Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Phương pháp giải quyết vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam

 

Phương pháp giải quyết vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam

(Lê Thanh Đức làm giúp phương pháp)

Phương pháp giải quyết vụ ông Trịnh Vĩnh Bình (mời các bạn hãy xem để biết cách giải quyết của Việt Nam và Hà Lan, để biết Việt Nam - nhân dân Việt Nam có phải trả tới 1,25 tỷ USD không, để hiểu rõ nhất diến biễn sự việc và cách giải quyết):

Ông Trịnh Vĩnh Bình bắt đầu vào làm ăn ở Việt Nam năm 1987.

Thời điểm những năm 90, nền kinh tế Việt Nam mới trải qua thời kỳ bao cấp, rất khó khăn. Chính phủ Việt Nam đã có tiếp thu những tiến bộ của nhân loại, mở cửa dần thị trường.

Đường lối tiến lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đã có thêm những lý luận mới, tiếp thu được những tiến bộ của nền kinh tế thị trường thế giới. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận ở những năm 90 là:

Định hướng tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang quá trình tìm hiểu đổi mới dần, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ‘sở hữu đất đai’.

Thời điểm đó, luật pháp Việt Nam chưa cho phép Việt kiều được mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai...gây khó cho quá trình phát triển kinh tế.

Vì sao lại thế? Vì vấn đề sở hữu đất đai (là một trong những yếu tố quan trọng của sở hữu trong Chủ nghĩa xã hội) là định hướng quan trong của con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và được quy định trong hiến pháp những năm đó, được quốc hội (và nhân dân) đề ra. Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi rằng đó là một trong những mấu chốt quan trọng của ‘con đường Chủ nghĩa xã hội’, là đường lối phát triển của đất nước, được pháp luật thực thi.

Những năm sau này, nhất là khi Mỹ bình thường hóa quan hệ (Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam) thì các nước mới tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng tăng cường đổi mới, tiếp thu, tạo những thuận lợi để kêu gọi nguồn vốn đầu tư phát triển đất nước. Những năm sau đó, đường lối của con đường Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc, cùng với đó là vấn đề sở hữu cũng có những đổi mới theo thời đại. Những năm 90 về trước chúng ta phải thấy chính quyền ở Việt Nam đang trên quá trình phải đổi mới và sau những năm 2000 mới dần tạo được môi trường đầu tư thuận lợi (và có những ưu tiên rất thuận lợi) cho nước ngoài.

Vậy quá trình ông Trịnh Vĩnh Bình đầu tư vào Việt Nam là những năm 90 thì vẫn có những vấn đề của ‘sở hữu’ trong định hướng Chủ nghĩa xã hội mà quốc hội Việt Nam và nhân dân ban hành đang ràng buộc.

Ông Trịnh Vĩnh Bình quá trình đầu tư sản xuất (thủy sản), có kèm theo đầu tư đất đai rất lớn theo kiểu đầu cơ mua bán kiếm lời (nếu xác định được có) thì đã vi phạm, đã gây chệch hướng – của định hướng con đường Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (tức là gần với chống phá mô hình đi lên Chủ nghĩa xã hội theo lý luận thời điểm đó).

Chính quyền ở địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận thấy ông Trịnh Vĩnh Bình đầu tư vào ‘đất đai’ sai (nếu khẳng định được) thì để bảo vệ đường lối của chế độ Cộng Sản Việt Nam thời điểm đó, phải điều tra làm rõ xử lý. Đó là sự chuyên chính để bảo vệ chính quyền, thực thi pháp luật (bởi ông Trịnh Vĩnh Bình có hành vi phá hoại đường lối Chủ nghĩa xã hội Việt Nam thời điểm đó – thời điểm nay thì đã có sửa đổi mà hành vi đó được nhìn nhận khác; mời xem giải thích thêm ý này ở mục bình chú).

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan đều phải tuân thủ diễn biến vấn đề như thế thời điểm đó. Có chăng vì sai sót của 2 chính phủ khi mời đầu tư chưa thảo luận kỹ vấn đề ‘sở hữu đất đai’ cho nhà đầu tư (ông Trịnh Vĩnh Bình) thì 2 chính phủ phải họp riêng để giúp đỡ nhà đầu tư, để hướng dẫn chính quyền địa phương ‘tạm thời’ chờ có những phương pháp ‘đổi mới’ trong vấn đề ‘đầu tư’ thời mới mở cửa mà Việt Nam còn gây khó cho nhà đầu tư và cách hoàn vốn của những lẫn lộn của các bên (bao gồm các chính phủ, nhà đầu tư, chính quyền địa phương…chưa chỉ rõ lúc đầu; có ưu tiên riêng gì không?).

Nếu thời điểm đó mà khẳng định được ông Trịnh Vĩnh Bình vi phạm về ‘đất đai’ thì đã làm xâm phạm chính quyền nhân dân, nên ông Trịnh Vĩnh Bình không được đền bù tổn thất của những đã đầu tư sai (mà chỉ nên được trả lại theo hợp tác 2 chính phủ).

Vậy chính quyền Việt Nam và Hà Lan nên:

1/ Thảo luận trả lại tài sản đã đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình.

- Tài sản đó là những triệu đô la đã đầu tư ban đầu và những sinh lời trong các năm đó.

- Thảo luận đền bù những thiệt hại thêm của ‘đồng vốn’ đã bỏ ra bị ‘cầm’ nơi đó mà không được sinh lãi của quá trình tiếp tục kinh doanh. Ở ‘chỗ này’ phải tính cả hoàn cảnh Việt Nam lúc đó đang bị Mỹ cấm vận và môi trường kinh tế của Việt Nam đang lạc hậu để nhìn nhận đúng mức sinh lời (tức làm ăn thời đó khó hơn lúc này), phải tính cả thiệt hại của địa phương khi bị ‘đầu tư’ đất (dạng đầu cơ) mà gây tổn thất cho nhân dân (theo định hướng Chủ nghĩa xã hội thời điểm đó về ‘sở hữu đất đai’ toàn dân – xem lý do ở bình chú).

- Thảo luận đền bù quá trình ‘xử lý vụ án’. Theo hai hướng: (1) để vụ án như thế rồi 2 chính phủ tham khảo thiệt hại ‘về tinh thần và của cải’ như thế nào; (2) lật lại vụ án để xét đúng sai vi phạm nơi tòa; mà đền bù ‘tinh thần’, còn đền bù ‘của cải’ thì theo thỏa thuận 2 chính phủ và 2 chính phủ thỏa thuận với ông Trịnh Vĩnh Bình.

Quá trình đền bù phải xét thêm vấn đề thiệt hại của đầu cơ như thế nào với địa phương, làm lợi sản xuất đã được hưởng gì.

2/ Ông Trịnh Vĩnh Bình phải xem xét và nhìn nhận quá trình đầu tư của mình những năm đó có gì đúng những gì còn chưa phù hợp mà nên nhận mức đền bù như thế nào.

(2.1) Nhận lại tài sản đã đầu tư (có thể tính giá trị mà chính phủ Việt Nam trả theo giá trị hiện nay; như 1 ô tô giá hiện nay, kèm theo thỏa thuận nguồn vốn ‘sinh lãi nếu được tái đầu tư’ cho phù hợp hoàn cảnh) và nhận thêm tổn thất vì gián đoạn như thế nào cho phù hợp. Kèm theo là chấp nhận thỏa thuận của 2 chính phủ đề ra do những hạn chế ‘hoàn cảnh’ thực tại ‘thời điểm đó’.

(2.2) Trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình không chấp nhận như trên, thì chính phủ 2 nước sẽ áp đặt những đền bù như thế nào với ông Trịnh Vĩnh Bình. Tất nhiên cách đền bù này vẫn rất có lợi cho ông Trịnh Vĩnh Bình, bao gồm mọi giá trị đồng vốn lúc đó, có lãi, sự gián đoạn và có thể cả khiếu nại bị xét.

(2.3) Chính phủ Việt Nam sẽ bác những đền bù phi thực tế của ông Trịnh Vĩnh Bình, cho rằng quá cao. Tức là quá cao hơn mức mà 2 chính phủ tự thảo luận nên đền bù – trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình như thế nào là hợp lý.

Nếu ông Trịnh Vĩnh Bình không chấp nhận mà khi 2 chính phủ đã thảo luận, cách đền bù đưa ra đã trả lại các tài sản, cộng thêm những lãi của nguồn vốn theo thời gian (có xét hoàn cảnh môi trường kinh doanh – sinh lãi như thế nào) thì sẽ để tòa tuyên.

Chính phủ Việt Nam cũng bắt buộc phải để chính quyền địa phương chứng minh với tòa những gì, và ‘hoàn cảnh môi trường kinh doanh lúc đó’.

3/ Chính quyền Việt Nam phải họp báo thông báo với các nhà đầu tư quốc tế, các tổ chức quốc tế, các nước vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình:

3.1 – Do hoàn cảnh lịch sử, môi trường đầu tư Việt Nam những năm 90, những năm đang bị cấm vận, do hoàn cảnh đất nước những năm đó…mà trong chính sách có những vướng mắc, gây khó cho quá trình phát triển. Nay Việt Nam đã học hỏi, lắng nghe được ý kiến tiến bộ của cộng đồng quốc tế mà đã có những đổi mới phù hợp cùng nhân loài, thậm chí có những ưu tiên rất thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Những nhà đầu tư tự nhận thấy còn có những vướng mắc gì sẽ thảo luận trực tiếp với chính phủ để cảm thấy ‘tạo được môi trường đầu tư’ cho mình, có thể sẽ đưa ra những yêu cầu ràng buộc mà cả 2 bên thấy phù hợp hơn nữa.

3.2. Chính phủ thông báo có thảo luận với chính phủ Hà Lan những vấn đề trước đây để lại, có mức đền bù phù hợp (trả lại vốn đầu tư, thêm giá trị sinh lãi của thời gian, những tổn thất…mà các nhà kinh tế hiện tại thấy phù hợp mức lợi sẽ sinh ra).

3.3 Trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình đòi đền bù quá cao- quá phi thực tế thì chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để Tòa tranh luận với những vấn đề nảy sinh ở địa phương, những vấn đề trong ‘hiến pháp’ mà nhân dân yêu cầu thời điểm đó.

Nhưng sau phiên tòa chính phủ Việt Nam vẫn sẵn sàng trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình theo như mục 1 (1/ Thảo luận trả lại tài sản đã đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình.).

(Lê Thanh Đức ngày 02/9/2017 – Làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP).

Bình chú:

1/ Vì sao định hướng con đường Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những năm 90 lại quy định những điểm như thế trong vấn đề sở hữu đất đai? Trả lời, vì:

-Đất đai là sở hữu toàn dân, để chống lại sự tư hữu. Nó liên quan đến vấn đề ‘phương thức sản xuất’ của Chủ nghĩa xã hội, cách phân chia quyền lợi…khác chủ nghĩa tư bản.

- Những năm 90 Việt Nam mới trải qua thời kỳ bao cấp, bị Mỹ cấm vận…nên tầng lớp nhân dân nói chung bình đẳng về sở hữu tài sản nhà nước, tài sản cá nhân gần như nhau (mặt bằng chung) nên nếu để xẩy ra sự ‘đầu cơ’ về đất thì tầng lớp nhân dân lao động (chính quyền của nhân dân) sẽ nguy cơ bị những người có nguồn vốn thâu tóm hết, phương thức sản xuất lúc đó cần vốn trong lĩnh vực sản xuất chứ không bán đất rẻ để tạo vốn, nguy cơ thị trường đất đai không công bằng (khi mọi người dân đang vừa qua chế độ sở hữu chung hợp tác xã sẽ không cạnh tranh được mua bán đất đai với kiểu ‘địa chủ’).

2/ Ở Mỹ có một vấn đề rất hay là có một mảnh đất rất nhỏ chỉ 0,32m2 hình tam giác nằm giữa phố Christopher (New York) khắc dòng chữ ‘Miếng đất này là tài sản của Hess và nó chưa bao giờ được quyên tặng cho mục đích công cộng’ để chỉ sở hữu riêng.

Bình chú: Sự sở hữu riêng để thể hiện quyền của mỗi cá nhân, những nỗ lực của cải làm ra mua được…mà nhà nước phải bảo vệ. Như thế thì những cá nhân có tài sản rộng lớn được pháp luật bảo vệ - phải bảo vệ. Mọi tài sản trong xã hội đều được pháp luật bảo vệ, bảo vệ sự nỗ lực của các cá nhân..

Trong những cuộc chiến phá bỏ nô lệ da đen thì nhờ thế mà các trang trại rộng lớn của người da trắng mới không bị tước mất (dù trải qua loạn lạc…), những lâu đài rộng lớn mới thuộc sở hữu riêng mãi…

Những giàu có của ‘cạnh tranh sai có được’ sẽ đẩy tầng lớp lao động sở hữu ít tài sản trong xã hội.

Nhưng có vấn đề vẫn đặt ra ‘có suy nghĩ’ trong nhiều tầng lớp nhân dân ở khắp thế giới là vì quyền ‘sở hữu’ như thế mà những người giàu sẽ biến thành của riêng được mọi vị trí tùy thích, khi bị chiến tranh xẩy ra thì ‘xương máu’ hy sinh nhiều lúc bảo vệ đất nước chung ai cũng hết mình nhưng trong đó có cái riêng bảo vệ sự sở hữu xa hoa những trang trại thì cũng ‘nghĩ nghĩ’…(dù nộp thuế đất nhưng là ít so với sinh lợi ‘mảnh đất vàng’…).

Phương thức sản xuất, sự sở hữu…mà đạt tiến bộ thì chúng ta đã đạt xã hội văn minh rồi, cho nên đang phải phấn đấu (chủ nghĩa tư bản cũng đang phải phấn đấu để đạt công bằng hơn của nhiều vấn đề).

Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản những lúc lý luận về sở hữu khác nhau do vậy.

Tham khảo Cách làm ăn của ông Trịnh Vĩnh Bình:

Bài 1 (báo chí): Theo tài liệu, trong hai năm, từ 1994 đến 1996, ông Bình đã thành lập công ty Tín Thành, một công ty trách nhiệm hữu hạn, để chế biến và xuất cảng nông hải sản. Nhà máy của ông Bình xử dụng khoảng 500 công nhân và số lượng hải sản do ông Bình chế biến để xuất khẩu chiếm khoảng 35% tổng sản lượng hải sản bắt được của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Bình được phép mua một số nhà đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu và thành phố Saigon để phục vụ cho việc đầu tư sản xuất của mình. Ngoài ra, ông Bình cũng đã xây một khách sạn 10 tầng tại Sài Gòn.

Ông Bình làm lợi cho “chủ nghĩa xã hội” như vậy, tại sao ông ta bị bắt, rồi bị truy tố và bị tuyên án nặng?

Cũng theo báo số ra ngày 6.6.2005, tại thời điểm này, luật pháp Việt Nam chưa cho phép Việt kiều được mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai, nhưng ông Bình muốn đầu tư vào bất động sản để kiếm lời nên đã nhờ Trịnh Hiền Thanh chạy tiền để làm hộ khẩu giả cho mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Thi, và các em vợ là Phạm Thị Huệ, Phạm Thị Bé, Phạm Thị Tuyết Hằng. Tất cả những người này đã có hộ khẩu thường trú tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, nhưng lại có thêm hai hộ khẩu nữa, một ở Sài Gòn và một huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vợ chồng cháu gái của Trịnh Vĩnh Bình là Trịnh Mộng Kiều và Triệu Văn Dữ cũng như Trịnh Hiền Thanh cũng chạy tiền để vừa có hộ khẩu ở Sài Gòn vừa có hộ khẩu ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mục tiêu của việc cho những người thân làm hộ khẩu tại nhiều nơi là để có thể đứng tên sở hữu nhà cửa, đất đai tại Ba Rịa – Vũng Tàu và xin nhận đất trồng rừng.

Cho đến tháng 6 năm 1996, số bất động sản ông Bình đả tậu được và do những người thân nói trên đứng tên là 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745m2 đất (284 ha đất).

Năm 1992, ông Bình đã thành lập Liên doanh trồng rừng Bình Châu để xin nhận đất trồng rừng theo chương trình 327, rồi cho mẹ vợ cùng các em vợ nhận 216 hécta đất thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để trồng rừng. Theo báo CAND nói trên, để được chính quyền địa phương chấp thuận, ông Bình đã bảo nhân viên đưa hối lộ cho Tạ Quang Luyện, cán bộ Công ty Phát Triển Nhà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và Nguyễn Văn Huế, cán bộ Chi nhánh Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Phía Nam, một số tiền là 510 triệu đồng

Cũng theo báo, mục đích của Trịnh Vĩnh Bình là nhằm đầu cơ đất đai nên trên 216 hécta này, Bình chỉ trồng rừng cho có. Khi Ủy Ban Nhân Dân huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành kiểm tra, số đất ấy hầu như vẫn giữ nguyên hiện trạng khi giao cho mẹ vợ Trịnh Vĩnh Bình.

Hợp thức hóa các xong thủ tục, Trịnh Vĩnh Bình bắt đầu bán nhà, bán đất và thu lợi được 19.806.500.000 đồng.

Bài 2: Nguồn: (Wikipedia.org vụ án Trịnh Vĩnh Bình)https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_Tr%E1%BB%8Bnh_V%C4%A9nh_B%C3%ACnh

Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976[5], có biệt danh "Vua giò chả".

Năm 1987, Trịnh Vĩnh Bình đem tiền về Việt Nam đầu tư. Vào thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Việc đứng tên hộ được xác nhận qua giấy ủy quyền và giấy giới thiệu có chứng nhận của Lãnh sự quán Việt Nam tại Pháp. Luật gia Lê Mai Anh, nguyên cán bộ Viện Kiểm sát, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng Hội Luật gia Việt Nam, chứng thực điều này:“Ông ấy đứng tên người khác theo đúng hướng dẫn của chính phủ Việt Nam là ông phải đứng tên người khác. Vì lúc ấy, luật không cho người nước ngoài, người có quốc tịch nước ngoài mua, nên ông ấy phải đứng tên người khác.”[6] Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tổng số khoảng 30 triệu đô la Mỹ[5]. Sau đó, Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai" và tội "đưa hối lộ".[2]

Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trịnh Vĩnh Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999). Ngoài ra, nhiều tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu; 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được giao cho Cục Thi hành án dân sự (THADS) bán đấu giá.[2]

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét