Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Tìm hiểu các điểm nóng xung đột tháng 11/2012


Ngày 30/11/2012  
       - Cách để Trung Đông bình ổn dần là xây dựng lối sống phù hợp đạo Hồi, người dân có quyền lợi sản xuất kinh doanh nơi công cộng. Mâu thuẫn sắc tộc các phe phái giải quyết bằng phân chia quyền lực (chỉ định một số 'ghế' trong chính quyền).
        - Việt Nam dù bỏ ra vài tỷ USD củng cố quốc phòng thì Trung Quốc vẫn không sợ bằng nếu Việt Nam thỏa thuận được hợp tác quân sự với các nước. 
 
Ngày 29/11/2012
     - 'Văn hóa' Mỹ một thời làm nên sự cường thịnh nước Mỹ, sự suy yếu khi Mỹ dính cuộc chiến ở Việt Nam và Trung Đông. Xung dột Trung Quốc với các nước láng giềng đốt cháy dần văn hóa Trung Quốc.


Ngày 28/11/2012
    Nếu tàu sân bay Trung Quốc hiện diện làm lệch cán cân quân sự tại Biển Đông thì Việt Nam sử dụng sự liên kết 'quân sự' với Mỹ một cách phù hợp tại cảng Cam Ranh.
    Chính sách của Trung Quốc cứ tranh dành nhưng không để xẩy ra đánh nhau với Mỹ mà uy hiếp nước nhỏ và 'cứ đi lại nhiều thành đường' thì chính sách của Việt Nam 'cứ theo luật pháp Quốc tế, cứ phối hợp mọi nước thực hiện vì tự do hàng hải'.
Ngày 27/11/2012
  - Nhiều nước văn minh trên Thế giới vì sao người dân vẫn thích quân sự? trả lời: 
    Nước Mỹ lấy danh nghĩa là đi giữ an ninh chung, Trung Quốc lấy danh nghĩa là phòng vệ Đài Loan...
Ngày 26/11/2012
  -  Israel 'thỏa thuận nhân nhượng trao đổi' giải quyết tốt vấn đề biên giới thì rất nhiều vấn đề mâu thuẫn xung đột của khu vực đó tự triệt tiêu.
Ngày 25/11/2012
"Theo tính toán Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS), một cuộc tấn công nhằm vào Iran sẽ tiêu tốn khoảng 1.200 tỷ USD, cộng thêm 700 tỷ USD nữa để "xóa sổ" các cơ sở hạt nhân sâu dưới lòng đất ở nước này".
     Bình luận: 'Chiến tranh nóng' tốn kém thì nguy cơ 'chiến tranh lạnh' giữa nhiều nước với Iran.


Ngày 24/11/2012

    - Sợ nhất xung đột giữa Israel và Hamas là gì? Theo mình là: sự leo thang quân sự giữa 2 bên chỉ nhằm chứng tỏ kiểu 'đọ găng' nhau (cả với Iran 'nóng mặt').
      Khi đó các chính sách của 2 bên thường khó tìm tới khát vọng chung của người dân (dù ở đâu trên Thế giới) là hòa bình, hữu nghị.


Ngày 23/11/2012
     - Nhiều nước phản đối Trung Quốc in bản đồ sai lên hộ chiếu.
      Bình luận: Trung Quốc thấy các nước nhỏ sợ sống trong kiểu 'sức ép dài', các nước nhỏ coi đó là 'bất ổn' Đất nước, trong khi nhân dân Trung Quốc coi đó là 'mở ra'.   
     Xung đột kiểu này kéo dài sẽ trở thành bài xích văn hóa Trung Quốc ở các nước láng giềng. 'Người Trung Quốc - văn hóa Trung Quốc' trở thành chỉ nổi tiếng với mẹo quân sự và tranh dành kiểu 'bành trướng'.

    - Theo Reuters, ngày 23/11, Tư lệnh Cảnh sát Thái Lan Adul Saengsingkaew cho biết sẽ triển khai khoảng 17.000 nhân viên an ninh ở thủ đô Bangkok để ngăn chặn xảy ra bạo loạn do có cuộc biểu tình chống chính phủ vào cuối tuần này.
   Các đảng phái ở Thái Lan mà tìm được lối thoát cho cơ chế thực hiện chính sách và quyền lực thì không xẩy ra biểu tình kiểu đó (kiểu biểu tình 2 loại áo khác với biểu tình do nhân dân chung phản đổi kiểu Hy Lạp).


Ngày 22/11/2012
      Hơn 100.000 người Mỹ đã ký thư kiến nghị gửi cho Nhà Trắng đòi tách các bang của họ khỏi nước Mỹ, trong đó có 25.000 người đòi tách bang Texas, sau khi Tổng thống Barack Obama tái cử, theo BBC ngày 12-11. (Hầu hết 20 bang có kiến nghị đều đã bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hòa Mitt Romney).
      Ông Obama có đau đầu vấn đề này không? trả lời: không.
      Qua đó thể hiện 'nước Mỹ' tôn trọng quyền người dân với 'hệ thống cai trị'.  Mọi Nhà nước đều có bản chất cai trị và sẽ triệt tiêu dần theo xu thế phát triển văn minh.
      Xu thế của những người đòi tách đó không tạo nguy cơ thực sự mà chỉ thỏa mãn tâm lý  'cá nhân'.
      'Những bang ở nước Mỹ' có được'lợi thế' nhờ ở chung trong nước Mỹ và 'thương hiệu Mỹ'. Khi 2 vấn đề đó không thỏa mãn thì mới 'nguy hiểm cho nước Mỹ'. 


Ngày 21/11/2012
       - Xung đột Israel và Hamas được quan sát từ bên ngoài với các tâm trạng khác nhau của người dân ở phương Tây, Thế giới Arab, châu Á, châu Phi...và trong chính từng nước.


Ngày 20/12/2012    
- Iran giúp Syria chỉ còn chủ yếu ở kiểu 'tinh nhuệ đặc nhiệm' và Syria cũng chỉ còn kiểu đó. Mọi sức mạnh khác của chính quyền Syria hầu như không phát huy được nữa. 




Ngày 19/11/2012
          Mình luôn mong nhân dân Palestine và Israel sống hòa bình, ổn định,. Mình không ủng hộ bên nào trong cuộc chiến. Giải pháp sách lược hiện nay mình đề ra để ngăn cuộc chiến là:

       - Giải pháp của Israel là họ sẽ tuyên bố ' tự ngừng bắn theo giai đoạn' và nếu Hamas tiếp tục bắn sang (không giảm hoặc dây dưa) thì họ sẽ tiếp tục đáp trả  (rồi lại 'tự ngừng bắn theo giai đoạn' chờ xem Hamas). Những giai đoạn 'đáp trả' sẽ là những mục tiêu nhằm ngăn chặn  khác nhau, nhưng mục đích theo cớ 'đáp trả'  là loại bỏ những gì Iran đã tạo ra cho Hamas.
        Cộng đồng Quốc tế phải có trách nhiệm kêu gọi Hamas ngừng bắn khi Israel tuyên bố ' tự ngừng bắn theo giai đoạn'.
         (mình không ủng hộ Israel tấn công, nhưng nếu chỉ một bên tuyên bố ngừng bắn thì không bao giờ có thỏa thuận ngừng bắn).
          



Ngày 18/11/2012
       - Xung đột giữa Israel và Hamas đốt cháy những 'thời gian' giải quyết vấn đề 'hạt nhân Iran'. Khó cho cả Israel và Iran (cả 2 như leo lưng hổ).
        Bình chú: cả Iran và Israel như 2 hổ thì 'làng nước' lùa 'đàn bò rừng' châu Phi qua mà giải tán 'gậm gừ'.
       -  Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định 'Trung Quốc hy vọng có thể tiếp tục duy trì ổn định chiến lược toàn cầu', nguyên nhân rất đơn giản: Xung đột sẽ ảnh hưởng đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế.
       Bình luận: Phản ánh 'Chính sách không can thiệp của Trung Quốc' và 'chính sách có can thiệp của Mỹ'.
        Hai mặt của vấn đề đó là:
       a/ Hiện trạng nhiều nước mà 'cơ chế' kém thì sẽ lợi hơn cho kiểu 'hàng hóa' Trung Quốc (những nước khu vực nếu 'tham nhũng và lãng phí' tràn lan thì sản xuất cạnh tranh thua Trung Quốc; 'đầu tư' châu Phi; giữ giá  'đồng Nhân dân tệ với' hàng hóa ở châu Âu..).
       Giữ nguyên hiện trạng thì mới dễ vượt 'khủng hoảng' kinh tế Thế giới hiện nay. Những 'đổi mới' ở các nước do 'tiến bộ dần dần' của cơ chế ít tác động xấu kinh tế hơn là 'bạo động'.
       b/ Trung Đông bất ổn mà góp phần đẩy 'khủng hoảng' kinh tế Thế giới. Bất cứ nước nào đang có bất ổn (xung đột trong nước) thì nền kinh tế khủng hoảng (hiện tại), nhưng duy trì cơ chế kém thì cũng khó cho 'tương lai'.
       Mời xem thêm:
      Quyết sách an ninh Trung Quốc đi theo nguyên tắc không can thiệp lẫn nhau. Mỹ thực hiện 'chính sách' can thiệp qua cách phát huy nền 'dân chủ' trên thế giới.
   Chính sách của Mỹ thúc đẩy cơ chế chính trị ở nhiều nước tiến bộ nhưng cũng vì thế bị lợi dụng để lập nên các 'chế độ' chịu ảnh hưởng của Mỹ, thiếu tự chủ.
   Chính sách của Trung Quốc duy trì 'hiện trạng' cơ chế mọi nước nhưng cũng vì thế làm chậm sự 'tiến bộ' của nhiều nước chưa 'đổi mới' được (bản chất mọi nhà nước là 'cai trị' nên có xu hướng bảo thủ tốt xấu cơ chế mình khó điều chỉnh được với 'quyền lợi' nhân dân luôn đòi 'đổi mới'). 'Chính sách của của Trung Quốc tạo mọi nước 'tự lập - tự chủ' nhưng khi những xung đột quyền lợi giữa 'nhân dân với Nhà nước A' mà dẫn tới 'đàn áp' (vi phạm quyền con người) thì Quốc tế không can thiệp được đúng sai, khó cứu giúp.
     Vậy  Trung Quốc sao không có chính sách như Mỹ? Trả lời, vì:
   a/ Trung Quốc không cạnh tranh được 'dân chủ' theo kiểu cơ chế Mỹ (cơ chế của Trung Quốc đang Chủ nghĩa xã hội khác biệt với nhiều nước).
    b/ Hiện trạng nhiều nước mà 'cơ chế' kém thì sẽ lợi hơn cho kiểu 'hàng hóa' Trung Quốc (những nước khu vực nếu 'tham nhũng và lãng phí' tràn lan thì sản xuất cạnh tranh thua Trung Quốc).
     
    Vậy Mỹ sao không có chính sách 'không can thiệp như Trung Quốc' để khỏi tạo mâu thuẫn với nước bị 'can thiệp'. Trả lời, vì:
   a/ Số lượng nước trên Thế giới cơ chế kiểu 'tư bản' nhiều hơn ('guồng').
   b/ Sự 'can thiệp' hầu hết thay đổi được hiện trạng theo kiểu 'dân chủ' Mỹ (dù ngắn hay dài hạn).
     Hai kiểu chính sách Trung Quốc và Mỹ đối nghịch nhau thế vì sao vần tồn tại được trên Thế giới? Trả lời, vì: 
   a/ Bản chất mọi Nhà nước là 'cai trị' nên không thích sự 'can thiệp bên ngoài', muốn 'tự lập - tự chủ'. Nhân dân nhiều lúc nếu không 'đối đầu' với Nhà nước thì ghét bị ảnh hưởng bên ngoài (thiếu tự quyết được chính sách).
    b/ Sự tiến bộ lên của các nước thì muốn những nước khác 'dân chủ' tốt để nhân dân có quyền lớn lao mà tạo 'bình đẳng' và 'hòa bình khu vực'.
    c/ 'Can thiệp' hay không 'can thiệp' thì do chưa có cơ chế 'chính sách' và phối hợp của mọi nước tốt nên khi có 'đấu tranh cơ chế' vẫn cứ đổ máu.



Ngày 17/11/2012
         - Cuộc chiến hiện tại giữa Israel và Hamas được nhìn nhận phần nào đó giống như giữa Iran và Israel, do Hamas quá phụ thuộc vào Iran và có những sách lược như là công cụ của Iran.
         Thế giới sợ xẩy ra cuộc chiến lớn giữa Israel và Iran nên xung đột giữa  Israel và Hamas được cộng dồng Quốc tế 'quan sát' nhiều hơn là bị 'bất ngờ'.  
Ngày 16/11/2012
          - Sợ nhất của hiện trạng Trung Quốc và Mỹ là như thế nào sau các cuộc 'bầu'?
           Có lễ một học sinh phổ thông sẽ trả lời vui là:
           Ông Obama và ông Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường (Trung Quốc) mà không làm ăn được 'lời lãi ít' thì chúng em lo lo.
          Bởi cái tài của các ông ấy mà không 'tỏ' xoay chuyển được kinh tế thì các ông ấy chú trọng 'tỏ' hơn vấn đề 'quân sự'. Iran sẽ lo hơn, 'Biển Đông' sẽ lo hơn?
           Có những xung đột bên ngoài mà tạo lợi thế cho Mỹ về 'lợi nhuận'.
           Hy vọng 'Biển Đông' thì giải quyết xung đột vì hòa bình.


Ngày 15/11/2012
        - "Chiến đấu cơ Israel hôm 14.11 đã tiêu diệt tổng chỉ huy quân đội của phong trào Hamas trong một cuộc không kích tại Dải Gaza, AFP đưa tin".
        Làn sóng trả đũa lẫn nhau mới nhất giữa hai bên tái bùng phát từ ngày 10/11. Quân đội Israel cho biết tổng cộng 119 hỏa tiễn từ Dải Gaza đã bắn vào lãnh thổ Israel, làm ít nhất 8 người bị thương.

          Bình luận:
        Những sai lầm nào? sai lầm của Hamas bởi đã khơi mào nổ ra leo thang cuộc chiến, Israel đã sẵn sàng để cuộc chiến làm 'tan rã' sự tập trung của Hamas. Cho dù không đánh tan được Hamas nhưng sẽ làm họ không trở thành lực lượng đối trọng chính trong Nhà nước Palestine tương lai. Hamas nếu 'leo thang' thành kiểu hoạt động như tổ chức khủng bố thì Israel sẽ có cớ để liệt vào sách lược như Quốc tế với Al Qaeda.
      Phải chăng Israel đã thay đổi chính sách để chuẩn bị có những nhân nhượng lẫn nhau với Palestine về thành lập Nhà nước độc lập, nhưng theo họ trước tiên  phải làm Hamas 'đổi khác'?.
        Một cuộc chiến với Hamas còn dễ hơn là với Iran và nó còn có ý nghĩa với phe đối lập Syria.

        Trong cuộc chiến Hamas: 'những quân' hy sinh thì tác động tới 'người lính' về tâm lý sẽ khác với 'người chỉ huy cao nhất' hy sinh, bởi vì khi được tôn sùng kiểu không phải 'quân đội nhân dân' cử ra và thay thế thì 'người chỉ huy cao nhất Hamas' sẽ như là thể hiện quyền lực những người lính và 'thúc đẩy' sự thể hiện về lòng trung thành với 'cá nhân' đó. Chỉ thôi được 'tâm lý' đó khi không còn 'sự lễ nghi và tập hợp kiểu cộng cộng'.

       Chiến lược của Israel bây giờ chỉ còn cách vừa đối phó đáp trả, vừa tuyên truyền với Hamas là người chỉ huy cao nhất' của họ phải chịu trách nhiệm do phóng 'hỏa tiễn' và sẵn sàng 'kiềm chế' giảm leo thang theo Hamas.



Ngày 14/11/2012
         -  Những điểm nguy của Sirya hiện tại: 
          a/ Tổng thống Syria và Thế giới phải sợ nhất là cứ để cuộc xung đột tồn tại mức đó dai dẳng theo thời gian, bởi có những thế lực chính sách chỉ cần vậy.
          b/ Nếu Tổng thống Syria Bashar al-Assad chiến thắng thì ông ấy phải lãnh đạo theo kiểu gần 'độc tài' hơn để duy trì.
          Chính sách của 'tác động bên ngoài' và 'bất ổn bên' trong mà lật đổ được mọi chế độ (c)? Những nước nào bị tranh dành ảnh hưởng của các nước lớn (d)?
          Không ngăn được 'mục c' với hiện tại Syria nữa, mà Thế giới phải có tiêu chí chung của 'mục c' trong tương lai. Những nước lớn và khu vực phải bàn 'mục d' của Sirya.


Ngày 13/11/2012
            - 'Theo hãng tin BBC, sau khi Tổng thống Obama tái đắc cử, hơn 100.000 người Mỹ đã ký đơn đòi tách các bang của họ ra khỏi nước Mỹ, trong đó có tới 25.000 người đòi tách bang Texas'.
         Bình luận: 
         Sự rầm rộ quá của chiến dịch quảng cáo 'cuộc bầu cử Mỹ' đã làm nhiều dân Mỹ đặt 'cảm xúc' mạnh mẽ vào người bầu. Dân chủ một phần như lái đẩy mọi người vào tham gia cuộc thi thố, một số người 'quyền cá nhân' lên cao độ hơn là sự 'gắn kết hy sinh' với nhau vì quyền lợi chung nước Mỹ. Những người dân gốc lâu đời và những người dân mới tới sau đã có sự phân chia về người bầu, mà mỗi bên mang bản sắc và lợi ích khác nhau với nước Mỹ.
        (mình đã có bình luận trong quá trình bầu cử là: cuộc chiến tiêu tốn vài tỷ USD thì một nửa đó chi phí tới 'với người dân' là đúng; một nửa dùng quảng cáo 'tô vẽ' như 2 hãng cạnh tranh là chưa đúng. Quảng cáo leo thang nhau kiểu '2 hãng' đã đẩy một số người dân tới 'đòi tách').
http://my.opera.com/cachepdo/archive      

      - Trung Đông cứ bất ổn, khó nền hòa bình. Nhiều lý do của tranh dành các nước, nhưng có lý do quan trọng là 'lối sống' nhân dân đạo Hồi có những bị phần tử cực đoan lợi dụng gây bất ổn.
         Liên Hợp Quốc và các nước đạo Hồi phải xây dụng tiêu chí chung của lối sống tốt đẹp hài hòa với những vấn đề tốt của đạo.
        Xây dựng 'lối sống' không tác động trực tiếp ngay nhưng sẽ kiên trì và bền chắc được hòa bình. Xây dựng 'lối sống' thì Liên Hợp Quốc và những Nhà nước đề ra được chính sách. Có những Nhà nước vì tranh dành ảnh hưởng với những nước khác mà lại lợi dụng sai về đạo Hồi để kích động.


Ngày 12/11/2012
        - Xung đột Thế giới thể hiện ở những đâu? Ở ngay chính Mỹ bắt đầu thừa nhận phe đối lập ở Syria, Nga thì tuyên bố thừa nhận Tổng thống Bashar al-Assad nắm quyền lực cho đên cuộc  bầu cử Tổng thống 2014
.
      - Hòa bình Thế giới đạt được một phần do các cá nhân ở bất cứ chỗ nào trên Thế giới đưa ra   được quan điểm đúng về xu thế phát triển Thế giới mà được nhiều người truy cập phổ biến. 
        Những cơ chế Nhà nước nhiều khi bị chính cái 'quyền lợi hẹp hòi dân tộc', hay các 'nhóm lợi ích lũng đoạn, hay sự can thiệp quyền lực những cá nhân, những cơ chế sai, mục tiêu từng giai đoạn...mà khó thể hiện cho hòa bình Thế giới. 



Ngày 11/11/2012  
 - Mỹ đang cố gắng duy trì vị trí siêu cường, Trung Quốc thì đang cố gắng vươn lên trở thành siêu cường. Trên con đường lớn mạnh mong trở thành siêu cường, Trung Quốc tạo sự lo lắng bất an cho nhiều nước. Thế giới dự báo sẽ bị bất ổn hơn khi Trung Quốc nổi trội theo mong muốn siêu cường với con đường như hiên nay?  
      Chính những nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng khó cân đối hài hòa được giữa phấn đấu trở thành siêu cường và hòa bình phát triển cho Thế giới, bởi chính sách kiểu như 'hiện nay' lớn mạnh sẽ có những gây xung đột quyền lợi nhiều lĩnh vực. Trung Quốc nếu tìm ra lý luận hướng lớn mạnh 'tiến bộ'  thì mới phồn thịnh cho mình và Thế giới (hiện nay họ chưa tìm được).
  Sự tranh dành siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc tạo bức tranh u ám của Thế giới trong tương lai.
     Mình sẽ làm và định hướng được cho Mỹ và Trung Quốc trên con đường lớn mạnh mà phải vì phồn thịnh cho Thế giới (sẽ làm cho chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP).
      Phương pháp định hướng cho nước Mỹ và Trung Quốc:
     Chuyện rằng ''bạn có biết 2 nhóm cao thủ cờ bạc giang hồ tạo mọi mưu mẹo và tích lũy cực lớn, cùng sức mạnh vũ lực để 'dành tiền thiên hạ' và 'cuốn hút mọi người vào cuộc chơi', phân chia lãnh địa Thế giới? không ai đủ sức lực tiền bạc và thủ thuật để chơi mà thắng họ. 
      Thế thì cách để thắng là gì? cách đó chính là dù sao bạn cũng đừng dính vào 'cuộc chơi cờ bạc', bạn hãy xây dựng lối sống mình lao động phát triển theo hướng văn minh. Cái 'đạo các sự việc' sống được 'văn minh' với đời của bạn mới là cái đáng quý nhất, đó là cái loài người vươn tới. Khi đó dù 'cuộc cờ bạc' giỏi cũng chỉ chính cuốn người chơi, cuốn 2 'vua cờ bạc' vào vòng xoáy chỉ vì tiền. Trong cuộc 'cờ bạc' người ta chỉ mãi miết lo vơ vét cho chính mình và ngày đêm tích lũy sức mạnh 'ngón nghề', 'vua cờ bạc' cũng bị chính cái vòng luẩn quẩn đó trói lại không thoát ra được với cuộc sống văn minh. Dù cực giỏi của cuộc chơi thì cũng chỉ tích lũy giỏi những môn như 'bài', 'đánh cờ'...mà không tồn tại những lĩnh vực nhân ái cuộc sống, thưởng thức như 'văn thơ', thi thố thăng hoa...
    Mỹ và Trung Quốc tranh siêu cường thì bên cạnh những sự tiến bộ cực lớn về văn minh thì một phần nhỏ chính sách của họ sẽ cũng bị rơi vào như 2 nhóm 'cờ bạc' mà tạo xung đột và tranh dành không công bằng với Thế giới. Đó là kiểu bằng mọi giá vì 'người dân - dân tộc mình' giàu lên nhanh chóng bất chấp láng giềng nghèo vì cơ chế kém hơn, đó là nhiều lúc không chú trọng ứng xử theo luật pháp Quốc tế trong xung đột 'biển đảo'...Người lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc dù giỏi hoặc càng giỏi hơn để tranh dành thì nếu không tỉnh táo sẽ rơi vào như chỉ ở trong 'vòng xoáy cờ bạc' giỏi theo kiểu tích lũy  'mưu mẹo cờ bạc' mà không giỏi kiểu mở khám phá 'văn minh nhân loài'.
    Thế giới tránh ảnh hưởng xấu của 'siêu cường' thì kiên định phát triển con đường: văn hóa, cơ chế xã hội - thể chế, dân trí, quyền con người, dân chủ, lối sống không chỉ vì tích lũy vật chất, bình đẳng - bác ái, 'phân chia quyền lợi', 'đường tôn - công danh', phương thức sản xuất, tính giáo dục,  sự thi thố vươn lên của trí tuệ văn minh, dân tộc mình thương dân tộc khác, hợp tác phát triển, lối sống không thiên về tiêu thụ vật chất mà còn thích giữ thiên nhiên để hòa mình dân giã....
      Rất nhiều vấn đề nữa của cách định hướng để lái khi những nước muốn 'siêu cường' không tác động xấu tới Thế giới mà phải tạo động lực cho Thế giới phát triển. Bạn đã thấy bức tranh Thế giới sáng sủa hơn chưa? Mình sẽ làm phương pháp cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP (sẽ rất dài).


Ngày 10 /11/2012
      - Theo bạn 'siêu cường như Mỹ' sẽ giúp những phức tạp Thế giới ổn định hơn hay là lại tạo những phức tạp do cách 'tích lũy'? xu thế Mỹ đi xuống và Trung Quốc nổi lên sẽ như thế nào với hòa bình? Nhiều nước lo Trung quốc siêu cường sẽ bất ổn cho họ và Thế giới? Tìm hiểu được những điểm đó chính xác mới giúp giữ Thế giới hòa bình thịnh vượng.
     Mình sẽ chỉ ra được giải pháp để Trung Quốc trên con đường mà họ tìm tới siêu cường sẽ không phá hỏng hòa bình Thế giới (sẽ bài viết riêng làm cho Chương trình UNDP).
      - Những điểm nóng xung đột trên thế giới hầu hết chứa trong đó 3 yếu tố: 1/ 'cá nhân lãnh đạo tham vọng quyền lực'; 2/ tranh dành 'lợi thế - ảnh hưởng' các nước; 3/ những tích lũy có được sai do cách 'phân chia quyền lợi' (trong nước có 'nhóm' béo bở dành của người lao động; hoặc 'nhóm' tranh mầu mỡ ở các khu vực khác trên Thế giới như 'công ty sản xuất bán vũ khí'...).



 Ngày 9/11/2012
     -  Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói cái giá của bất kỳ can thiệp nước ngoài nào vào Syria sẽ cao hơn điều mà cả thế giới có thể xử lý, thề “sống và chết ở Syria”.Assad đã phát biểu như trên trong trả lời phỏng vấn đài Truyền hình Nga hôm thứ Năm ngày 8.11

     Xung đột ở Syria do 3 nguyên nhân chính: 1/ một phần dân chúng đòi 'dân chủ'. 2/ những nước bên ngoài tranh dành ảnh hưởng với 'quyền lợi'. 3/ những nước mục tiêu thúc đẩy Thế giới văn minh hơn, dùng một trong những phương pháp là thúc đẩy 'dân chủ'.
    
    Tổng thống Syria phát biểu như trên nhưng ông ấy và thế giới phải sợ nhất là cứ để cuộc xung đột tồn tại mức đó dai dẳng theo thời gian, bởi có những nước chính sách chỉ cần vậy.


Ngày 8/11/2012
     - Đại hội Đảng CS Trung Quốc đưa ra 2 mục tiêu là xây dựng Trung Quốc trở thành 'cường quốc biển' và 'xã hội khá giả'.
       'Cường quốc biển mà đi ra biển qua các sân hẹp thì chưa biết ai phụ thuộc ai'.
       'Xã hội khá giả' mà chưa có mũi tàu về các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất, văn hóa xã hội thì khó có lợi cho các nước đang phát triển trong thị trường thương mại Thế giới? khác với Nhật Bản đầu tư 'công nghệ cao' sang các nước nghèo, Hàn Quốc kiểu văn hóa có điệu nhảy nổi tiếng Thế giới...
       Hy vọng sự cạnh tranh phát triển của Trung Quốc với mục tiêu tiến bộ.


Ngày 7/11/2012
   - Nền kinh tế phát triển với 'phương thức sản xuất tiến bộ' thì cần một thị trường lành mạnh và khi đó mới đấu tranh để giữ gìn. Những cơ chế xã hội ở các nước phát triển tốt mới tạo thị trường lành mạnh.
  Xem xét nền kinh tế Mỹ đứng đầu Thế giới và những vấn đề 'nội tại' thì biết được mức độ sách lược của Mỹ với quá trình diễn ra các điểm xung đột trên Thế giới, các khu vực. 
  Khi xem xét phải chú trọng tới chính sách của các nước lớn lợi dụng quân sự để tranh dành lợi thế những gì.



Ngày 6/11/2012
   - Xung đột bùng phát ở Myanmar giữa Phật giáo và Hồi giáo:  bởi một quãng thời gian dài chính quyền chưa có chính sách đúng dẫn tới mâu thuẫn quyền lợi và một số sư sãi đạo Phật có tư tưởng dân tộc e sợ phần lớn Myanmar bị Hồi giáo hóa.
  Cách giải quyết: 
 1/ Thực hiện một số chính sách quyền lợi
 2/ Đề cao luật pháp mọi nơi trên tôn giáo.
 3/ Tạo môi trường làm ăn, khuyến khích lao động cuộc sống người dân.
 4/ Đối thoại
 5/ Tạo vùng tồn tại nơi sống phù hợp và xen kẽ nơi giao thương mọi nơi. Có sự giám sát tốt của chính quyền đảm bảo an ninh.



Ngày 5/11/2012
    - Reuters đưa tin, trả lời phỏng vấn nhật báo Al-Ahram của Ai Cập ngày 5/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Mátxcơva sẽ cung cấp vũ khí cho Syria theo những cam kết từ thời Liên Xô cũ để phòng thủ trước những mối đe dọa từ bên ngoài, chứ không phải ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad.
    Ông nói: "Chúng tôi không đứng về bên nào trong cuộc nội chiến của Syria. Việc hợp tác quân sự kỹ thuật Nga-Syria là nhằm hỗ trợ năng lực phòng thủ của Syria trước mối đe dọa chính trị từ nước ngoài, chứ không phải hậu thuẫn ông Assad."

   Nhưng cái chính là 'hoàn cảnh hiện tại' đang xẩy ra cuộc chiến đấm máu ở Syria. Cung cấp vũ khí là phải hợp lúc chứ?  nên có quan điểm rõ ràng về cách giải quyết khủng hoảng.


Ngày 4/11/2012
   - Trung Quốc với chiến lược phát triển hàng hải và sự lớn mạnh nhanh chóng của hải quân.
Lãnh đạo hải quân Trung Quốc xác định, “giải pháp cho các vấn đề là qua phương tiện chính trị và ngoại giao”, và “đạt được sự đầu hàng của kẻ thù mà không cần chiến đấu” (bất chiến tự nhiên thành) đòi hỏi việc phải có một lực lượng hải quân hùng hậu.
   Họ cho rằng, “nếu chúng ta có một lực lượng như thế, thì nếu mà đe dọa không thôi chưa đủ, chúng ta có thể tấn công thật hiệu quả”. Như thế, Trung Quốc nhằm vào việc dùng lực lượng hải quân như phương tiện răn đe chính trị.
 Bình luận:
  1/ Một lực lượng nhỏ nếu xẩy ra cuộc chiến thì phải leo thang mà tốn kém hơn một lực lượng lớn nhưng đe dọa khuất phục không xẩy ra cuộc chiến.
   Những nước ở Biển Đông chỉ còn cách phải hợp tác mạnh mẽ hơn nữa quân sự với các nước để chống lại số lượng lớn của Trung Quốc. 
   Những nước ở Biển Đông không có tiềm lực kinh tế để chạy đua vũ trang với Trung Quốc mà phải có chiến lược phòng thủ 'biển đảo' như tôi đã chỉ ra (bài riêng 'phòng thủ biển đảo của Việt nam).
   2/ "Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc". Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở Biển Đông, xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư.
   Lực lượng hải quân lớn theo kiểu 'chuỗi ngọc trai' mà tạo 'quân sự lớn' áp sát những nước trong chuỗi nhằm kiểu chịu phần nào đó 'bảo kê' mà có lợi thế về thương mại.
   Các thể chế chính trị trên Thế giới phát triển tốt, 'thương mại Thế giới tốt' thì Mỹ và Trung Quốc không phát triển hải quân để tạo lợi thế được. 
   Vậy để đập tan 'hải quân hùng hậu' là: 1/ thể chế các nước trên Thế giới tốt, thương mại Thế giới phát triển tốt. 2/ Chiến lược phòng thủ 'biển đảo' như tôi đã chỉ ra. 3/ Mỗi liên kết tốt về quốc phòng mọi nước với nhau.


Ngày 03/11/2012
- Bạn thử nghĩ vì sao Iran không là bạn vớii Mỹ? từ đó sẽ tìm được các mâu thuẫn giữa 2 nước, tương tự sẽ ở mọi nước.


Ngày 02/11/2012
 - Liên Hợp Quốc giúp tạo một nhà nước Syria trung lập theo một thời gian với các tiêu chí thì mới chấm dứt được xung đột hiện nay chăng?


Ngày 01/11/2012
 - Tranh chấp 'biển đảo' của các nước châu Á đang xẩy ra mạnh. Những lợi ích gì thúc đẩy? đó là:

1/mở con đường giao thương.
2/tài nguyên.
3/dành sân nhà.

      Giải pháp những vấn đề của các nước nhỏ:
' mục 1' con đường giao thương: 'hải quân ' phát triển hùng hậu khi có nhiều mâu thuẫn các thể chế trên thế giới, chênh lệch về sự tiến bộ và thể chế ở các nước, thương mại thế giới kém mà tạo cho 'nước lớn' tranh dành lợi thế.
     Mọi nước trên Thế giới phát triển lên và có sự liên kết thịnh vượng thì tự bó hẹp hải quân các nước lớn (khác với khu vực chưa khai mở như bắc cực).
' mục 2' tranh dành tài nguyên: nước nhỏ lấy luật pháp Quốc tế mà giữ, liên kết các nước, địa chính trị mà phòng thủ.
 'mục 3' dành sân nhà:
  - cứ theo luật pháp Quốc tế mà công bố.
  - 'bộ quốc phòng' cứ lo trụ 'đứng tấn' dây dưa xung đột ngoài biển, còn 'nhân dân' cứ lo làm ăn và 'biểu tình yêu nước'.
    Nguồn lực 'biển nuôi biển' mà giữ theo leo thang quân sự của nước khác. Sức mạnh đất nước phát triển 'dựa vào đất liền và nhân lực', kinh tế vùng ven biển.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét