Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Bình luận Thế giới tháng 11/2012


Ngày 01/12/2012
         - Nhiều người dân trên Thế giới nhìn nhận 'chìa khóa hòa bình của Israel' lại chính do nước đó giữ, nhưng họ cứ loay hoay cách mở.



Ngày 30/11/2012
      - Nhiều nước nghèo nếu cân đối được chiến lược Quốc gia thì vẫn đáp ứng tốt cuộc sống người dân, họ không phải cứ nắm cho được khoa học công nghệ cao mà chỉ cần dùng 'lợi thế' của mình để sản xuất ra những hàng hóa trao đổi tốt với nước khác hoặc phục vụ dân mình mà không phải nhập khẩu (bao gồm cả bị nhập khẩu hàng hóa 'xa hoa').

    Những nước nghèo không thể tích lũy nổi để theo đuổi sản xuất hàng hóa chất lượng cao (khoa học kỹ thuật tiên tiến), bởi 'dân trí', chu kỳ khủng hoảng, 'thị trường bão hòa'...
Ngày 29/11/2012
 - Tiếc nhất của Israel mấy chục năm gần đây là bị dính vào các cuộc chiến quá lâu mà kìm hãm thể hiện 'thông minh' của dân tộc mình đóng góp cho sự phát triển nhân loài, người 'Do thái' nổi tiếng nhiều lĩnh vực khi ở các nước khác.


Ngày 28/11/2012
   - Vấn đề hạt nhân Iran có những nguy hiểm gì? Một điểm nguy hiểm là:
    Khi ở Mỹ xẩy ra vụ bị 'đánh bom nguyên tử' của nhóm khủng bố chưa tìm ra tung tích. Theo bản năng phản xạ nước Mỹ sẽ gán cho Iran liên quan và liền đáp trả 'hạt nhân' vào tất cả các cơ sở hạt nhân, quân sự của Iran (kiểu như khi bị khủng bố 11/9 dẫn tới cuộc chiến Afghanistan và Iraq)
   Giải pháp: Iran phải đàm phán với Mỹ về vấn đề kiểm soát 'hạt nhân', Mỹ và châu Âu phải cam kết với Iran không can thiệp quân sự khi Iran bị bất ổn kiểu xung đột quân sự trong nước.

Ngày 27/11/2012
   - Trung Quốc sợ nhất Việt Nam là gì? Trả lời là 'văn hóa' làng xã.
    Văn hóa Trung Quốc chủ yếu thiên về củng cố chính quyền Trung ương phong kiến, những 'con người nổi trội' về quá trình chinh phạt, làm quan. Những công trình tạo ra của mấy ngàn năm phong kiến chủ yếu sự tập hợp, cạnh tranh đó. 'Văn hóa' Trung Quốc mấy ngàn năm chưa nổi trội hơn hẳn các nước láng giềng về cuộc sống người dân.
    'Văn hóa' làng xã gắn liền với sinh hoạt hàng ngày người dân, tuy thời phong kiến Việt Nam không mạnh bằng Trung Quốc nhưng sinh hoạt làng xã của người dân thì không kém.
    Phát triển văn hóa 'làng xã' giúp thỏa mãn đời sống người dân và là bước quan trọng xây dựng con người mới. 'Văn hóa làng xã' không phụ thuộc lắm kiểu sức mạnh của quyền lực tập trung và cơ sở vật chất (cung điện nguy nga).
    'Văn hóa làng xã' là thể hiện sự dân chủ tới tốt với người dân. 'Văn hóa làng xã' ít bị đứt quãng kiểu thăng trầm giai đoạn theo thời cuộc, dễ tập hợp và nhanh chóng tạo nên mà ít tốn kém.
    Cạnh tranh kiểu 'văn hóa làng xã' là có thể không thua kém 'văn hóa Trung Quốc' nhiều mặt, bởi sự 'đồ sộ' của văn hóa Trung Quốc thường tập trung ở kiểu xây dựng xã hội quyền lực 'vua quan phong kiến' do đó mà trong văn hóa sẽ có những hạn chế (kiểu hạn chế: chinh phạt, quyền lợi người dân kiểu 'vua tôi', ...), tức là trong văn hóa Trung Quốc có những cái lỗi thời (con người tham vọng quyền lực, mưu mẹo quân sự...mà ít được bộc lộ sáng tạo lao động).
     Có thể bạn thích 'tử cấm thành ở Trung Quốc nguy nga' nhưng có nhiều người chỉ thích 'làng quê' có cái cổng, ngôi đình rộng lớn việc làng, tiếng sáo diều...Kiểu 'Tử cấm thành ở Trung Quốc' hợp chủ yếu với làm quan cai trị, còn kiểu 'đình làng' hợp với lao động sản xuất và lối sống nhân dân.
     'Văn hóa làng xã' xây dựng cuộc sống ít phải tiêu hao vật chất lớn của xã hội (nhà cửa cao lớn, xe ô  tô đắt tiền...), từ đó phù hợp với 'phương thức lao động' của người dân (khác với dân Mỹ nắm thời khoa học kỹ thuật nên tiêu hao năng lượng nhiều').
      'Văn hóa làng xã' giúp Việt nam mấy ngàn năm không bị đồng hóa.
     Khi 'nền văn hóa Việt Nam' ít thua kém 'nền văn hóa' Trung Quốc thì Trung Quốc phải tôn trọng láng giềng hơn.
Ngày 26/11/2012
    - Khủng hoảng kinh tế Thế giới dẫn tới những nước đang ổn định như Ấn Độ hay Indonesia...cũng khó tăng trưởng, thế thì những nước nguy cơ vỡ nợ như Hy Lạp càng quá khó.
     Tự Hy Lạp phải có cuộc cách mạng mới vực dậy được. Hy Lạp phải tính toán ra những chặng tiếp theo - thấy thế nào, cách chia nợ thế nào, lối sống thời hiện tại, cạnh tranh kiểu gì, quá trình thoát nợ từng chỗ, mấy phần phải EU viện trợ cho (cho không), trao đổi và tự phục vụ, những gì người dân - dân chỗ nào tự xoay xở (không dính nợ), cần gì - không cần gì....
    (EU liên hệ và cung cấp số liệu cần, mình sẽ giải quyết được nợ công EU). 
Ngày 25/11/2012
      - Một châu Âu (EU) khủng hoảng nợ công mà mấy năm qua không thúc đẩy được những gì mạnh mẽ cho xã hội văn minh. Một Đông Nam Á (Asean) bị tranh chấp 'biển đảo' mà mấy năm qua không thúc đẩy được những gì mạnh mẽ cho 'gắn kết người dân các nước'.


Ngày 24/11/2012
    - Vấn đề nợ công châu Âu, có nhiều người dân cũng thích vỡ nợ. Vỡ nợ gây tác động xấu mọi nước nhưng cái chính là các 'chính trị gia lãnh đạo' chủ chốt thường đứng về phía chủ nợ'. 



Ngày 23/11/2012
    - Theo Marketwatch, 10 nhân vật đã “đẩy” nước Mỹ đến bờ vực “vách đá tài khóa” là: Laffer là nhà kinh tế học, Peterson là tỷ phú quỹ đầu cơ, cựu Tổng thống Bill Clinton,  Greenspan chủ tịch Fed, cựu Tổng thống Bush, cựu phó Tổng thống Dick Cheney, Lereah chuyên gia kinh tế (bất động sản), Norquist phụ trách tài chính của các chiến dịch tranh cử, Ông Obama, John Boehner người phát ngôn của Nhà Trắng.
      Do nhiều chính sách của họ đã đưa ra hoặc vận động gây tác động chính sách. Tác hại nhất  do 'giảm thuế' (hoặc có những người đưa 'chính sách' tác động liên quan).
     Chủ yếu nhất là:
    Laffer là nhà kinh tế học đã nghĩ ra Đường cong Laffer – đường cong biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất. Đây là một trong những lý luận trung tâm của kinh tế học trọng cung. Theo lý thuyết mà ông đưa ra, cắt giảm thuế suất sẽ khiến doanh thu thuế tăng lên. 
   Ý tưởng này đã thúc đẩy những chính trị gia bảo thủ muốn giảm thuế nhưng không muốn tăng thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là ý tưởng của Laffer không đúng với những gì diễn ra trên thực tế: cắt giảm thuế không khiến doanh thu tăng lên. Cắt giảm thuế thậm chí còn là nguyên nhân chính dẫn đến khoản nợ quốc gia 16.000 tỷ USD. 
    Bình luận:
   Vì sao 'đường cong Laffer' lại thế? Mình giải thích:

   Theo quy luật kinh tế cắt giảm thuế sẽ làm 'doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn' mà thúc đẩy tái sản xuất và người lao động giàu hơn mà thúc đẩy tiêu dùng. Từ đó 'số lượng' hàng hóa sản xuất ra nhiều, 'giao thương' nhiều mà tạo thuế nhiều của kiểu 'số lượng'.
    Nhưng vấn đề ở đây là do: 
   1/ Thị trường lao động bị méo mó. Những 'mặt hàng' do tích lũy 'khoa học dẫn đầu - ký hiệu a' của Mỹ không là phổ biến và tranh được thị phần Thế giới nữa - thu hẹp (do nhiều nước mới 'nổi'). Dẫn tới nước Mỹ phải  mở thêm cạnh tranh với hàng hóa 'vừa' (thị phần hàng hóa có mũi nhọn công nghệ bị thu hẹp 'a', thì phải mở thêm hàng hóa vừa - ký hiệu 'b').
   Ở hàng hóa 'a' giảm thuế sẽ thêm tích lũy để cạnh tranh được nhiều.
  Ở hàng hóa 'b' giảm thuế chưa thể cạnh tranh được nhiều, vì: nhiều nước lợi thế' lao động nhân công rẻ đã đảm đương được (kiểu 'giữ giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc'...).  Trong khi đó nhiều nước đã tham gia thị trường hóa 'a' (hoặc đã tự cung được cho thị trường mình phần nào đó) dẫn tới Mỹ phải co 'a' lại mà mở 'b'. Hàng hóa 'b' lại thường lợi nhuận thấp (do tích lũy 'giá trị' trong sản phẩm: trí tuệ, tay nghề...).
    Dẫn tới 'giảm thuế' không thu lại được ở kiểu 'số lượng'.
   2/ Do cách 'tiêu dùng'.
    Khi được giảm thuế thì người lao động có xu thế được lợi mà dùng một sản phẩm hàng hóa nào đó không đúng với 'giá trị tích lũy' để làm ra nó.
     Chẳng hạn: 'một cái máy tính A' đáng ra dùng 18 tháng nhưng chỉ 12 tháng đã bị thay thế.
     Ta nói: người dân và xã hội đã 'hoang phí (quăng đi) phần nào đó của tự liệu sản xuất (vật chất, công lao động). 
     Bởi vậy, đề ra chính sách thuế phải đúng với mức cơ cấu kinh tế, khả năng 'phương thức sản xuất hiện tại' và thị trường Thế giới (vấn đề này phân tích kỹ cũng khả năng được giải Nobel - mình có nhiều ý rất hay, những không có thời gian dành chi tiết và không quen số liệu thống kê).
 (có những vấn đề nữa. Nước Mỹ nếu liên hệ mình sẽ giải quyết cho thâm hụt - chỉ cần 1 triệu USD. Việt Nam muốn cơ cấu lại nền kinh tế hãy liên hệ).
    


Ngày 22/11/2012   
  - Trái ngược với sự chờ đợi của dư luận và báo chí, sự có mặt lần này của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở châu Á xem ra lặng lẽ, im hơi lặng tiếng.
    Ngoại trừ khi ở Myanmar, sự hiện diện của ông ở Campuchia và Hội nghị cấp cao Đông Á là mờ nhạt. Đang có những giải thích khác nhau.
  Mình giải thích:

     1/ Do kinh tế Mỹ đang có những vướng mắc, như 'vách đá tài chính'. Nhiều nước phụ thuộc vào tiếng nói 'kinh tế'.
    Cái chính là 'Campuchia quá thân với Trung Quốc, và Trung Quốc đang tranh thủ cả với Thái Lan'. 
     Do vấn đề biên giới giữa 2 nước nên khi Trung Quốc chìa tay với Camphuchia rồi với tới Thái Lan thì nước nào cũng phải 'dựa' (kiểu 'sợ bị thiên vị).
    Do cách 'đổ tiền' vào của Trung Quốc với 2 nước đó.
     2/ Đừng thấy ông Obama nhăn mặt và im tiếng mà tưởng nhầm 'thất thế'. Bởi vì:
     Trung Quốc chơi chia rẽ Asean, làm cho liên kết khu vực lỏng lẻo thì thật sự có những tác hại cho chính Trung Quốc và có những lợi lâu dài cho Mỹ.
    Một Asian nhiều xung đột thì chủ yếu láng giềng lẫn nhau, Mỹ sẽ dễ đi tới. Asian có vị trí 'địa chính trị' sát Trung Quốc nếu 'vững mạnh' thì lợi ích về kinh tế chính trị hơn cho Trung Quốc vì là cửa ngõ. Những chia rẽ Asian tạo những nước ở khu vực đó phải tự lập hơn về Quốc phòng và 'lợi ích' mà kiềm chế phần nào Trung Quốc.
    3/ 'Nhật Bản cảm thấy thất vọng trước thái độ trung lập của Washington trong tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Mỹ, về ngoại giao, hối thúc hai nước tự giải quyết tranh chấp với nhau'.
      Vấn đề này như: 2 nhà TQ và NB tranh cãi nhau, nhà thứ 3 M dù lớn nhưng khi tới nếu theo 1 nhà NB thì được coi như là họ hàng mà gắn trở thành 2 nhà TQ và NBM 'tranh cãi nhau'. Nhà NBM dù lớn mức nào thì cũng chỉ là một nhà, khác với kiểu nhà M đứng ngoài Trung lập nhưng 2 nhà TQ và NB đốt nhau thì nhà M sẽ chữa cho nhà NB.
     Quan trọng nhất là hình thành nhà mới NBM không tạo sức mạnh gì cho tranh chấp ở đây, bởi sẽ vướng mắc thêm về 'kinh tế', còn quân sự thì chắc chắn để lẻ dễ 'chiến lược hơn'.
     Vậy sao Nhật Bản (nhà NB) lại thích thành nhà NBM trong tranh chấp với Trung Quốc (TQ), đơn giản: 'Tự lập' thì căng thẳng và kiểu 'thích có tiếng nói to hơn ủng hộ' (kiểu họ hàng tới đông thêm 'tự tin'). Kiểu Nhật Bản thích 'tạo quân sự lớn làm chùn bước' nhưng thực chất tranh chấp 'biển đảo' ở đây do sách lược chứ khó leo thang chiến tranh Trung Quốc và Nhật Bản.
      4/ Chính sách Trung Quốc muốn dùng sức mạnh 'kinh tế quân sự' để chia rẽ các nước nhỏ trong Asean, ngăn Asean ra tuyên bố chung và không muốn giải quyết bằng cách tiếp cận đa phương (không muốn Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông).
     Chính sách này của Trung Quốc gây bất lợi cho các nước nhỏ vần đề các 'đảo' (do tiềm lực quân sự) nhưng vấn đề 'thềm lục địa' thì lại bất lợi cho chính Trung Quốc. Bởi ở 'thềm lục địa' thì tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc không có lợi thế chi phối được, 'bất ổn' Biển Đông sẽ tạo cửa hẹp với Trung Quốc.
    Thế tại sao Trung Quốc không tiếp cận đa phương? trả lời:
    a/Trung Quốc thực hiện âm mưu 'dùng quân sự lớn đe dọa đảo nhỏ, tạo bất ổn' mà hòng làm các nước nhỏ 'lo sợ' và tạo cảm giác 'đảo nhỏ chi phối cả Biển Đông'.
    b/Trung Quốc thấy các nước nhỏ sợ sống trong kiểu 'sức ép dài', các nước nhỏ coi đó là 'bất ổn' Đất nước trong khi nhân dân Trung Quốc coi đó là 'mở ra'. Một phần chiến lược an ninh quốc phòng các nước nhỏ sai lầm trong chặng đường dài là ở đó (nước nhỏ nhưng chiến lược cứ giữ chặt, cứ đấu tranh xây dựng vấn đề những chỗ 'biển đảo' nhưng cứ ổn định đất liền và những không tranh chấp để phát triển).


Ngày 21/11/2012
   - Thất bại lớn nhất của tổng thống Nga Putin trong năm lại chính là:
    "Người đẹp Nga Natalia Pereverzeva đã khiến cả thế giới choáng váng khi công khai chỉ trích, gọi đất nước mình là "kẻ ăn xin" trong bài phát biểu tại cuộc thi Miss Earth 2012". Tờ Radio Free Europe đưa tin.
     (Chỉ trích về 'nghèo, tham lam, không trung thực, làm giàu trên công sức của người khác, không giúp đỡ người già và trẻ em mồ côi, chảy máu chất xám...'
     Báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Nga vào cuộc mở các cuộc tranh luận xung quanh bài phát biểu đó. 
      Kết quả thật bất ngờ khi có đến 90% dân chúng Nga đồng tình với bài phát biểu trên của người đẹp.
Bình luận: Có lẽ nhiều nước bây giờ sợ, thôi cử đi thi 'đẹp người xấu nước' cho nó lành.
   Người đẹp đó có thể theo phía đối lập lợi dụng chỉ trích, nhưng qua đó cũng phản ánh nước Nga hiện tại nan giải vấn đề:
    a/ Cơ cấu dân số dàn trải khó 'chính sách xã hội' b/ Kinh tế đang về chủ yếu 'tài nguyên' chưa cạnh tranh 'sản xuất' hàng hóa tiêu dùng với Thế giới dẫn tới 'thị trường lao động' còn bị méo mó (chảy máu chất xám). c/ Chưa tìm ra được cách giải quyết 'chính trị' các nhóm đối lập nhau. Chính quyền Trung ương còn khó 'với' ở địa phương rộng lớn. 

   - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên khó tạo nên được sự 'đổi mới' nào ở bán đảo Triều Tiên thời gian cầm quyền, các diễn biến thời gian qua phản ánh.


Ngày 20/11/2012
   - Thế giới Arab hiện nay ghét Israel như thế nào? Trả lời: Thật sự họ chỉ cần Israel và Palestine đạt hòa bình, thỏa thuận xong về biên giới và thành lập Nhà nước (kiểu chỉ ghét ở ý đó). Còn mọi 'lợi ích' khác hầu như là phát triển tốt được  với nhau (cá biệt kiểu Iran là khác...).


Ngày 19/11/2012 
  - Tại sao ở một số nước các chính trị gia thường quá khó chịu với chỉ trích báo chí? trả lời:
    Do cách hiểu sai về địa vị. Làm chính trị là đấu tranh vì quyền lợi được người dân đa số bầu ra làm 'đại diện', nhưng một số người là chính trị gia lại hiểu sai vấn đề nên khi có được 'địa vị' đó thường hy vọng xây dựng tên tuổi mình theo kiểu 'trở thành tên tuổi với Đất nước' (hoặc tỉnh, nghành...), được ngưỡng mộ đón tiếp của người dân nơi đến (kiểu như cá fan  teen hâm mộ ca sĩ Hàn Quốc).
   Làm chính trị là giải quyết các mâu thuẫn xã hội, là giải quyết xung đột các lợi ích nhóm khác nhau, là vị trí có được do quyền người dân cử ra chỉ theo giai đoạn...nên phải chấp nhận sự chỉ trích, phải luôn đổi mới chỗ 'gánh vác'.
    Những tên tuổi với Đất nước có được là do tạo sự 'đổi mới - tiến bộ' về xã hội, tạo ra nét văn hóa và độc đáo về 'phát triển con người' (đôi lúc chưa thỏa mãn 'tiến bộ' thì được 'thể chế' đánh bóng vì củng cố bản chất Nhà nước đó). Đó chính là các nhà hoạt động xã hội, những người giỏi về các lĩnh vực, những người đại diện cho tiến bộ 'con người mới', những người dẫn dắt công cuộc đấu tranh xây dựng...(bởi vậy ở Nhật Bản người ta xem có được địa vị nào đó  trong nội các Chính phủ không phải làm nên tên tuổi mà cái chính là 'việc gánh vác thực hiện thế nào', hoặc là không phải ở 'nội các' nhưng làm chủ hãng thịnh vượng, đạt giải Nobel, giỏi âm nhạc...người ta xem giải tán Chính phủ là bình thường theo 'đòi hỏi' công việc).  



Ngày 18/11/2012
 - Quyết sách an ninh Trung Quốc đi theo nguyên tắc không can thiệp lẫn nhau. Mỹ thực hiện 'chính sách' can thiệp qua cách phát huy nền 'dân chủ' trên thế giới.
   Chính sách của Mỹ thúc đẩy cơ chế chính trị ở nhiều nước tiến bộ nhưng cũng vì thế bị lợi dụng để lập nên các 'chế độ' chịu ảnh hưởng của Mỹ, thiếu tự chủ.
   Chính sách của Trung Quốc duy trì 'hiện trạng' cơ chế mọi nước nhưng cũng vì thế làm chậm sự 'tiến bộ' của nhiều nước chưa 'đổi mới' được (bản chất mọi nhà nước là 'cai trị' nên có xu hướng bảo thủ tốt xấu cơ chế mình khó điều chỉnh được với 'quyền lợi' nhân dân luôn đòi 'đổi mới'). 'Chính sách của của Trung Quốc tạo mọi nước 'tự lập - tự chủ' nhưng khi những xung đột quyền lợi giữa 'nhân dân với Nhà nước A' mà dẫn tới 'đàn áp' (vi phạm quyền con người) thì Quốc tế không can thiệp được đúng sai, khó cứu giúp.
     Vậy  Trung Quốc sao không có chính sách như Mỹ? Trả lời, vì:

   a/ Trung Quốc không cạnh tranh được 'dân chủ' theo kiểu cơ chế Mỹ (cơ chế của Trung Quốc đang Chủ nghĩa xã hội khác biệt với nhiều nước).
    b/ Hiện trạng nhiều nước mà 'cơ chế' kém thì sẽ lợi hơn cho kiểu 'hàng hóa' Trung Quốc (nước láng giềng nếu 'tham nhũng và lãng phí' tràn lan thì sản xuất cạnh tranh thua Trung Quốc).
     
    Vậy Mỹ sao không có chính sách 'không can thiệp như Trung Quốc' để khỏi tạo mâu thuẫn với nước bị 'can thiệp'. Trả lời, vì:
   a/ Số lượng nước trên Thế giới cơ chế kiểu 'tư bản' nhiều hơn ('guồng').
   b/ Sự 'can thiệp' hầu hết thay đổi được hiện trạng theo kiểu 'dân chủ' Mỹ (dù ngắn hay dài hạn).
     Hai kiểu chính sách Trung Quốc và Mỹ đối nghịch nhau thế vì sao vần tồn tại được trên Thế giới? Trả lời, vì: 
   a/ Bản chất mọi Nhà nước là 'cai trị' nên không thích sự 'can thiệp bên ngoài', muốn 'tự lập - tự chủ'. Nhân dân nhiều lúc nếu không 'đối đầu' với Nhà nước thì ghét bị ảnh hưởng bên ngoài (thiếu tự quyết được chính sách).
    b/ Sự tiến bộ lên của các nước thì muốn những nước khác 'dân chủ' tốt để nhân dân có quyền lớn lao mà tạo 'bình đẳng' và 'hòa bình khu vực'.
    c/ 'Can thiệp' hay không 'can thiệp' thì do chưa có cơ chế 'chính sách' và phối hợp của mọi nước tốt nên khi có 'đấu tranh cơ chế' vẫn cứ đổ máu.



Ngày 17/11/2012
    - Trung Quốc mấy chục năm đổi mới ít có sự tiến bộ nổi bật nào về thương hiệu 'văn hóa' ra cạnh tranh được với Thế giới (kiểu 'Hàn Quốc' sáng tạo ra điệu nhảy 'Gangnam Style'; Sony...).
     Qua đó phản ánh phát triển kinh tế nhưng cái khó với vấn đề đời sống tinh thần.
   Thể dục dụng cụ Trung Quốc đạt 'đỉnh cao' nhưng đó chủ yếu do vấn đề khổ luyện chứ chưa phải vấn đề 'thăng hoa -  phương pháp tiến bộ'.
     Xem xét kinh tế Trung Quốc nổi trội mạnh mẽ, mới bộc lộ cơ chế phát triển kinh tế của Thế giới còn những bất cập về sự sáng tạo và thỏa mãn cách phát triển con người (đáng ra lao động là vinh quang phát triển con người, qua lao động mà nảy sinh những 'thăng hoa về sáng tạo, về kiểu 'văn học'...).


   Ngày 16/11/2012
   - "Các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc những năm gần đây chủ yếu là con của các nhà lãnh đạo cấp cao trước đây".
      Cách chọn như thế vẫn có người giỏi và dễ 'tập hợp' cấp dưới, nhưng qua đó cũng phản ánh sự hạn chế của 'chính trị' là 'cơ hội cho mọi người' còn chưa công bằng lắm.
      Phản ánh 'hệ thống chính trị' còn bị chi phối của tư tưởng lãnh đạo kiểu 'cà vạt'. 
     Quản lý kiểu 'cà vạt' là cố tạo 'cái uy' để nhân viên phục tùng, ít chống đối nhau. Từ đó công việc dễ trôi chảy 'trên - dưới' nhưng cũng dễ làm thui chột sự sáng tạo.
      'Cơ chế' tốt thì những sự việc ràng buộc nhau vì 'cái chung' và 'cái riêng' đã có chuẩn mực theo tuần tự, mà ít phải kiểu 'cà vạt'.
     Chọn lãnh đạo cấp cao thế thì vẫn chọn ra được những người ưu tú, nhưng lần lượt những cấp thấp xuống dần mới dễ có những vẫn đề của 'bè phái' (tới cấp huyện thì người 'tài năng chưa hẳn đã còn 'chỗ đứng' mà phải là người 'biết nghe').
      Giới quan sát Quốc tế cho rằng thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đại hội 18 khó có đổi mới chính trị  (đại hội cũng ít đề cập tới) mà chỉ chú trọng vào kinh tế bởi có những cái khó của 'lý luận Nhà nước'.  
      Mình bày cho Trung Quốc:
     "Chỉ cần đổi mới cấp dưới không bị kiểu 'cà vạt' và có 'sáng tạo' là cũng 'đổi mới' lớn lao và quan trọng nhất của chính trị Trung Quốc. Vấn đề đó đơn giản nhưng khó thực hiện và quan trọng nhất là sẽ đẩy bước mới 'tiến bộ' nhưng "sẽ không nguy cơ  xáo trộn lớn khủng hoảng chính trị".



Ngày 15/11/2012
    -  Trong những nhận xét đầu tiên sau khi thua ông Barack Obama trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Mitt Romney nói rằng thất bại của ông là bởi “những món quà” của Tổng thống dành tặng cho lớp trẻ,  các cử tri nữ, gốc Phi và gốc Latin...(Chẳng hạn như: Liên quan tới những người trẻ chẳng hạn, việc ân hạn cho các khoản vay học đại học là một món quà lớn”, chăm sóc y tế miễn phí, cho lớp nghèo...).
    Ông Romney nói ông Obama “chỉ nỗ lực lớn ở các vấn đề nhỏ,” trong khi ban vận động tranh cử của ông đã tập trung vào “những vấn đề lớn thực sự.”
   
      Bình luận:

    Ông Romney có vẻ đúng cho chính sách nước Mỹ thời còn sức mạnh mạnh 'siêu cường'. Ông Obama có vẻ sẽ đúng và dễ thực hiện hơn khi nước Mỹ không ngập trong 'nợ công', bởi 'phân chia lại quyền lợi cho người dân' đúng với thực tại trong nước.

    Cái chính là 'bầu cử' nước Mỹ đã không thể chọn ra được theo 'chính sách tổng thể' mà phải theo chính sách chi tiết 'quyền lợi sát sườn' từng nhóm người. Bầu cử Mỹ vì thế giúp phân chia 'quyền lợi đúng hơn' nhưng cũng khó cho chính sách 'siêu cường' về kinh tế?
    Khi nước Mỹ còn ở thời sức mạnh với những 'lợi thế lớn' và 'nhiều nước khác trên Thế giới còn kém' thì không phải thể hiện chính sách 'quyền lợi sát sườn' bởi vì 'lợi nhuận' thu được nước Mỹ còn lớn (kiểu Trung Quốc chưa tranh của mỹ những phần...) mà người dân đang giàu sẽ không áp lực cao kiểu cần về 'vay học đại học, y tế miễn phí...
     Chính sách kiểu 'quyền lợi sát sườn' dành thắng bầu cử (tức là chính sách kiểu chi tiết) sẽ khó hơn cho nước Mỹ duy trì vì thế 'siêu cường'. Chính sách 'tổng thể' thì dễ duy trì siêu cường bởi chiến lược đó sẽ 'tích tụ tư bản' mà hy sinh 'lợi ích các tầng lớp lao động trong nước' để cạnh tranh với Thế giới.
     'Nợ công' và xu thế đi lên Thế giới đã bắt buộc Mỹ phải chính sách 'quyền lợi sát sườn' dù ông Obama có muốn khác.
     Nước Mỹ khó duy trì sức mạnh 'siêu cường' thể hiện ở chính cuộc 'bầu cử',  ở chính sách 'quyền lợi sát sườn'.
     Thời đại mới bắt buộc nước Mỹ phải chú trọng 'quyền lợi người dân'. Nước Mỹ vẫn mạnh mẽ lên chỉ còn cách chính sách 'quyền lợi sát sườn' mà thế mạnh là các vấn đề phát triển 'quyền con người', đổi mới tích tụ 'tư bản' và phân chia lợi nhuận để tối ưu hơn quy trình sản xuất làm đầu tàu Thế giới.
     (mời xem thêm bài http://yume.vn/xyzlaodong/article/xa-hoi-thinh-vuong.35C75920.html ở mục 15 kiểu 'hãng c' là chuẩn bị cho kiểu của nước Mỹ vẫn mạnh lên nhờ chính sách 'quyền lợi sát sườn').


Ngày 14/11/2012
     - Trung Quốc với nỗi lo 'tham nhũng' hoành hành, nước Mỹ thì ít nói tới tham nhũng xẩy ra. Vậy nước Mỹ quá tốt chăng? Chưa hẳn thế, bởi vì:
    Nước Mỹ ít có tham nhũng nhưng có những 'lớp người' hay 'nhóm - cá nhân' sẽ lợi dụng được cơ chế tạo ra mà thu được lợi nhuận quá nhiều một cách công khai, không công bằng trong phân chia quyền lợi (chẳng hạn như béo bở nhân viên ngân hàng trước đây).
    Một 'tư bản A' đáng ra chỉ tích lũy được 1 triệu USD do quá trình đầu tư sản xuất đưa lại nhưng do 'quá trình sản xuất chưa tiến bộ' mà chỗ đó có thể dành được 1,5 triệu USD (0,5 triệu USD là đã lấy mất của người lao động).
     Khi nước Mỹ còn mạnh và nhiều nước trên Thế giới còn kém thì có thể 'tư bản A' vẫn nhận được 1,5 triệu USD (đáng chỉ 1 triệu USD) nhưng 'người lao động' Mỹ không bị bớt đi 0,5 triệu USD mà 0,5 triệu USD này 'tư bản A' lấy được ở các nước 'kém phát triển' do 'lợi thế' dẫn trước của Mỹ.

    Nợ công Mỹ cao cũng một phần do bị 'tư bản A' lấy của Nhà nước (phần nào đó) và của 'người lao động' ('Nhà nước chi cao khuyến khích sản xuất nhưng lợi thu được lại tích tụ nhiều ở 'tư bản A' mà  chưa thu thuế hoặc trả đúng cho người lao động).
     Trung Quốc thì bị 'tham nhũng' lấy ra và cất đi chủ yểu ở kiểu 'đảo hoang' (ngân hàng nước ngoài) làm giảm tối ưu tái đầu tư sản xuất, nhưng Mỹ thì lợi nhuận của 'tư bản A' có được còn hơi may hơn là vẫn dùng đầu tư sản xuất.
     Tất nhiên qua trình sản xuất Chủ nghĩa tư bản Mỹ và Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc chưa tối ưu nên mỗi nơi đều chưa thể đúng được 'phân chia lợi nhuận và tích lũy'. Tức là ở Trung Quốc ngoài tham những vẫn có kiểu 'tư bản A' hoặc ở Mỹ có những 'tư bản AB' chưa thể  nhìn nhận được đã đúng 'phân chia lợi nhuận' hay chưa hoặc do biến thiên những lúc mới hợp phát triển (không cố định được mức 0,5 triệu USD)?

     Cho nên Tổng bí thư đảng CS Trung Quốc nói 'lo lắng tham nhũng hoành hành' làm sụp đổ Nhà nước thì đáng ra Tổng thống Mỹ cũng phải nói 'lo lắng phân chia quyền lợi - tích lũy sai' làm sụp đổ Nhà nước (châu Âu cũng 1 số vấn đề).


Ngày 13/11/2012
     - Vấn đề 'vách đá tài chính Mỹ' đang làm đau đầu nước Mỹ. Nước Mỹ tự hào nhiều nhà kinh tế giỏi, nhiều người đạt giỏi Nobel kinh tế, những trường Đại học hàng đầu như Harvard...nhưng vẫn  chưa tìm ra được giải pháp? Tại sao vậy?
       Lời khuyên:  Hãy nghiên cứu tới chi tiết của 'chủ nghĩa tư bản, mỗi quan hệ mọi nước trên thế giới, cách ứng xử Mỹ - Trung Quốc, cách 'quyền con người' - 'dân chủ' với tính triết lý thời đại mới, cách với những nước 'đang phát triển', cách với các nguyên nhân sâu xa các xung đột trên Thế giới hiện nay, cách nước Mỹ làm giàu so với những nước khác, 'đường tôn - lối sống'...Từ đó mới tìm được lời giải đúng.
      Những người giỏi ở nước Mỹ không tìm được lời giải vì dù giỏi tới mức nào họ cũng nằm gọn trong tư tưởng 'bá chủ' của nước Mỹ mà khó tìm được lối ra của cái chung nhân loài.
       Nước Mỹ nếu liên hệ mình sẽ giải quyết giúp, chỉ cần chi phí 1 triệu USD (nhắn tin hoặc gửi thư là mình bắt tay làm liền; làm xong giải pháp gửi xem thấy rất hay thì mới trả tiền, không trả cũng chẳng sao. Phải cần tiền vì chi phí để tìm giải pháp và vì 'tạo con đường cho tri thức mọi người theo' mà phấn đấu tạo một xã hội văn minh, xã hội 'bản chất nhà nước' phải thay đổi theo hướng con người văn minh).
        (Mình có XYZ rất hay qua 10 năm miệt mài nghiên cứu rất có ích cho Mỹ con đường siêu cường mà hợp đúng phát triển Thế giới văn minh)

.

Ngày 12/11/2012
     Chúng ta có thể nói "trên Thế giới có nhiều nước nguy cơ mất nước". Thế các bạn hiểu như thế nào? những đâu? Đó chính là những nước như Mỹ nợ đã gần 16.000 tỷ USD hay một số nước châu Âu hiện nay đang đau đầu vấn đề nợ công...
      Nhà nước lập ra là mang 'bản chất cai trị'(a) và 'tập hợp quyền lợi'(b) thì nếu dùng tiền mượn của nơi khác để duy trì 'thuê nhân công hoạt động cai trị' lớn hơn 'nguồn thu' tạo ra thì nguy cơ sự 'tồn tại cai trị' đó bị đổ vỡ, ta nói 'bản chất Nhà nước đó' hoạt động có nguy cơ bị thay đổi.
     'Bản chất nhà nước đó' có cách hoạt động chưa đúng của tích lũy và phân chia quyền lợi nên mới tạo nợ nhiều, hay là phương pháp 'tập hợp quyền lợi'(b) để hình thành Nhà nước đó đã sai.
      Bản chất Nhà nước đó phải thay đổi do cách giải quyết vấn đề nợ công.
     Ta hay nói một Đất nước bị xâm lăng chiếm đóng mới gọi là mất nước, nhưng khi một 'nhà nước' thay đổi thì nhân dân vẫn còn Đất nước nhưng 'sự cai trị' thì coi như mất nước (nhiều nước Xã hội chủ nghĩa coi bị thay đổi theo con đường Chủ nghĩa tư bản cũng là mất nước).
      Tại sao 'nợ công Mỹ' cao như vậy?

      Có 2 vấn đề chính ở đây:
       1/ Nợ công do chi sai và không hợp thời, hay là do chi phí cuộc chiến theo quan điểm để giữ 'tồn tại'. Sự chỉnh sửa đúng lại sẽ không làm thay đổi bản chất Nhà nước. Vấn đề 'cuộc chiến ở Trung Đông hay 'nhà đất ở Mỹ'...không làm thay đổi bản chất nước Mỹ.
      2/ Do cách 'tích lũy' và 'phân chia quyền lợi'. Đây là điểm chính có thể thay đổi bản chất nước Mỹ, vì sao?
      Tại vì: Khi 'phương thức sản xuất' tốt thì tạo ra của cải và phân chia đúng cho từng khâu thì sẽ tiêu dùng đúng để cần cho sản xuất cái mới và một phần dùng để tái đầu tư, huy động đúng 'lực lượng lao động'.
      Sự phân chia 'quyền lợi sai' dẫn tới có 'chỗ - tư bản' (hay người) được tích lũy quá nhiều có chỗ thì quá ít, dẫn tới 'người lao động' không đủ tiền để mua (tạo cung) và người 'tích lũy' quá nhiều khó đầu tư.
       Đó chính là giữ giá 'đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc làm thị trường lao động Thế giới méo mó , là 'sự phân chia quyền lợi' trong 'tư bản sản xuất kiểu Mỹ' có vấn đề, đó là cách lao động và tiêu dùng trên Thế giới bị méo mó (tích lũy sai dẫn tới dùng xa hoa, hay người dân 'lười' do hàng hóa nhân công rẻ Trung Quốc tràn ngập châu Âu...).
      Tổng thống Mỹ Obama tăng thuế người giàu ở Mỹ thì có 2 khía cạnh là: sẽ làm 'tích lũy' dùng để đầu tư quay vòng sản xuất kém (người giàu có tiền sẽ đầu tư mạnh hơn?) hoặc tước đi đúng phần quyền lợi béo bở dành sai của các khâu trong lao động (kiểu nhân viên khâu nào đó được trả lương quá cao). Tổng thống Mỹ Obama xem xét chi tiết rõ mọi khâu và tỷ lệ từng kiểu trong từng quá trình sản xuất mới đưa ra đúng được chiến lược cho chính sách, bởi có chỗ tăng giảm thuế khác nhau sẽ hiệu quả sản xuất chứ không phải chỉ để giảm 'nợ công'.
     Cu Ba học phí và y tế được miễn phí hoàn toàn thì có cái hay nhưng cũng có cái dở? cái hay đó là mọi người dân được quyền lợi tốt, bình đẳng. Nhưng cái dở là 'tiền' phải chi phí nhiều và chi phí đầu tư khó đúng từng chỗ (học nhiều ít cái gì...) mà giảm 'đầu tư' cho sản xuất. 'Tiền' Nhà nước chi ít hơn cho 'giáo dục' (do không miến phí) mà để dành sản xuất thì đôi khi tạo ra của cải nhiều mà người dân giàu sẽ tự trích phần nhỏ họ có (nhưng lớn hơn Nhà nước bao cấp) chi phí giáo dục.
   Cái khó của kiểu 'phân chia quyền lợi và cách tích lũy' ở kiểu Mỹ và Cu ba là thế. Nó phản ánh Thế giới còn phải phấn đấu hơn nữa về sự tiến bộ và nước Mỹ 'phương thức sản xuất' hiện tại khi có 'nhiều nước mới nổi lên' cần đổi mới..
    Thế ta hiểu thế nào khi phát hiện "một lượng tiền lớn của Mỹ thu được do bán trái phiếu cho Trung Quốc lại được Mỹ đầu tư lại Trung Quốc mà có lợi cao hơn"? Thì đó cũng chính là cách 'phân chia quyền lợi và tích lũy' méo mó chứ sao, nó phản ánh 'phương thức sản xuất' sai - tạo lợi ích không đúng Nhà nước.
    (có lẽ mình nên ngao du Thế giới và ghé giúp nước Mỹ 'mùa màng' vài bữa chăng? Tổng thông Mỹ liên hệ mình biết đâu giải quyết được nợ công và có nhiều bí quyết của 'cường thịnh'. Lê Thanh Đức tel 01234321000).

Ngày 11/11/2012
    "Ngày 10/11, trang mạng military.com đưa tin Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa ra "những điều kiện mới", được cho là tốt hơn trước đây rất nhiều, để giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran. 
    Mỹ yêu cầu Iran phải sớm nối lại các cuộc thương lượng mang tính xây dựng và "có thỏa hiệp" với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức), khi đó Mỹ sẽ sớm tiến tới việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt chống Iran.
     Tuy nhiên, theo nguồn trên, Washington cũng đang xem xét khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung nếu như Tehran tiếp tục làm giàu urani".
  Trong khi đó giới quan sát cũng cho thấy Iran cũng đã có xu hướng đàm phán về vấn đề hạt nhân'
    Bình luận: Trước đây ta hay thấy câu trích dẫn cửa miệng của một số truyền thông Thế giới là "Iran sẽ không khuất phục, không chịu quỳ gối" gián tiếp ca ngợi Iran hoặc trích dẫn một số lời nói ý nghĩa tương tự của một số nhà lãnh đạo Iran, họ cũng trích dẫn lời nói đối đầu của một số nhà lãnh đạo của Israel.
     Điều hành Nhà nước là phải có những tiêu chí cân nhắc của chính sách năng động phù hợp với xu thế phát triển. Không thể có chính sách của sự 'chứng tỏ' ta đây mang tính 'thách nhau' của các cá nhân lãnh đạo hoặc các chính sách đưa ra chỉ để tỏ leo thang 'đối chọi' các dân tộc.

    Những chính sách đó không thể là đại diện cho 'quyền lợi nhân dân'. Bởi vậy một chính sách của nước mình thay đổi hoặc theo đuổi như thế nào là phụ thuộc vào quyền lợi dân tộc, xu thế thời đại.
     Iran không thể lấy câu nói "quyết không quỳ gối'' với cấm vận để làm sự cứng nhắc trong bảo thủ 'hành động'. Cũng như nước Mỹ vẫn sẵn sàng nói "cầu xin Iran đừng sở hữu hạt nhân" nếu nhằm đạt được mục đích Iran không theo đuổi chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Chính sách là không phải theo kiểu câu nói  "quỳ gối hay không" mà là do sự đấu tranh và xây dựng cho đúng xu thế phát triển.
    'Dân chủ' nước Mỹ bầu ra nhà lãnh đạo là họ chỉ có vì 'quyền lợi dân tộc' và theo kiểu quan điểm 'xu thế phát triển thời đại' của họ, chứ không phải để chỉ đi chứng tỏ những danh dự qua lời nói hoặc tạo những chính sách chỉ để 'thể hiện danh dự' khi mâu thuẫn các dân tộc với nhau.
    Nhà nước vì nhân dân cho nên cứ nhân dân được phấn đấu trở thành văn minh là mục tiêu cao cả.
   Danh dự Quốc gia ở đây là chính sách cho năng động phù hợp quyền lợi dân tộc và xu thế vận động thời đại, theo đúng thời cuộc.
   
Ngày 10/11/2012
 -  Bầu cử Tổng thống Mỹ rộn ràng như lễ hội, lòng người phới phới...Mừng chọn được ra Tổng thống, nhưng trớ trêu thay ông Obama lại đang nan giải trước các vấn đề khó khăn nước Mỹ như 'vách đá tài chính', các điểm nóng khủng hoảng trên Thế giới, suy thoái kinh tế...mà đang 'đau đầu' tìm lời giải.
   "Ô…vui quá là vui, vui quá là vui"  (bài hát 'duyên thắm') nhưng hóa ra chỉ vui do thể hiện được 'quyền con người' và 'dân chủ' chứ chưa phải tìm ra được trí tuệ chung nước Mỹ cho 'lời giải bài toán phát triển'.
  (phen này mình có lẽ ngao du Thế giới, ghé nước Mỹ giúp ông ấy 'mùa màng' vài bữa chăng).
  - Giới truyền thông Trung Quốc và Quốc tế đưa tin bên lề Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc "học sinh phổ thông được huy động tham gia kiểm soát an ninh" (kèm theo ảnh các học sinh mặc trang phục học sinh đang kiểm tra tất cả các hành khách tại một ga tàu hỏa ở tỉnh sơn Tây).
   Kiểm tra giám sát những người khác là xu hướng tước lấy tự do con người, là xu hướng xung đột đạo đức...Lứa tuổi học sinh phổ thông không nên điều đi dò xét người khác. Ở học sinh là sự trong trắng về tinh thần và khát vọng tươi đẹp cuộc sống, chúng đang được trang bị mối quan hệ tốt đẹp về con người đầy tính nhân văn.
  Có thể một số học sinh thích 'oai' và nhận thức về tính trách nhiệm được giao mà sẽ nhiệt tình trong công việc, nhưng một số học sinh trí tuệ sẽ cảm thấy 'ngột ngạt'. Những nhân tài kiệt xuất nếu xuất  hiện không bao giờ đi trên con đường ấy.
  Kiểm tra an ninh nên dành cho lực lượng vũ trang hoặc bảo vệ dân phố, dân quân...
  Những sự việc kiểu giúp đỡ về giao thông chỉ dẫn thì huy động được học sinh.
  (một điểm sai lầm của cách giải quyết vần đề xã hội của Trung Quốc cần sửa).

Ngày 9/11/2012
   - Theo thăm dó của công ty YouGov cho biết: '"trong số 1.637 người được hỏi ý kiến, 49% muốn Anh rời khỏi EU, chỉ có 28% cho rằng Anh nên ở lại liên minh 27 thành viên này, 17% chưa quyết định và số còn lại sẽ không tham gia cuộc trưng cầu dân ý".
  Cái chung lớn là 'được cái lợi của những' không phải chi phí riêng lớn ở các Nhà nước (kiểu như hợp tác quốc phòng mà giảm chi phí riêng từng nước), tự tập hợp cái chung và cái riêng của sự phát triển (ban nhạc đại diện cả châu Âu, người dân tự do hơn...). Cái chung lớn chính là xu hướng 'tương lai' giảm can thiệp Nhà nước vào xã hội con người (bản chất của nhà nước là cai trị và tập hợp quyền lợi).
  Cái riêng là nếu từng nước không chung EU thì bản sắc và sự phong phú về văn hóa kinh tế xã hội sẽ nổi bật hơn khi từng nước như 'trăm hoa đua nở'. Tự lập hơn nhưng tương trợ cũng sẽ kém hơn ở mỗi nước.
  EU nếu không biết cách thì cái chung lớn quá sẽ trở thành lớn kiểu 'thô' mà ít chi tiết đặc sắc. Khác với cái chung kiểu 'khi Thế giới đạt dân chủ' ở mọi nước với thể chế tốt thì người dân khắp thế giới tự hình thành cái chung tốt có nhau và từng đặc sắc riêng vì sự văn minh nhân loài (internet là cũng 'cái chung' tốt...).
  Sự tiến bộ của con đường tới văn minh nhân loại thì xu hướng triệt tiêu dần Nhà nước nhưng cá nhân phải tự đạt được sự liên kết 'chung - riêng' hợp xu thế phát triển (kiểu khi 'dân trí' phát triển, 'phương thức sản xuất' thiết lập tốt nơi lao động thì Nhà nước ít phải tạo ra những ràng buộc quản lý...).



Ngày 8/11/2012
   - Dù sao thì Mỹ và nhiều nước tư bản khác vẫn muốn Trung Quốc duy trì theo con đường 'Chủ nghĩa xã hội'. Bởi vì: theo lý thuyết của 'CNXH' sẽ xây dựng xã hội không có 'người bóc lột người', nhưng lượng 'vật chất tạo ra của CNXH ở Trung Quốc sẽ không bằng lượng vật chất Trung Quốc tạo ra nếu theo Chủ nghĩa tư bản.



Ngày 7/11/2012
 - Tờ Miami Herald đưa tin: “Khi cuộc bầu cử chính thức khép lại vào lúc 19 giờ, theo giờ địa phương, hàng trăm người vẫn đợi bên ngoài các khu vực bỏ phiếu ở Nam Florida. Chưa ở đâu lại chứng kiến những hàng người đi bầu cử dài như ở đây. Thậm chí khi Tổng thống Obama đã tái đắc cử, cử tri ở Nam Florida vẫn miệt mài xếp hàng”.


 Theo các bạn có nghĩ là quyền công dân của một số người dân ở bang Florida đang chờ bầu có bị vi phạm không? Tổng thống Mỹ tuyên bố chiến thắng như thế có thiếu tôn trọng họ không? (chưa kiểm phiếu xong bang đó).
  

 -  Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.
   Thắng lợi của ông Obama sít xao so với ông Romney. Gần một nửa dân số Mỹ có cảm xúc vui mừng, ngược với nửa còn lại nỗi buồn.
     Bầu cử Mỹ được mọi người trên thế giới thừa nhận là 'dân chủ' nhất, nhưng cũng chính vì thế mà tạo sự chia rẽ gần một nửa dân Mỹ 'đặt nhầm niềm tin' - một nửa dân Mỹ với 'quyền công dân' mình nếu chọn chính sách cho cuộc đời thì sẽ chọn khác. 
    'Dân chủ' Mỹ vì thế mới thỏa mãn 'quyền lực người dân' mà chưa thỏa mãn 'trí tuệ người dân'.
    Dân chủ Mỹ chỉ tốt hơn khi thỏa mãn 'phương thức sản xuất' và phân chia quyền lợi để chính sách cho lối sống mọi người dân đều phải thừa nhận là công bằng (dù người được 'mầu mỡ' trước đây nhưng nay bị tước đi - như ngành ngân hàng Mỹ vài năm trước). Khi đó chỉ có một phần nhỏ dân sẽ kiểu bỏ 'phiếu trắng' (kiểu một số nhân viên ngân hàng không ưng chính sách bị tước đoạt quyền lợi).
  Tương tự như vậy để người dân tìm tới gần như thống nhất với nhau các chính sách khác của quốc phòng, ngoại giao....
   Hai ứng cử viên chỉ còn cạnh tranh nhau gần với kiểu sách lược thực thi hiệu quả và cái độc đáo khám phá ra sự tiến bộ, chứ chiến lược thì không chênh nhau lắm. Người được bầu trúng Tổng thống sẽ không làm thất vọng lớn 'người bầu cho đối thủ kia' bởi dù sao thì người mình không đặt niềm tin vẫn có những điểm xu hướng tiến bộ gần với quan điểm của mình.
    Hiện tại thì:



    Vẫn có những tiến bộ nước Mỹ bởi 'một nửa dân Mỹ đặt niềm tin vào Obama' sẽ ủng hộ quá trình nắm quyền, 'một nửa dân số Mỹ bầu ông Romney' sẽ như nhà 'phê bình văn học' giúp tác phẩm của ông Obama sẽ hoàn thiện hơn, một phần số dân chỉ vì cảm tính và 'quyền chọn' mà dù bầu ông Romney nhưng vẫn ủng hộ ông Obama khi làm tổng thống. 
   'Quyền lợi của cá nhân và cách vận động xã hội' thì vẫn có nhiều cách để cùng đạt được mục đích cho nên chính sách khác nhau của 2 ứng cử viên nhưng có thể vẫn hướng đúng của 'tương lai xã hội' hoặc 'chính sách kiểu khác với mình' nhưng vẫn điều chỉnh 'vận động đúng của cá nhân - xã hội' (một nửa dân Mỹ bầu ông Romney sẽ tự điều chỉnh thích nghi: kiểu theo ông Romney thì được A trước rồi mới B và có C không có D; kiểu ông Obama thì được B trước mới A và có D không có C).
    Sự chênh nhau của số lượng dân Mỹ cách chọn từng ứng cử viên Tổng thống cũng phản ánh xu thế tìm sự tiến bộ được thúc đẩy mạnh mẽ ở nước Mỹ và còn đang nhiều lĩnh vực cần khám phá và người khám phá được mới chiến thắng. Khi cạn kiệt ngưồn lực sáng tạo hoặc xã hội đã đạt tiến bộ cao thì 2 ứng cử viên chính sách xích lại gần nhau.


Ngày 6/11/2012
  - Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay như là một cuộc thi nước Mỹ với Thế giới về 'dân chủ'  và nước Mỹ đã về nhất.


Ngày 5/11/2012
  - Tranh luận những chính sách đề ra của 2 ứng cử viên bầu cử tổng thống Mỹ về kinh tế, quốc phòng, ngoại giao mà còn gây phân vân cho nhiều người dân và nhiều nhà nghiên cứu (khó nhận định).
   Qua đó phản ánh sự bất ổn của: a/ kinh tế Thế giới; b/ an ninh Thế giới; c/ 'quyền lợi người lao động'.
   Bởi đơn giản: 'khi càng đi được đến gần chân lý hành động thì càng dễ gần thống nhất với nhau'.
  Chính sách kinh tế cho người dân của mỗi ứng cử viên khác nhau phản ánh cách 'phân chia quyền lợi' và 'phương thức sản xuất' vẫn có những bất cập'.
  Chính sách quốc phòng thể hiện bất ổn Thế giới chưa có tiếng nói chung mọi nước theo 'tiêu chí' - 'chân lý'.
  Chính sách ngoại giao thể hiện: các thể chế ở nhiều nước, 'chính sách thương mại' Thế giới, mức tiến bộ sản xuất các khu vực...còn bất cập mà Mỹ cần tạo 'lợi thế'.


Ngày 4/11/2012
   - Theo bảng xếp hạng chỉ số phồn thịnh năm 2012 của 142 quốc gia trên thế giới do Viện nghiên cứu Legatum có trụ sở tại Anh vừa công bố, Na Uy vẫn giữ vững vị trí số 1 trong 4 năm liên tiếp. Tuy nhiên, nước Mỹ đã rời khỏi tốp 10 nước đứng đầu khi tụt xuống thứ 12.
       Viện Legatum đã đánh giá sự phồn thịnh của của 142 quốc gia dựa trên 8 lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, tính năng động kinh doanh và cơ hội việc làm, quản lý, y tế, tự do cá nhân, an toàn và an ninh, và quan hệ xã hội.
      Bình luận: sự thực là nước Na Uy rất được ít người dân các nước trên Thế giới biết đến qua các sự kiện và những vấn đề liên quan với Đất nước họ, khác với nước Mỹ chỉ riêng vấn đề bầu cử đã phổ biến nhiều.

     Phải chăng nguồn lực trong nước và chỉ cần khu vực hẹp cũng đủ để một Đất nước phát triển cho người dân phồn vinh? thế sao Mỹ và Trung Quốc phải mở rộng mọi vấn đề với Thế giới? những nước nhỏ bị lôi cuốn bất ổn?
      Trả lời, đó là: a/ quy mô 'địa chính trị'; b/ quy mô cách 'phương thức sản xuất' ; c/
 cách tích lũy phân chia 'quyền - lợi' cho người dân; e/ quan điểm phổ biến sự khám phá tiến bộ gì và sự phổ biến để đáp ứng 'a b c' hay với nước 'xu hướng khác' (gồm cả những nước kiểu thể chế, khoa học kỹ thuật kém).
     Hòa bình và phồn thịnh cho Thế giới khi đạt xu hướng vận động tốt của các kiểu Đất nước là: a/ kiểu Na Uy (chứa kiểu một số nước châu Phi do nghèo); b/ kiểu Mỹ, Trung Quốc; c/ kiểu Iran, các nước khu vực Biển Đông. 

   - Bản tin: "Thế giới sẽ chứng kiến hai sự kiện quan trọng trong tuần tới. Đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 vào ngày 6-11 và Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào ngày 8-11, hai cuộc chuyển giao lãnh đạo được đánh giá là sẽ định hướng chiều hướng phát triển chính trị, kinh tế thế giới trong những năm tới".
  Bình luận: Nhưng sự thực đáng buồn cho Thế giới là 2 nước lớn Mỹ và Trung Quốc chỉ tác động và can thiệp với Thế giới phần nhiều là: a/dành lợi thế về 'thương mại kinh tế'; b/ do nhiều thế chế trên Thế giới còn kém dẫn tới bất ổn.
  Chứ 2 nước không có sự đầu tàu về phổ biến 'khoa học kỹ thuật, đầu tư và những tiến bộ về văn hóa xã hội' mạnh mẽ cho các nước trên Thế giới (trước đây nước Mỹ phổ biến mạnh).


Ngày 03/11/2012
- Tờ NBC New York đưa tin người dân New York bới các thùng rác tìm đồ ăn:

 "Tình đến thời điểm này, người dân New York đã trải qua 5 ngày mất điện, mất nước. Không có đồ ăn, một nhóm người đã tụ tập bên ngoài siêu thị Key Food trên Avenue A và East 4th Street tại East Village để bới tìm đồ ăn".

 Bình luận: 
 1/ người dân Mỹ với sự tiện lợi dịch vụ chỉ quen tích trữ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Thiếu kiểu 'làng xóm'.
 2/ quen ăn sướng bây giờ đói quá không chịu được mà 'không giữ thanh danh'.
 3/ bão quá lớn so với sức chống đỡ, thiếu sự phân phát bánh mỳ. 
 4/ sự thực dụng người Mỹ và cách ứng xử 'đa dân tộc' quan hệ hàng ngày với nhau 'tự do'.

Ngày 02/11/2012
- Nhiều nước trên thế giới còn kém thì đưa ra luật phòng chống tham nhũng nhưng không có được sách lược để đấu tranh, dẫn tới như 'như nước đổ đầu vịt'.
 Chẳng hạn: có một số bộ phận tiếp dân để làm thủ tục hành chính cử 3 người làm cũng hoàn thành việc nhưng dân phải chờ thời gian dài, dẫn tới 'tiêu cực' để chen ngang thì tăng bộ phận đó lên 5 người mà thông thoát, dù phải tốn kém thêm kinh phí 'lương' nhưng được về 'phục vụ' dân và giảm tiêu cực kiểu đó.
 Có một số bộ phận xử lý vi phạm nơi công cộng thì xử mạnh các lỗi sẽ gây hậu quả xã hội và tăng nhiều kiểu giám sát phát hiện các lỗi đó (lỗi kiểu a). Người vi phạm mà hối lộ được người thực thi luật pháp thì những lỗi đó phải gây tổn thất kinh phí cho người vi phạm và lỗi đó ít gây hậu quả (lỗi kiểu b). 'Thanh tra' thì tăng cường đi 'chụp' để đẩy tỷ lệ tiêu cực khi xử lý lỗi (b) giảm xuống.



   Cách quản lý từng kiểu, chống lãng phí, đầu tư hay là từng cấp... thì phải sách lược với đặc điểm .riêng chung'.

   Nước nào mà tin tưởng liên hệ đầu tư kinh phí khoảng 2 tỷ đồng mình sẽ dành công sức với thực tế làm cho sách lược 'phòng chống tham nhũng', khoảng 1 năm là xong.



Ngày 01/11/2012



 - Những gì là sức mạnh Trung quốc? đó là:





 1/ văn hóa xưa của một số lĩnh vực.

 2/ làng xã
 3/ người dân thế mạnh giao thương, khát vọng lớn làm giàu.



 'làng xã' kiểu nhộn nhịp, lâu đời mà đã có đủ động lực thúc đẩy cuộc sống chỉ còn lo làm mà ăn mà chứng tỏ với người khác.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét