Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

CHIẾN TRANH VIỆT NAM the viet nam war

  Chiến tranh Việt Nam 'the Viet Nam war', bài viết phân tích mọi vấn đề cho nhân dân thế giới, nhân dân Mỹ, nhân dân Việt Nam, các thủ tướng, tổng thống, các tướng lĩnh hiểu các khía cạnh cuộc chiến 
  A/ Vì sao Bắc Việt và Việt Cộng thất bại nặng khi tấn công các đô thị giai đoạn năm 1968? nguyên do:
   1/ Ở các đô thị miền Nam Việt Nam dân đã tụ tập về đông, lối sống của nhiều người bị ảnh hưởng theo văn hóa Mỹ, phụ thuộc vào hàng viện trợ. Các phong trào của người dân chủ yếu chống lại chính quyền Việt Nam cộng hòa (VNCH) lệ thuộc Mỹ, lũng đoạn và đòi các quyền tự do. Phong trào này được dẫn dắt và tỏ đối kháng bằng tụ tập nêu quan điểm đổi mới xã hội nên hoạt động công khai và ‘không sợ súng đạn’, đáp ứng tất cả tầng lớp dân.
  Ở nông thôn phong trào kiểu ‘đồng khởi’ của người dân là phá sự kìm kẹp trong các ấp. Phong trào này thực hiện được vì có sự gắn bó người dân với nhau ở cùng một thôn quê, đòi tự do cho lối sống, thiện cảm với Việt Cộng.
   ‘Hà Nội’ đã nhận định sai về phong trào của người dân miền Nam sẽ nổi dậy khi đồng loạt tấn công các đô thị miền Nam. Vì sao người dân các đô thị ở miền Nam không nổi dậy được?  bởi vì: các phong trào đô thị trước đây của người dân có trên danh nghĩa bắt chính quyền VNCH phải tiến bộ, nhiều người dân ở đô thị quá lệ thuộc lối sống vào ‘viện trợ Mỹ’, không dẫn dắt tập hợp được người dân ra đường (nhiều tầng lớp), giữa làn ‘súng đạn’ không tạo được các khối người dân…
    2/ Khi đồng loạt tấn công vào các đô thị miền Nam thì hầu hết các mục tiêu đều vô được nhưng khó giữ được, bởi:
 (2.1) Bị dàn trải, nên lực lượng ở mỗi mục tiêu đều mỏng.
 (2.2) Không có tiếp viện.
 (2.3) Quân VNCH và Mỹ đóng ở các đơn vị (các khối), còn các mục tiêu chiếm được là đang các lực lượng ‘mỏng’ canh giữ.
  Khi chiếm được các mục tiêu thì ‘các khối’ sẽ tiến tới vây láp tấn công dành lại, với ‘hỏa lực’ mạnh hơn dễ đè bẹp, đánh tan.
 (2.4) Quân VNCH ở các đơn vị hầu hết còn nguyên vẹn không thể tự tan rã và bị bất ngờ cũng không thể bỏ chạy đi đâu, dẫn tới càng co cụm phòng thủ và phản công khi thấy ‘hỏa lực’ mạnh hơn nhiều, cùng có sự cơ động chính xác với Mỹ kèm theo. Các đơn vị này bị đánh cũng chưa tổn thất lớn mà không bị đánh thì khi đi tái chiếm đều ‘hỏa lực’ lấn át.
   B/ Vậy chiến lược chiến thuật cho giai đoạn này là gì?
  1/- Gần khu phi quân sự phía bắc (vĩ tuyến 17) nơi có các sư đoàn của Mỹ  đóng: tăng cường áp lực đe dọa để Mỹ phải tăng lượng quân ‘khủng’ nơi đó.
  Thực hiện chiến thuật ‘mèo vờn chuột’ mà đánh như các trận ở ‘Cồn Tiên’ và khi áp dụng được pháo.
  2/ Ưu tiên lực lượng tình nhuệ nhất (những đặc công giỏi nhất của Bắc Việt) vào kết hợp với Việt Cộng ở Củ Chi tạo thành cái gai lớn sát nách Sài Gòn.
   Sẵn sàng leo thang chiến tranh du kích ác liệt vùng đó.
  3/ Xâm nhập, củng cố hầu hết mọi vùng nông thôn trải dài nam miền Nam.
  Ở đây thực hiện chiến lược- chiến thuật du kính địa phương (Việt cộng), kết hợp với quân Bắc Việt đánh luân hồi ‘các nơi’ mà bắt đối phương phải kéo giãn.
  Quân Bắc Việt ở đây tăng cường lúc mạnh lúc ít cho từng địa phương, theo từng thời điểm mà chủ động phối hợp Việt Cộng tạo các trận đánh rải khắp nông thôn miền Nam. Kết hợp với chiến thuật đánh kiểu như trận ‘Bình Giã’, trận ‘Ấp Bắc’…và chủ động đánh một số thị xã nhỏ, vùng ven.
  Giới Thiệu qua trận Ấp Bắc: ‘là một làng nhỏ giữa vùng đồng ruộng trống trải. Tin tình báo phát hiện có một trạm thông tin trong làng của Việt Cộng và Bắc Việt (dạng kiểu mồi nhử), nắm được có khoảng 120 quân Việt Cộng và Bắc Việt.
  Chiến thuật của cố vấn Mỹ là sẽ dùng trực thăng đổ quân áp đảo vây bắt và tiêu diệt, cố vấn Mỹ sẽ bay máy bay trinh sát quần thảo phía trên ‘chỉ điểm’.
  Khi tấn công, do tin tình báo nắm sai nên không biết quân số Việt cộng trong làng được bổ sung lớn hơn nhiều (nhưng vẫn ít so với quân bao vây). Trận đó, quân vây láp bị mai phục trong làng đánh cho tới tả, máy bay trực thăng Mỹ chở tiếp viện bị bắn cháy nhiều, cố vấn chỉ huy Mỹ trên máy bay trinh sát bất lực, đơn vị tiếp ứng tinh nhuệ nhất của VNCH vào cứu phi công Mỹ cũng bị đánh tơi tả, không dám vào. Buổi tối quân Việt Cộng rút khỏi làng ra vùng kháng chiến.
   Trận Bình Giã: kiểu một xã nhỏ cách Sài Gòn không xa (60 km), nơi ‘bình định’ tốt của chính quyền VNCH.
   Việt Cộng và Bắc Việt chủ động đưa quân vào chiếm làng, với ưu thế quân số dễ dàng đánh bại quân địa phương, VNCH điều quân tái chiếm bị đánh tơi tả, sau đó quân Việt Cộng rút ra vùng kháng chiến.
 4/ Chủ động phô trương thanh thế ở vùng rừng U Minh.
   Vùng này có đặc điểm dễ tiến hành chiến tranh du kích, tuy mặt chiến lược tác chiến về Sài Gòn không cao nhưng tạo áp lực lớn về vùng đất Việt Cộng và Bắc Việt kiểm soát.
 5/ Quân Bắc Việt hoạt động mạnh vùng trải dài Tây Nguyên (mái nhà miền Nam Việt Nam).
  Thực hiện chiến thuật kiểu trận La Đrăng để đọ sức với Mỹ trong rừng núi và sẵn sàng tạo áp lực tràn xuống chia cắt nam miền Nam những vùng ven biển (theo chiến thuật kiểu ‘Bình Giã’ nhưng quy mô lớn hơn).
  Giới thiệu trận La Đrăng: đơn vị Mỹ áp dụng ‘trực thăng vận’ khi phát hiện quân Bắc Việt sẽ gọi pháo (trực thăng cẩu) và máy bay tới bắn phá, sau đó lính thiện chiến Mỹ sẽ đổ quân bằng trực thăng vây đánh theo địa hình có lợi.
  Lúc đầu khi quân Mỹ được đưa tới để tìm đơn vị Bắc Việt, hai bên gặp nhau và quân Bắc Việt do thạo rừng núi đã đánh quân Mỹ trên thế thắng. Quân Mỹ gọi máy bay tới đánh bom (cả bom napan) san phẳng sườn đồi phía quân Bắc Việt. Trận này quân Bắc Việt thua nặng.
  Ít tuần sau, quân Mỹ áp dụng chiến thuật cũ, cũng những vùng đó nhưng quân bắc Việt phục cho quân Mỹ vào sát đến mức máy bay không đánh bom được rồi mới đánh. Trận này quân Mỹ thua nặng.
  Cả vùng phía Tây trải dài miền Nam áp dụng được chiến thuật này, cứ ‘mèo vờn chuột’ với quân Mỹ mà đánh.
  Về vũ khí: quân bắc Việt không được trang bị hỏa lực mạnh mà chủ yếu tiểu liên, trung liên…Đáng ra phải có nhiều súng bắn tỉa (thế chiến 2 áp dụng mạnh), súng phóng lựu, cối, 12 ly7 (bắn trực thăng), mìn…(lý do trình bày ở mục 7 phần F)
  6/ Nhiều vùng ven biển thực hiện chiến thuật như vùng Quảng Ngãi.
   Ở Quảng Ngãi, Việt Cộng gài mìn, bẫy hầm chông, phục kích…các đơn vị Mỹ lúc đi càn. Chiến thuật này hiệu quả đến mức như lời một thủy quân lục chiến Mỹ là ‘dám đặt chân bước đi là rất dũng cảm rồi’.
  7/ Tùy thời cơ, huy động quân bất ngờ đánh vào các đô thị.
  Chiến lược: ở đây không cần đánh đồng loạt tất cả các đô thị miền Nam mà nên tạo chiến thuật như trận Bình Giã nhưng đẩy quy mô lớn hơn nhiều, uy hiếp tất cả các đô thị miền Nam, uy hiếp chia cắt, tạo bất ổn, buộc VNCH và Mỹ không chủ động được chiến thuật. Đánh nay vùng này, mai những vùng khác, nghi binh tất cả các vùng, đồng loạt vùng ven rồi rút…
  Mục đích: Mỹ và VNCH phải dàn ra khắp các đô thị, bắt co cụm, tạo thế áp đảo dần.
  Không cần đạt mục tiêu như mục 2 trình bày.
  Chiến thuật: chẳng hạn tấn công tòa đại sứ Mỹ thì không cần chiếm giữ mà tấn công đơn vị bảo vệ, bắt phải co cụm về khu vực ‘phòng và hầm an toàn’, kìm hãm không cho thò ra. Chủ động vòng ngoài (các tuyến đường và nhà xung quanh, cách từ vài trăm m) mai phục chờ quân tiếp viện tới ở các tuyến đường đánh trả và rút lui (chủ động súng bắn tỉa).
  Khi tấn công dùng B40 hoặc cối (khó đưa vào), đánh tan các biểu tượng, cắm cờ quân giải phóng…
  Chiến thuật này áp dụng cho tất cả các đô thị miền Nam.
 C/ ‘Hà Nội’ thực hiện tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 trên toàn miền Nam và bị Mỹ và VNCH đánh gây tổn thất nặng nề; sau đó mở thêm 2 đợt tấn công khác cũng bị bẻ gãy.
  Nguyên nhân thua do như mục A trình bày và chiến thuật chưa phù hợp giai đoạn như ‘mục 7 của phần B’ trình bày.
  1/ Vì sao mở đồng loạt tấn công? Bởi vì ‘Hà Nội’ cho rằng:
  1.1- Trước đây cứ đánh bên ngoài, nay bất ngờ tấn công đô thị thì VNCH trở tay không kịp, tin tưởng chiến thuật vùng đô thị còn dễ hơn vùng rừng núi.
  Đánh trong đô thị sẽ hạn chế được chiến thuật ‘dùng máy bay’ đánh bom của Mỹ (chiến thuật dùng máy bay là gây tổn thất nặng cho quân Bắc Việt).
  1.2- Đánh trong đô thị tạo ‘phô trương thanh thế’ đã tấn công tận sào huyệt.
  1.3- Cuộc chiến đã kéo dài, nên nóng vội muốn kết thúc nhanh để khỏi tiêu hao xương máu hai bên.
  1.4- Gây ‘tiếng vang’ tới Mỹ mà thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát hơn nữa.
  2/ Khi đồng loạt tấn công lần 1 tết Mậu Thân bị bẻ gãy vì sao lại có thêm vài lần đồng loạt tấn công nữa để bị bẻ gãy? Bởi vì:
  2.1- Phong trào phản chiến ở Mỹ dâng cao tỷ lệ với khi miền Nam bị tấn công mạnh, nên phải tiếp tục mở đợt khác để lôi kéo phong trào ở Mỹ.
  2.2- Bị thua ở tết Mậu Thân phải có tấn công đợt sau để chứng tỏ không bị gục ngã (Mỹ cho rằng không thể gượng dậy nổi).
  2.3- Nóng vội, không áp dụng chiến thuật – chiến lược như phần B nêu.
  2.4- Quan trọng: những hy sinh của lớp người đi trước chưa đạt thành quả mà đã dừng lại thì sẽ ‘vô ích’, lớp kế sau phải trách nhiệm gánh vác tiếp.
  2.5-‘Hà nội’ ở xa chỉ đạo chiến lược chiến thuật còn chưa sâu sát nên chưa đạt – chưa rõ (chưa kiên trì) ‘chiến lược – chiến thuật’ như phần B nêu.
   Nhiều chỉ huy quân Bắc Việt phải thừa nhận có những trận thua do bị động chiến thuật, ‘Hà Nội’ không tiếp thu đầy đủ kinh nghiệm tướng lĩnh ở chiến trường.
  Trận ‘An Lộc’ trên đường về Sài Gòn khi vây chặt đơn vị VNCH nhưng không dứt điểm được bị máy bay lên bắn phá, gây tổn thất. Đáng ra phải nghi binh xem Mỹ có tiếp tục dùng máy bay không, phải hiểu rõ Mỹ (ở phần D), chia một phần quân tương xứng ở lại bám sát - vây chặt, tận dụng ban đêm, tạo tháo chạy…
  Nguyên nhân do đâu? Có thể do ‘Hà Nội’ quá trọng tới phong trào Mỹ (hy vọng áp lực nhân dân Mỹ sẽ ngừng chiến tranh), nóng vội muốn kết thúc nhanh chiến tranh bằng tổng tấn công.
 3/ ‘Hà Nội’ hiểu sai ý chí của đế quốc Mỹ - đế chế Mỹ, nghĩ rằng mức ác liệt như thế Mỹ sẽ rút lui.
     ‘Hà Nội’ không leo thang cuộc chiến tiêu hao (đếm xác) như quân đội Mỹ (tướng Mỹ áp dụng chiến lược- chiến thuật), mà muốn tổng nổi dậy để kết thúc nhanh.
    ‘Hà Nội’ quá chú trọng tới phong trào phản chiến ở Mỹ, cho rằng xã hội Mỹ đã chín muồi, mà không lường được Mỹ vẫn đang thực hiện chiến lược- chiến thuật ‘tiêu hao’, sẵn sàng leo thang cuộc chiến bởi đó là ý chí sống còn của ‘đế chế’ (xem phần D).
 4/ “Hà Nội’ không muốn leo thang cuộc chiến theo chiến lược – chiến thuật ‘tiêu hao’ với quân VNCH, bởi:
 4.1- ‘Hà Nội’ biết như thế sẽ rơi vào bẫy của Mỹ là ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh.
 4.2- 'Hà Nội’ biết chỉ cần Mỹ rút thì quân VNCH sẽ dễ đánh vỡ nên không cần phải áp dụng.
 4.3-‘Hà Nội’ chưa nhận định đúng ý chí của Mỹ, cho rằng Mỹ chỉ đủ sức thi gan mức độ nào đó khi can thiệp vào nam Việt Nam. ‘Hà Nội’ phải biết hệ thống chính trị Mỹ lúc đó, những ‘tư bản’ Mỹ lúc đó…là thua cuộc chiến ở Việt Nam ‘đồng nghĩa’ với sụp đổ ‘đế chế Mỹ’.
  Nếu Hà Nội rõ ý chí của ‘hệ thống xã hội Mỹ lúc đó mà tìm ra -chấp nhận ‘chiến lược – chiến thuật’ như phần B, sẵn sàng với Mỹ thì Mỹ đã phải khiếp đảm.
  
     Những cuộc nổi dậy tết Mậu Thân 1968 nhằm cứu vãn cho nhân dân Mỹ, nhằm kết thúc nhanh chiến tranh lại gây tổn thất nặng nề cho quân Bắc Việt.
    Sai lầm của Mậu Thân, nhưng đó là nỗi đau của ‘nóng vội’ khát vọng hòa bình, của khát khao mạnh mẽ ‘thống nhất đất nước’, của sẵn sàng hy sinh lớn hơn trong trận đánh (quân Bắc Việt) so với quân Mỹ và VNCH nhằm kết thúc chiến tranh, của đối chọi tham vọng bá chủ ‘viễn vông’ của Mỹ…
   Những chiến lược – chiến thuật giai đoạn khác đạt được mục đích.
   Tưởng nhớ những người đã ngã xuống, mọi người thấu hiểu sự ‘bi tráng’ mà dân tộc ta phải đặt lên vai cho toàn thế giới.
  D/ Trong chiến tranh, chiến lược và chiến thuật là quan trọng, phải dấu không để đối phương biết mới dành chiến thắng lúc ra trận, mới thắng những trận đánh, mới bẻ gãy những chiến lược- chiến thuật của đối phương. Nhưng có những mặt trận phải 'thể hiện' rõ 'chiến thuật - chiến lược' với đối phương, theo từng giai đoạn và cách biến hóa mà so găng, thi gan đề ra 'công khai' đối chọi với nhau. Có những lúc phải đưa ra công khai những 'chiến thuật- chiến lược' gì mới mà đối phương lúng túng, hoặc không có đối sách 'tối ưu' thì tạo 'thế trận' hơn đối phương...Cứ biến hóa mọi 'chiến lược- chiến thuật' như thế, đề ra được 'chiến lược- chiến thuật' hiệu quả hơn mà đối phương không theo nổi sẽ bắt đối phương phải xuống thang.
   Chẳng hạn: một 'đảo' thì dễ chiếm nhưng sẽ khó giữ, vì vậy 'chiến lược của một nước giữ đảo' tốt là có chiến lược - chiến thuật đánh phá 'đảo đó' khi bị chiếm mất; cứ nêu ra 'công khai' áp dụng mọi sức mạnh như thế nào thì đối phương thấy khó giữ được mà không dám đánh chiếm. Mời tham khảo thêm: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1  
  Trong cuộc chiến này 'Hà Nội' và Mỹ không mở được mặt trận công khai đấu sách lược chiến trận (về chiến thuật- chiến lược) ở những giai đoạn. Mỹ quá tự tin vào sức mạnh, 'cuộc chiến' Việt Nam quá quan trọng với Mỹ khi thực hiện chính sách 'bá chủ'.
  Chiến tranh là áp dụng chiến thuật - chiến lược ở những mặt trận bằng cách dấu kín, nhưng cũng kèm vào đó phải có những mặt trận phải công khai đề ra - chứng tỏ 'chiến thuật- chiến lược'. Hai vấn đề đó phải đi kèm với nhau, nếu bỏ lỡ vấn đề 'công khai' thì hai bên dễ rơi vào leo thang kiểu 'khốc liệt', 'đâm lao phải theo lao'...hai bên sẽ phải leo thang đầy đủ ở 'chiến trường' mọi kiểu 'chiến lược- chiến thuật'. Nếu kèm theo sự 'công khai' thì có những phương án trận chiến, những 'chiến lược- chiến thuật' hai bên nêu ra 'trên bàn' sẽ không xẩy ra...từ đó rút ngắn chiến tranh, dễ thương lượng- xuống thang. 
  E/ Nước Mỹ giai đoạn này (chiến tranh Việt Nam):
   1/ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Mỹ trở thành siêu cường, tượng trưng của đế chế Mỹ.
    Mỹ giúp châu Âu đánh bại phát xít Đức và Nhật, ít bị thiệt hại kinh tế nhất sau chiến tranh.
   ‘Tư bản’ Mỹ phát triển mạnh mẽ nhờ có lợi thế sau chiến tranh, hệ thống chính trị Mỹ có những cởi bỏ mới thúc đẩy phát triển…Trong khi các nước đang lo phục hồi sau chiến tranh thì Mỹ có lợi thế của cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất làm chủ mọi mặt nền kinh tế thế giới, làm chủ thương mại thế giới.
  Xã hội Mỹ có những cởi bỏ ràng buộc con người, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ…
  Quân đội Mỹ trưởng thành sau chiến tranh thế giới thứ 2 dũng cảm, can trường, có chiến thuật – chiến lược và kỹ năng chiến đấu cao, có nền quốc phòng đồ sộ….được cho là ‘bất khả chiến bại’ (trong thế chiến thứ 2 thủy quân lục chiến Mỹ đánh chiếm các đảo có hàng vạn quân Nhật phòng thủ kiên cố bằng lô cốt với lợi thế trên núi, quân Nhật cảm tử đến người cuối cùng mà họ vẫn thắng lợi).
  Hệ thống chính trị Mỹ chịu sự chi phối mạnh mẽ của các trùm ‘tư bản’, tầng lớp thượng lưu…Nước Mỹ tham vọng bá chủ thế giới, chi phối nền kinh tế và thương mại thế giới…tạo được lợi thế dành ‘mầu mỡ’ trong các lợi ích và lái các nước theo ‘guồng Mỹ’.
  Văn hóa Mỹ mở ra thời đại mới theo sự ‘tư do’ không trói buộc cá nhân, bước đầu tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển. Ở các nước khác trên thế giới, văn hóa đang mang tính truyền thống chuyển dịch dần theo sự phát triển xã hội, nên nhiều thanh niên thế giới nhìn vào Mỹ là ‘ước mơ’.
   Chính quyền Mỹ thực thi chính sách can thiệp cùng với sức mạnh kinh tế và quân sự vào mọi nước nhằm lái quỹ đạo thế giới theo ‘guồng Mỹ’.  
   Đế quốc Mỹ, siêu cường Mỹ…được chính quyền Mỹ, các trùm ‘tư bản’ trong các ngành, các tầng lớp thượng lưu Mỹ tin tưởng vào sự bá chủ của ‘đế chế Mỹ’.
  2/Chính sách can thiệp của Mỹ:
   2. 1- Ủng hộ những thể chế ở các nước theo Mỹ, lái vào trong ‘guồng Mỹ’, từ đó tạo sự lệ thuộc vào Mỹ về mọi mặt, Mỹ mở rộng thị trường một cách béo bở (kiểu chiếm lĩnh thị trường).
   2.2- Tìm tới các nước có lợi thế về địa chính trị và tài nguyên, lôi kéo ép lệ thuộc theo Mỹ.
  Những nước ‘tự chủ- tự quyết’ thì tạo ra các phe đối lập, gây bất ổn lật đổ (CIA giai đoạn này hoạt động mạnh, can thiệp khắp nơi).
  Những phe chống đối lại ‘lợi ích Mỹ’ sẽ được Mỹ ủng hộ phe đối lập giúp về kinh tế và quân sự để đánh bại.
  Bằng các chính sách: cố vấn, gửi quân có chừng mực theo sự leo thang dần…
  Vì sao Mỹ không gửi quân ồ ạt một lúc thiết lập chính quyền mới thân Mỹ mà chừng mực leo thang dần? bởi sự tinh vi của chiến lược đó là:
 (1)Chỉ cần giúp khi thấy khả năng phe của mình ở nước đó bị bại, nhằm giảm ‘công sức’, dấu sự can thiệp – tạo vẻ ‘tự chủ’
 (2) Các nước tiếp theo phải dè chừng để phe theo Mỹ làm chủ đất nước bởi có ý chí Mỹ và sức mạnh Mỹ can thiệp- khống chế không thể đỡ nổi. Kiểu không dám ‘leo thang’.
 (3) Không phải trực tiếp đem quân xâm chiếm mà lúc ‘bí quá’ mang quân tới lại được danh nghĩa ‘vãn hồi trật tự’.
   Với sức mạnh Mỹ, cùng với chính sách can thiệp như thế, chính quyền Mỹ tin tưởng sẽ bắt phần lớn các nước trên thế giới vào ‘guồng Mỹ’, sẽ can thiệp ‘tự do’ được vào khắp nơi, đế chế Mỹ hình thành và bền vững, có lợi ích 'mầu mỡ' khắp nơi mà không phải xua quân đi đánh chiếm như các ‘đế chế’ trước.
   Để duy trì ý chí ‘đế chế’ đó Mỹ thực thi chính sách:
   Bước 1: can thiệp-ủng hộ; nếu chưa đạt bước 2: viện trợ, cố vấn; nếu chưa đạt bước 3: đem lượng quân Mỹ vừa phải vào giúp ‘bình định’; bước 4: nếu chưa đạt, tăng lượng quân và viện trợ; bước 6: nếu cũng chưa đạt, đổ tất cả sức mạnh quân sự Mỹ vào và dùng máy bay bắn phá. Bước 7: lĩnh Mỹ không đạt được ở chiến trường, tổn thất phải chấp nhận rút quân thì thực thi chiến lược đánh bom phá hoại (phá hết).
   Bước 7: nhằm đưa đất nước đó về ‘thời kỳ đồ đá’ là chiến lược kiểu thời ‘Thành Cát Tư Hãn’ giết sạch các thành trì không theo mà các thành trì tiếp theo không đánh cũng tự mở cửa ra hàng.
  Mức can thiệp tới bước 7 làm nhiều dân tộc trên Thế giới dù can trường đến mấy cũng khiếp đảm.
  ‘Hà Nội’ chưa lường được mức ý chí như thế của đế chế Mỹ nên có những giai đoạn đã sai về chiến lược, chiến thuật với Mỹ và có những tổn thất. ‘Hà Nội’ quá dựa vào tầng lớp nhân dân ‘lao động’ Mỹ…
   Hệ thống chính trị Mỹ thời đó có vẻ thể hiện những giai đoạn xuống thang chiến tranh nhưng đó chỉ là 'chiến thuật'. Chỉ khi qua hết các bước thì đế chế Mỹ mới ‘bất lực’.
  Cú bồi ‘cấm vận’ của Mỹ 20 năm sau chiến tranh cũng là ‘phần nhỏ’ thêm của bước 7 (có thể gọi bước 8’).
  Mỹ không lường được sự can trường của dân tộc Việt Nam, khát vọng độc lập tự chủ bao đời của nhân dân Việt Nam, không hiểu nền văn hóa và con người Việt Nam.
  F/ Chiến tranh Việt Nam với lịch sử thế giới:
  1/ Thống nhất được đất nước, nhân dân can trường, yêu nước, bản lĩnh văn hóa Việt Nam.
  2/ Ngăn chặn được tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ, đập tan đế chế Mỹ.
   Mỹ không lợi dụng được châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc….đang phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ 2 để chi phối toàn thế giới.
 3/ Đế chế Mỹ không có được chính sách gì khác để khống chế thế giới. Sự can thiệp, ‘đe dọa’ bị bẻ gãy…nhiều khu vực trên thế giới có quyền tự chủ - tự quyết hơn. Mỹ không lái được nhân dân thế giới vào 'guồng Mỹ', lệ thuộc Mỹ, chịu sự chi phối áp đặt của kiểu Mỹ...
  Giai đoạn chiến tranh Việt Nam tạo xã hội Mỹ bị phân hóa sâu sắc, nền kinh tế có những trì trệ. Nước Mỹ bị suy yếu nhiều mặt.
  4/ Mỹ không áp đặt được ‘văn hóa’ Mỹ lên toàn thế giới. Có những giai đoạn ‘sự mở ra’ mới mẻ của văn hóa Mỹ cho ‘tự do’ con người mà bị nhầm lẫn thành ước mơ nhiều thanh niên trên thế giới, dễ phá bỏ văn hóa ở các nước, dễ xung đột văn hóa…
   Hiện nay, chúng ta mới hiểu văn hóa Mỹ chủ yếu phù hợp kiểu Mỹ, ‘văn hóa’ Mỹ nếu giai đoạn đó mà bùng nổ khắp thế giới thì nền văn hóa của thế giới, của các nước đã bị mai một…
  Không lợi dụng được ‘văn hóa’ để lôi kéo, can thiệp.
  5/ Khi Mỹ đang sa lầy ở chiến tranh Việt Nam thì châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đã bứt phá lên ngoạn mục.
  Thương mại và thị trường thế giới hồi phục đạt dần guồng ‘văn minh’.
  Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam bởi một phần ‘thương mại thế giới’ đã tiến bộ, Mỹ phải tham gia cuộc chơi ‘văn minh’ hơn.
  (thời tổng thống Donald Trump Mỹ có xu hướng lạc bước với xu hướng thương mại thế giới nên lại siết chặt cấm vận Cu Ba).
   Chiến tranh Việt Nam cản trở đế chế Mỹ, giúp các khu vực khác trên thế giới phục hồi, tiến bộ dễ dàng hơn theo xu hướng văn minh.
   6/ Chiến tranh Việt Nam kéo Mỹ sa lầy, làm cho vũ khí ‘hạt nhân’ ít đe dọa nhau hơn giữa Liên Xô và Mỹ. Châu Âu dễ thở hơn, không bị đè nặng sự hủy diệt (tiêu biểu trước đó là sự kiện Cu Ba).
  Sức ép chiến tranh ‘bộ binh’ ở châu Âu và nhiều nơi trên thế giới cũng lắng xuống. Mỹ không đủ ‘công sức’ chi phối các khu vực khác…
   Vì sao vậy? vì: Mỹ với vũ khí hiện đại và sức mạnh kinh tế đang mệt mỏi với cuộc chiến Việt Nam thì làm sao uy hiếp lẫn nhau với Liên Xô các mặt khác. Liên Xô cũng chỉ cần mở mặt trận kiểu ‘Việt Nam’ là kìm hãm được Mỹ, không cần phải leo thang những chỗ khác với Mỹ (kiểu yên ổn bức tường Berlin).
  Chiến tranh Việt Nam làm Mỹ xóa bỏ ảo tưởng ‘bất khả chiến bại’ từ đó không có sự uy hiếp ‘bộ binh’ khắp thế giới, ‘vũ khí hạt nhân’ răn đe cũng vì thế giảm.
   7/ Mỹ thất bại ở chiến tranh Việt Nam là thất bại đẩy lùi cộng sản, Mỹ cũng lợi dụng mặt trận ngăn chặn CNCS để can thiệp khắp nơi...CNTB trước đây có nhiều mặt không tiến bộ như bây giờ, 'quyền lợi và giá trị' chủ yếu đại diện cho các trùm 'tư bản', các lớp người kiểu 'thượng lưu'. 
      Trước đây, nhiều 'trùm tư bản' sợ CNCS sẽ lấy đi 'quyền lợi' của họ, nay các trùm 'tư bản' đã biết và 'khai thác' được thị trường ở các nước CNXH (Trung Quốc hiện nay là thị trường béo bở cho nhiều ngành sản xuất ở các nước châu Âu, Mỹ...) .
      CNTB và CNXH giai đoạn những năm đó (những năm 1990 về trước) có những vướng mắc chưa đạt tiến bộ. 
      Những năm sau này CNTB đã có những đổi mới lớn lao, họ không ngừng nghiên cứu cải tiến các trì trệ, đổi mới phương thức sản xuất, nghiên cứu những vướng mắc thiếu trôi chảy trong nền kinh tế (các giải Nobel kinh tế), cạnh tranh sự phát triển giữa các nước để nâng thu nhập, quan tâm hơn tới nhân dân lao động (bảo hiểm y tế thời Obama...), tận dụng được các lĩnh vực cần khai phá - khám phá để giảm mâu thuẫn 'tư bản', thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo làm giảm mâu thuẫn....Khi xã hội loài người đạt hòa bình, các dân tộc trên khắp thế giới đạt ngưỡng 'thoát nghèo'...thì sẽ nổi lên những 'đòi hỏi', nảy sinh- bộc lộ ra những kìm hãm trong lòng CNTB mà sẽ phải có cuộc cách mạng mới để thay đổi CNTB (hiện nay CNTB phát triển 'ổn' ở nhiều nước là có phần do lợi dụng được ở nhiều khu vực trên thế giới đang bị nghèo nàn, lạc hậu).
     CNXH rất tiếc vẫn có những trì trệ, do kế cận sau này về khám phá tư tưởng và lý luận chưa theo kịp thời đại, không tận dụng được những lý tưởng cao đẹp trong giải phóng và phát triển con người để 'đổi mới'...thiếu tư duy sáng tạo và nhịn nhận vấn đề, thiếu sức mạnh 'tổng thể' của các giai đoạn (chẳng hạn 'vấn đề tắc đường đáng ra phải nhìn ra được mọi vấn đề và có giải pháp các giai đoạn). CNXH nên đổi mới mới mạnh mẽ theo con đường 'khoảng giá trị', mời xem:Con đường xã hội tương lai https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xa-hoi-tuong-lai/con-duong-xa-hoi-tuong-lai . Sự 'đổi mới' ở CNXH gặp nhiều khó khăn hơn do bị sự cản trở mạnh mẽ của các 'trùm tư bản', do thiếu cuộc cách mạng mạnh mẽ ở 'quyền lợi' các cá nhân, do bị bên ngoài ép 'gây lệch' mất tự nhiên...Muốn thành công CNXH thì cần phải có những 'tư duy' tổng hợp được mọi vấn đề của thời đại, từ đó tạo tích lũy lớn cho những bước nhảy mới vượt qua được những vướng mắc, kìm hãm...(cần những tư tưởng mới làm cách mạng mới giải phóng được 'năng lượng' trong xã hội).
      
      Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước ở châu Âu...có được lợi thế khi được Mỹ trợ giúp về 'cách phát triển' để vực dậy sau chiến tranh, tạo mặt trận ngăn chặn CNCS...Những nước nhỏ kiểu như Singapore, Thái Lan...cũng nhận được ưu ái nhiều vấn đề của Mỹ giai đoạn này để làm 'bàn đạp' chiến tranh Việt Nam.
     Giai đoạn sau chiến tranh, CNTB mạnh lên ở nhiều nước tạo sức ép dẫn tới Liên Xô tan rã.
     CNTB ngày nay không muốn Trung Quốc thay đổi 'thể chế' vì 'con đường CNXH như ta thường nói sẽ giảm người bóc lột người, giúp xã hội công bằng hơn, nhưng cũng vì thế mà 'lượng vật chất' tạo ra của Trung Quốc khi theo con đường CNXH sẽ không bằng con đường CNTB'.
     Trung Quốc cũng đang thiên về 'tư bản nhà nước' ở nhiều lĩnh vực.
     8/ Liên Xô viện trợ vũ khí cho Việt Nam chủ yếu súng tiểu liên, trung liên…ít có vũ khí hạng nặng mà Mỹ không áp đảo đã tạo ‘thế giới’ ít chạy đua vũ trang, ít cậy thế vũ khí.
  (Trung Quốc cũng muốn Mỹ bị sa lầy nên viện trợ Việt Nam vũ khí hạng vừa; không muốn Việt Nam thắng Mỹ tạo thế mạnh ở Đông Nam Á).

     Một đế chế bị sụp đổ, kìm hãm tham vọng bá chủ và kìm hãm xung đột khắp thế giới, giảm uy hiếp tâm lý ‘hạt nhân’ giai đoạn…cuộc chiến tranh Việt Nam mở ra trang mới cho ‘lịch sử thế giới’.
   H/ Quân đội Mỹ trong cuộc chiến:
   1/ Dũng cảm vì nước Mỹ, có chiến lược – chiến thuật tốt, có kỹ năng chiến đấu cao.
  Sự dũng cảm có được do: nước Mỹ giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2 phồn vinh, ‘tư bản’ Mỹ có được thị trường ‘mầu mỡ’ và áp dụng khoa học kỹ thuật mạnh mẽ nên đời sống nhân dân lao động Mỹ rất cao, sau chiến tranh thế giới thứ 2 dân Mỹ có kinh nghiệm và tiếp thu truyền thống, hệ thống xã hội Mỹ có những quyền lợi tốt cho dân Mỹ… dân Mỹ trải qua nhiều thời kỳ tôn vinh sự dũng cảm và phải vượt qua đó để tồn tại.
   Sự giáo dục tốt trong hoạt động nhóm tạo kinh nghiệm và trách nhiệm có nhau trong chiến đấu.
   Quân đội Mỹ có phân biệt chủng tộc trong doanh trại tới mức có thể bắn nhau nhưng khi ra trận vẫn sống chết bên nhau bởi khi đó chỉ có  sức mạnh một khối bền vững mới dễ tồn tại, bởi khí chất của người ‘da đen’…
   2/ Trong chiến tranh thì lính hai bên sẽ có những 'này nọ' vi phạm, nhưng chủ yếu nếu tồn tại được qua cuộc chiến dài thì những cái tốt phải chế ngự chủ yếu với đồng đội và với ‘dân thường’.
   Chiến tranh Việt Nam lính Mỹ chủ yếu là con nhân dân lao động Mỹ nên họ cũng có sự đồng cảm.
   Khi người lính Mỹ nhận ra cuộc chiến vô nghĩa đối với họ, chỉ do hệ thống chính trị Mỹ…thì lính Mỹ đã có những phản kháng mạnh mẽ.
   3/ ‘Đế chế Mỹ’ có những bước leo thang chiến tranh như ‘phần D mục 2.2’ nên lừa dối được nhân dân Mỹ và những người lính Mỹ những lúc.
  4/ Giai đoạn sau cuộc chiến tranh, khi con em lao động Mỹ bị chết trận nhiều, chính quyền Mỹ bắt đầu tuyển quân đụng chạm tới ‘tầng lớp trung lưu’ thì họ lại đưa ra chính sách có vẻ ‘công bằng’ nhưng thực ra bất công cho tầng lớp lao động trước đó là ‘bốc thăm’ trúng phải đi quân dịch.
   5/ Có giai đoạn một số lĩnh Mỹ tuyệt thực bỏ ăn phản đối phi công Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, bởi theo như người lính đó máy bay tấn công bừa bãi cả vào dân thường là không chấp nhận được.
   Phi công Mỹ ném bom mục tiêu quân sự thì còn chấp nhận được, chứ leo thang ác liệt kiểu ‘chiến tranh’ phá hoại là không đúng.
   Phi công Mỹ chủ yếu không phải con em nhân dân lao động Mỹ.
   Trong cuộc chiến phi công chủ yếu bay cao và bấm nút, không bị cuộc chiến đối mặt hai bên, không có cái dũng khí của kiểu hai bên thách đấu ở châu Âu là ‘2 người tựa lưng vào nhau bước đi  và quay lại bắn’, khi bị bắn hạ chắc chắn được cả thế giới biết đến nên không lo nguy cấp tính mạng như thủy quân lục chiến…Qua bộ phim PBS 'The Viet Nam war' thấy họ không ăn năn gì, tỏ can trường trong ‘trại tù’…Họ phải thấy được cách tấn công của họ không đáng tự hào trong cuộc chiến (khác thủy quân lục chiến đọ ngang cơ), họ phải biết ‘thả bom phá hoại’ là có dân thường…họ cho rằng sự giận giữ của dân chúng là thủ đoạn chính trị của Hà Nội, sự ngược đãi mà không khuất phục là ‘ngoan cường’ để che đi phần nào thất bại ‘bị bắn rơi’…, họ rất gần với ‘hệ thống chính trị Mỹ thời đó’…rất xa rời nhân dân lao động, lệ thuộc hệ thống chính trị Mỹ... 
    Những phi công bị giam trong tù khi nghe B52 rải thảm đã ‘vỗ tay’…? Chiến đấu dũng cảm cho chính nghĩa đã khó, nhưng vứt huy chương của những người lính Mỹ mới càng khó hơn (nhiều người lính thủy quân lục chiến đã làm khi về Mỹ), mới thấu hiếu nỗi lòng nhân dân lao động.
   Nhân dân hai nước cảm thông, cùng chia sẻ nỗi đau, cùng độ lượng…
   Chính trường Mỹ nay đã đổi khác rồi (sau chiến tranh).
   Việt Nam 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đánh bại thực dân Pháp cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới, đánh bại đế chế Mỹ...

   Lịch sử đã viết nên, hãy chia sẻ và đồng cảm sâu sắc với những người lính đã trải qua giai đoạn chiến tranh…

    (Lê Thanh Đức - nhật ký ngày 07/10/2017; mình phấn đấu cho thành công Chương trình UNDP)
  

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét