương sẽ tính toán có bao nhiêu biến đi tiếp theo của các quân sao cho chọn hướng đi tối ưu nhất, ta gọi mỗi hướng đi là các nhánh (trong chơi cờ gọi là các ‘biến’) và các nhánh đó có tiếp theo nhiều nước tiếp theo. Máy tính sẽ tuần tự giải quyết – tính toán các nhánh để tìm ra nhánh đi tối ưu nhất và chọn nhánh đó. Khi ta diễn đạt ‘canh’ thì não người cũng phải hoạt động để xác định giữa hai nhánh là của diễn đạt của quả chanh hay bức tranh, khác với viết tới tận cùng của nhánh là ‘tranh hay chanh’; viết ‘canh’ là ta đang dừng ở nhánh chính, như dạng chỉ đi quân ‘hậu’ mà không diễn đạt nhánh tối ưu sẽ đi tiếp của nhiều lựa chọn nhánh tiếp theo.
Vậy khi viết chỉ đến nhánh chủ thì ‘não’ người phải tự suy luận để đi tiếp tới nhánh phụ (để hiểu rõ), dù cách xử lý thông tin của não là cực nhanh (có thể chỉ một phần mấy nghìn giây) thì để gán từ ‘canh’ cho đúng hoàn cảnh là ‘chanh hay tranh’ thì não cũng đã phải ‘tính toán’. Nếu diễn đạt theo kiểu đó thì để đọc hết một tác phẩm sẽ rất ‘mệt óc’, sẽ rất chậm trong cách tiếp nhận thông tin…Có thể những ‘mọt sách’ sẽ phát điên ‘vì học’, như một cái máy tính phải sử lý quá nhiều nhánh phụ, trong khi đó đáng ra cách diễn đạt tới nhánh cụ thể là tranh hay chanh (rõ ràng) thì máy tính (hay não người) chỉ việc lướt theo. Tức là diễn đạt câu văn từ đầu tới cuối không phải ‘suy luận’ các nhánh).
Một quyển sách viết gọn theo ông Bùi Hiền sẽ tiết kiệm 8% giấy nhưng sẽ làm cách đọc và tiếp thu lâu hơn, não phải làm việc khổ hơn (chẳng khác gì có máy xúc rồi vẫn quay lại dùng xẻng).
Một quyển sách chỉ in một lần nhưngng qua hàng ngàn lần người đọc thì theo mình tác giả nên càng thêm câu văn giải thích – diễn đạt rõ hơn nữa ở những chỗ khó hiểu (dù tốn thêm giấy) thì vẫn tốt hơn, chứ chưa nói tới chuyện lược bớt từ.
2/ Chữ quốc ngữ có cái tài tình mà chữ của rất nhiều nước phải ghen tỵ đó các bạn ạ.
Chữ viết cần diễn đạt được phong phú tất cả mọi âm thanh (nói..), chữ quốc ngữ đã làm tốt vấn đề đó.
Cách đánh vần của chữ quốc ngữ rất đặc sắc, khác rất nhiều ngoại ngữ các nước (các bạn hãy tìm hiểu kỹ vấn đề này).
Giáo sư Ngô Như Bình đại học Harvard cho rằng khi giới thiệu chính tả cho người nước ngoài rất khó nhớ và dễ viết sai? Trả lời: vẫn đề là ở chỗ cách phát âm của người Việt rất khác họ, khi họ phát âm tốt đúng mọi cách nói của chúng ta thì họ thấy rất dễ. ‘Nói tốt’ thì sau đó mới dễ viết tốt, phát âm đúng được thì thấy viết dễ. Chữ Việt diễn tả rất tốt cách phát âm của người Việt, đừng sửa theo cách phát âm của người nước ngoài bởi họ chưa nói được tiếng Việt như ta.
  
3/ Vì sao phải có chữ ‘gi mà không thể thay được chỉ bằng chữ z’?
Vì cách đánh vần khi thành từ của kết hợp chữ ‘z’ là khác với chữ ‘gi’. Vì sao GI phải gắn với hai chữ là G và I? đó là một cách rất thông minh vì nếu thay cả GI bằng một ký tự khác thì phải thêm vào một chữ trong bảng chữ cái chẳng hạn có thể mặc định bằng ‘hình vẽ &’ (hay là hình như chữ g nhưng phía dưới thêm nét kín lên như số 8 thụt hàng…v. v..) để diễn đạt chữ ‘GI’. “G’ không thay cho ‘NG’ được cũng vì thế…
Tương tự N và H kết hợp ta có NH phù hợp với cách phát âm và đánh vần của chữ tiếng Việt, nếu muốn thay ta có thể thay cả nhóm ‘nh’ bằng một hình vẽ thể hiện chữ mới, chẳng hạn như chữ đó như chữ ‘t’ nhưng chân phía dưới lại đã ngược về trái.
Những chữ ghép dạng: GI, NH, PH, NG…cho ta cách phát âm diễn tả mọi cách của tiếng Việt mà lại dùng đủ trong bảng chữ cái latinh, không phải phát minh thêm chữ cái nào nữa đễ diễn đạt ‘tiếng Việt’, các bạn thấy có tài tình không?
Dấu huyền, sắc, ngã, nặng…cũng là sự đặc sắc mà không chữ viết nào có, thêm vào diễn tả được mọi cung bậc âm thanh người Việt, khác với tiếng Anh một từ phải ghép dài nhiều chữ cái trong đó để diễn đạt.
Chữ F không thay chữ PH cũng như trên vì PH đã được mặc định cách phát âm khi đánh vần. Tương tự chữ K không thay chữ C của ‘cách mạng’, khác với tiếng nước ngoài dùng “K”
4/ Thế vì sao trong bảng chữ cái tiếng Việt chữ Z, F, W …ít được dùng?
Chẳng hạn: G không thay cho NG như giải thích trên nhưng F sao không thay cho cả cụm ghép ‘PH’ (tương tự Z với GI) trả lời có thể lý do là:
(1) Cách viết liền nét của F, W, Z…trong cách diễn đạt câu văn tiếng Việt là khó, phát minh ra cách ‘ghép’ (PH) sẽ dễ viết và khi thành ‘từ’ dễ quan sát đọc hơn (kiểu cụm chủ đạo của NH, NG, CH… trong từ).
(kiểu chữ Â cũng không nên viết thành AA vì khi đọc sẽ phải quan sát ‘hình ảnh dài – nhiều hơn’ (sự tài tình của dùng dấu sắc, huyền, ngã, nặng…Ơ, Ô...).
(2) Có những từ đễ miêu tả sự vật hiện tượng của ngôn ngữ Việt thời đó chưa có (như ghi đông xe...), những nhà truyền giáo dùng những từ đó (F, W, Z…) để diễn đạt những cách sự vật của bên phương Tây (bao gồm cả truyền đạo). Trong khi cách ghép đã diễn đạt được mọi ‘phát âm’ mà ít cần tới F W Z
5/ Chữ viết mà cải tiến cụt lại thì sẽ làm ngôn ngữ bị hạn chế.
Văn thơ, nhạc….sẽ bị bó hẹp.
Giao tiếp sẽ thiếu văn minh, mọi cung bậc cuộc sống bị nghèo nàn…Âm thanh cuộc sống xấu đi…
Diễn đạt nói cho dễ thì viết cũng phải theo (viết không gây khó nói).
(Lê Thanh Đức – ngày 29/11/2017, làm cho Chương trình UNDP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét