Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tìm hiểu các điểm nóng xung đột trên Thế giới - tháng 12/2012

Ngày 31/12/2012
 - Mỹ là cường quốc biển, Trung Quốc cũng muốn vậy. Trung Quốc muốn thỏa thuận ngầm với Mỹ về tự chia các vùng biển trên Thế giới để 'khống chế'.
   Mỹ không thực hiện chiến lược đó bởi tự do hàng hải sẽ giúp Mỹ với hải quân hùng hậu chia sẻ được nhiều nơi hơn và Mỹ biết rằng vấn đề biển trên Thế giới chỉ quản lý được bởi lợi ích chung tất cả mọi nước, nước nào tự áp đặt sẽ bị xung đột.

Ngày 30/12/2012
 - Xung đột giữa chính quyền và phe nổi dậy ở Syria thời gian qua đẫm máu, bởi vậy Tổng thống Syria al-Assad lo sợ từ bỏ chính quyền cũng sẽ bị truy bắt, ông ấy như không còn lối thoát và chỉ còn cách duy nhất là chiến đấu.
   Thế giới khó trông chờ có một thỏa hiệp chính trị ở Syria là vì lẽ đó.

Ngày 29/12/2012
 - Nga cũng có cái lý của vấn đề Syria, Mỹ cũng có cái lý của họ nhưng quan điểm của hai nước đối lập nhau, sao đều có lý mà vấn đối lập?....Trả lời: chỉ có vấn đề 'dân chủ' và 'tranh dành lợi thế' tại khu vực là nguyên nhân, những cái lý đều chỉ che dấu bề ngoài.

Ngày 28/12/2012
 - Thế giới không có giải pháp đúng đắn cho vấn đề Syria do chúng ta chưa đề ra được các tiêu chí của hình thành xã hội văn minh.
  Giải pháp đúng đắn được khi: 
  1/ Liên Hợp Quốc có sự cải tổ mạnh mẽ về sự bình đẳng và quyền lợi các nước trong tổ chức.
  2/ Tìm ra được phương thức sản xuất tiến bộ hơn (chủ nghĩa tư bản vẫn còn rất nhiều hạn chế).
  3/ Tiêu chí chung về vẫn đề 'dân chủ' thảo luận và thỏa thuận thực thi được chung nhiều vấn đề ở các nước.
  4/ Trình độ phát triển ở các nước, lối sống. Tranh dành ảnh hưởng ở các nước với 'lợi thế'.
  5/ Thương mại Thế giới.
  6/ Giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Ngày 27/12/2012
 -  Chính quyền Syria của Tổng thống al-Assad hiện nay gặp nhiều khó khăn nhưng một trong các lý do chính là lý tưởng chiến đấu của người lính không phát huy được nữa, có lẽ sức chiến đấu của họ chỉ còn phụ thuộc vào đồng lương và kỷ luật quân đội.
    Khi lý tưởng chiến đấu vì Đất nước thì mới cống hiến hết mình.

Ngày 26/12/2012
 - Trung Quốc chạy đua vũ trang sẽ không chạy đua được công nghệ trong sản xuất hàng hóa theo kịp các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc...Trung Quốc chỉ quanh quẩn 'hàng hóa vừa' (hàng hóa giá rẻ, theo số lượng nhiều...) với chính sách giữ giá đồng nhân dân tệ để 'giảm giá giờ công trong nước'....
   Khi các nước trên Thế giới như Mỹ, châu Âu ...đã tiết kiệm hơn trong cách tiêu dùng 'hàng hóa vừa' hoặc các nước nghèo cân đối được 'lợi thế' của mình và tận dụng hàng hóa rẻ của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ sẽ là nước 'người dân bị bóc lột' sức lao động do chính sách của họ tự tạo ra.
  Khi các nước nghèo hoặc mọi nước khác cân đối được lợi thế của nước mình và tận dụng được hàng hóa rẻ của Trung Quốc thì Trung Quốc thất bại, sự đổ bể lớn.


Ngày 25/12/2012
 - Trung Quốc có quốc phòng lớn ở châu Á nhưng nếu chiến tranh nổ ra chiến lược của Trung Quốc chỉ có thể tổ chức một cuộc tấn công chớp nhoáng trong thời gian ngắn bởi vì các nước khu vực có lợi thế sân nhà và Trung Quốc có quá nhiều đối thủ (khác với Mỹ đồng minh nhiều), Trung Quốc không có ưu thế vũ khí nổi trội do thị trường Thế giới các nước khu vực tiếp cận được.
    Các nước khu vực đối lại nền quốc phòng lớn Trung Quốc là chiến lược phòng thủ 'dài hơi' và liên kết các nước đủ thị trường vũ khí lúc cần mua.


Ngày 24/12/2012
 - Thất bại lớn nhất của Trung Quốc trong thập kỷ sẽ là 'phát triển quân sự' nhưng không thực thi được chiến lược biển, khác với trước đây họ chỉ lo tập trung trỗi dậy hòa bình bằng cách thúc đẩy kinh tế. 
   Trỗi dậy hòa bình bằng cách thúc đẩy kinh tế thì được sự tương trợ mọi nước, 'phát triển quân sự' của Trung Quốc không thể mơ tới được như Mỹ bởi Mỹ dùng quân sự tạo lợi thế địa chính trị ở các khu vực trên Thế giới chứ không phải là tranh chấp biên giới và biển đảo với các nước.

Ngày 23/12/2012
 Theo một tuyên bố đưa ra sau một cuộc họp quan trọng ở Pháp, lực lượng Taliban ở Afghanistan đã kêu gọi thông qua một hiến pháp mới như một điều kiện để tham gia tiến trình đàm phán hòa bình với chính phủ nước này.
    Bình luận: 
    Afghanistan đàm phán hòa bình nhưng phải giữ điệu kiện về: 1/ xây dựng lối sống theo trưng cầu dân ý (phụ nữ đi học, ...) có nhường nhịn chấp nhận. 2/ không áp dụng 'nguyên tắc đạo Hồi' chi phối quyền lực Nhà nước mà đạo Hồi chỉ góp phần nào đó xây dựng và định hướng do gắn bó với đời sống tinh thần người dân.

   Mỹ nên tận dụng cơ hội này để đề ra chính sách đúng đắn.
   Mỹ không can thiệp và áp đặt vào '2 mục' đó, '2 mục' đó do nhân dân Afghanistan tự thảo thuận đề ra.
     
Ngày 22/12/2012
 - Chính quyền Syria của Tổng thống al-Assad đối đầu và kìm hãm với Mỹ, nhưng một chính quyền mới được bầu ra dân chủ sẽ không thiệt hại gì cho Trung Quốc và Nga...
   Nga và Trung Quốc không ủng hộ hết mình với Syria vì lẽ đó.
   Trung Đông đạt dân chủ tốt mới không thế lực nào can thiệp được.

Ngày 21/12/2012
 - Ba từ 'ngày tận thế' được người dân khắp nơi trên Thế giới cùng nhắc tới trong ngày 21/12/2012...Những kịch bản vẽ ra vì thảm họa mà làm cho người dân chán ghét xung đột lẫn nhau giữa mọi nơi.
  'Ngày tận thế' làm cho người dân Thế giới cảm giác khát khao hòa bình nhất.

Ngày 20/12/2012
 - Bao giờ giảm hết tệ nạn xã hội thì có phần ảnh hưởng lớn tới giảm xung đột các nước.

Ngày 19/12/2012
Đến cuối năm nay, lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ đưa tổng cộng khoảng 100 tên lửa Topol-M và Yars mới vào biên chế. Thông tin trên vừa được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm qua (18/12).

    Bình luận: rồi có lúc nhiều nước sẽ lo lắng về 'tên lửa và hạt nhân' của Nga. Nhưng tên lửa và hạt nhân Nga sẽ có nhiều cách ứng phó, người ta có thể: đẩy mạnh 'dân chủ', liên kết thương mại bao vây, xung đột do bất ổn về cuộc sống người dân không theo kịp, văn hóa, chiến lược quân sự 'không dùng được đạn đạo', cái chung gắn kết mà ngăn sử dụng hạt nhân... 

Ngày 18/12/2012
   -  Nga tăng cường hạt nhân chiến lược?
   Bình luận: 
   Khi nước Nga bị tấn công thì lục quân của Nga có thể đương đầu được những xung đột vùng, nhưng nước Nga rộng lớn thì nhiều xung đột xẩy ra một lúc sẽ khó cho Nga. 
  'Hạt nhân' Nga phải chăng nhằm chống liên minh tạo ra nhiều xung đột cùng lúc.
   Nước Mỹ với địa chính trị của mình cùng tiềm lực và liên minh được nhiều nước nên lại xu hướng giảm 'hạt nhân'.

   Bao giờ nước Nga giảm hạt nhân? Khi vấn đề về 'dân chủ', dân cư các nước biên giới, Thế giới chuyển sang cạnh tranh về kinh tế (khác với kiểu xung đột can thiệp)...

Ngày 17/12/2012
    - Xung đột Syria trở thành như tranh dành 'quyền lực' giữa hai phe, phe một số nước khu vực và phương Tây với một bên là Nga, Iran...
    Chính quyền Syria chỉ như là công cụ. Phe nào cũng khó thương lượng vì sợ dừng lại để thỏa thuận giải pháp sẽ làm gián đoạn và dẫn tới tan rã.
     
Ngày 16/12/2012
   - Xung đột Trung Quốc và Nhật Bản phản ánh một phần hàng hóa Nhật Bản không còn là 'mơ ước' của người dân Trung Quốc nữa.
   Nguyên do: 
    1/ Trung Quốc đã tích lũy được phần nào công nghệ, bây giờ họ cảm thấy phải tự chiếm lĩnh thị trường.
     2/ Trung Quốc đã tạo được thị trường rộng lớn với nhiều nước.
    3/ Nền kinh tế đang chững lại nên bớt hàng hóa Nhật Bản cũng là kiểu 'thắt lưng buộc bụng'.
  
Ngày 15/12/2012

  Nhiều 'cuộc chiến' trên Thế giới đáng ra tất cả mọi nhà lãnh đạo trên Thế giới tìm được tiếng nói chung:
   1/ vì công lý, vì quyền con người ở mọi nơi, vì sự văn minh mà không 'lợi ích riêng' từng nước tranh dành,
   2/ hết mình vì mục đích 'bình đẳng, bác ái'..
   3/ khám phá chỉ ra con đường văn minh...
        thì nhiều xung đột vũ trang trên Thế giới sẽ không gây hậu quả nặng nề cho con người. 

      Nhiều cuộc chiến vẫn đang xẩy ra trên khắp Thế giới bị che lấp bởi các tranh dành quyền lực chính trị, sự thờ ơ của lảng tránh 'không liên quan', hoặc chúng ta chưa tìm được cơ chế tốt để ngăn các xung đột xẩy ra trong tranh chấp - trong quyền phát triển con người...

      Nhiều cuộc chiến đáng ra không xẩy ra nếu Thế giới vì mục tiêu chung, không tranh dành các nước 'lợi thế riêng' làm tổn hại cái chung - nước khác,  xây dựng cách phân chia quyền lợi tích lũy....
      
Ngày 14/12/2012
 - Triều Tiên phóng tên lửa làm che lấp phần nào cộng đồng quan tâm tình hình Syria hiện nay.
    Nhiều xung đột trên Thế giới đã làm chệch hướng (giảm) sự chung tay của cộng đồng vì sự tiến bộ của những mục tiêu phát triển (biến đổi khí hậu, đói nghèo châu Phi, thương mại méo mó...).

 - "Lần đầu tiên, Nga – nước được cho là đồng minh thân cận của Syria – thừa nhận Tổng thống Assad có thể bị quân nổi dậy lật đổ và đang chuẩn bị sơ tán dân Nga ra khỏi Syria".
     Bình luận: Kịch bản Syria rất khác với Libya càng làm cho Iran cảm thấy rơi vào thế khó phải tăng cường bộ binh mà thêm gánh nặng.
   

Ngày 13/12/2012

 - Không may cho Thế giới là 3 nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc dùng chính sách quân sự để duy trì lợi thế, chứ không phải sự tiến bộ về kinh tế xã hội.


Ngày 22/12/2012
 - Chính quyền Syria của Tổng thống al-Assad đối đầu và kìm hãm với Mỹ, nhưng một chính quyền mới được bầu ra dân chủ sẽ không thiệt hại gì cho Trung Quốc và Nga...
   Trung Đông đạt dân chủ tốt mới không thế lực nào can thiệp được.

Ngày 21/12/2012
 - Ba từ 'ngày tận thế' được người dân khắp nơi trên Thế giới cùng nhắc tới trong ngày 21/12/2012...Những kịch bản vẽ ra vì thảm họa mà làm cho người dân chán ghét xung đột lẫn nhau giữa mọi nơi.
  'Ngày tận thế' làm cho người dân Thế giới cảm giác khát khao hòa bình nhất.

Ngày 20/12/2012
 - Bao giờ giảm hết tệ nạn xã hội thì có phần ảnh hưởng lớn tới giảm xung đột các nước.

Ngày 19/12/2012
Đến cuối năm nay, lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ đưa tổng cộng khoảng 100 tên lửa Topol-M và Yars mới vào biên chế. Thông tin trên vừa được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm qua (18/12).

    Bình luận: rồi có lúc nhiều nước sẽ lo lắng về 'tên lửa và hạt nhân' của Nga. Nhưng tên lửa và hạt nhân Nga sẽ có nhiều cách ứng phó, người ta có thể: đẩy mạnh 'dân chủ', liên kết thương mại bao vây, xung đột do bất ổn về cuộc sống người dân không theo kịp, văn hóa, chiến lược quân sự 'không dùng được đạn đạo', cái chung gắn kết mà ngăn sử dụng hạt nhân... 


Ngày 18/12/2012
   -  Nga tăng cường hạt nhân chiến lược?
   Bình luận: 
   Khi nước Nga bị tấn công thì lục quân của Nga có thể đương đầu được những xung đột vùng, nhưng nước Nga rộng lớn thì nhiều xung đột xẩy ra một lúc sẽ khó cho Nga. 
  'Hạt nhân' Nga phải chăng nhằm chống liên minh tạo ra nhiều xung đột cùng lúc.
   Nước Mỹ với địa chính trị của mình cùng tiềm lực và liên minh được nhiều nước nên lại xu hướng giảm 'hạt nhân'.

   Bao giờ nước Nga giảm hạt nhân? Khi vấn đề về 'dân chủ', dân cư các nước biên giới, Thế giới chuyển sang cạnh tranh về kinh tế (khác với kiểu xung đột can thiệp)...

Ngày 17/12/2012
    - Xung đột Syria trở thành như tranh dành 'quyền lực' giữa hai phe, phe một số nước khu vực và phương Tây với một bên là Nga, Iran...
    Chính quyền Syria chỉ như là công cụ. Phe nào cũng khó thương lượng vì sợ dừng lại để thỏa thuận giải pháp sẽ làm gián đoạn và dẫn tới tan rã.
     
Ngày 16/12/2012
   - Xung đột Trung Quốc và Nhật Bản phản ánh một phần hàng hóa Nhật Bản không còn là 'mơ ước' của người dân Trung Quốc nữa.
   Nguyên do: 
    1/ Trung Quốc đã tích lũy được phần nào công nghệ, bây giờ họ cảm thấy phải tự chiếm lĩnh thị trường.
     2/ Trung Quốc đã tạo được thị trường rộng lớn với nhiều nước.
    3/ Nền kinh tế đang chững lại nên bớt hàng hóa Nhật Bản cũng là kiểu 'thắt lưng buộc bụng'.
  
Ngày 15/12/2012

  Nhiều 'cuộc chiến' trên Thế giới đáng ra tất cả mọi nhà lãnh đạo trên Thế giới tìm được tiếng nói chung:
   1/ vì công lý, vì quyền con người ở mọi nơi, vì sự văn minh mà không 'lợi ích riêng' từng nước tranh dành,
   2/ hết mình vì mục đích 'bình đẳng, bác ái'..
   3/ khám phá chỉ ra con đường văn minh...
        thì nhiều xung đột vũ trang trên Thế giới sẽ không gây hậu quả nặng nề cho con người. 

      Nhiều cuộc chiến vẫn đang xẩy ra trên khắp Thế giới bị che lấp bởi các tranh dành quyền lực chính trị, sự thờ ơ của lảng tránh 'không liên quan', hoặc chúng ta chưa tìm được cơ chế tốt để ngăn các xung đột xẩy ra trong tranh chấp - trong quyền phát triển con người...

      Nhiều cuộc chiến đáng ra không xẩy ra nếu Thế giới vì mục tiêu chung, không tranh dành các nước 'lợi thế riêng' làm tổn hại cái chung - nước khác,  xây dựng cách phân chia quyền lợi tích lũy....
      
Ngày 14/12/2012
 - Triều Tiên phóng tên lửa làm che lấp phần nào cộng đồng quan tâm tình hình Syria hiện nay.
    Nhiều xung đột trên Thế giới đã làm chệch hướng (giảm) sự chung tay của cộng đồng vì sự tiến bộ của những mục tiêu phát triển (biến đổi khí hậu, đói nghèo châu Phi, thương mại méo mó...).

 - "Lần đầu tiên, Nga – nước được cho là đồng minh thân cận của Syria – thừa nhận Tổng thống Assad có thể bị quân nổi dậy lật đổ và đang chuẩn bị sơ tán dân Nga ra khỏi Syria".
     Bình luận: Kịch bản Syria rất khác với Libya càng làm cho Iran cảm thấy rơi vào thế khó phải tăng cường bộ binh mà thêm gánh nặng.
   

Ngày 13/12/2012

 - Không may cho Thế giới là 3 nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc dùng chính sách quân sự để duy trì lợi thế, chứ không phải sự tiến bộ về kinh tế xã hội.

Ngày 12/12/2012

 - Bình Nhưỡng đã 'đánh lạc hướng - tạm hoãn' rồi bất ngờ phóng tên lửa, họ đã thành công của chiến thuật đánh lừa nhưng là sự thất bại của sách lược bởi người dân Thế giới lại thấy sự nguy hiểm hơn của không minh bạch.
   Sự đánh lừa lại chứng tỏ sợ bị 'chặn'.

Ngày 11/12/2012

  - Nhiều khu vực trên Thế giới có thể chỉ cần thích ứng tuần tự mà thực thi được tốt nền 'dân chủ' thì sẽ có hòa bình. Cái khó của hòa bình ở khu vực Trung Đông là đạo Hồi bị những phần tử cực đoan lợi dụng và mâu thuẫn sắc tộc,  'dân chủ' chưa giải quyết được những vướng mắc đó. 

Ngày 10/12/2012
  - Trung Quốc tìm mọi cách để lấn át tại Biển Đông.
    Việt Nam chỉ cần đầu tư phát triển kinh tế tốt vùng biển, cứ khai thác (dầu, thuyền đánh cá...) tại vùng biển của mình thì dù mấy chục năm sau Trung Quốc cũng không làm gì được. Xung đột kéo dài chỉ làm cho Trung Quốc không trở thành nước lớn được (không tuân thủ công lý, bị lệch phát triển trong nước, thời cuộc đốt cháy văn hóa...).
    Trung Quốc bắt bớ trái phép tàu đánh cá Việt Nam thì phản đối và ngư dân có thể kiện. Tàu đánh cá bị phá cũng đỡ tốn kém hơn vài tỷ USD 'mua tầu ngầm' (mời xem thêm chiến lược 'phòng thủ biển đảo Việt Nam').
     

Ngày 9/12/2012

Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc vừa đưa tin khoảng 100 xe bọc thép đang canh chừng dinh thự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các tòa nhà chính phủ. Trong tất cả các sự kiện, ông Kim Jong-un đều được lực lượng vũ trang tháp tùng.
    Bình luận: Đã bắt đầu có xung đột trong nước.
   Thời xưa có người được vua ban mà lộng hành, lấn át nhưng  họ vẫn cứ tồn tại bởi không thể dám lật vua vì nếu không có vua thì họ không có danh tính gì hết (dù vua nhu nhược).
   Thời nay đã khác kiểu danh tính.

Ngày 8/12/2012
  Hoa Kỳ không hỗ trợ các đồng minh chủ chốt trong khu vực Châu Á có dính líu tới các tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc giữa bối cảnh Bắc Kinh liên tục có hành động leo thang đáng lo ngại ở Biển Đông, người chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết (Theo AP).

   Bình luận: Trung Quốc mà không gây xung đột với các nước thì hải quân Mỹ không có chỗ mà trú, 'tầu sân bay' đi lơ ngơ ở Trung Đông.

    Nhật Bản dựa Mỹ cho đỡ tốn kém. Khi Nhật Bản với sức mạnh vốn có mà phải tự lo cho mình lớn lên về quốc phòng thì Mỹ đi lơ ngơ...
  
    Trung Quốc xung đột với các nước ở Biển Đông với đường vẽ 9 đoạn vô lý nhưng lấy kế to miệng với các nước khu vực để che dấu đẩy Mỹ khỏi tự do ở Biển Đông. Khi có xung đột vũ trang các nước láng giềng ở Biển Đông Mỹ mới đóng quân giúp Philippines thì lúc đó Mỹ cũng chẳng chủ động tự do được nơi Biển Đông nữa (chậm).

Ngày 7/12/2012
 - Người dân ở bắc Triều Tiên khó tham gia được các vấn đề xã hội nên càng xa cho ngày Thống nhất Đất nước.
   Tham gia bằng cách: thông tin, giao lưu, hợp tác làm ăn, đổi mới phương thức sản xuất...

   Chính sách của Hàn Quốc với bắc Triều Tiên là tụt hậu hay tham gia? có vẻ như đang khó lựa chọn giữa 2 chính sách đó để đạt mục tiêu thống nhất.

Ngày 6/12/2012
 - Tổng thống Syria al-Assad đã lường trước khả năng kịch bản ở Libya để đương đầu phe đối lập nhưng vẫn cứ khó đỡ do cách diến biến xung đột bên trong bên ngoài dù không theo kiểu kịch bản đó.

Ngày 5/12/2012
 -  Israel thực hiện các kế hoạch xây dựng khu định cư sau khi Palestine được nâng cấp qui chế nhà nước quan sát viên phi thành viên tại Liên Hợp Quốc. Động thái  của Israel dẫn tới nhiều nước trên Thế giới phản đối.
    Israel cho rằng Palestine không muốn đàm phán.
    Bình luận: Israel sao không đáp lại bằng cách đơn phương đưa ra các yêu cầu về đàm phán theo các hướng của mình hơn là đáp lại bằng cách xây dựng khu định cư.


Ngày 4/12/2012

 - Đường lưỡi bò tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc?
      Khi lãnh thổ đất liền mở rộng thì những dân cư sống nơi đó thường chống đối. 
    Khi lãnh thổ biển mở ra thì tạo cho người dân được rộng ra mà không có kiểu chống đối trong nước, người dân ở miền bắc xa xôi của Trung Quốc cũng sẽ cảm thấy mình được rộng ra mà thích. Bởi vậy, dù mãi không  dành được nhưng Trung Quốc sẽ để thành tranh chấp vì 'lợi thế' địa chính trị mà còn vì kiểu người dân khắp nơi Trung Quốc.

   Chính sách của Việt Nam:
   - Phải không sợ xung đột để giữ vùng biển của mình theo chính sách phòng thủ (xem bài 'phòng thủ biển đảo') và 'liên kết quốc phòng' với các nước khác làm gãy cán cân quân sự Trung Quốc (mức cuối cùng có thể cho Mỹ đóng cảng Cam Ranh, cho tàu chiến các nước cập bến vùng lãnh thổ).
   - Tranh chấp kéo dài mà làm Trung Quốc không trở thành nước 'lớn' trên Thế giới (không lớn được), Trung Quốc không thể có tiếng nói giải quyết các vấn đề khác trên Thế giới.
   - Người dân Trung Quốc bị tư tưởng tranh dành vi phạm công lý mà không vươn tới văn minh được.


Ngày 3/12/2012
 - Theo Reuters, Liên minh đối lập mới thành lập ở Syria khẳng định có thể cho phép triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế, thậm chí chấp nhận mọi đề xuất đến nước này nếu Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh của ông rời bỏ quyền lực.
     Bình luận: Vấn đề Syria thật sự sau này sẽ giải quyết được qua bầu cử, lúc đó nếu Iran hoặc Mỹ can thiệp cũng không thể có chính quyền thân mình đứng vững bởi chính sách phải thỏa mãn người dân.
      Ở Syria sau này chính sách chỉ tự lập mới thỏa mãn được 2 vấn đề 'dân chủ' và 'đạo Hồi'.
Ngày 02/12/2012
      - Có vẻ như xung đột Trung Quốc và Nhật Bản sẽ làm cho vị thế của Trung Quốc cao hơn Nhật Bản khi chủ động tạo sức ép, khác với 2 nước cạnh tranh nhau vị thế trên Thế giới vì mũi nhọn khoa học kỹ thuật. Trước đây nước Nhật được biết đến trên toàn Thế giới vì hàng hóa chất lượng.
      Khi thị trường 'hàng hóa' xuất khẩu của Trung Quốc giảm thì Trung Quốc 'nể' Nhật hơn. 
Ngày 01/12/2012
     - Trung Quốc đã cho lực lượng cảnh sát tuần tra biên giới của nước này quyền được xông lên khám xét và truy đuổi tàu thuyền nước khác hoạt động trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông, báo chí địa phương hôm qua (30/11) đưa tin  - (Luật mới có hiệu lực từ ngày 1/1).
     Giải pháp: Các nước cũng đưa tàu thuyền 'không trang bị vũ trang' đi vào vùng biển đó để khai thông tự do hàng hải, nếu bị Trung Quốc ngăn cản thì Nhà nước có quyền phản đối Nhà nước Trung Quốc vi phạm luật pháp Quốc tế. Nhà nước tổ chức định kỳ 'đi lại' để 'chứng tỏ' luôn được khai thông.
   Người dân hoạt động vùng đó bị Trung Quốc đe dọa và ngăn cản mà sợ không đến thì Nhà nước phải tổ chức 'đi lại' hoặc người dân các nước có quyền tự kiện lên Liên Hợp Quốc vì đã bị Trung quốc cản trở do tự áp đặt ra không được Quốc tế công nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét