Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Bình luận Thế giới - tháng 12/2012


Ngày 31/12/2012
 - Nhiều cá nhân lãnh đạo trên thế giới có thể giữ được các chính sách cân đối của nước mình với nước khác, nhưng họ rất khó tạo được cơ chế phù hợp trong nước mình mà chỉ lãnh đạo nhà nước theo đúng bản chất của nhà nước là 'cai trị'.

Ngày 30/12/2012
 -  'Vách đá tài chính' Mỹ thể hiện phần nào đó của phân chia quyền lợi chưa đúng được, nước Mỹ chưa tìm cách tích lũy cho công bằng được.
    Từng người dân Mỹ đã được hưởng phần nào đó của nợ công tăng cao (được chi) và sẽ chịu trách nhiệm của trả nợ. Cái khó là cách được hưởng và cách phải trả sẽ khó công bằng được chi tiết, khó do những người được lợi dụng 'lợi thế' (tư bản tích lũy).
Ngày 29/12/2012
 - Nước Mỹ đang lo lắng giải quyết vấn đề 'vách đá tài chính', Tổng thống Mỹ Obama mà liên hệ mình nói bày vài câu là giải quyết xong liền.
 (bởi mình hiểu rõ vấn đề siêu cường).
Ngày 28/12/2012
 - "Nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến ngầm phục vụ kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược, hải quân Mỹ bắt đầu chú trọng tới các kế hoạch phát triển tàu ngầm và có khả năng sẽ khôi phục lại lực lượng tàu ngầm như dưới thời chiến tranh lạnh"(báo Mỹ).
  Bình luận: Đe dọa hạt nhân lẫn nhau chủ yếu ở các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU (Ấn Độ phạm vi hẹp hơn), còn những nước nhỏ chỉ là nạn nhân bị ảnh hưởng khi có cuộc chiển hạt nhân nổ ra.
   Xã hội thường có các loại 'bảo hiểm', thì công nghệ hạt nhân 'leo thang' đã tự đặt nhân loài kém được bảo đảm hơn.
   Các nước lớn (nêu trên) chỉ cần số lượng 'đầu đạn hạt nhân' bằng 1/20 hiện nay (hoặc giảm hơn nữa) mà cam kết 'chính sách hạt nhân' với nhau thì chiến lược quân sự của họ cũng không khác với số lượng hiện nay, trong khi đó số lượng 'đầu đạn hạt nhân' giảm được sẽ rất an toàn cho thế giới chung.
Ngày 27/12/2012
 - Xung đột Biển Đông làm lu mờ dần sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong công cuộc chống Mỹ trước đây.
Ngày 26/12/2012
 - Thế giới chúng ta nhiều lúc bị lôi cuốn vào cuộc đua tiêu dùng 'tiêu tốn năng lượng', thể hiện ở: nhu cầu ô tô trong người dân nhiều lúc bị các hãng lớn trên Thế giới hoặc các nước 'lợi thế' phát triển công nghiệp ô tô  tạo chiến lược 'cung' khuyến khích thị trường dùng xe của hãng vượt quá nhu cầu thật (đi lại, tỏ sang...).

Ngày 25/12/2012
 - Mũi nhọn cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc với những nước nhỏ là kiểu 'số lượng', những nước nhỏ nên chấp nhận những 'lợi ích gì' có được của hàng rẻ cần thiết và tập trung vào hàng hóa lợi thế của nước mình (lợi thế do: tự liệu, thị trường quản lý, điều chỉnh, được mất...).

Ngày 24/12/2012
 - Bên ngoài nhìn vào  Afghanistan sẽ thấy 2 phía rõ ràng giữa chính quyền và lực lượng Taliban, nhưng người trong cuộc sẽ rất khó bởi chịu sức ép  Taliban. Có những người dân  Afghanistan chưa rõ ràng giữa vấn đề đạo Hồi mà  Taliban áp dụng với xã hội và chính sách của chính quyền. 
    Chẳng hạn: nơi 'xã hội đen' lũng đoạn thì người dân nhiều lúc khép mình, không dám lên tiếng hoặc thậm chí tiếp tay để tạo môi trường sống của mình dù không có luật pháp của chính quyền thực thi. 
Ngày 23/12/2012
 - Với cách lãnh đạo và chịu nhiều tác động như thế, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất khó có tỉnh táo và sáng suốt để đưa ra chính sách đúng đắn.
   Bởi hành động một người chịu sự chi phối: phụ thuộc, thông tin, bên trong bên ngoài, mục đích, cách tỏ, tưởng tượng, cạnh tranh gì....


Ngày 22/12/2012
 - Kỳ thi vào đại học ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc...cực kỳ căng thẳng, các thí sinh phải học suốt ngày đêm.
   Cách phát triển con người như thế là chưa đúng, sự căng thẳng đó chỉ là cách tiếp nhận thông tin được nhiều mà ít thúc đẩy trí 'thông minh' hơn khi 'điều độ' cách làm việc (thể chất giai đoạn), nó làm thui chột sự sáng tạo.

Ngày 21/12/2012
 - Điệu nhảy ngựa Gangnam Style được nhiều người ưa thích vì có động tác gần với tự nhiên, thoát về hoang sơ...Nhiều điệu nhảy khác trên Thế giới hoặc mỗi người chúng ta đều có thể có những chuỗi cử chỉ tương tự rất thú vị khi có sự việc thích thú và thăng hoa được cảm xúc.
  Gangnam Style đưa dẫn mỗi người thăng hoa dần khi thực hiện động tác thực hiện theo mà không cần phải có sự việc khác.
Ngày 20/12/2012
 - Qua ngày 21/12/2012 người dân trên Thế giới lại sẽ coi thường môi trường thiên nhiên hơn.
Ngày 19/12/2012
   - Người dân nhiều nước như Mỹ, Nga Trung Quốc... lo ngại 'ngày tận thế', ở Trung Quốc chính quyền đã phải có biện pháp bắt giữ những người loan tin gây hoang mang, nhưng:
    "Những hiểm họa thiên thạch, núi lửa bụi che kín...là có thể xẩy ra và hậu quả thiêu rụi nền văn minh thì chúng ta không có tiếng nói chung và trách nhiệm cực lớn để phòng bị. Thế giới chỉ đang leo thang chạy đua vũ trang giữa các nước với nhau".
   - Nước Mỹ người dân được sở hữu súng lại góp phần làm cho một số người dân nhát gan hơn, họ đi đâu cũng lo sợ mà phải luôn cầm theo súng.
    'Văn hóa Mỹ' có phần ảnh hưởng thời trước kiểu 'cao bồi', nay lại làm cho 'văn hóa Mỹ' thụt lùi.

Ngày 18/12/2012
    - Nước Mỹ người dân được sở hữu súng. 
   Sợ nhất của nước Mỹ là khi không ở tốp các nước dẫn đầu Thế giới nữa hoặc xẩy ra vấn đề tác động làm đời sống người dân bị thụt lùi nhiều thì khi đó với lượng súng trong dân lớn sẽ trở thành rất loạn không kiểm soát được. Luật pháp và văn hóa Mỹ chỉ giữ được ổn định khi xã hội đảm bảo được đời sống người dân không khó khăn.

   (theo thăm dò dư luận có nhiều lý do của những người ủng hộ sử dụng súng, nhưng một số người Mỹ ủng hộ  vì lý giải đơn giản 'để chống lại  Nhà nước khỏi nguy cơ  trở thành độc tài đàn áp khi người dân không có gì tự vệ').
Ngày 17/12/2012
 - Một trong những bài toán hóc búa nhất của Trung Quốc là vấn đề 'dân số' sinh một con.
   Giải được mới 'văn minh' được.
   (Trung Quốc thử đầu tư nhờ mình chăng?)
Ngày 16/12/2012
  - Châu Âu được giải Nobel hòa bình cũng đúng vì đã xây dựng được một lục địa thống nhất các nước trong đó hòa hiếu với nhau.
   Châu Á người dân có mối giao hữu, giao thương đi lại với nhau còn rất hạn chế, ngay trong một khu vực bó hẹp là Đông Nam Á thì có những vùng người dân Việt Nam và Philippines cũng rất ít thấy xuất hiện trên phố, có thể là do nhiều nước còn nghèo (khó đi lại).

Ngày 15/12/2012

 - Một vụ xả súng kinh hoàng đã xảy ra sáng qua (tối 14/12 theo giờ Việt Nam) tại một trường tiểu học ở bang Connecticut của Mỹ làm ít nhất 27 người thiệt mạng.

   Bình luận:
   Nước Mỹ không thể có biện pháp nào ngăn cản các vụ xả súng như thế nếu cứ để người dân được tự do sử dụng súng.

   Nước Mỹ đề cao 'nhân quyền' nhưng mỗi người dân được tự do sử dụng súng lại đi ngược lại nhân quyền, bởi trong xã hội văn minh con người được bảo vệ không phải bằng tự dùng súng mà vì sự bảo đảm chung của xã hội và sức mạnh mỗi người không phải ở sự tự vệ (hoặc tấn công) bằng súng mà sự chinh phục tiến bộ.
   Khi trao cho một người khẩu súng là chứa trong đó quyền tự định đoạt và tấn công, xã hội chỉ trông chờ vào: 
  1/ ý thức tự giác hành động đúng đắn (cá nhân thích tàng trữ súng chỉ có thể do 'thể thao', thích ngắm 'quyền tấn công' hoặc nơi Nhà nước không đảm bảo được an ninh cho cá nhân...).
  2/ có nhiều cấp độ đề ra được khi giải quyết xung đột trong xã hội và mối xung đột không phải do mục đích cá nhân (cảnh sát...). 
  3/ ràng buộc bị xử lý. 

     'Người dùng súng' nếu có vấn đề xung đột với cuộc sống xã hội sẽ lấy mất của người khác sự bảo đảm về an ninh.

     Sự 'ràng buộc bị xử lý'  không thể là mỗi ứng xử 'tồn tại' trong xã hội văn minh khi có nhiều người không đảm bảo 'mục 1 và 2'. Một người A bất kỳ không có lý do gì để chịu sự tấn công của 'người có súng' rồi 'người có súng' chấp nhận trả giá mà phải là 'biện pháp ngăn chặn' để không xẩy ra trước đó (biện pháp không được dùng súng, rồi mới tới nếu tìm cách có được để dùng sẽ bị xử lý - răn đe). 
    Khi không dùng súng thì nếu có vấn đề 'xung đột cá nhân trong xã hội' thì các công cụ khác khó thực hiện được tấn công hơn và dễ ngăn chặn hơn. 

Ngày 14/12/2012
   - Người dân nhiều nước trên Thế giới xem Triều Tiên phóng thành công tên lửa không phải là tiến bộ, nhưng rất nhiều người dân Triều Tiên lại xem đó là tiến bộ Đất nước.
Ngày 13/12/2012
   Trung Quốc sau đại hội đảng đã bộc lộ không có sự sáng tạo đổi mới gì nổi bật, thể hiện Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chú trọng vào quân sự.
     Mỹ thực thi chính sách đúng kìm hãm Trung Quốc với vấn đề biển thì Trung Quốc sẽ khó lớn được.
Ngày 12/12/2012
   Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố một kết quả điều tra đáng lo ngại. Theo đó, khoảng 25 triệu người Mỹ đã chuẩn bị súng và dao để chờ đợi đến ngày tận thế.
   “Thật đáng sợ khi biết rằng có hàng chục triệu người đang tàng trữ súng đạn và dao quắm để đối phó với tận thế. Tôi chỉ hi vọng họ sẽ ở nhà trong 2 ngày 20, 21 tới chứ đừng ra đường làm loạn", ông David Morrison, đại diện NASA nói.
   Bình luận: 
   1/ Đúng thật là "bao nhiêu năm trời vẫn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt".
   Xã hội chúng ta phát triển nhưng con người vẫn chưa có được 'bản chất' văn minh, sự gắn kết ứng xử với nhau vẫn chỉ do bị ràng buộc lớn mà chưa phát huy được tự giác.
   2/ Hy vọng 'tích trữ súng chỉ vì sự sợ hãi bị cướp bóc' mà phòng thủ ở nhà, nhưng nếu đúng vậy thì cũng phản ánh niềm tin vào xã hội con người với nhau chưa tốt.

Ngày 11/12/2012
    - Dự báo được xu hướng tương lai 'lối sống' con người đúng thì các nước mới có chính sách phát triển đúng.
    Nền kinh tế Trung Quốc vài chục năm nữa được dự báo sẽ đứng đầu Thế giới, thì cách tiêu dùng của nhân loài có tiêu tốn nhiều năng lượng trong mỗi hàng hóa sản xuất ra như hiện nay không?
   Xu thế văn minh là người ta biết dùng đúng vật chất và dựa đúng vào tự nhiên.
Ngày 10/12/2012
  - Chỉ cần các nước bị Trung Quốc đe dọa hoặc có nguy cơ xẩy ra xung đột ký cam kết thỏa thuận với nhau trao đổi vũ khí khi một nước bị tấn công (qua biện pháp: mua là có - không phải cung cấp, cho không) thì tự các nước đó vẫn sẽ phòng thủ tốt được.
Ngày 9/12/2012
  Vì sao giới siêu giàu Trung Quốc ra đi?
    Khoảng hơn 70% người giàu Trung Quốc đã di cư hoặc có ý định di cư trong khi 80% của cải của người Trung Quốc chỉ nằm trong tay 20% dân số.
    Có rất nhiều lý do khiến họ làm như vậy: sự nghiệp học hành của con cái, nhu cầu bảo vệ tài sản hoặc chuẩn bị cho thời gian nghỉ hưu  (theo báo cáo Private Wealth Report).
   Bình luận: 'Chủ nghĩa dân tộc' bây giờ ở Trung Quốc không giữ được họ nữa. Trước đây sinh viên học ở nước ngoài thích về vì yêu nước, nay chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chú trọng tới xung đột với láng giềng.
   Những người tinh hoa của Đất nước thường thích sự phát triển do trình độ sản xuất, khoa học kỹ thuật sáng tạo chứ không thích sự tranh dành đất đai.
Ngày 8/12/2012
   - Rất nhiều người dân ở Nga và Trung Quốc có những chuẩn bị về ngày tận thế 21/12, qua đó phản ánh ảnh hưởng lối sống kiểu tinh thần người dân.
     Nhiều người dân khác ở khắp nơi vẫn bình thường bởi do đơn giản là 'nước nổi thuyền nổi', xã hội chung a dua số đông.

Ngày 7/12/2012
 - Ngày 5/12, tạp chí Forbes danh tiếng của Mỹ đã công bố danh sách những nhân vật quyền lực nhất thế giới của năm 2012 theo tiêu chí của tạp chí này.
    Bình luận: sự chênh nhau của phát triển ở mọi nơi, thiếu thống nhất của đường lối chỉ ra được đúng đắn dẫn tới tạo ra những 'cá nhân' quyền lực. Xã hội phụ thuộc các cá nhân quyền lực thì đang dễ bất ổn, xa văn minh.
    Chẳng hạn: Tổng thổng Mỹ Obama can thiệp được nhiều nơi trên Thế giới do cơ chế nhiều nước con kém; sự điều hành trong EU còn kém giải pháp thì EU phụ thuộc kinh tế đầu tàu Đức; thương mại Thế giới chưa tiến bộ thì nước lớn dùng 'lợi thế' chi phối nước nhỏ....
    Xã hội văn minh chỉ ra được đướng lối phát triển đúng đắn cho mọi nơi, tiến bộ nhờ vào khám phá sự phong phú sáng tạo...

Ngày 6/12/2012
       - Bao giờ Trung Quốc chuyển từ hàng hóa số lượng sang hàng hóa chất lượng hàng đầu Thế giới? Trung Quốc hiểu rõ vấn đề này mới là một trong các yếu tố để trên con đường trở thành siêu cường (mình có XYZ rất hay).

Ngày 5/12/2012
     - Người dân New York đang rất bức xúc trước việc tờ báo lá cải New York Post đã đăng ngay trang nhất hình một người đàn ông bị kẹt dưới đường ray tàu điện ngầm khi tàu đang trờ tới. Hình ảnh này được một tay máy tự do tên R.Umar Abbasi chụp được và bán cho New York Post, mà không có hành động cứu giúp
      Phía tờ New York Post bênh vực R.Umar Abbasi với lý lẽ rằng do cảm thấy không thể cứu ông Ki Suk Han nên Abbasi đã cố dùng đèn flash của máy ảnh để ra hiệu cho người lái tàu dừng lại. Abbasi nói: "Tôi đã cố giúp ông ấy nhưng không thể. Đoàn tàu đến nhanh quá".
      Khi CNN liên lạc với Abbasi, tay máy này cho biết sẽ chỉ trả lời nếu được trả tiền.
   Bình luận:
    Sự cạnh tranh trong xã hội nếu không được tổ chức một cách tiến bộ thì con người dế dẫn tới kém bản năng cái thiện.
    Sự hợp tác trong xã hội mà theo kiểu ràng buộc ít tự do và không công bằng thì con người dễ dẫn tới kém bản năng cái thiện, con người dễ thành kiểu 'tắc kè' thay đổi mầu sắc với xung quanh cho dễ tồn tại.

Ngày 4/12/2012
     - Nga có dự định bán máy bay su 35 cho Trung Quốc?
       Có lẽ xung đột phía Nam sẽ tạo cho Nga ít bị sức ép biên giới với Trung Quốc chăng?


Ngày 03/12/2012
     - Kinh tế VIệt Nam phụ thuộc Trung Quốc như thế nào? Thật sự có nhiều thứ Trung Quốc gây bất lợi cho cạnh tranh phát triển nền kinh tế Việt Nam.
      Việt Nam phải tái cơ cấu lại nền kinh tế với những nước Mỹ, Nhật Bản, EU, châu Phi, Ấn Độ...để 'xuất - nhập' những mặt hàng hóa và những hàng hóa tự cung tự tiêu trong nước. Có như thế thì Việt Nam mới không bị khống chế khi leo thang xung đột do Trung Quốc gây ra.
Ngày 02/12/2012
      - Hôm 30/11, tạp chí Time của Mỹ đã công bố danh sách đề cử Nhân vật của năm 2012, theo đó ông Kim Jong Un đứng đầu với 985.421 phiếu bầu.
     Bình luận: Khi được báo chí gây chú ý kiểu nổi tiếng thì chính sách tiếp theo sẽ thỉnh thoảng gây sự việc 'chú ý' để nhắc nhở nhớ (kiểu tuyên bố với Hàn Quốc, hạt nhân...). Các nước sẽ vất vả hơn mà ứng phó (báo chí tự làm khó), dù có vẻ họ (time...) muốn lái tạo ra người lãnh đạo tỏ với Thế giới sẽ  phụ thuộc kiểu 'khen chê'.
Ngày 01/12/2012
         - Nhiều người dân trên Thế giới nhìn nhận 'chìa khóa hòa bình của Israel' lại chính do nước đó giữ, nhưng họ cứ loay hoay cách mở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét