Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Ngao du đây đó, sẽ làm câu đối, làm thơ chào năm Giáp Thìn 2024 vậy !

 Sẽ ngao du đây đó, ngắm non nước Hồng Lam mà những ngày tới sẽ làm câu đối, làm thơ chào năm Giáp Thìn 2024 vậy !


Muôn loài chung khát vọng trái đất xanh !
Năm châu bốn bể vì nhân loại văn minh !
Mời các bạn chờ xem ‘chào mừng năm Giáp Thìn 2024, mình sẽ làm thơ chúc tết’ ! phấn đấu để, bài thơ ‘năm rồng’ sẽ rất hay, đúng chuẩn mực thơ Đường luật (có tuân thủ không phạm 20 lỗi, bệnh thơ Đường luật).
Nhân dân năm châu bốn bể sẽ biết tới RỒNG, xuất hiện chung MUÔN LOÀI, cho trái đất xanh với văn minh !
tham khảo bài thơ đúng chuẩn mực thơ Đường luật đã làm năm 2021:
Song Ngư
Mặt biển xoè hoa gối bạc đầu
Mây luồn sánh vỗ lượn trời đâu
Vào (Nhô) trăng tỏ, cửa sông hình bóng
Dõi đất lờ (mờ), chân núi nhiệm mầu
Lối vẽ Sao Hôm vòng triệu bến
Triều màng Gió Bấc khỏa năm châu
Bừng mưa nắng, vọng tâm hồn thổi
Liệng cánh chim, chao vẻ dãi dầu.
(Lê Thanh Đức)

Bình chú làm thơ Đường luật:
1. Thất luật
Luật đã định rõ Bằng (B), Trắc (T). Cố ý đổi Bằng sang Trắc hoặc ngược lại là thất luật.
Ở một số vị trị 1, 3, 5 người ta linh động cho phép đổi từ bằng (b) sang trắc (t) và ngược lại nhưng vẫn phải theo bảng luật sau:
LUẬT BẰNG VẦN BẰNG
b - B - t - T - t - B - B (vần)
t - T - B - B - t - T - B (vần)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
b - B - t - T - t - B - B (vần) (đối câu 3)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
t - T - B - B - t - T- B (vần) (đối câu 5)
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - t - B - B (vần)
LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
t - T - b - B - t - T - B (vần)
b - B - t - T - t - B - B (vần)
b - B- t - T - B - B - T (đối câu 4)
t - T - B - B - t - T - B (vần) (đối câu 3)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
b - B - t - T - t - B - B (vần) (đối câu 5)
b - B- t - T - B - B - T
t - T - b - B - t - T - B (vần)
Một số vị trí khác nếu cố ép từ bằng sang Trắc thì phạm lỗi Khổ Độc.
* Chỉ nêu 2 bảng luật căn bản, những thể khác không nêu ở đây.
2. Thất niêm
Người ta nhìn câu khai đề để biết nhanh bài thơ được viết theo bảng luật Bằng hay luật Trắc dựa vào chữ thứ 2 của câu.
Một bài thơ đúng niêm sẽ có chữ thứ 2 của câu 1, câu 4, câu 5 và câu 8 cùng nhóm thanh với nhau; chữ thứ 2 của câu 2, câu 3, câu 6, câu 7 cùng nhóm với nhau. (1458 & 2367)
3. Lạc vận/Cưỡng vận
Vần là xương sống của bài thơ, Gieo lạc vận hoặc cưỡng vận thì bài thơ mất đi thanh điệu, giảm giá trị nghệ thuật.
4. Thất đối
Thơ Đường đẹp và sang trọng nhờ vào cách đối chữ, đối ý, đối thanh. Không giữ được các cặp đối thì tính cân bằng âm dương, sự hài hòa về ngữ nghĩa, về thanh điệu sẽ bị phá vỡ. Bài thơ lúc đó không còn được xem là Đường luật nữa.
5. Khổ độc
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc
Để tránh lỗi Khổ Độc, nên tuân thủ bảng luật ở mục 1. Ngoài ra, nếu ở những vị trí 1, 3, 5 mà ta có đổi từ bằng sang trắc hay ngược lại thì cũng nên chú ý tính cân bằng giữa bằng và trắc trong câu.
Ví dụ: t – T – b – B – t – T - B
Có người dễ dãi cho rằng “nhất tam ngũ bất luận” nên viết theo dạng: t – T – t – B – t – T – B . Câu thơ lúc này tới 5 trắc. Chưa kể trong đó lại có tới 3 hoặc 4 chữ cùng dấu với nhau. Câu thơ đọc lên nghe khó lọt tai.
6. Trùng vận
Những từ dùng gieo vần trong thơ Đường luật chỉ được dùng một lần, dùng lặp lại ở câu khác thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
7. Trùng từ
Cùng một từ được dùng 2 lần trở lên trong bài thơ thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ. Ngoại trừ trường hợp có dụng ý nghệ thuật riêng.
8. Trùng ý
Mặc dù dùng từ khác nhưng cách nói giống với những từ trước đó đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai cặp đối thì gọi là hiệp chưởng (hai bàn tay úp lại) hay nứa bổ (chẻ đôi ống nứa).
9. Phạm đề/Mạ đề
Không được dùng từ có trong tiêu đề để viết đối vì nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
10. Điệp điệu
Lỗi này xuất hiện khi có nhiều câu được phối thanh, nhịp giống nhau. Đọc lên nghe đơn điệu, nhàm chán.
11. Bình đầu
Bài thơ mà có 4 câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu. Chú ý 2 hoặc 3 chữ đầu. Một số người viết Độc Thủ Ngâm mà chưa kinh nghiệm cũng hay dính lỗi này.
12. Thượng vỹ
Một bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của 4 câu liên tiếp cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
13. Điệp thanh
Viết một câu thơ, để làm giàu thanh điệu, không nên viết câu có từ 3 chữ trở lên cùng dấu .
14. Điệp âm
Điệp âm là dùng nhiều chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
15. Đại vận
Thơ Đường luật chủ yếu theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/4. Chữ thứ 2, thứ 4 và chữ thứ 7 là những âm được nhấn hoặc kéo dài khi ngâm, đọc. Bởi vậy, nhiều trường phái rất chú trọng đến việc phối thanh dùng vần của chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 7.
Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận
16. Tiểu vận
Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
17. Phong yêu
Nếu chữ thứ 2 trùng dấu với chữ cuối câu thì gọi là lỗi phong yêu.
18. Hạc tất
Nếu chữ thứ 4 trùng dấu với chữ cuối câu thì gọi là lỗi hạc tất.
19. Chánh nữu
Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu, có từ 3 chữ trở lên có cùng gốc nguyên âm hoặc có từ 3 chữ trở lên bắt đầu bằng nguyên âm thì phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)
20. Bàng nữu
Trong một liên có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu, có từ 4 chữ trở lên có cùng gốc nguyên âm hoặc có từ 4 chữ trở lên bắt đầu bằng nguyên âm thì phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)
Lê Thanh Đức, 5/12/2023; con người tự do, Phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP !



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét